Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

                         VÀI  NÉT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM – PHẬT GIÁO VIỆT NAM
                                                                                                Lê Đình Phụng ( Viện khảo cổ học)
           Phật giáo- một tôn giáo lớn trên thế giới và có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam á nói chung và ở nước ta nói riêng có mặt ở Việt Nam khá sớm. Theo một số tài liệu lịch sử, phật giáo từ  Ấn Độ theo đường biển du nhập vào nước ta, kết hợp với tín ngưỡng dân gian địa phương, ngay từ những thế kỷ đầu tiên đã hình thành nên một số trung tâm Phật giáo lớn trong đó có  Luy Lâu ( Thuận Thành – Bắc Ninh). Theo năm tháng, vai trò của Phật giáo ngày càng lan tỏa và trở thành tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Việt. Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu xác định Phật giáo ở Việt Nam  buổi đầu có nhiều thiền phái khác nhau như : Vô ngôn thông; Tỳ Ni đa lưu chi…(1) và coi sáng tổ của thiền học Việt Nam là Khương Tăng Hội. Sự ảnh hưởng của phật giáo trong mỗi thời kỳ lịch sử có khác nhau và ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong buổi đầu dân tộc ta giành được độc lập, xây dựng nền tự chủ, vai trò của Phật giáo ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội và tinh thần. Dưới triều vua Đinh – Lê, Phật giáo được triều đình công nhận đề cao là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với bộ máy quản lý nhà nước “ Tăng thống Ngô Chân Lưu được được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm tăng lục” (2) . Năm 987 sứ nhà Tống Lý Giác sang; vua Lê Đại Hành đã sai nhà sư Pháp Thuận ra đón tiếp (3). Nhưng cũng có thời vai trò của Phật giáo ít được coi trọng. Vua Lê Long Đĩnh “ róc mía trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười” (4).
 Dưới thời Lý, được sự ủng hộ của Phật giáo, Lý Công Uẩn lên ngôi đã tạo nên một thời kỳ mới của Phật giáo Việt nam. Năm 1010 “độ dân làm sư” nhiều chùa được xây dựng, đúc chuông, tô tượng là việc làm thường niên, năm 1016 “độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làng tăng đạo” đó là chưa kể đến các địa phương. Sư Vạn Hạnh được phong làm Quốc sư,  Phật giáo đã chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam.Từ phật giáo mang tính chất quần chúng, sau nhiều sự thăng trầm đến giaiđoạn này phật giáo đã
( 1) Tham khảo thêm:
-    Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận. NXB Lá Bối . Sài Gòn 1971
-    Viện Triết học: Lịch sử phật giáo Việt Nam. NXB KHXH . Hà Nội 1998
(2-3) Đại Việt sử ký toàn thư. NXBKHXH Tập I tr 212-224
 (4) Đại Việt sử ký toàn thư. NXBKHXH Tập I tr 236

mang tính chất dân tộc. Sự thắng thế của Phật giáo thời Lý được  thể hiện qua việc Lý Thái Tông được coi là đệ tử thứ 7 của thiền phái Vô Vôn Thông và hội tụ thăng hoa đỉnh cao là sự ra đời của Phật giáo cung đình- Thiền phái Thảo Đường. Năm 1069                                                    Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, trong số những tù binh bắt được đưa về Thăng Long có một nhà sư Trung Quốc. Là người hâm mộ đạo phật, tiếp thu những giáo lý Phật giáo; Lý Thánh Tông  đã đưa vị sư này về chùa Khai Quốc, phong làm Quốc sư  khai sinh ra phái Thảo đường và tự mình  trở thành thế hệ đầu của thiền phái này. Ông là vị vua đầu tiên  khai sáng ra một thiền phái của phật giáo Hoàng gia. Thiền phái Thảo đường duy trì được 5 thế hệ trong đó có 3 vị vua tham gia ( Lý Anh Tông thế hệ thứ ba;  Lý Cao Tông thế hệ thứ năm) cùng nhiều vị quan lại đại thần trong triều như Tham chính Ngô Ích ( thế hệ thứ hai); Thái phó Đỗ  Anh Vũ(thế hệ thứ  ba); thái phó Đỗ Thường ( thế hệ thứ tư) và Quản giáp Nguyễn Thức ( thế hệ thứ năm). Vị vua áp chót của vương triều Lý: Lý Huệ Tông cuối đời  hoàn toàn dấn thân vào  phật giáo . Năm  1224 “ Mùa  đông tháng 10…vua xuất gia  ở chùa Chân Giáo trong Đại Nội ” và  cuối đời tự tử cũng hỏa thiêu “ chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang” như một phật tử. Có thể thấy Phật giáo là  một trong những nguồn tạo nên vương triều Lý và cũng là nơi nương náu cuối cùng cho vương triều này. Thiền phái Thảo đường là thiền phái phật giáo hoàng gia đầu tiên trong các vương triều Việt Nam. Nhưng thiền phái này chưa có sức lan tỏa, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội tinh thần của cư dân mà chỉ bó hẹp trong hoàng gia và quan lại. Theo thống kê  thiền phái này có gần 20  nhà sư  tu hành khá nổi tiếng trong giới Phật học Việt Nam thời nhà Lý.(1) Đây là bước chuẩn bị quan trọng để sau này vương triều Trần tiếp thu, hoàn thiện  lập nên thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử phật giáo Việt Nam.
I Nguồn gốc của thiền phái Trúc Lâm.
Thiền phái Trúc Lâm, trước hết về tên gọi, cũng như thiền phái Thảo  Đường có nguồn gốc tên gọi từ vị sáng lập đầu tiên. Sau hai lần lãnh đạo chống quân xâm lược Nguyên Mông thắng lợi, đất nước thanh bình : Bốn biển đã quang trần đã lặng (  Tứ hải dĩ thanh (1) Tham khảo thêm: Nguyễn Hào Hùng: Đại  cương triết học phật giáo Việ Nam. NXBKHXH Tập I tr 104
trần dĩ tĩnh), thế đất nước đã vững vàng : Non sông ngàn thuở vững âu vàng ( Sơ hà thiên cổ vạn kim âu)  Trần Nhân Tông nhường ngôi xuất gia đi tu “ Thượng hoàng xuất gia,  tu
ở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ” (1)..Theo nhiều nhà nghiên cứu cho biết vị tổ  khai sơn môn phái Yên tử là Hiện Quang Thiền Sư;  đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu chùa Lục Tổ ( Bắc Ninh) thế hệ thứ 12,  thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông. Thiền sư Hiện Quang thuộc thế hệ thứ 14( ? – 1221). Ông là người Thăng Long, họ Lê tên Thuần, xuất gia từ năm 11 tuổi “ chưa đầy 10 năm  thông giỏi cả tam giáo”. Sau nhiều năm vân du thiên hạ, ông “ bèn đến chỗ sâu trong núi Yên Tử kết am tranh mà ở” “ nương thân Phật đạo trong chốn núi rừng” (2). Ông là người mở đầu cho môn phái Yên Tử.  Những công trình đầu tiên xây dựng ở Yên Tử  là am tranh nhỏ bé và khiêm tốn nương trong chốn núi rừng, ẩn thân giữa không không khí phát triển rầm rộ của đạo phật đang thăng hoa trong tinh thần dân tộc với các công trình kiến trúc phật giáo xây dựng đồ sộ quy mô to lớn như Phật Tích( Bắc Ninh), Tường Long( Hải Phòng). Mặc dù vậy, sự uyên thâm về giáo lý, đức độ về tu thân, từ bi bác ái trong cộng đồng, đức vọng của ông lan tỏa đến tận kinh đô Thăng Long. Vua Lý Huệ Tông nhiều lần đưa lễ vật đến mời về kinh, nhưng đều bị chối từ. Đây chính là khởi nghiệp thuận lợi của môn phái Yên Tử mà sau này được nhà Trần kế thừa và phát huy. Kế nghiệp Thiền Sư Hiện Quang là Thiền sư Tĩnh Lự hiệu là Phù Vân. Ông được vua Trần Thái Tông gọi là Trúc Lâm Đại sa môn, tôn xưng là quốc sư.  Sau này khi xuất gia Trần Nhân tông tự xưng là Trúc Lâm đại sĩ. Do vậy, thiền phái này có tên gọi là Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm lấy cơ sở của môn phái Phật giáo tại núi Yên tử làm trung tâm, dưới sự bảo trợ của triều Trần dần lan tỏa ảnh hưởng.
II. Sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm
Nhà Trần vốn xuất thân “ đời đời làm nghề đánh cá” (3) ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường, sau những biến động cuối triều Lý dần thu tóm quyền lực và thay thế vương triều Lý vào năm 1226. Từ xuất phát điểm  “ Nhà ta vốn là người hạ lưu” , để  giành và củng cố quyền lực quản lý đất nước, triều Trần ngay từ buổi đầu đã dựa vào Phật giáo, lấy Yên Tử làm cơ sở của mình. Vị vua đầu tiên Trần Thái Tông có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với môn phái này. Năm 1237 khi xảy ra mâu thuẫn Hoàng tộc, Thái Tông “ ban
 ( 1- 3) Đại Việt sử ký toàn thư. NXBKHXH Tập II,  tr 92 – 7- 16
(2) Thuyền uyển tập anh. NXB Văn Học. Hà Nội  1990
đêm ra khỏi kinh thành đến chỗ Quốc Sư Phù Vân trên núi Yên Tử rồi ở lại đó”. Dù không thực hiện được ý nguyện, nhưng có thể coi đây là lần xuất gia đầu tiên của  một vị vua vương triều Trần. Được sự chú trọng, quan tâm của Hoàng gia, môn phái Yên Tử ngày càng phát triển, đến đời Trần Nhân Tông ( Cháu nội Thái Tông) nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo lớn khai sáng nên một thiền phái Phật học mang đậm tính dân tộc, thiền phái Trúc Lâm, đứng đầu là vị tổ thứ nhất Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông lên ngôi năm 1278, nhường ngôi năm 1293 “ ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên tử” (1).
Trần Nhân tông xuất gia năm 1299 mất năm 1308. Trước khi xuất gia ông đã có mối quan hệ chặt chẽ với  thiền phái Yên tử, năm  1295 từ hành cung Vũ Lâm ông đã lên Yên tử. Năm 1299 ông cho xây am Ngự Dược trên núi Yên tử và tháng 8 năm 1299 “ Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh”. Ông trở thành vị tổ thứ 6 của phái Yên tử và tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm. Dưới sự khuyếch trương của Trúc Lâm Đại sĩ, sự bảo trợ của Hoàng gia, thiền    


Tượng vua Trần Nhân Tông   
phái Trúc Lâm đã trở thành trung tâm của Phật giáo thời Trần. Yên Tử trở thành trung tâm của giáo hội mà Trần Nhân Tông được coi là giáo chủ. Qua nhiều nguồn tư liệu để lại cho đến ngày nay được biết, thiền phái Trúc Lâm có 3 vị tổ ( Trúc Lâm tam tổ): Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang. Vị tổ thứ 3 Huyền Quang viên tịch năm  1334, sau đó sự ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm dần suy giảm, đến thế kỷ XVII thiền sư Chân Nguyên mới khởi đầu phục hưng  dần môn phái Trúc Lâm và duy trì cho đến ngày nay.
Từ cơ sở ban đầu  là nền tảng với trung tâm là Yên Tử, về hệ tư tưởng nhà Trần tiếp tục xây dựng  và phát triển nên hệ thống tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện qua thiền phái Trúc Lâm. Trong điều kiện vua là người sáng lập nên thiền phái, do đó số hoàng thân quốc thích tham gia khá đông đảo. Có thể kể một số vị thuộc Hoàng gia như: Hưng ninh vương- Tuệ Trung Thượng sĩ; Văn Huệ vương Trần Quang Triều; Tuyên Chân công chúa, Lệ Bảo công chúa vv.. Tiếp theo là vương công quý tộc, quan lại mà đỉnh cao là Huyền Quang  đã từng đỗ tiến sĩ làm quan rồi xuất gia đi tu thành vị tổ thứ ba.  Phong trào  gia nhập thiền phái Trúc Lâm phát triển mạnh mẽ. Theo ước tính vào thời kỳ thịnh có đến gần 30.000 tăng sĩ. Sức lan tỏa của Phật giáo Trúc Lâm đến nỗi nho gia Lê Bá Quát viết “  Trên từ vương công dưới đến thứ nhân, hễ nói đến việc bố thí cúng dường vào Phật sự thì dù hết tiền của cũng không tiếc… Hễ chỗ nào có nhà ở thì có chùa Phật…”;
 Về cơ sở vật chất Là Phật giáo Hoàng gia, được sự quan tâm bảo trợ của chính quyền, từ Yên Tử lan tỏa, các cơ sở của Trúc Lâm có sự bùng nổ mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô. Theo thống kê vào thời Trần nước ta có khoảng 9.500 ngôi chùa(1). Riêng phái Trúc Lâm với Yên Tử( chùa Hoa Yên) là trung tâm,  cơ sở  chính  là các chùa Quỳnh Lâm-  Côn Sơn( Hải Dương)-  Vĩnh Nghiêm ( BắcGiang) - Báo Ân( Bắc Ninh xưa)  và hàng trăm chùa khác hình thành nên tuyến phật giáo chủ đạo từ Thăng Long đến Yên Tử. Tư liệu lịch sử cho biết, riêng Pháp Loa - đệ tổ thứ hai -  cho xây dựng đến 200 chùa đúc hơn 1.300 tượng phật bằng đồng lớn nhỏ. Chùa Quỳnh Lâm có đến hơn 1.000 mẫu ruộng



Gác chuông chùa Quỳnh Lâm    và hơn 1.000 người để canh tác.Các chùa Siêu loại; Báo Ân cũng có tình trạng tương tự.  Số ruộng đất này đa phần do Hoàng gia nhà Trần cung tiến (1).Thiền phái Trúc Lâm cực thịnh về nhân lực và tài lực, trở thành hậu thuẫn cho vương triều và phát triển thành một thiền phái phật giáo có tính nhà nước,  tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, có cơ sở vật chất, giáo luật hoàn chỉnh. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, nho giáo cũng được nhà Trần chú trọng, các kỳ thi tuyển chọn nhân tài nho giáo được tổ chức làm nguồn bổ xung quan lại quản lý xã hội. Dù nho hay phật vẫn nằm    
 dưới sự quản lý chung của vương triều. Vương triều điều hòa sự hòa nhập giữa nho và Phật tạo nên hai nguồn lực cơ bản: quản lý hành chính và quản lý tư tưởng thống nhất tạo nên sức mạnh chung cho dân tộc. Sự bảo trợ của Hoàng gia với một thiền phái Phật giáo, tạo nên sự hưng thịnh nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong . Do được ưu ái, tạo mọi điều kiện để phát triển,  sự tham gia ào ạt của mọi tầng lớp cư dân, sự bùng nổ số lượng nhân lực và cơ sở vật chất dẫn đến giáo hội không kiểm soát được. Sau năm 1334 (1) Tham khảo thêm: Việt Nam phật giáo sử luận . Sdd tr 453
khi tổ thứ 3 của Phái trúc Lâm là Huyền Quang mất thì Trúc Lâm dần đi vào suy vong. Là tổ chức giáo hội chủ yếu là tạo nên hệ tư tưởng, duy trì phát triển dưới sự bảo trợ của vương triều, khi điều kiện ủng hộ  kém dần thì vai trò cũng dần mờ nhạt. Năm  1396 Trần Thuận Tông “ xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến  50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục”. Năm 1399 “ Quý Ly cưỡng bức  vua xuất gia thờ đạo giáo, ra ở quán Ngọc Thanh thôn Đạm Thủy” ( Đông Triều); tự nhận là Thái thượng Nguyên quân Hoàng Đế. Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi, vương triều Trần kết thúc thì vai trò của  thiền phái Trúc Lâm cũng dần mờ nhạt trong đời sống cung đình và trong nhân dân.
III. Những đóng góp của thiền phái Trúc Lâm
Trong quá trình tồn tại, phát triển của Trúc Lâm đã có nhiều đóng góp vào văn hóa dân tộc. Trước hết thiền phái Trúc Lâm là thiền phái Phật giáo Hoàng gia, đây chính là điều kiện tiên quyết để thiền phái này hội tụ và phát triển. Đạo phật nước ta có mặt trong cộng đồng cư dân khá sớm với nhiều thiền phái khá nhau. Sự ảnh hưởng của các thiền phái thể hiện khác nhau qua hệ tư tưởng. Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi mang đậm sắc thái  văn hóa của Phật giáo  Ấn Độ; thiền phái Vô ngôn thông mang đậm sắc thái văn hóa Trung Hoa.
Hệ tư tưởng hai thiền phái này đều không thỏa mãn nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc. Chính vì thế, khi quản lý đất nước, trước yêu  cầu cụ thể cần quản lý đất nước và xây dựng  một hệ tư tưởng độc lập cho nhà nước Đại Việt, các vua Lý đã  góp phần khai lập nên một thiền phái mới – thiền phái Thảo đường. Đây là thiền phái dung hợp hai yếu tố nho giáo và Phật giáo. Cùng với việc  khuyến học, sử dụng nho giáo vào quản lý đất nước( năm 1070 lập văn miếu thờ Khổng Tử, cho Hoàng thái Tử đến học; năm  1075 tuyển Minh Kinh bác học và thi nho học Tam trường, năm 1077 thi viên lại bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật vv…) thì việc bổ dụng các vị cao tăng cũng đề cao phật giáo, năm 1088 phong nhà sư Khô đầu làm quốc sư, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử để quản lý ruộng đất và tài sản nhà chùa. Phật giáo từng bước hòa nhập vào chính quyền, các quan lại vừa quản lý chính quyền vừa là phật tử, trở thành hậu thuẫn quan trọng cho vương triều.
Vương triều Trần ( 1226 -1400),  mở đầu bằng vị vua sùng đạo Phật ( Trần Thái Tông), kết thúc bằng vị vua theo Đạo giáo ( Trần Thuận Tông); nổi bật lên là vị vua Phật giáo ( Trần Nhân Tông) sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm. Nếu lấy mốc năm 1299, Trần Nhân Tông xuất gia lập nên thiền phái Trúc Lâm đến năm 1400 nhà Trần mất vai trò lịch sử thì thiền phái này tồn tại  khoảng 1 thế kỷ, trong đó có 35 năm phát triển rậm rộ, có hệ thống tổ chức với 3 vị tổ ( 1299 – 1334). Trong một  thế kỷ trị vì của nhà Trần giai đoạn này về cơ bản là xã hội thanh bình, bên ngoài không có một cuộc chiến tranh xâm lược
nào can thiệp. Một thế kỷ của thiền phái Trúc Lâm gắn với sự thịnh suy của vương triều này. Trúc Lâm ra đời sau thắng lợi vang dội của 3 cuộc kháng chiến đánh thắng quân Nguyên – Mông, âm hưởng hào hùng của cuộc chiến gắn với vương triều Trần, nhà Trần đủ uy và lực để lập nên một thiền phái đạo phật làm ngọn cờ tư tưởng cho dân tộc và vương triều. Thực tế, tư tưởng của thiền phái này ngoài nâng cao ý thức độc lập dân tộc thì cũng là hệ tư tưởng bảo vệ quyền lợi của vương triều sáng lập ra. Các cơ sở của Trúc Lâm thực ra    


Tượng chân dung chùa Quỳnh Lâm   
cũng là một hình thức “điền trang thái ấp ” nấp dưới vỏ tôn giáo. Khi hình thái kinh tế này bộc lộ những hạn chế của nó dẫn đến việc cải cách của Hồ Quý Ly, ngoài việc phá vỡ điền trang thái ấp của  vương công quý tộc, thì các cơ sở tôn giáo này cũng lâm vào tình  trạng tương tự. Sự mất vai trò của quý tộc nhà Trần, dẫn đến sự suy giảm của thiền phái. Điều khác biệt là khi vương triều này sụp đổ thì hệ tư tưởng ấy vẫn tồn tại mãi với thời gian, cho đến ngày hôm nay trong đời sống tinh thần của người dân đương đại.
Từ phật giáo Hoàng gia thời Lý ( phái Thảo Đường) đến phật giáo Hoàng gia  thời Trần( phái Trúc Lâm) là cả một quá trình xây dựng, củng cố hệ tư tưởng của dân tộc và triều đại. Hệ tư tưởng ấy phù hợp với nguyện vọng dân tộc, được các vương triều  sử dụng làm nền tảng ý thức để gìn giữ độc lập dân tộc và gìn giữ quyền lợi vương triều. Chính dựa trên  nền tảng tư tưởng ấy nên hai vương triều đã quản lí xã hội một thời gian dài trong lịch sử mà các vương triều trước đó không có được. Nhà Lý kéo dài 217 năm ( 1009 – 1226); nhà Trần  174 năm ( 1226 -1400); trong khi đó các triều đại trước như nhà Ngô 27 năm ( 939 – 965); nhà Đinh 12 năm( 968 -980) và nhà Tiền Lê 29 năm ( 980 – 1009).
Vậy thiền phái Trúc Lâm mang đặc trưng gì trong đạo Phật Việt Nam.
-  Thiền phái Trúc Lâm là sự kế thừa, kết tinh của tinh thần phật giáo Việt Nam, từ thiền phái vô Ngôn Thông, mà trực tiếp là môn phái Yên Tử. Sự xuất hiện của môn phái phật giáo Hoàng gia được kế thừa, kết tinh nhiều yếu tố từ phật giáo Hoàng gia có trước đó là thiền phái Thảo Đường  nhà Lý, hoàn thiện, bổ xung thêm ý thức dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm ra đời là sự tiếp nối, nhất thống,  chính thức mở đầu cho sự kết hợp giữa chính quyền và tôn giáo có tổ chức.
- Thiền phái Trúc Lâm  là giáo hội do người đứng đầu chính quyền dựng nên. Lần đầu tiên giáo hội Việt nam có một tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có cơ sở vật chất, tăng ni hùng hậu giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội và tinh thần của dân tộc.
-  Trong quá trình tồn tại và phát triển, thiền phái Trúc Lâm đã xây dựng nên hệ tư tưởng mang bản sắc riêng của phật giáo Việt Nam, đó là sự kết hợp hài hòa, giữa các hệ tư tưởng xã hội ( Phật giáo, nho giáo, đạo giáo) mang tinh thần dân tộc và vì dân tộc. Xây dựng và bồi đắp hệ tư tưởng độc lập của dân tộc có hệ thống là nền tảng tư tưởng để xây dựng một triều đại phát triển
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền quản lý xã hội với phật giáo  đã đưa phật giáo nhập thế xã hội, tăng cường sự đoàn kết toàn dân tạo nên sức mạnh cho dân tộc.
Từ tinh thần độc lập dân tộc được thiền phái Trúc Lâm kế thừa, xây dựng bồi đắp, kết hợp với sự vững mạnh của chính quyền đã tạo nên cơ sở vật chất và tinh thần cho quân dân Đại Việt 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII. Đây chính là sự đóng góp của thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử Việt Nam.
Do những biến động của xã hội, sau khi nhà Trần mất vai trò lịch sử, sự ủng hộ của Hoàng Gia dần ít đi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiền phái Trúc Lâm kém phát triển. Phật giáo của Hoàng gia, gắn với Hoàng gia, khi Hoàng gia không còn thì sự kém đi là tất yếu. Mặc dù Hoàng gia  nhà Trần dẫu không còn, thì tư tưởng và những đóng góp của thiền phái Trúc Lâm vẫn tồn tại và sau này khi có điều kiện lại tiếp tục phục hưng phát triển. Đặc biệt vào thế kỷ XVII – XVIII khi được sự quan tâm của  tầng lớp quản lý xã hội thời Lê –Trịnh hàng loạt các ngôi chùa “ cứ điểm” của Trúc Lâm xưa được trùng tu tôn tạo lại quy mô to lớn hơn, khang trang hơn như Quỳnh Lâm, Côn Sơn, Báo ân, hệ tư tưởng Phật giáo này lại có điều kiện tỏa sáng trong đời sống tinh thần người dân đương đại, đến nỗi vào thế kỷ XVII, Nguyễn Dữ đã nhận xét  ở Đông Triều chùa “… dựng nhan nhản khắp nơi, những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa số dân thường…”. Hệ tư tưởng này còn tiếp tục lan tỏa xuống phía nam theo chân người Việt “ đi mở cõi”, nhiều dòng Trúc Lâm với các cơ sở Phật giáo được xây dựng tại Quảng Nam, Bình Định, Lâm Đồng… đã tạo nên sức sống mới cho hệ tư tưởng Phật giáo dân tộc này. Đó chính là sức sống của Phật giáo nói chung và của thiền phái Trúc Lâm nói riêng trong đời sống tinh thần người dân Việt./.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Đây là bài viết trong Hội thảo về Phật Giáo ở Nghệ An năm2012. Mặc dù còn nhiều vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu, nhưng có thể coi đây là những suy nghĩ bước đầu


 Phật giáo nơi xứ Nghệ

                  Nghệ An là một vùng đất văn hóa cổ. Từ buổi đầu dựng nước, nơi đây đã hình thành một vùng kinh tế, văn hóa hưng thịnh theo chiều dài lịch sử đất nước và góp một dòng chảy quan trọng vào hình thành bản sắc văn hóa dân tộc trong lịch sử. Cách ngày nay hai ba vạn năm trước dấu vết văn hóa xuất hiện thời đại đá cũ ở lớp dưới cùng Làng Vạc (Nghĩa Đàn). Di tích văn hóa Hòa Bình ở vùng núi đá vôi như Hang Chùa (Kỳ Sơn), Thẩm Hoi (Con Cuông) và di tích văn hóa Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) ở vùng ven biển thuộc sơ kỳ thời đại đá mới. Thời đại đồng thau có các di tích Núi Cật, Rú Trăn (Nam Đàn) thuộc giai đoạn Tiền Đông Sơn. Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn có di tích Đồng Mõm (Diễn Châu) và đặc biệt là di tích Làng Vạc nổi tiếng....đã hình thành nên tuyến văn hóa trên vùng đất Nghệ An. Bước vào thời kỳ lịch sử cùng với truyền thống văn hóa của cư dân bản địa, thông qua giao thương những thành tố văn hóa mới gia nhập vùng đất trong đó có Phật giáo.
I. Một vài  ghi chép về Phật giáo ở Nghệ An
Theo những tài liệu lịch sử cho biết, do vị trí thuận lợi nằm trên con đường giao thưởng biển, Phật giáo đã sớm có mặt trên vùng đất Nghệ An. Theo Lĩnh nam chích quái cho biết Chử Đồng Tử đã sớm tiếp thu ảnh hưởng của Phật Giáo tại am núi Quỳnh Viên( nay là phía nam cửa Nam Giới hay cửa Sót – Hà Tĩnh) do tiểu tăng Phật Quang truyền pháp (1). Nếu tài liệu tin cậy, có thể thấy cùng với Luy Lâu ( Bắc Ninh) một trung tâm Phật giáo lớn, sớm ở đồng bằng Bắc Bộ, thì Nghệ An cũng là địa điểm có mặt sớm của Phật giáo ở nước ta. Theo năm tháng, Phật giáo ngày càng lan tỏa, nơi đây xuất hiện nhiều cơ sở Phật giáo và Thiền sư nổi tiếng.Trong lịch sử Phật giáo cũng có một số ghi chép về những vị Thiền Sư (1) Tham khảo thêm:
- Truyện Nhất Dạ trạch trong Lĩnh Nam chích quái. NXB Văn học .Hà Nội 2001 tr 50 – 56
- Châu Nghệ An – Trấn Nghệ An thời Lý – Trần- Lê trong lịch sử,  đến năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
xuất thân trên vùng đất, hay chọn nơi đây làm nơi tu hành như :
- Thiền sư Tịnh giới( ?- 1207) tu tại chùa Quốc Thanh núi Bi Linh phủ Nghệ An ( có thuyết nói chùa Quốc Thanh ở phủ Trường An).
- Thiền Sư Y Sơn ( ? -1213). Thiền sư họ Nguyễn quê ở Cẩm Hương phủ Nghệ An. Năm ba mươi tuổi ông xuất gia học đạo với một vị trưởng lão trong bản hương, sau lên kinh đô tham vấn Quốc Sư Viên thông, được quốc sư truyền cho tâm ấn.
- Thiền Sư( ? – 1221) Hiện Quang người kinh đô Thăng Long tu tại chùa Lục Tổ “ sau sư vào núi Uyên Trừng phủ Nghệ An, thụ giới cụ túc với Thiền Sư Pháp Giới” sau đó lại về kết am tranh mà ở ở núi Yên Tử.
Sử cũ còn ghi lại:
- Năm 1073 Thái sư Lý Đạo Thành “ ra coi châu Nghệ An. Đạo Thành lập viện Địa Tạng ở trong miếu vương thánh châu ấy, ở giữa viện đặt tượng Phật...”(2)
- Năm 1270 “ Tĩnh quốc đại vương Quốc Khang dựng phủ đệ ở Diễn châu, hành lang điện vũ bao quanh, tráng lệ khác thường. Vua nghe tin sai người đến xem. Tĩnh Quốc sợ, mới tạc tượng Phật để ở đó ( nay là chùa Thông) (3)
Những ghi chép này cho biết, trước các vị Thiền Sư nổi tiếng được biết đến thì nơi đây đã có nhiều cơ sở Phật giáo tồn tại sớm trong lịch sử. Hiện nay trên địa bàn Nghệ An còn lại một số ngôi chùa khá nổi tiếng:
- Chùa Đại Tuệ nằm trên một quả núi (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn) của dãy núi Đại Huệ một trong những danh thắng bậc nhất xứ Nghệ. Từ đây, khách thập phương nhìn thấy toàn cảnh của một vùng rộng lớn từ Hòn Ngư, biển Đông cho tới Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, từ dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhẫn hùng vĩ cho đến Lam Giang, La Giang thơ mộng của vùng Đức Thọ, Nghi Xuân. Chùa Đại Tuệ được tương truyền  xây dựng vào vua Mai Hắc Đế ( TKVII), tồn tại đến thế kỷ XV được Hồ Quý Ly cho trùng tu, xây dựng lại thời (1)Tham khảo thêm: Thiền Uyển tập anh. NXB Văn học. Hà Nội 1990, tr 133;160; 243
(2- 3)Đại Việt Sử ký toàn thư.NXB KHXH. Hà Nội 2004  Tập I, tr  277; Tập II tr 38
Phật Bà Đại Tuệ. Chùa từ lâu đã là một ngôi chùa cổ linh thiêng của xứ Nghệ và của cả nước. Do biến thiên lịch sử chùa Đại Tuệ chỉ còn lại một mái tranh giữa đồi núi hoang sơ.
- Chùa Vĩnh Phúc xã Nam Xuân - huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An được tương truyền xây dựng  vào thời nhà Lý (1138 -1139). Dưới thời hậu Lê, trụ trì chùa là nhà sư Nguyễn Bá Na, cháu đích tôn của ông Nguyễn Hiên – một Quận Công khai quốc công thần thời Lê Lợi, phò Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, giành độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam. Nguyễn Bá Na là một nhà sư thông tuệ, tiếng thơm khắp kinh thành Thăng Long, được Vua Lê sắc chỉ là Hòa thượng Thiền sư, pháp hiệu là Pháp Tâm Như Lai.
- Chùa Cần Linh, phường Cửa Nam thành phố Vinh
- Chùa Phổ Nghiêm làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc....
 Những ghi chép và sự hiện diện của các cơ sở Phật giáo cho thấy Nghệ An là một vùng đất ảnh hưởng của Phật giáo khá đậm trong đời sống tinh thần dân cư  kéo dài theo suốt dặm dài lịch sử cho đến ngày nay.
II Những chứng cứ Lịch sử.
1.Tháp Nhạn- Một công trình Phật giáo  ở Nghệ An
Do vị thế của vùng đất, trải qua năm tháng, do điều kiện tự nhiên cùng những biến động của xã hội, cho đến nay những dấu tích của Phật giáo còn lại không nhiều. Các cuộc điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh hầu như ít gặp các cơ sở Phật giáo có niên đại sớm trong lịch sử ghi chép.Trong những dấu tích Phật giáo để lại ở Nghệ An, có thể thấy Tháp Nhạn được coi là một trung tâm Phật giáo lớn. Tháp Nhạn được xây dựng trên một quả núi thấp, bằng phẳng rộng vài vạn m2 thuộc địa bàn xã Hồng Long, huyện Nam Đàn. Truyền thuyết địa phương nói về một cây tháp đổ và đã được nhiều lần khảo sát. Năm 1985 -1986 Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật ngôi tháp đổ này. Kết quả khai quật cho thấy, tháp được xây bằng gạch, mặt bằng chân tháp hình gần vuông ( 9,6m x 9m). Bề mặt tường tháp phần chân dày 2,3m, phần còn lại mặt trên là 1,6m. Xung quanh đế tháp là hệ thống sân lát gạch khá vuông ( 14,2m x 14m). Cấu trúc lòng tháp hình thang cân úp ngược, phía trên rộng 5,73m x 5,6m, đáy phía dưới rộng 3,2m x 3,18m. trong lòng tháp qua khai quật tìm được:
- Phía trên là bệ thờ xây bằng gạch khối hộp vuông. Kích thước 0,44m x 0,44m cao 0,8m.(1)
- Bệ được xây trên nền đất trộn sỏi hình bầu dục. Chiều dài 2,5m, rộng 1,6m. Dưới chân ụ đất có một bộ sưu tập hiện vật gồm: một hộp đồng vuông 6 mặt. Một mảnh vòng tròn hào quang. Một mảnh bàn tay tượng. Ba mươi mảnh đồng và cục sỉ đồng.
- Dưới ụ đất trộn sỏi là lớp đất màu mềm dày 0,10m, tiếp đến là lớp than củi dày 5cm
- Dưới cùng là hai mảnh thân cây khoét rỗng ghép chôn đứng. Trong thân cây có hộp Xá Lị.. Trụ gỗ ghép chôn chính tâm lòng tháp, cao 1,37m, lòng trụ chứa than củi màu đen, xốp. Hộp Xá Lị bên ngoài là  một chiếc hộp chữ nhật bằng đồng kích thước dài 12cm, rộng 8cm, cao 8cm.Hộp để trơn không có trang trí.
 Bên trong là chiếc hộp bằng kim loại màu vàng hình chữ nhật. Kích thước dài 8cm, rộng 5cm, cao 5,5cm. Hộp có cấu trúc hai phần: phần nắp uốn cong hình mui luyện, gờ nắp chờm khỏi thân hộp. Mặt nắp có trang trí  dải hoa văn 6 cánh nở xòe đều bố trí theo khung hình chữ nhật. Phần dưới thân hộp trang trí băng hoa sen kết dải thành diềm quanh thân hộp. Hoa sen thể hiện nhìn nghiêng với 3 cánh, các bông hoa nối tiếp nhau. Chân hộp có một đường gờ rỗng.. Trong hộp có 02 viên Xá Lị hình khối tròn, màu trắng, to bằng hòn bi ve lẫn trong tro và những mảnh gạo cháy (2).
(1)Theo Nguyễn mạnh Cường: Kích thước bệ gạch này hình chữ nhật dài 0,7m, rộng 0,4m cao 0,8m, Theo chúng tôi cấu trúc lòng tháp hình gần vuông thì cấu trúc bệ thờ hình hộp vuông hợp lý hơn. Tham khảo Nguyễn Mạnh Cường: Hộp xá Lị trong lòng tháp Nhạn. T/C KCH số 2-2001 tr 43-50. (2) Sau này theo Nguyễn mạnh Cường trong hộp “ có hai nửa vòng tròn màu trắng đục, trong và mỏng như võ trứng. Chắc hẳn hai nửa mảnh vòng tròn này là từ một cục tròn bị vỡ ra làm đôi”.
Niên đại của Tháp Nhạn được xác định vào khoảng từ cuối Lục triều đến Tùy Đường. Sau này được tác giả xếp vào thế kỷ VII (1).
 Căn cứ vào quy mô kiến trúc, hiện vật thu được các tác giả cho rằng đây là một ngôi tháp có quy mô lớn, một tụ điểm của Phật giáo ở miền Trung và có niên đại sớm nhất trong các kiến trúc tháp phật giáo được biết đến và tổ chức khai quật khảo cổ học. Đặc biệt việc phát hiện ra hộp Xá Lị trong lòng tháp được xác định là lần đầu tiên tìm thấy “trong một phế tích tháp Phật giáo ở Nghệ An”, được đánh giá “ việc tìm thấy một cây tháp Xá lị thời Tùy Đường- mà tháp thì luôn ở bên cạnh ngôi chùa- nơi xa lưu vực sông Hồng( ngày nay cách Hà Nội gần 300km, chứng tỏ bấy giờ ảnh hưởng của Phật giáo đã lan rộng khắp đất nước này”(2)
2.Truyền thống Phật giáo với các mối liên quan.
2.1 Truyền thống Phật giáo.
Trong lịch sử Việt Nam đã có những ghi chép về Xá Lị nhà Phật. Theo Đại Việt sử ký toàn thư cho biết “ Năm 1015 Sư chùa Tề Thánh huyện Thái Bình dâng hòm quý đựng Xá Lị....N¨m 1034... S­ H­u ë chïa Ph¸p V©n ch©u Cæ Ph¸p t©u r»ng trong chïa Êy ph¸t ra mÊy luång ¸nh s¸ng, theo chç ¸nh s¸ng Êy ®µo xuèng ®­îc mét c¸i hßm b»ng ®¸, bªn trong cã c¸i hßm b»ng b¹c, trong hßm b¹c l¹i cã hßm b»ng vµng, trong hßm vµng cã b×nh l­u ly, trong b×nh ®ùng x¸ lþ” ( 3). Chùa Pháp Vân( chùa Dâu) là ngôi cổ tự tại trung tâm Luy Lâu( Bắc Ninh), việc phát hiện ra Xá Lị ở đây cho thấy Xá Lị phải có trước năm 1034.
(1)- Tham khảo thêm:Trần Anh Dũng & Nguyễn Mạnh Cường: Tháp Nhạn ở Nghệ Tĩnh qua hai lần khai quật. T/C KCH số  3-1987 tr 69 -83.
- Tham khảo Nguyễn Mạnh Cường: Hộp xá Lị trong lòng tháp Nhạn. T/C KCH số 2-2001 tr 43-50
(2) Hà Văn Tấn, Nguyễn văn Kự, Phạm Ngọc Long: Chùa Việt Nam. Phần I Chùa Việt Nam: Chùa Việt Nam một cái nhìn chung,  mục Chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.Nxb Thế giới. Hà Nội 2009;  tr 15
(3) Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb KHXH. Hà Nội 2004 Tập I tr 257
Theo văn bia tại chân Tháp Hòa Phong ( chùa Dâu) có niên đại 1738 cho biết “ Xưa kia vủa Tùy Cao Đế sai quan lệnh họ Lưu mang Xá Lị đến Giao Châu đặt. Khi đến châu Giao một vị Pháp Hiền đại sư đã chỉ cho Lưu khu đất  trước đến Bà Dâu là danh tiếng, dựng tháp ở đây để tiếng thơm muôn thưở”. Theo tài liệu này cho biết Lưu Phương có đem  5 hòm Xá Lị sang Giao Chỉ để dựng bảo tháp, thì 01 hòm ở chùa Dâu, 01 hòm chùa Tường Khánh( Nam Định); 01 hòm ở châu Hoan, 01 hòm ở châu Ái và 01 hòm ở Châu Phong.(1). Hộp Xá Lị tìm được tại Nhạn Tháp có phải là hộp mà Lưu Phương đem sang đặt ở châu Hoan.Tài liệu này có 2 vấn đề.
-         Nhân vật lịch sử:
- Thiền sư Pháp Hiền( ? -626) là thế hệ thứ nhất của  Thiền Phái Ty ni đa lưu chi thọ giới theo Đại Sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân sau tu ở chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phúc( Tiên Du – Bắc Ninh) được Tùy Cao Tổ “ sai sứ đem Xá Lị phật và 5 hòm sắc điệp sang ban cho sư để xây tháp cúng dàng. Sư bèn chia Xá Lị cho chùa Pháp vân ( Luy Lâu) và các chùa có tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái để dựng tháp thờ ”(2)
- Lưu Phương là viên tướng xâm lược nước ta năm 602. Năm 603 Lưu Phương tiêu diệt nước Vạn Xuân của Lý Phật Tử. Năm 605 được vua Tùy phong là Hoan châu đạo hành quân tổng quản đi đánh Lâm Ấp, một quốc gia độc lập của người Chăm. Năm này Lưu Phương ốm chết dọc đường. Như vậy Lưu Phương ở nước ta từ năm 602 – 605.
- Về địa danh:
Đất Nghệ An nhà Tùy  thuộc quận Nhật Nam. Nhà Đường năm 622 đổi thành Hoan Châu, sau đổi là Diễn Châu (3)
( 1) Nguyễn Mạnh Cường: Chùa Dâu – Tứ Pháp và hệ thống các chùa tứ Pháp. NXB KHXH. Hà Nội 2000, tr 55
(2) Thiền uyển tập anh. NXB văn học.Hà Nội 1990 tr 170
(3) Tham khảo thêm: Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. NXB Giáo Dục. Hà Nội 2008.Đào Duy Anh:  Đất nước Việt nam qua các đời. NXB Thuận Hóa 1996
 Như vậy có khả năng hộp Xá Lị ở Nhạn tháp có mặt vào đầu thế kỷ VII là hợp lý và có niên đại cùng với Xá Lị chùa Dâu mà sử sách ghi lại.
Xá Lị là một khái niệm chỉ phần tinh cốt còn lại của Phật sau khi hỏa thiêu. Theo Từ điển Phật học Xá Lị “ chỉ chung cho những gì còn xót lại sau khi thiêu thân Phật- Thích Ca hoặc các bậc đắc đạo, thường được thờ trong các tháp hay chùa chiền”. Ở Việt Nam sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tổ đệ nhất phái trúc Lâm mất ( 1308) “ Pháp Loa thiêu ( xác Thượng Hoàng) được hơn ba ngàn hạt xá ly mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư”....Năm 1310 “ xá ly thì cất ở bảo tháp am Ngoạ Vân” ( Đông Triều – Quảng Ninh). Xá Lị chỉ được gìn giữ ở những trung tâm Phật giáo quan trọng và danh tiếng.Việc tìm thấy Xá Lị ở Tháp Nhạn ( Nghệ An) có thể thấy đây là một trung tâm Phật giáo lớn, sớm, quan trọng trong các trung tâm Phật giáo 10 thế kỷ đầu công nguyên ở Việt Nam.
2.2 Mối liên quan.
Trong những tôn giáo ảnh hưởng đến văn hóa nước ta trong lịch sử, những xá Lị của Phật giáo chôn trong các lòng chùa tháp, cũng như những hiện vật thiêng chôn trong các lòng tháp Champa là một hiện tượng khá tương đồng.
 Các cuộc khai quật các phế tích kiến trúc tháp Champa tại Đại Hữu ( 1927); Trung Quán ( 1928) tại Quảng Bình. Khánh Vân ( 1998) tại Quảng Ngãi. Cát Tiên ( 1999 -2004) tại Lâm Đồng, hay các di tích thuộc văn hóa Óc Eo như Gò Tháp ( Kiên Giang), Gò Xoài ( Đồng Tháp) vv... đã cho thấy trong các lòng tháp được xử lý chôn theo các vật linh là các lá vàng  khắc tạc hình ảnh các vị thần, linh thú, hoa sen vv... những biểu tượng của Ấn Độ  giáo. Sự tương đồng ấy thể hiện qua cấu trúc lòng tháp là những khối hộp bình đồ hình thang ngược, các vật linh được chôn giữa lòng tháp là hộp thiêng, xung quanh là những vật thiêng. Để gìn giữ những vật thiêng, mặt nền thường được xử lý kỹ thuật khá cẩn thận. Vật liệu là sét, cuội trộn lẫn đầm lèn chặt bảo vệ. Nối thông những vật linh chôn phía dưới là những cột thiêng. Các di tích Champa cột thiêng ( trụ thiêng) được xây bằng gạch thành trụ gạch thẳng đứng từ lòng tháp vươn lên mặt nền thì ở Tháp Nhạn thể hiện bằng cột gỗ. Đây chính là biểu tượng của trụ thiêng theo giáo lý tôn giáo. Điểm chung này xuất phát từ ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ, nhưng mỗi tộc người có thể hiện khác nhau, phù hợp với đặc điểm và truyền thống văn hóa tâm lý tộc người. Cột gỗ trụ thiêng tại Tháp Nhạn gợi nhớ về truyền thống văn hóa dân tộc như GS Hà Văn Tấn viết “ Việc đặt hộp Xá Lị vào trong thân cây khoét rỗng cũng gợi chúng ta nhớ đến tục chôn người chết trong những quan tài khoét bằng thân cây trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Các tháp Xá Lị vẫn được coi là tháp mộ, khác với các tháp kỷ niệm. Phải chăng ở đây, có sự tiếp hợp giữa Phật giáo với những truyền thống bản địa lâu đời ?” (1)
Được xây dựng trên địa bàn văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ, tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo, di tích Tháp Nhạn có thể coi là một trung tâm phật giáo lớn xa nhất về phương nam của dân tộc Việt X thế kỷ đầu công nguyên. Ngoài yếu tố Phật giáo, di tích còn để lại dấu ấn có mối liên quan đến các di tích văn hóa Champa phía Nam  cùng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Nếu theo tài liệu thư tịch và truyền thuyết địa phương, Nghệ An không chỉ có Tháp Nhạn mà còn nhiều di tích Phật giáo khác có giá trị trong văn hóa Việt Nam cần được tiếp tục  khảo sát, khai quật,  góp phàn tìm về cội nguồn văn hóa Xứ Nghệ nói riêng và văn hóa dân tộc trong lịch sử nói chung.
Những dấu tích của Phật giáo Nghệ An xưa nay còn lại không nhiều, nhiều địa điểm xưa  chỉ còn dấu tích, những đó là tiền đề để hưng vong tinh thần Phật giáo với văn hóa dân tộc. Những dấu tích Phật giáo đó hiện còn đúng như tinh thần Phật giáo mà lời thơ Thiền sư Mãn Giác( 1052 -1096) gửi lại:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch:
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai./.
(1) Hà Văn Tấn ... đã dẫn

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

 Di tích Cát Tiên ( Lâm Đồng)

Lịch sử và văn hóa - phần tiếp theo

Thần Brahma thường cưỡi trên một con ngỗng thần - vua của loài chim gọi là ngỗng Hamsa. Đây có lẽ là lá vàng khắc tạc thể hiện đề tài này.

Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI   20&33
Hiện vật ký hiệu 96 CT - GI 20 –33. Hai hiện vật này là hình ảnh hai vị thần cưỡi con thú khá lạ Hiện vật ký hiệu 20, là một lá vàng mỏng, cắt theo hình khắc, kích thước dài 4cm, rộng 3,5cm thể hiện hình ảnhmột vị thần trong tư thế múa trên lưng thú (?). Hình ảnh này nhỏ chỉ nhận thấy vị thần thể hiện nhìn thẳng, đầu đội mũ trụ, đỉnh bằng, hai tay dang rộng, chân khuỳnh nhảy múa trên lưng thú.Thú thể hiện khá lạ với thân tròn dài, uốn cong, vòi to uốn vươn lên, răng nanh chìa ra, miệng há  rộng đầu tròn to, chân trước giơ với 4 móng nhọn. Đây có thể là hình ảnh thần cưỡi thuỷ quái Makara. Hiện vật ký hiệu 33, là lá vàng dát mỏng được cát theo hình trang trí, kích thước dài 4,5cm rộng 5,5cm thể hiện hình ảnh một vị thần cưỡi trên con thú. Thần thể hiện nhìn nghiêng, đầu đội mũ chóp nhọn thấp, mằt hướng về phía trước hơi hất lên. Thân to tròn với bộ ngực nở, bụng to, hai tay dang rộng, tay đưa lên phía trước cầm vật như con dao nhọn ngắn, tay phía sau nắm lấy đuôi thú. Chân co, ép sát mình con thú. Thú được thể hiện, mình tròn dài như rắn, đầu tròn có vòi vươn lên cao, miệng há lưỡi thè, chân có 4 móng nhọn. Đuôi thú vắt lên. Đây có thể là hình ảnh của con cá Sấu (?).Trong hai hình con thú được thể hiện,

Hiện vật ký hiệu 96- CT GI 12 &14
có thể thấy một con là Makara. Theo thần thoại ấn Độ, Makara là loài thuỷ quái ngoài biển, chuyên đi gây hại cho con người. Cũng có truyền thuyết cho rằng Makara là loài vua rắn nước, chuyên về âm, loài mang nước đến cho mùa màng bội thu được con người thờ cúng. Con thú thứ hai thì có thể là một loài bò sát hoặc cụ thể là con cá Sấu với bộ móng vuốt khá nhọn- một loài vật dữ tợn quen thuộc của vùng đất. Hiện vật ký hiệu 96 CT - GI 12, là một lá vàng mỏng, hình thù được cắt theo đề tài trang trí.Kích thước dài 4,8cm, rộng3,7cm, thể hiện hình ảnh một vị thần ngồi trên toà sen. Vị thần đầu đội mũ tán rộng, chóp mũ khum tròn, gương mặt tròn thon, trán rộng, mắt to, cánh mũi nở, sống mũi thấp, miệng rộng, cằm vê tròn, trong tư thế nhìn thẳng. Thân tròn, ngực nở, bụng phệ, hai chân xếp bằng, giao nhau, lòng bàn chân ngửa. Hai tay khuỳnh ra hai bên, một tay cầm bông sen, một tay cầm vòng tròn gồm nhiều hạt chấm kết dải. Thần ngồi tĩnh toạ vững tr•i trên toà sen hai lớp, cánh sen bản rộng hướng

Hiện vật ký hiệu 96 – CT – GI 37( thần Sihva)
lên. Đây là một tác phẩm thể hiện khá đẹp giàu tính thẩm mỹ, nhưng xác định nội dung vị thần thể hiện là việc làm phức tạp. Có hai ý kiến về nội dung tác phẩm này. Một cho đây là hình ảnh của thần Brahma dựa vào thần thoại kể rằng thần Brahma nhảy ra từ một cây sen mọc trên rốn thần Visnu. Cây sen thường gắn với thần Brahma và có nhiều tác phẩm nghệ thuật thể hiện đề tài này với hình ảnh thần Brahma ngồi trên bông sen bồng bềnh trôi. Hai cho rằng đây là  hình ảnh đức Phật ngồi trên toà sen, hình ảnh này được thể hiện khá quen thuộc trong các cơ sở Phật giáo và cho rằng đó là đức Phật Prajnaparamita - một dạng của phật Quan thế âm bồ tát. Nếu đúng như vậy có thể thấy ảnh hưởng của văn hoá  ấn Độ đến vùng đất này còn giữ khá nhiều yếu tố gốc. Quan thế âm ở  ấn Độ ban đầu thường thể hiện là nam giới, sau này khi đạo phật truyền bá sang các nước Đông Nam á, Quan thế âm được thể hiện sang hình thức nữ tính. Hiện vật ký hiệu 14, thể hiện hình ảnh nam thần ngồi trên bệ hình tròn trơn. Hiện vật là lá vàng mỏng cắt theo hình trang trí, kích thước dài 4,2cm, rộng 2,9cm. Nam thần có gương mặt trái xoan, trán rộng, mắt tròn nhỏ mũi cao, miệng nhỏ. Trên đầu có hai lọn tóc hình bán nguyệt ôm lấy gương mặt. Tai đeo đồ trang sức chảy dài xuống vai. Thần thể hiện trong tư thế ngồi, nhìn thẳng. Thân thon gọn, ngực nở to, hai chân giao nhau, lòng bàn chân ngửa, hai tay khuỳnh ra hai bên cân xứng, trong tay ôm hai bông sen.Bệ ngồi hình khối tròn loe phía trên, để trơn không trang trí.
- Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI 29 - 30 &31, là những lá vàng dát mỏng  thể hiện hình ảnh hai vị thàn công kênh nhau. Ba hiện vật này thể hiện cùng để tài, nhưng kích cỡ khác nhau. Hiện vật 29 kích thước dài 4,7cm, rộng 4cm cho thấy hình ảnh  hai vị thần , vị thần phía dưới thể hiện ngồi xếp bằng, hai chân giao nhau, đầu gối khuỳnh, lòng bàn chân ngửa, tư thế khá vững tr•i. Thần có gương mặt trái xoan thon, trán rộng, mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng rộng má bầu, cằm thon. Thân thon gọn khoẻ mạnh, ngực nở, bụng thon, hai tay ôm lấy chân người phía trên, dáng vẻ đang ra sức đỡ một người ngồi trên vai. Vị thần phía trên, ngồi trên vai, hai chân vắt qua vai người phía dưới, bàn chân buông đặt lên đùi người ngồi phía dưới. Gương mặt vị thần trông khá dữ với mắt lồi, sống mũi cao, mặt hơi hếch lên. Thân tròn khoẻ, nhực nở, hai tay buông xuôi chĩa ra hai bên, một tay cầm chiếc giáo dài.


Hiện vật ký hiệu 96 -CT - GI 29 -31
Hiện vật ký hiệu 31, được thể hiện tương tự như hiện vật trên  nhưng kích thước  nhỏ hơn dài 3,5cm rộng 3cm. Cùng đề tài này đáng chú ý là hiện vật ký hiệu 30 thể hiện hình ảnh vị thần cưỡi trên chim thần Garuđa. Hiện vật là lá vàng mỏng, hình thù cắt theo hình trang trí, kích thước dài 5cm, rộng 3,2cm. Vị thần  đầu độ mũ trụ tròn, chóp bằng, gương mặt tròn với trán rộng, mũi cao, miệng rộng, cằm vê tròn, phía sau gáy có tán che hình bán khuyên xoè hai bên cân xứng. Từ vai thần toả ra 4 cánh tay, hai cánh tay sau cầm hai vật biểu tượng

Hiện vật ký hiệu 96 CT - GI 30
đó là hình con ốc và hình bánh xe tròn, hai tay phía trước chống hai bên sườn tư thế cưỡi trên lưng chim Garuđa thể hiện đứng. Chim Garđa có đầu chim, mình người với trán rộng mắt nhỏ, mỏ nhọn, thân ngực nở cường tráng, hai tay ôm lấy chân vị thần ngồi phía trên. Hai chân khoẻ mạnh đứng khuỳnh, đầu gối chụm vào nhau trong tư thế vững chắc. Làm nền phía sau cho chủ đề trang trí là một hình bán nguyệt, hai đầu nhọn nhô lên đăng đối hai bên. Đây là tác phẩm thể hiện đề tài về thần Visnu. Thần Visnu được coi là một trong 3 vị thần chính của  ấn Độ giáo,  theo thần thoại  ấn Độ kể lại “ Trước khi thế giới ra đời, có một làn nước mêng mông vô hạn trùm khắp nơi. Visnu là một chất vận động trong nước. Vì vậy gọi Visnu là Narayana ( vận động trong nước). Visnu là một hình người nằm ngủ trên mình con rắn Sesa hay Ananta( bất diệt) bơi lềnh bềnh trên mặt nước…” Thần Visnu trong nghệ thuật được hình dung như một người đàn ông trẻ đẹp, da mặt xanh đậm và có 4 cánh tay. Một tay cầm cái tù và, một tay cầm cái đĩa ném, một tay cầm truỳ và một tay cầm hoa sen. Thần có chức năng bảo tồn mọi sự sống. Vật cưỡi của thần là chim Garuđa, loài chim thần có sức mạnh vô song, là kẻ thù của rắn thần Naga với mối thù truyền kiếp. Theo thần thoại kể lại “ Garuđa là vua của loại chim, là thù địch của loài rắn và giống vật dưới nước. Mẹ của Garuđa bị Kađru là mẹ của loài rắn Naga sỉ nhục và bắt làm nô lệ, nên Garuđa luôn luôn tìm cách giết rắn để báo thù cho mẹ”
Hiện vật ký hiệu 96 -CT GI 36, là một lá vàng dát mỏng, hình thù cắt theo hình trang trí, kích thước dài 6cm, rộng 3,2cm. Đề tài thể hiện vị nữ thần trong tư thế đứng. Thần đội chiếc mũ chóp nhọn nhô cao, đỉnh nhọn hoắt, phía sau gáy có tán che hình bán nguyệt cân đối hai bên. Gương mặt to bầu bĩnh, mắt to, sống mũi cao, miệng nhỏ.  Cổ đeo vòng trang sức chảy dài xuống ngực.Thân thon với bộ ngực to đồ sộ, bụng to sệ xuống. Hai chân đứng thẳng song song, bàn chân chĩa ra hai bên. Hai tay khuỳnh chống vào hông, trong tay ôm hai bông hoa sen. Từ hông xuống đùi có hai sợi vải nhỏ bắt chéo nhau, giữa có nút buộc nổi hẳn lên. Phía sau là tà áo choàng che phủ xuống gót chân. Trước hết khẳng định đây là hình ảnh một vị nữ thần được thể hiện tính phồn thực cao với bộ ngực nở đồ sộ, quá nhấn mạnh đến chi tiết cùng chiếc bụng to sệ chứng tỏ khả năng sinh nở. Nhưng hình

Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI 36
ảnh nữ tính này được thần hoá, vậy nội dung là thần gì. Xét về vật cầm biểu tượng, nữ thần ôm hai bông sen vật biểu trưng liên quan đến thần Visnu. Theo thần thọai ấn Độ thần Visnu ngự trị ở phương trời Vaikuntha, có vợ là Laksami hay Sri ( nữ thần phú quý) có triều đình uy nghi và cung điện lộng lẫy. Nữ thần Laksami là một trong 14 thứ quý nổi lên khi các thần Khuấy biển sữa “ nữ thần phú quý Laksami, một cái tù và, một cái chuỳ, một hòn ngọc gọi là Kausthabha- tất cả 4 thứ quý đó đều bị thần Visnu giành hết”. Vậy đây là hình ảnh nữ thần Laksami vợ của Visnu?. Nhưng cũng có một thần thoại khác kể về Visnu như sau: nghe tin thần Visnu chiếm được Laksami  một cô gái đẹp sau cuộc khuấy biển sữa, thần Sihva cùng vợ đến thăm để xin xem mặt Laksami., thần Visnu vốn có tài tự hoá mình thành cô gái đẹp đ• hoá thành cô gái đang chơi hòn chuyền trong một cái vườn tươi mát đầy hoa thơm cỏ lạ. Nàng trẻ và duyên dáng quá. Sihva nhìn nàng không chớp mắt. Nàng e thẹn quay gót đi. Lòng Sihva bỗng thấy rộn ràng ngây ngất, khiến thần quên hẳn cả Parvati là vợ rồi đuổi theo nàng… Như vậy hình ảnh vị thần này là liên quan đến thần Visnu, có thể là Visnu hoá thân và có thể là Laksami.


Hiện vật ký hiệu 96 CT - GI 09 &10
Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI 09 & 10. Hai hiện vật này có cùng đề tài thể hiện giống nhau chỉ khác nhau về kích thước cùng chi tiết thể hiện. Hiện vật ký hiệu 09 là lá vàng dát mỏng hình vuông được cắt các góc vê tròn tạo nên dáng hình elíp dài 5,5cm, rộng 5,5cm. Hình ảnh khắc tạc hình ảnh nữ thần hay vũ nữ (?) ngồi trong tư thế quỳ, thể hiện nhìn nghiêng. Nữ thần có gương mặt trái xoan thanh tú, đầu có 3 lọn tóc nhỏ ôm lấy gương mặt. Thân hình thon gọn hơi uốn về phía trước với bộ ngực to tròn đồ sộ, thân eo bụng thon, mông nở, đùi dài, mông ngồi lên gót chân .Một tay chống xuống đất như nâng toàn bộ cơ thể lên, một tay cầm một bông sen. Hiện vật ký hiệu 10 là lá vàng mỏng hình vuông được cắt góc vê tròn, thể hiện hình ảnh một nữ thần

Hiện vật ký hiệu 96 CT - GI 38 - 40
trong tư thế ngồi. Nữ thần đầu đội mũ hình trụ tròn, đỉnh mũ có núm nhọn. Gương mặt thể hiện thanh tú, đường nét hài hoà, hai tai đeo đồ trang sức hình thoi tròn. Bộ ngực to nở đều, thân gọn, bụng nhỏ, ngồi nghiêng, chân gập vắt về một phía. Một tay cầm bông sen giơ cao, một tay chống xuống đất, bàn tay xoè. Đây có thể là hoá thân của thần Visnu hay Laksami, cũng có thể là hình ảnh về nữ thần phồn  thực.
Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI 38- 39- 40 -41, đề tài thể hiện tương tự nhau, đó là những lá vàng dát mỏng, trên khắc tạc hình ảnh các vị thần. Hiện vật ký hiệu 38  và 39 là những lá vàng dát mỏng, hình dáng cắt theo đề tài trang trí, kích thước dài 4,1cm, rộng 4cm,  và  dài 4cm, rộng 2,6cm, đó là hình ảnh vị thần thể hiện dứng. Vị thần đầu đội mũ trụ tròn, phía sau gáy là hai tán nhỏ hình bán nguyệt, gương

Hiện vật ký hiệu 96 CT - GI - 37
mặt trái xoan, mắt nhỏ tròn, sống mũi thấp, cánh mũi nở, miệng hẹp cằm vê tròn. Thân tho gọn, bụng thót, hai chân đứng thẳng, gót chân chụm vào nhau. Hai tay buông xuối, một tay cầm búp sen, một tay cầm roi da ngắn đầu uốn cong gập. Hiện vật ký hiệu 40 là hình ảnh một vị thần đầu có những lọn tóc ôm lấy sát gương mặt. Mặt phương phi với trán nở, mắt dài, sống mũi cao, miệng rộng, thần có dáng đứng lệch hông, thân to khoẻ, hai chân đứng nghiêng, mũi chân hướng về một phía. Hai tay, một tay cầm chuỳ ngắn, đầu chuỳ buông xuống, tay còn lại vác chuỳ lên vai, đầu truỳ hướng lên.Kích thước dài 4cm, rộng 3cm. Hiện vật ký hiệu 40 cũng được khắc tạc tương tự, nhưng khác về chi tiết, một tay thần cầm hình chuỳ đầu chúc xuống và một tay cầm roi da uốn cong. Kích thước dài 4cm, rộng 2,5cm.Đây là những hình ảnh thể hiện thần Visnu với những biểu tượng cầm trong tay  được khắc tạc theo truyền thuyết  ấn Độ giáo.


Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI 18
Hiện vật ký hiệu 37 là lá vàng mỏng , cắt theo hình trang trí. Đó là hình ảnh vị thần thể hiện trong tư thế đứng, nhìn nghiêng. Thần có gương mặt trái xoan, trán thấp, mắt to dài, sống mũi cao. Ngực nở, thân gọn khoẻ, bụng thon, hai chân đứng nghiêng, đầu gối hơi chùng. Hai tay giang rộng, một tay cầm chuôi dây thòng lọng, một tay giơ cao cầm đầu dây thòng lọng. Dáng trong tư thế động như đang muốn bắt vật gì. Kích thước dài4,5cm, rộng 4cm. Ngoài những lá vàng khắc tạc thể hiện hình ảnh các vị thần linh, những hiện vật ở đây còn khắc tạc nhiều hình ảnh khác liên quan đến các vị thần.Trên một lá vàng dát mỏng có kích thước dài 3,5cm cao2,8cmthể hiện hình ảnh một bệ

Hiện vật trang trí hình bò Nandin
thờ, thân bệ thót, hai bên có cột vuông nhô hằn ra. Hai đầu là hai tầng bệ cân đối nhau đối xứng qua trục giữa thân bệ. Bệ có dáng cân đối hoàn chỉnh. Đây là bệ thờ dùng để đặt ngẫu tượng thờ Yony- Linga phía trên. Chiếc bệ này có phải là hình ảnh thu nhỏ của bệ thờ đặt phía trên lòng tháp. Dựa vào vật liệu thu được, với kích thước Yony - Linga thờ quá lớn chúng tôi cho rằng bệ thờ phía trên chỉ có hình khối hộp thu nhỏ dần mà không thắt giữa như chiếc bệ khắc trên lá vàng.Các lá vàng có  khắc hình bò Nandin  gồm 5 hiện vật thể hiện vật cưỡi của thần Sihva trong nhiều tư thế sinh động khác nhau. Đó là những con bò Nandin thể hiện trong tư thế đứng hay nằm, với hình khối tròn khoẻ mạnh, cùng chiếc u nổi gồ trên lưng điển hình.Những lá vàng này có hình dạng khác nhau, hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình elíp, hay được cắt theo hình trang trí. Kích thước dài 6cm, rộng 3,5cm. Đặc biệt quanh các hình trang trí này có khắc những dòng tự dạng Sankrít. Một lá vàng tạc hình con rùa thể hiện

Hiện vật khắc tạc hình con rùa
góc nhìn từ trên xuống với đầu rùa thon nhọn, mai rùa nổi to hình elíp, bốn chân xoè ra trong tư thế đang bơi, đuôi nhỏ ngắn ngoắt sang một bên.  Theo thần thoại  ấn Độ, rùa nguyên là vật tổ của những người trong thị tộc Kasiapa thuộc dòng Aryan. Theo họ, rùa tượng trưng cho vũ trụ và là nguồn gốc của mọi của cải vật chất  và tinh thần. Nhưng ở đây rùa là đề tài thể hiện  sự hoá thân của thần Visnu. Thần thoại đề tài khuấy biển sữa cho biết “ khi các thần bắt đầu khuấy biển, nhưng núi Manđara không xoay chuyển được vì đ• lún xuống bùn. Visnu bèn hoá thành con rùa khổng lồ (Kurma) lặn xuống đáy biển làm trụ chống đỡ cho núi Manđara có thể xoay vần được. Thế là công việc lại tiếp tục rất tốt.  Bốn là vàng được khắc tạc hình tù và; hình con ốc vật biểu tượng của thần Visnu. Những lá vàng này được tạo dáng khá đa dạng, hình chữ nhật, hình cắt theo đề tài trang trí, kích thước dài 5cm, rộng 3,1cm. Để làm sinh động hơn biểu tượng này, khẳng định hơn biểu tượng quyền uy của thần Visnu được thờ,

Hiện vật khắc hình Tù và có hình con ốc.
có hai hiện vật khắc Tù và hình con ốc cùng với bông sen nối nhau thể hiện khá sinh động giàu tính mỹ thuật. Một hiện vật khắc hình Tù và có hình con ốc nối nhau, hai bên cuống nối là hai

Hiện vật trang trí  hình Tù và có hình ốc và bông sen
 hình tròn và hình bán nguyệt thể hiện mặt trời, mặt trăng. Hình Tù và có hình con ốc theo truyền thuyết  là  một trong 14 vật hiếm nổi lên khi khuấy biển sữa và bị thần Visnu chiếm làm của riêng. Hình Tù và hình con ốc được coi là vật thiêng nên thể hiện hình con ốc khá đặc biệt với vỏ thân  kéo dài, đuôi có nhiều lớp xoáy, miệng nhọn kéo dài. Đặc biệt hơn có hình khắc thể hiện hình tù và có hình con ốc với đuôI ốc nhiều vòng xoáy nhỏ dần. Miệng ốc thể hiện một bông sen đang nở

                    Hiện vật trang trí hình ốc và Bông sen
Sáu lá vàng có trang trí hình bông sen. Các lá vàng này  thường được tạo dáng hình tròn, hay hình elíp mặt trang trí hoa sen. Có thể thấy hoa sen được thể hiện là một bông sen nở nhiều cánh nhìn thẳng với các cánh nở xoè đều, nhuỵ hoa tròn có các cánh hoa xoáy  theo chiều kim đồng hồ. Hình bông sen còn được thể hiện nhìn nghiêng khá hoàn chỉnh với bông sen đang nở với các cánh nở đều hai bên, phía dưới là đài và cuống hoa. Kích thước các hiện vật này dài  4,5cm và 2,3cm. Về hình tượng hoa sen là một loài hoa quý,  tượng trưng

Hiện vật trang trí hình bông sen
cho sắc đẹp và sự tinh khiết nên thường được sử dụng trong nghệ thuật  ấn Độ giáo hoặc Phật giáo. Theo thần thoại  ấn Độ, thần Brahma nhảy từ trong một cây sen ra. Cây sen này mọc từ rốn

Hiện vật trang trí hình bông sen
thần Visnu. Trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Hay một thần thoại khác kể về hoa sen là loài hoa quý mọc ngoài biển “ thần Brahma nhìn thấy trên biển bao la có một lá sen nổi lềnh bềnh”. Chính vì thế hoa sen hay được thể hiện trong nghệ thuật  ấn Độ giáo thường liên quan đến thần Brahma hay thần Visnu. Sự tinh khiết của loài hoa này, về sau cũng được coi là biểu tượng của Phật giáo.Hai lá vàng được khắc tạc hình Đinh ba, một biểu tượng, vũ khí của thần Sihva. Hình Đinh ba có 3 chĩa nhọn, chĩa giữa vươn dài hẳn ra. Trên cán có gắn hình bán nguyệt. Kích thước hiện vật dài 3,5cm, rộng 2cm

Hiện vật trang trí hình đinh ba
Ba lá vàng  hình chữ nhật cắt góc vê tròn, trên trang trí hình bánh xe. Bánh xe hình tròn, từ tâm toả ra những nan tia. Đây là hình tượng thể hiện bánh xe luân chuyển tuần hoàn  thời gian trong  ấn Độ giáo, liên quan đến thần Surya ( thần Thái dương), nhưng cũng có thể liên quan đến bánh xe luân hồi  theo giáo lý của đạo Phật

Hiện vật trang trí hình bánh xe
 Cùng với các hiện vật được khắc tạc trang trí mang nội dung chủ đề nhất định, ở đây còn tìm thấy 30 mảnh lá vàng  mỏng có nhiều hình thù, kích cỡ khác nhau, dài nhất 8,5cm rộng 3,2cm; nhỏ nhất  dài 2,5cm, rộng 0,7cm trên đó có khắc những hàng văn tự, hàng viết nhiều có  15 đơn vị ký tự, hàng viết ít có 3 đến 5 đơn vị ký tự. Chữ viết có nguồn gốc tự dạng Sankrít

Hiện vật có ký tự
Bên cạnh các lá vàng dát mỏng, tại đây còn tìn thấy 25 chiếc nhẫn vòng tròn trơn, hoặc vòng tròn xoắn, cùng nhiều mảnh nhẫn g•y được nằm trong vị trí cùng với những lá vàng. Những chiếc nhẫn này tương tự như những chiếc nhẫn hiện nay, đeo vừa  ngón tay áp út, có giá trị trang sức nhưng cũng có thể ẩn chứa giá trị tôn giáo. Nguồn gốc  các chiếc nhẫn từ đâu, là những vật tôn giáo được chế tác theo chủ định, hay do các tín đồ dâng hiến khi xây dựng đền tháp, cho đến nay vẫn là điều cần lý giải khi quan tâm đến di tích này

Hiện vật là các vòng nhẫn
 Tại đây, cuộc khai quật còn thu về được  10 viên đá  thạch anh màu trắng trong suốt được tạo dáng khá phong phú, viên hình tròn, viên hình lục lăng, viên trong dạng tự nhiên.  Có thể thấy, có viên được tạo tác gia công cẩn thận, tạo dáng tròn, có lỗ khoan; có viên chỉ là

Hình một số viên đá thạch anh
những viên đá thạch anh tự nhiên được đưa vào. Màu sắc các viên đá này có màu trắng đục, màu trắng trong suốt và đặc biệt có viên màu trắng hồng trông rất đẹp mắt. Kích thước viên lớn nhất đường kính dài 2cm.
Nhìn  tổng thể di tích Gò I về kiến trúc và hiện vật thu được cho thấy.
- Di tích được xây dựng  nằm trên vị trí cao nhất, đẹp nhất của thung lũng x• Quảng Ng•i. Nơi tiếp xúc đầu tiên từ dòng sông Đồng Nai đến khu di tích này.Kiến trúc  được xây dựng trên vị trí cao thoáng, bao quát cả vùng đất, sông nước, tạo nên vể đẹp thiêng liêng hùng vĩ mà không nơi nào có được.
-  Kiến trúc có quy mô lớn nhất, riêng diện tích đền tháp  rộng 144m2, lòng tháp rộng 40m2, có thể nói kiến trúc này có diện tích lớn nhất trong loại hình đền tháp thờ được xây dựng chịu ảnh hưởng của ấn Độ giáo ở Việt Nam hiện biết
- Di tích có số lượng hiện vật lớn nhất,  với nhiều loại hình chất liệu , kích cỡ khác nhau. Bộ Ngẫu tượng thờ Yony - Linga với Yony cạnh dài 2,26m; Linga cao 2,1m, chu vi trụ tròn 0,65m có thể nói là bộ ngẫu tượng thờ  được tạo tác khối lớn, hoàn chỉnh nhất không những ở Việt Nam mà còn ở cả Đông Nam á, những nước cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo ấn Độ  trong lịch sử. Những lá vàng tìm được ở đây có số lượng nhiều, kích thước lớn được khắc tạc trang trí với nhiều đề tài khác nhau, thể hiện kỹ thuật khác nhau, biểu hiện nội dung phong phú, trình độ nghệ thuật cao, không những phản ánh đa dạng, phong phú đời sống văn hoá tinh thần, mà còn phản ánh nhiều mặt đời sống x• hội, trình độ kỹ thuật, nhận thức thẩm mỹ của cộng đồng cư dân xây dựng kiến trúc này. Dựa vào nội dung thể hiện trên các hiện vật, có thể thấy sự nổi trội về nội dung thể hiện liên quan đến thần Visnu, một trong 3 vị thần chính của tôn giáo  ấn Độ.
 Từ những yếu tố trên, có thể nhận thấy di tích Gò số I trên địa bàn x• Quảng Ng•i là một di tích được coi là quan trọng nhất trong tổng thể các di tích ở Cát Tiên. Đây có thể là đền thờ chính của toàn bộ di tích này, hay được coi là núi chủ của vùng đất.
b. Gò số II.
Gò số II được xây dựng  trên vùng đất bằng phẳng của thung lũng, nằm sát dưới chân Gò số I về hướng tây, cách chân gò  khoảng 400m theo đường chim bay. Gò số II là một cụm di tích bị đổ nát, gạch đổ xuống tạo thành gò, cao khoảng hơn 2m so với mặt bằng xung quanh. Nằm trên vùng đất khá bằng phẳng, độ cao không lớn nên toàn bộ Gò số II được khai phá trồng cây ăn quả và cây lương thực. Khảo sát hiện trường cho thấy Gò số II gồm 4 kiến trúc được xây dựng liên quan với nhau tạo nên một tổng thể kiến trúc liên hoàn gồm nhiều công trình có quan hệ mật thiết nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 2000m2. Xung quanh những kiến trúc này có hệ thống tường bao. Từ địa điểm kiến trúc có những con đường lát gạch dẫn lên Gò số I ở phía đông, Gò số III ở phía nam, Gò số IV ở phía tây - bắc và dẫn ra hồ nước nhỏ nằm phía bắc Gò số II không xa. Đây là nhóm di tích có số lượng kiến trúc nhiều,  quy mô khá lớn, được xây dựng ở vị trí gần như được coi là  trung tâm của các di tích, để thuận lợi khi khai quật, nghiên cứu, các Gò đựơc mang  ký hiệu IIa; IIb; IIc và IId.
* Gò IIa.
Gò IIa nằm vị trí góc tây nam của nhóm di tích Gò số II. Từ Gò IIa có thể đi sang gò số III nằm ở phía nam phế tích khoảng 40 m, cách sông Đồng Nai khoảng 75m. Đây là gò có địa thế cao

Khai quật gò II a
nhất, trên mặt Gò trồng chuối. Trong quá trình đào bới canh tác, chủ nhân gò đ• gặp những dải gạch nằm chìm dưới đất chạy dài, hay một số thành phần đá kiến trúc bị vùi lấp xuất lộ. Gò số IIa được tiến hành khai quật đầu tiên tại di tích Cát Tiên vào năm 1995. Cuộc khai quật  đ• làm xuất lộ một công trình kiến trúc tháp thờ.
+ Kiến trúc.
      Kiến trúc Gò số IIa là một phế tích tháp. Dấu tích kiến trúc còn lại cho thấy, phần đế tháp được xây khối đồ sộ vững chắc cao 1,6m có bình đồ  hình  vuông cạnh dài 7,8m x 7,8m, gồm nhiều lớp gạch xây giật cấp thu nhỏ dần lên trên làm nền cho tường tháp vươn lên. Thân tháp có bình đồ hình chữ nhật hướng đông - tây cạnh dài 5,6m rộng 5,2m; bốn cạnh là hệ thống cửa giả và cửa ra vào lòng tháp nhô hẳn ra khỏi thân. Lòng tháp hình chữ nhật hướng đông - tây, cạnh dài 3,6m, rộng 3,4m. Tường tháp còn lại cao 0,85m đến 1,2m, xây bằng gạch thuần nhất với kỹ thuật mài chập, câu móc vào nhau tạo nên khối vững chắc với bề dày trung bình 0,8m.  Ngăn cách đế và tường tháp là hai lớp gạch được xây nhô ra, mặt gạch tạc hoa văn cánh sen

Diềm đế kiến trúc tạc hoa văn cánh sen kết dải
kết dải nhô lên, thân tháp như được mọc lên từ một bông sen khổng lồ. Tiếp theo là dải gạch khắc tạc hoa văn móc xoắn nối nhau trang trí mặt tường. Kỹ thuật khắc tạc trực tiếp lên gạch, với đường nét khá mềm mại tinh xảo. Trên mặt tường  tháp xây trụ áp tường vừa tăng thêm  tính chịu lực của kiến trúc vừa có giá trị trang trí. Mặt tường phía nam có 2 trụ áp tường, thể hiện cột kép không đều nhau, cách nhau một khe hẹp 0,13m chạy dọc xuốt theo chiều cao của tường tháp còn lại. Mặt tường phía tây có 2 trụ áp tường nhô ra, cách đều góc tháp 1,25m. Trụ áp tường thể hiện khối đơn, chạy song song nhau  chia đều mặt tường tháp thành các phần cân xứng.

Mặt bằng kiến trúc tháp Gò II a


Hoa văn cánh sen trang trí chân tường tháp Gò II a
Mặt phía đông tháp là cửa ra vào phía trước có  5 bậc cấp được lát đá thoải thoải từ mặt nền lên, mặt cấp rộng 0,23m, chênh nhau 0,2m. Các viên đá lát bậc được tạo khối hộp, góc cạnh vuông vức, mài phẳng nhẵn ghép với kỹ thuật chồng khớp nối nhau tạo bậc lên xuống. Kích thước các thanh đá dài từ 1,54m đến 1,9m, rộng từ 0,35m đến 0,5m; dày 0,2m đến 0,24m. Vòm cửa  dẫn vào lòng tháp kéo dài khỏi thân tháp  khoảng 1,7m. Cửa ra vào lòng tháp rộng 0,9m. Lòng tháp được lát đá phẳng, các thanh đá được cắt hình khối chữ nhật dẹt vuông vức, lát nối nhau tạo nên mặt phẳng. Giữa lòng tháp đặt bệ thờ. Tường lòng tháp  xây thẳng đứng, phẳng nhẵn, các viên gạch xây mài chập liền khít như một khối thống nhất. Mặt tường được quét một lớp nhựa cây màu trắng đục khá dày. Độ cao tường còn lại so với mặt nền lòng tháp cho thấy: tường phía  nam cao 1,1m, tường phía tây cao 0,88m, tường phía bắc cao 0,95m và tường

Mặt tường tháp phía nam gò II a
phía đông cao 0,9m. Trong lòng tháp sát chân tường phía tây  tìm được 01 hiện vật là ngẫu tượng thờ Yony - Linga bằng đá thạch anh màu trắng trong suốt. Góc tây nam là một bệ thờ xây bằng gạch ốp sát tường dài 0,52m, rộng 0,31m, cao 0,24m. Bên ngoài tường tháp là hệ thống sân gạch lát phẳng vây quanh, hệ thống sân này lát đến tường bao quanh tháp. Tường bao, dấu tích còn lại cao 0,7m, dày 0,9m được chia làm 2 phần : chân đế tường cao 0,4m, thân tường xây giật cấp vào so với đế 6cm, cao 0,3m, phân biệt với chân tường là hàng gạch khắc tạc như hình cánh sen úp xoải xuôi. Tường bao cách chân

Đá lát nền lòng tháp gò II a
tường tháp về phía nam 7,5m. Nhìn tổng thể kiến trúc Gò IIa là loại hình tháp thờ, được xây dựng quy chỉnh, có quy mô tương đối lớn. Bình đồ kiến trúc tháp hình chữ nhật, cửa mở về hướng đông, phía trước có phần tiền sảnh dài thoáng rộng. Đế tháp cao, bề thế vững tr•i làm nền cho thân tháp vươn lên. Tường tháp có hệ thống trụ áp tường vươn lên, tạo cho tháp có dáng khoẻ khoắn vững tr•i. Vật liệu xây dựng tháp chủ yếu là gạch tạo nên hình hài kiến trúc. Gạch có nhiều kích thước, kỹ thuật xây mài chập. Các viên gạch liền khít không rõ mạch vữa, liên kết tạo thành khối vững chắc. Mỹ thuật khắc tạc hoa văn cánh sen kết dải vây quanh đế tháp, phía trên là các hoạ tiết hoa văn móc xoắn nối nhau tạo nên cảm giác sang trọng, thanh thoát. Nhìn xa tháp như vươn lên từ một đoá sen khổng lồ màu đỏ rực thuần khiết. Bên ngoài tháp là hệ thống sân lát gạch phẳng. Kiến trúc có hệ thống tường bao hoàn chỉnh, tạo nên một không gian thiêng cho công trình tôn giáo này.  Với lòng tháp nhỏ hẹp ( 3,6m x 3,4m) cho dù bị sụp đổ nhưng với những gì còn lại  tìm được qua khai quật, có thể hình dung đây là một dạng kiến trúc tháp thờ có bộ mái  giật cấp nhiều lớp thu dần lên đỉnh
+ Hiện vật.
Trong quá trình khai quật tại Gò IIa đ• thu được một số lượng hiện vật  vô cùng phong phú gồm nhiều loại hình chất liệu kích cỡ khác nhau, phản ánh vô cùng sinh động nhiều mặt liên quan đến công trình kiến trúc tôn giáo này
Hiện vật liên quan đến kiến trúc
 Hiện vật  thu được trong quá trình khai quật gồm nhiều loại hình đảm nhận các chức năng khác nhau thuộc về kiến trúc. Đó là vật liệu xây dựng, hệ thống bệ, tượng thờ, các vật thờ liên quan, đồ gốm  vv…
-Vật liệu xây dựng
Gạch là vật liệu chủ yếu tạo nên nên kiến trúc. Gạch ở đây  màu đỏ nhạt, có nhiều kích thước khác nhau, trung bình dài từ 26cm đến 32cm; rộng  11cm đến 16cm; dày 5,5cm đến 9cm, độ nung khá cao, cứng, già, độ hút ẩm cao, xương gạch có pha nhiều vỏ trấu. Phân tích tính chất cơ lý của gạch xây tháp cho thấy: khối lượng thể tích ( g/ cm3) 1,49; độ hút nước ( %) 24,4; cường độ nén ( daN / cm2) 74,1.
Phân tích thành phần hoá học của gạch :
MKN    SiO2    Al203    Fe20 3    Ca0    Mg0    E
8,9    60,63    19,02    6,89    1,46    1,35     98,25
Đá  là vật liệu được sử dụng trên các thành phần chịu lực chính của kiến trúc như khung cửa, bậc lên xuống, lát nền lòng tháp. Đặc biệt ở kiến trúc này, đá được sử dụng trang trí vòm cửa dẫn ra vào tháp  tạo tác khá đẹp với trình độ mỹ thuật cao.
 Cột đá: 2 chiếc được dựng trước vòm cửa dẫn vào lòng tháp, chất liệu đá màu xám đen hạt mịn. Kích thước cột dài 2,27m,  hai đầu cột  có khối mộng tròn nhô ra 0,1m, đường kính 0,1m để gá lắp

Cột đá gò II a
vào đế và thanh ngang cửa.Cột được chế tác từ đá nguyên khối tạo dáng  hình tròn, trên thân tiện các gờ nấc con tiện tròn.Hai đầu cột khắc tạc hoa văn cánh sen kết dải vây quanh, hướng ra hai phía đăng đối nhau. Tiếp đến là hai khối  tròn dẹt, giữa thân chia làm 4 khúc  bởi những hình vòng tròn bán khuyên. Cột được chế tác đẹp hoàn chỉnh, toàn thân mài nhẵn bóng, hoạ tiết trang trí sắc sảo.Đá bậc cửa gồm 5 phiến đá màu xám nhạt, được cắt khối vuông vức, ghép thành 5 bậc đi vào lòng tháp. Đá tạo bộ khung  vòm cửa dẫn gồm:  đá khung cửa trên là một phiến đá khối hộp các góc cạnh cắt vuông vức, được mài phẳng nhẵn, hai đầu có hai lỗ mộng tròn dùng để gá lắp  với hai cột tiện tròn. Thành đứng chiều dày đá tạc hoa văn hình học gờ vuông trang trí, hai đầu có hai lỗ mộng tròn, phù hợp với hai mộng lồi tròn của cột đá tạo nên khung vòm cửa dẫn hoàn chỉnh.Kích thước dài 1,6m, rộng 1,9m, dày 0,16m, đá màu xám đen nhạt.Đá khung cửa tháp gồm: hai phiến đá bậc cửa dưới hình hộp chữ nhật ghép với nhau tạo thành. Phiến đá bên ngoài dài 1,45m, rộng 0,33m, dày 0,22m, hai đầu có hai lỗ mộng vuông, phù hợp với mộng hai thanh đá ghép thành cửa nhô ra, khi gá lắp tạo nên khung cửa góc vuông quy chỉnh. Phiến bên trong lòng tháp dài 1,45m, rộng 0,72m, dày 0,22m, hai đầu có 2 lỗ mộng tròn dùng để gá lắp hai cánh cửa gỗ mở vào lòng tháp. Hai thanh đá ốp thành cửa dài 2,3m, rộng 0,79m, dày 0,25m hai đầu có lỗ mộng vuông nhô ra, phù hợp với lỗ mộng ở phiến đá bậc cửa.Hai thanh đá này đỡ phía trên  là mi cửa. Mi cửa là thanh đá dài 2,6m, rộng 0,59m, dày 0,21m. Thành mặt đứng  được khắc tạc hoàn chỉnh

Trang trí mi cửa Gò II a
 Chính giữa là 5 bông sen thể hiện hướng lên, bát sen to tròn với nhiều hạt sen nhô hẳn lên, vây quanh là những cánh sen nhon khắc tạc đối xứng. Hai bên là hình lá lật uốn cong mềm mại đăng đối nhau. Phía dưới là dải hoa văn uốn móc cong hình kỷ hà đối xứng nhau. Nhìn tổng thể trang trí mi cửa như một bức tranh sinh động hoàn chỉnh với chủ đề là hoa sen, hoa lá thực vật được khắc tạc với trình độ kỹ thuật cao điêu luyện, nét nông sâu hài hoà, hoạ tiết uốn mềm mại, hình khối thanh thoát khoẻ khoắn. Bố cục lấy tính đăng đối làm chủ đạo, nêu bật được chủ đề trang trí. Đây là một tác phẩm điêu khắc đá đẹp, giàu tính thẩm mỹ.

Bản vẽ trang trí mi cửa Gò II a
Hai đầu mi cửa là hai mộng khối hộp chữ nhật dài 0,18m dùng để gá lắp vào tường tháp.
 Đá gá lắp ngỗng cửa phía trên  là hai phiến đá hình khối hộp, được tạo dáng phần ngỗng cửa nhô hẳn ra, giữa có lỗ đục tròn. Lỗ mộng phù hợp với lỗ mộng bậc dưới cửa, đây là ngống cửa phía trên dùng để gá lắp cửa mở vào lòng tháp. Mặt thành đứng phiến đá được  tạo dáng khối hộp thắt giữa, hai đầu nhô ra cân xứng đăng đối nhau thể hiện như một bệ thờ. Mặt đứng khắc tạc hoa văn, ô chính giữa thể hiện hoa văn như bông hoa nở nhìn thẳng với nhuỵ tròn, bốn cánh cân xứng, bậc dưới trang trí  hoa văn hình học ô vuông  lồng nhau kết dải chạy dài, giống

Bản vẽ hoa văn trang trí ngỗng cửa Gò số II a
như  hồi văn. Lớp ngoài hoa văn hình học rích rắc nối nhau. Bố cục trang trí lấy tính đăng đối làm chủ đạo, các hoạ tiết trang trí lấy giữa làm tâm. Kỹ thuật khắc chìm, nét đục mềm, độ nông sâu đều nhau. Dù hoạ tiết đơn điệu nhưng bố cục chặt chẽ, hình điêu khắc này mang một vẻ đẹp riêng khoẻ khoắn. Ba phiến đá dùng gác vòm cửa dẫn. Các phiến đá được chế tác hình hộp chữ nhật mỏng vuông vức, mặt mài nhẵn bóng. Chức năng dùng để ghép với nhau tạo nên trần vòm cửa dẫn vào lòng tháp. Kích thước các tấm đá dài từ 2,58m đến 2,62m. rộng 0,53m đến 0,62m, dày 0,2m đến 3,2m. Ba phiến đá này ghép lại tạo nên vòm trần cửa phẳng dài 1,68m. Đá lát nền gồm nhiều phiến đá mỏng, cạnh cắt góc vuông vức, mặt mài phẳng  ghép vào nhau tạo nên nền lòng tháp phẳng nhẵn. Kích thước các phiến đá gồm nhiều cỡ dài ngắn khác nhau, dài từ  0,35m đến 0,8m, rộng từ 0,28m đến 0,41m, dày 6cm - 7cm. Đá màu xám đen nhạt, độ cứng cao.
+ Bệ - tượng thờ
Tại gò IIa tìm được bệ thờ chính vốn đặt thờ  trong lòng tháp, do biến động bị hất ra ngoài.Bệ tạo dáng hình khối hộp, gồm 4 phần gá lắp

Bệ thờ Gò II a
vào nhau. Mỗi phần bệ là một phiến đá khối hộp, các góc cạnh cắt vuông vức, có kích thước phù hợp khi lắp vào nhau tạo nên bệ thờ hoàn chỉnh.Mặt trên là một phần còn lại của Yony. Đây là phiến đá dày 0,14m, tạo dáng hình vuông, lòng được đục trũng xuống. Chính giữa có mộng hình vuông đục xuyên qua dùng để gá lắp Linga phía trên.Yony được đặt chồng khít lên phần phía dưới. Bệ thờ tạo dáng khối hộp thắt

Bản vẽ bệ thờ gò II a
giữa chia hai phần đăng đối nhau. Phần trên phiến đá hình khối hộp vuông cạnh dài 0,75m, dày 0,12m, giữa đục lỗ tròn xuyên qua đường kính 0,16m. Phần giữa khối hộp vuông, cạnh thu vào dài 0,6m, cao 0,2m, bốn mặt được tạo cột góc cạnh vuông đỡ phần trên. Chính giữa có lỗ mộng tròn xuyên qua, lỗ tròn hình côn trên to dưới nhỏ, đường kính 7cm đến 16cm. Phần đế khối hộp vuông cạnh dài 0,8m dày 0,18m, giữa có lỗ tròn xuyên qua, đường kính lỗ tròn 0,15m.  các khối đá ghép với nhau bởi các gờ nỗi với kỹ thuật chồng khớp tạo nên sự ổn định của bệ với  chiều cao toàn  bệ  0,64m.
 Ngẫu tượng Yony- Linga bằng chất liệu đá thạch anh màu trắng trong suôt, tìm được tại vách tường phía tây lòng tháp. Bộ ngẫu tượng này được chế tác liền khối, kích thước nhỏ. Yony thể hiện hình khối hộp vuông cạnh dài 2cm x 2cm, cao 1,7cm.  Lòng trũng, chính giữa là Linga nhô cao lên, Linga hình trụ tròn,  thắt giữa cao 1,2cm

Yony - Linga Gò II a
Tượng Ganêsa tìm được tại cửa phía đông phế tích, đó là tượng có kích thước lớn được chế tác từ đá màu xám nhạt. Kết cấu đá mạng thớ, cho nên do thời gian một phần đá bị tách ra làm cho phần trán tượng bị mất. Tượng cao 1,2m, ngồi trên bệ dày 0,38m, rộng ngang vai 0,7m, dày 0,35m. Phía dưới là phần chốt hình thang cân thót về đáy dài 0,14m dùng để gá với bệ
Tượng được thể hiện ngồi nhìn thẳng, đầu nổi cao, trán vỡ, hai tai to buông xuống vai, vai vuông, vòi to vắt sang bên phải. Hình khối thể hiện to thô, có tính ước lệ, tượng Ganêsa thường gắn với hình ảnh của thần Sihva.

                         Bản vẽ tượng Ganêsa Gò II a
Ngoài những hiện vật tiêu biểu đ• nêu, tại đây còn thu được các mảnh vòi Yony, mảnh tượng vỡ cùng 59 hiện vật gốm gồm : 6 mảnh miệng, 01 vòi, 01 nắp vung, 01 chân đế và 50 mảnh thân của nhiều loại hình đồ gốm vỡ ra. Gốm ở đây được chế tác từ nguyên liệu đất sét lọc kỹ pha b• thực vật hoặc cát mịn, độ nung cao, màu xám nhạt khá cứng. Đáng chú ý là chiếc vòi ấm hình con tiện được tạo dáng khá đặc biệt với vòng xuyến vây quanh miệng. Những hiện vật này góp thêm tư liệu phản ánh đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của cư dân chủ nhân di tích.
- Hiện vật trong lòng kiến trúc.
Hiện vật trong lòng kiến trúc là những hiện vật tìm được chôn sát đáy trụ giới giữa lòng tháp. Sau khi sử lý hiện trạng kiến trúc hiện còn, chúng tôi tiến hành khai quật lòng tháp để tìm hiểu về những quy tắc xử lý nghi thức tôn giáo trong quá trình Trụ giới trong lòng tháp gò II a
xây dựng và sử dụng kiến trúc này. Bóc toàn bộ lớp đá lát nền, phía dưới lòng tháp được lát 3 lớp gạch phẳng dày 0,24m liên kết thành khối vững chắc, các lớp gạch này lát so le nhau tạo nên sự kín tuyệt

Trụ giới trong lòng tháp Gò số IIa
đối trên bề mặt lòng tháp. Dưới lớp nền  gạch là lớp gạch vụn trộn nhựa cây màu trắng đục được đầm lèn chặt tạo nên lớp bê tông gạch dày 0,7m. Khối bê tông này liên kết thống nhất tạo nên sự vững chắc. Tại độ sâu 1,1m đến 2,8m là lớp đá hộc nhiều kích cỡ khác nhau trộn lẫn cát vàng, sỏi cuội sông đầm lèn chặt. Dưới lớp này chính giữa lòng tháp xế về góc đông nam xuất lộ trụ giới xây trong lòng tháp.  Trụ xây bằng gạch tạo khối hộp vuông đứng, cạnh dài 0,75m x 0,75m; chính giữa khối hộp là một lỗ vuông, cạnh dài 12cm x 12cm, bên trong chứa đầy đất hạt mịn màu xám đen nhạt. Dưới lớp đá hộc trộn cát sỏi là lớp đất màu xám nhạt, mịn, được làm sạch tạp chất đổ dày 0,7m. Sát đáy nền lòng tháp là lớp cát vàng hạt thô được lọc sạch đổ dày 0,2m. Toàn bộ trụ giới cao 1,3m, đế trụ loe dần ra với hai lớp gạch tạo nên bậc cấp, bậc trên cạnh dài 0,87m, bậc dưới 0,95m. Dưới đáy trụ là hộp cát màu vàng nhạt, hạt thô, kích thước dài 29cm x 29 cm, dày 20cm trong lớp cát có chứa các hiện vật. Các hiện vật thu được ở đây gồm 109 lá vàng mỏng với nhiều kích cỡ khác nhau, 6 viên đá màu kích thước nhỏ. Phân bố các hiện vật trong hộp cát cho thấy: các lá vàng có kích thước lớn, dài được xếp ven thành hộp cát, những lá kích thước nhỏ đặt gần trung tâm và chính giữa là các viên đá màu.

Các lá vàng tại Gò IIa
Trong 109 lá vàng được cắt nhiều hình thù khác nhau, với nhiều kích cỡ, trên đó hầu như tất cả được điêu khắc trang trí với nhiều đề tài khác nhau phản ánh nội dung liên quan đến các vị thần, các con vật huyền thoại trong  ấn Độ giáo. Phân loại theo chủ đề có thể thấy 54 mảnh trang trí hình ảnh các vị thần hay các tín đồ; 2 mảnh trang trí hình voi, 2 mảnh trang trí hình cá sấu, ngoài ra là các hình bò Nandin, Ngựa, thần Ganêsa hay các biểu tượng liên quan đến các thần như đinh ba, dao ngắn, mũi tên, giáo….
Sau đây là những hiện vật tiêu biểu.
 Nhóm hiện vật ký hiệu 95 - CT - GIIA 01 - 06 là những lá vàng mỏng dài hình chữ nhật. Kích thước dài từ 8cm đến 9,4cm, rộng 1,1cm  đến 1,4cm trên mặt khắc hình ảnh cácthần hay Tu sĩ (?)
Hiện vật ký hiệu 01 thể hiện hình ảnh 12 vị thần trong tư thế ngồi, nhìn thẳng với gương mặt ngắn vuông cằm hơi nhọn, ngực nở, thân thon, vai nhô với  tay chống trong nhiều tư thế. Hiện vật ký hiệu 02 thể hiện hình ảnh 8 vị thần trong tư thế ngồi, gương mặt vuông mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp miệng hẹp, cằm thon.Đầu đội mũ hình trụ tròn mỏng rộng trùm phủ đầu, hai vai nở, hai tay chóng trong nhiều tư thế. Ngực nở,thân thon gọn, quanh thân thắt một sợi dây mảnh. Tai đeo đồ trang sức chảy dài xuống vai

Hiện vật ký hiệu 95 - CT GIIa 01 - 06
Hiện vật ký hiệu 03 thể hiện hình ảnh trong tư thế ngồi của 11 vị thần với gương mặt vuông, mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp miệng hẹp, cằm hơi vuông. Vai ngang hơi nhô, thân thon gọn, hai tay buông trong nhiều tư thế khác nhau.
Hiện vật ký hiệu 04 thể hiện hình ảnh 7 vị thần trong tư thê ngồi. Đầu đội mũ trụ tròn dẹt, vành rộng trùm lên đầu, gương mặt thon tròn, trán rộng, mắt nhỏ miệng hẹp, cằm thon. Thân thon gọn, vai rộng tay buông xuôi uốn theo thân trong nhiều tư thế khác nhau.
Hiện vật ký hiệu 05 khắc tạc 11 vị thần trong tư thế ngồi nhìn thẳng với gương mặt vuông, trán rộng, mắt tròn nhỏ, sống mũi
thấp, miệng hẹp cằm thon nhọn. Vai ngang, hai tay buông xuôi dọc theo thân trong nhiều tư thế khác nhau
 Hiện vật ký hiệu 06 thể hiện 4 vị thần  ngồi trong tư thế nghiêng có gương mặt trái xoan, sống mũi hơi cao thẳng, miệng hẹp. Vai vuông ngực nở thân thon gọn, tay chống trong nhiều tư thế.Kích thước lá này nhỏ nhất dài 4,1cm, rộng 1,4cm.Đây là những hình ảnh thể hiện các tín đồ hay các vị thần, khó có một lời bình luận chính xác. Trong các tác phẩm nghệ thuật khắc tạc hình ảnh các vị thần mang nội dung  ấn Độ giáo, chúng tôi chưa gặp một tác phẩm nào lại thể hiện đông số lượng thần trên một tác phẩm. Đây có lẽ là hình ảnh các tu sĩ Balamôn, những người đại diện, tầng lớp trung gian nối tâm linh giữa thần và tín đồ mới đông đảo như vậy. Họ đang ở trong các tư thế ngồi tu luyện?
Hiện vật ký hiệu 95 - CT - GII a 27 -28 -29. Đây là 3 lá vàng mỏng được cắt theo đề tài trang trí. Hiện vật ký hiệu 27 là lá vàng mỏng hình chữ nhật đầu cắt vê tròn tạo nên dáng hình trụ. Đề tài thể hiện là hình ảnh vị thần trong tư thế ngồi, đầu đội mũ trụ tròn dẹt mỏng, trên đỉnh có núm nhọn, tóc chảy dài hai
 bên ôm lấy gương mặt. Mặt vuông phương phi, mắt nhỏ tròn,


Trang trí các hiện vật 95 CT - GII a 27- 28   - 29
sống mũi cao, miệng hẹp, cằm vê tròn. Tư thế ngồi htẳng, vai vuông, ngực nở, bụng thon, quanh thân quấn một tà vải hẹp. Hai chân xếp bằng giao nhau, lòng bàn chân ngửa. Hai tay thể hiện hai tư thế, tay trái buông dọc theo thân, bàn tay đặt nhẹ lên đùi. Tay phải giơ lên trong tay cầm một bông sen. Đây có thể là hình ảnh thể hiện thần Visnu.Kích thước dài 2,5cm, rộng 1,7cm. Hiện vật ký hiệu 29 là hình ảnh một nữ thần ngồi trong tư thế ngồi quỳ, hai chân gập thân quay về phía trước. Nữ thần đầu đọi mũ trụ tròn dẹt, chóp mũ nhọn nhô lên, gương mặt thoan thả, hai tai đeo  đồ trang sức chảy dài xuống vai. Mắt nhỏ, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, cằm thon. Tư thế ngồi thoải mái, mông đặt lên gót chân, hai chân gập. Vai thon, ngực nở, quanh thân quấn tà váy nhiều lớp, Hai tay, một tay cầm bông sen giơ



Hiện vật trang trí hình ảnh các vị thần
cao,một tay thả dọc theo thân. Đây là hình ảnh nữ thần Laskmi. Kích thước dài 2,8cm, rộng 1,8cm.
 Hiện vật ký hiệu 28 là hình ảnh một nam thần thể hiện trong tư thế ngồi thoải mái, đầu đội mũ trụ tròn dẹt, trên đỉnh có núm nhỏ nhọn nhô lên, hai bên tóc chảy dài ôm lấy khuôn mặt. Gương mặt nhìn thẳng, mắt nhỏ tròn, sống mũi thấp, cánh mũi nở. Vai vuông, ngực nở, bụng to tròn. Tư thế ngồi hai chân co, chống nhô đầu gối, dang rộng trong tư thế nghỉ ngơi.Một tay xuôi dọc theo thân, một tay đặt lên mu bàn chân. Quanh thân quấn tà vải mỏng, vạt buông phủ phía trước .Kích thước dài 2,8cm, rộng 1,8cm
Hiện vật ký hiệu 95.CT.GIIa- 30  là lá vàng mỏng có hình  chữ

Trang trí hiện vật 95 CT GIIa -30
nhật, đầu cắt vê tròn theo hình trang trí. Đề tài thể hiện hình ảnh một vị thần trong tư thế ngồi hai chân vắt chéo nhau. Một chân co, một chân  co nghiêng, mông đặt vào gót chân. Đầu đội mũ trụ tròn dẹt, đỉnh có chóp nhọn, vai nở bụng thon. Một tay chống, một tay giơ, khuỷ tay đặt trên đầu gối. Kích thước dài 2,2cm, rộng 1,5cm.
Hiện vật ký hiệu  95 - CT - GIIa 31 -32 -33- 34. Nhóm hiện vật này có kích thước nhỏ, là những lá vàng mỏng, hình chữ nhật , một đầu được cắt góc vê tròn theo hình ảnh khắc tạc trang trí.
Hiện vật ký hiệu 31 là  hình ảnh một vị thần thể hiện trong tư thế quỳ với đầu đội mũ chóp tròn dẹt, trên đỉnh có núm nhọn.
Gương mặt thon tròn thể hiện nhìn nghiêng, mắt nhỏ, mũi thấp cằm vê tròn thon. Vai rộng nở, thân thon gọn. Tư thế thể hiện ngồi quỳ, hai chân gập, mông đặt trên gót,  người xoay

Hiện vật     ký hiệu 95 CT - GIIa 32
nghiêng, một tay chống thẳng, một tay đặt trên đầu gối . Kích thước dài 2,4cm, rộng 1,3cm.
 Hiện vật ký hiệu 32 khắc tạc hình ảnh một vị thần ngồi trên toà sen, tư thế ngồi thoải mái nhìn thẳng về phía trước. Thần đội mũ chóp tròn dẹt, đỉnh có chóp nhọn nhỏ nhô lên.Gương
mặt vuông, cung mày cao dài, mắt nhỏ, sống mũi ngắn thấp, cằm vê tròn. Tai đeo đồ trang sức chảy dài xuống vai. Vai nở, người thon, bụng to phệ, ngồi trong tư thế thoải mái, hai chân mở rộng,một chân đặt nằm trên mặt bệ, một chân co, một tay chống, một tay đặt trên đầu gối. Thần toạ lạc trên chiếc bệ mỏng xung quanh trang trí các bông sen hướng lên. Kích thước dài 2,3cm, rộng1,7cm. Đây có thể là hình ảnh của thần Brahma.

Hình ảnh một số vị thần khắc trên các lá vàng Gò IIa
Hiện vật ký hiệu 33 thể hiện hình ảnh vị thần trong tư thế ngồi nghiêng với đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn, gương mặt vuông, mắt nhỏ, mũi ngắn, miệng hẹp, cằm vê tròn. Vai rộng, vuông. Người thon gọn. Tư thế ngồi thoải mái, hai chân chống bắt chéo nhau, một tay chống thẳng, một tay đặt trên đầu gối, cánh tay giơ về phía trước. Kích thước dài 1,9cm, rộng 1,5cm. Hiện vật ký hiệu 34 là hình ảnh một vị thần ngồi trên toà sen. Thân đội mũ tròn dẹt,  chóp có núm nhọn nhô lên. Gương mặt trái xoan thon thả, mắt dài nhỏ, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng rộng, cằm vê tròn. Ngực nở rộng, bụng thon. Tư thế ngồi xếp bằng,  bàn chân giấu trong lòng; hai tay mỗi bên ôm một búp sen. Thần ngòi trên toà sen mỏng với những bông sen nhỏ dài, nhiều lớp cánh hướng lên. Kích thước dài 2,6cm, rộng 1,8cm. Đây là hình ảnh của thần Visnu.Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 70, khắc tạc hình ảnh một vị thần ngồi trong tư thế thoải mái. Đầu vị thần đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhỏ nhô lên ôm lấy gương mặt khá thanh tú với mắt nhỏ dài, sống mũi cao, miệng rộng, cằm vê tròn. Tai đeo đồ trang sức chảy dài xuống vai.Vai tròn nở, thân  thon gọn. Hai tay, một tay đặt trên đầu gối, một tay khuỳnh thu vào lòng phía trước. Tư thế ngồi, một chân co đầu gối chống nhô lên, một chân duỗi thoải mái. Kích thước dài 2,6cm, rộng

Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
1,3cm.Hiện vật ký hiệu 95 - CT GII a 71, thể hiện hình ảnh một vị thần trong tư thế ngồi xổm, hai chân co, đầu gối nhô cao. Vị thần  đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn nhô lên, gương mặt trái xoan, trán rộng nở mắt nhỏ dài, mũi thẳng cao, miệng hẹp, cằm vê tròn. Tai đeo trang sức chảy dài xuống vai. Vai nở, ngực rộng, thân tròn thon. Một tay thu trước ngực, một tay đặt trong lòng. Hai chân ngồi trong tư thế co, đầu gối nhô, hai đùi mở rộng. Kích thước dài 2,8cm, rộng1,5cm.
Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 75, là một lá vàng mỏng hình chữ nhật kích thước dài 2cm, rộng1,6cm, thể hiện hình ảnh vị thần trong tư thế ngồi. Vị thần  đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh mũ có núm nhọn nhô lên ôm lấy gương mặt hơi vuông,hai mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp, cánh mũi rộng, cằm vê tròn. Vai rộng nở, ngực căng, thân thon gọn khoẻ. Hai tay, một tay giơ lên, một tay chống thoải mái bên sườn. Tư thế ngồi hai chân gác chéo nhau, một chân chống đầu gối nhô cao, một chân

Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
đặt nằm.Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 81, là lá vàng mỏng cắt góc vuông vức, kích thước dài 2,5cm, rộng 1,2cm, khắc tạc hình ảnh một vị thần thể hiện trong tư thế ngồi. Đầu thần đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn nhô lên, hai bên tóc buông xuống  ôm lấy gương mặt vuông, cằm thon nhọn. Mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp, cánh mũi nở, miệng hẹp. Vai rộng, ngực nở, thân thon gọn.Tư thế ngồi thoải mái, hai chân bắt chéo nhau. Một tay chống xuống dọc theo thân, một tay thu vào lòng.
Hiện vật ký hiệu 95.CT GIIa 82, có hình chữ nhật cắt góc vuông vức, kích thước dài 2,5cm, rộng 1,4cm, thể hiện hình ảnh vị thần trong tư thế ngồi. Thần đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn nhô lên ôm

Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
lấy gương mặt vuông cằm vê tròn với mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng rộng. Vai rộng, ngực nở thân tròn thon. Tư thế ngồi khá thoải mái, hai chân giang rộng, một chân chống đầu gối nhô cao, một chân đặt nằm. Một tay đặt trên đầu gối, một tay thu vào trong lòng.Quanh bụng quấn một tà vải nhỏ, dải buông uốn lượn nhẹ trước bụng. Hiện vật ký hiệu 95CT GIIa84- 95, là những lá vàng mỏng cắt góc vuông vức, kích thước dài 2,6cm-3cm, rộng 1,7cm- 1,2cm khắc tạc hình ảnh vị thần ngồi trong tư thế thoải mái. Đầu thần đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn nhỏ nhô lên, hai bên là làn tóc chảy dài xuống vai hơi uốn xoăn ôm lấy gương mặt vuông, cằm vê tròn. Hai mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng hẹp. Vai nở ngực căng, thân tròn thon. Tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau thoải mái, một tay chống thẳng dọc theo thân, một tay thu vào lòng, trong tay cầm chiếc gậy ngắn đầu tròn tù hay hình bông sen

Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
. Đây có thể là hình ảnh của thần Visnu với gậy tày, bông sen trong tay, vật biểu tượng quyền uy của thần. Hiện vật ký hiệu 95 - CT GIIa.85,là lá vàng mỏng hình chữ nhật, thể hiện hình ảnh vị thần trong tư thế ngồi., đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm tròn nhọn nhô, hai bên là tóc chảy dài  buông xuống ôm lấy gương mặt tròn ngắn với mắt nhỏ, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng rộng, cằm vê tròn. Vai nở, ngực rộng, thân tròn thon. Tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau, đầu gối mở rộng. Một tay chống thẳng dọc theo thân, một tay cầm đinh ba giơ lên. Đây là hình ảnh của thần Sihva với vật biểu tượng là chiếc đinh ba,vũ khí của thần Sihva dùng để giết cọp được thể hiện theo nội dung trong thần thoại. Thần thoại kể rằng “ Ngày xưa có giống người trong rừng sâu muốn sát hại thần Sihva. Nhân lúc Sihva vào rừng sâu, họ bèn làm phép dụ cọp đến vồ thần. Một con cọp xông tới định xé xác thần. Nhưng thần mỉm cười, cầm cây đinh ba đâm thọc vào miệng cọp, cọp chết tươi ngay. Sau đó thần dùng ngón tay út rạch bụng cọp lột da làm áo choàng”. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 86, là lá vàng mỏng hình chữ nhật khắc tạc hình ảnh  vị thần thể hiện
Hiện vật trang trí hình ảnh các vị thần lá vàng Gò IIa
trong tư thế ngồi thoải mái. Thần độ mũ tròn dẹt, đỉnh có núm tròn nhỏ, hai bên là những mớ tóc dài chảy xuống ngang vai ôm lấy gương mặt tròn ngắn với mắt nhỏ tròn,sống mũi cao, cánh mũi hẹp. Vai nở, ngực rộng, thân thon gọn , một tay chống thẳng dọc theo thân, một tay thu phía trước trong tay cầm cây đinh ba. Tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau thoải mái. Kích thước dài 2,4cm, rộng 1,3cm. Đây là hình ảnh của thần Sihva. Nhóm hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa  94-98 -99 -101  -102 -103- 104 105 -106 -107 -108 –109, gồm 12 hiện vật là những.lá vàng mỏng được khắc tạc cùng một chủ đề Đó là hình ảnh vị thần thể hiện trong tư thế ngồi với mũ tròn dẹt, chóp mũ có núm nhỏ ôm lấy gương mặt tròn ngắn, mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp, cánh mũi nở, miệng rộng, cằm vê tròn. Vai nở, ngực rộng, thân thon gọn, một tay chống dọc theo thân, một tay thu vào lòng. Đặc biệt là tư thế ngồi đều thể hiện giống nhau với hai chân bắt chéo thoải mái.Kích thước các hiện vật dài 2cm đến 2,4cm, rộng0,8cm đến

Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
1,7cm. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 88 – 93, thể hiện hình ảnh hai vị thần công kênh nhau. Hiện vật ký hiệu 88, người phía dưới thể hiện đứng hai chân khuỳnh rộng vững tr•i. Đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn ôm lấy gương mặt tròn, mắt nhỏ dài, cánh mũi hẹp. Vai nở rộng đỡ người ngồi phía trên.Thân tròn thon khoẻ mạnh, trong tư thế đứng hai tay ôm chân người phía trên vắt qua vai. Người phía trên đầu đội mũ hình trụ tròn có tán che phía sau, tóc chảy dài hai bên ôm lấy gương mặt tròn thon, mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp. Miệng rộng, cằm vê tròn. Vai nở, thân thon gọn ngồi trên vai vị thần phía dưỡi hai chân vắt qua vai. Trong tay cầm chiếc gậy ngắn biểu tượng của quyền uy. Hiện vật  ký hiệu 93, thể hiện người phía dưới độ mũ tròn dẹt, chóp mũ có núm nhọn, gương mặt tròn, mắt nhỏ cánh mũi hẹp, miệng rộng cằm vê tròn. nhỏ, vai nở  thân thon khoẻ mạnh, thể hiện trong tư thế đứng khom đỡ người phía trên, hai tay buông dọc theo thân Thân thon gọn hai tay ôm lấy đầu người phía dưới, hai
bàn chân đặt trên vai, chân mở rộng, đầu gối khuỳnh hai bên cân xứng.thân.Người ngồi trên vaiđầu có 3 lọn tóc hình bán nguyệt nhô Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
lên ôm lấy gương mặt tròn thon, mắt nhỏ tròn, sống mũi cao. Cánh mũi hẹp, miệng rộng, cằm vê tròn. Thân thon gon, hai tay
Hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
 ôm lấy đầu người phía dưới, hai bàn chân đặt trên vai, đầu gối mở rộng, khuỳnh hai bên cân xứng. Cùng với những lá vàng khắc tạc hình ảnh các vị thần nói trên, có hình ảnh các thần được nhận diện qua những vật cầm biểu tượng, nhưng đa phần các hình ảnh ấy khó nhận được nội dung các lá vàng đó khắc tạc thể hiện vị thần nào. Để bổ xung cho những nhận biết này, trong 109 lá vàng tìm được còn cho thấy có 13 lá vàng được khắc tạc hình ảnh các vị thần cưỡi những con thú liên quan. Hiện vật ký hiệu  95 CT GIIa 72- 90, thể hiện hình ảnh vị thần cưỡi con ngỗng đang bay. Thần ngồi trên lưng ngỗng đội chiếc mũ tròn dẹt, chóp có núm nhỏ ôm lấy gương mặt vuông, cằm

Hình ảnh một số vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
vê tròn với đôi mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng nhỏ. Tư thế thể hiện nhìn nghiêng với vai nở, người thon vươn về phía trước, một tay giơ thẳng về phía trước, một tay co giấu phía sau. Một chân co ép vào sườn ngỗng. Ngỗng thể hiện tư thế đang bay với đầu thon nhỏ vươn cao, mỏ ngắn nhọn, thân thon, lông đuôi bay tua về phía sau. Đây là hình ảnh thần Brahma với ngỗng thần Hamsa.Kích thước  dài 2,7cm, rộng 1,5cm và dài 2,5cm, rộng 1,2cm.Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 76, khắc tạc hình ảnh vị thần cưỡi con thú. Vị thần đầu đội mũ tròn dẹt chóp có núm nhọn nhô lên ôm lấy gương mặt vuông, trán rộng nở, cằm vê tròn. Hai mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp

Hình ảnh  các vị thần ngồi trên bông sen và thần cưỡi thú
, cánh mũi rộng, miệng rộng, Hai tai to, vai nở thân thon gọn, tư thế ngồi trên mình con thú trong tư thế nghiêng, một tay chống xuống lưng con thú, một tay giơ cao, trong tay cầm chiếc roi ngắn uốn cong đầu. Thú có đầu thon, trên đầu có 2 sừng ngắn nhọn nhô lên, cổ dài, thân thon, bốn chân đứng thẳng. Đây có thể là con bò (?) Nan din vật cưỡi của thần Sihva.Kích thước dài 2,5cm, rộng 1,4cm. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 77, thể hiện hình ảnh vị thần cưỡi con thú mang hình con cá sấu. Vị thần ngồi trên mình cá, đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn,hai bên tóc chảy dài ôm lấy gương mặt tròn, mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp, cánh mũi rộng, miệng rộng. Vai vuông ngực nở, thân thon gọn. Tư thế ngồi nghiêng, một tay chống ngang sườn, một tay cầm chiếc đinh ba giơ cao, chân ép sát sườn thú. Thú có mình thon dài, đầu nhọn, miệng há rộng, đuôi như đuôi chim dài nhọn phía sau. Đây có thể là con cá sấu, một con vật quen thuộc của vùng đất. Với chiếc đinh ba cầm tay, có thể nhận thấy đây là hình ảnh thể hiện thần Sihva Kích thước, dài 2cm, rộng1,6cm . Hiện vật ký hiệu 95 CT

Hiện vật trang trí hình ảnh các vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
GIIa78và 83, thể hiện hình ảnh vị thần cưỡi thú. Vị thần đầu đội mũ trụ vuông, trên loe ra, gương mặt tròn hơi thon, mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng rộng, vai nở ngực rộng, thân thon gọn. Tư thế ngồi trên mình thú với hai chân giang rộng, một chân chống bàn chân đặt trên lưng thú, đùi ép sát vào sườn con vật. Quanh bụng quấn tà vải mỏng, tà buông phía trước, phủ lên lưng thú. Hai tay giơ, một tay cầm roi ngắn, một tay cầm gậy. Thú thể hiện đầu thon nhọn, hai sừng ngắn nhô lên, hai tai vểnh. Thân tròn thon, bốn chân vươn về phía trước. Đây có thể là hình ảnh thần Sihva cưỡi bò Nandin. Kích thước dài 2,8cm, rộng1,5cm và dài 2,7cm, rộng 1,7cm. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 79, là hình ảnh một vị thần đầu đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn nhô lên, hai bên tóc chảy dài xuống vai ôm lấy gương mặt vuông, cằm nhọn, mắt nhỏ, sống mũi cao, cánh mũi hẹp. Miệng nhỏ. Vai xuôi, thân thon gọn, một tay thu vào lòng, trong tay cầm chiếc chuỳ, một tay cầm chiếc roi chống xuống đùi. Thú  thể hiện trong tư thế động với mình thon, cổ dài, đầu vươn cao như dáng con Hươu. Đây có thể là  hình ảnh của thần Visnu với chiếc chuỳ trong tay biểu tượng trong tay(?). Kích thước dài 2,7cm, rộng 1,5cm. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 80, là lá vàng mỏng hình chữ nhật cắt góc vuông khắc tạc hình ảnh vị thần cưỡi voi. Vị thần đầu đội mũ hình trụ, tai đeo đồ trang sức chảy dài xuống vai ôm lấy gương mặt trái

Hình ảnh  vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
xoan với hai mắt tròn nhỏ, sống mũi cao, cánh mũi hẹp,miệng rộng, cằm thon nhọn. Hai vai nở, ngực rộng, thân thon, hai tay thu phía trước, một tay cầm chiếc đinh ba, một tay đặt trên đầu voi. Tư thế thể hiện ngồi xổm, hai chân co, đầu gối mở, bàn chân đặt trên lưng voi. Voi có đầu to trán rộng, hai tai to vểnh lên, mắt nhỏ hẹp, vòi uốn cong vào phía trong. Kích thước dài 2,5cm, rộng 1,2cm. Đây là đề tài thể hiện hình ảnh của thần Inđra. Theo thần thoại ấn Độ trong trường ca RigVeda thì thần Inđra là con của thần Aditi và Kasyapa, được coi là vua của các thần “ Thần Inđra là vị thần phổ biến nhất. Thần Inđra trang bị vũ khí là lưỡi tầm sét, tức là chiến thần, là thần phun mưa và là chúa tể của mọi thần linh. Có thị hiếu về bạo lực là khuynh hướng từ thuở sơ sinh của thần Inđra. Từ đầu đến cuối

Hình ảnh một số vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
 truyền thuyết về ông ta là đầy rẫy những giai thoại về chiến tranh…Ông ta đánh bại tất cả mọi quyền lực trong bầu trời, đánh bại bọn ác quỷ dưới âm ty, đánh thần hạn hán, đánh các vị thần linh… để giúp loài người…” (1) Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 100, khắc tạc hình ảnh vị thần cưỡi con thú khá lạ. Thần đội mũ tròn dẹt, đỉnh có núm nhọn, hai bên tóc chảy dài xuống vai ôm lấy gương mặt phương phi với mắt nhỏ dài, sống mũi cao, cánh mũi hẹp, miệng nhỏ. Thần cưỡi thú trong tư thế nhìn nghiêng với thân thon gọn, một tay chống (1)Tham khảo thêm  L.Malleret: Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật điêu khắc Phật giáo – Balamôn giáo ở Đông Dương. Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học vào hông, một tay nắm bờm thú. Hai chân ép sát sườn con thú thể hiện trong tư thế động. Thú  thể hiện đứng, có đầu tròn to,  mặt dữ tợn, xung quanh bờm chảy dài. Thân to khoẻ, bốn chân to, trông như con Sư tử. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 87, là hình ảnh một vị thần ngồi trên bánh xe hình tròn. Thần đội mũ trụ tròn dẹt, đỉnh có núm nhỏ ôm lấy gương mặt tròn, mắt tròn nhỏ, sống mũi thấp, cánh mũi

Hình ảnh một số vị thần khắc trên lá vàng Gò IIa
to, miệng rộng, cằm vê tròn. Hai vai nở, ngực rộng, thân thon gọn, tư thế ngồi trên bánh xe tròn với nhiều nan tia ra. Một tay chống vào
hông, một tay cầm bông sen. Kích thước dài 2,4cm, rộng 1,5cm. Với bánh xe thời gian , có thể thấy đây là hình ảnh thể hiện thần Surya      ( thần Thái dương).Theo thần thoại  ấn Độ; Surya là thần mặt trời      “ Thần mặt trời cuốn gọn màn u tối, vứt nó xuống biển và đem ánh sáng đến cho mọi người. Thần cưỡi chiếc xe có 7 con ngựa hồng dữ tợn kéo đi rất nhanh. Tối đến thần biến mất hay đi đâu chẳng ai biết làm cho loài người mong đợi tha thiết cho đến lúc nàng rạng đông bừng dậy dọn đường và đánh xe cho thần hiện ra. Rồi thần lại tiếp tục mang ánh sáng và niềm vui đến cho loài người làm việc và kiếm sống…” (1).Ngoài những lá vàng khắc tạc hình ảnh các vị thần, ở đây còn những lá vàng khắc tạc hình ảnh các con thú thần linh liên quan đến các vị thần.

Hình ảnh  khắc tạc hình con ốc và hình chuỳ
 Hai hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 21 - 23- 24, thể hiện hình ảnh con voi trong tư thế khác nhau. Hiện vật ký hiệu 21, con voi có đầu to, trán rộng, mắt nhỏ dài, hai tai to xoè rộng, vòi vươn dài, cuối vòi hơi uốn cong cuốn lại. Thân tròn to, lưng uốn cong, bốn chân to vững  tr•i. Đuôi chảy dài phía sau.Hiện vật ký hiệu 24, thể hiện hình con voi trong tư thế động với đầu to, trán rộng nhô ra, mắt nhỏ dài, tai to
chảy xuống, vòi dài uốn cong, ngà ngắn nhọn. Thân tròn to, sống
Hiện vật trang trí hình bò Nandin và ngựa
(1)Tham khảo thêm . L.Malleret:Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật… Tài liệu đ• dẫn

lưng uốn cong. Bốn chân to khoẻ vững tr•i, đuôi ngắn. Đây là hình ảnh thể hiện con voi vật cưỡi của thần Inđra. Hiện vật 23 thể hiện đầu voi nhìn thẳng với trán rộng nở, mắt tròn to lồi hẳn ra. Trán trang trí hoa văn móc xoắn nối nhau thành dải treo phía trước. Vòi nhỏ dài vắt sang một bên, trên trán và vòi có vạch ô chéo.Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa22, thể hiện hình ảnh thần Ganêsa trong tư thế ngồi nhìn thẳng. Ganêsa có đầu voi mình người với đầu to, hai tai rủ hai bên, vòi dài uốn cong đặt lên lòng bàn tay phía trước. Vai nở, ngực to, hai tay thu  Hiện vật trang trí hình rùa
vào lòng đỡ lấy vòi. Hai chân xếp bằng, dáng vững tr•i. Kích thước dài 2,2cm, rộng 1,5cm. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa  26, thể hiện hình ảnh bò Nandin trong tư thế nằm . Bò có đầu to, hai sừng cong nhọn, tai vểnh, thân to mập, lưng có khối u nổi hẳn lên, hai chân trước gập, hai chân sau giấu vào trong bụng, đuôi dài buông phía sau. Kích thước dài 1,7cm, rộng 1,2cm. Đây là vật cưỡi của thần Sihva. Hiện vật ký hiệu 95 CT GIIa 20, khắc tạc hình ảnh con ngựa trong tư thế động, ngựa có đầu thon dài, cổ cao, bờm dựng, thân dài thon, bốn chân đứng, một chân phía trước như nhấc lên chuẩn bị chạy. Đuôi dài rậm buông phía sau. Kích thước dài 2,8cm, rộng1,6cm. Đây là hình ảnh con ngựa gắn với thần Surya- vật cưỡi của thần thời gian. Hiện vật ký hiệu 95 CTGIIa 18 -19 thể hiện hình con rùa với đầu thon nhọn nhô khỏi mai, hai mắt hình chấm tròn. Mai rùa hình elíp, giữa có sống nổi gồ lên. Bốn chân từ mai nhô ra chĩa 4 hướng thể hiện tư thế đang bơi. Kích thước dài 2,1cm - 2,5cm, rộng 1,5cm - 1,7cm. Nội

Hiện vật trang trí hình dao ngắn và bình ấm
dung thể hiện sự hoá thân của thần Visnu trong thần thoại khuấy biển sữa. Hai hiện vật 95 CT GIIa 11 – 12, thể hiện hình ảnh con cá sấu với đầu thon nhọn, mõm dài nhọn, thân thon dài, đuôi nhọn ngắn, trên thân có trang trí hoa văn hình vẩy cá. Kích thước dài 2cm - 3,5cm, rộng 1,6cm. Trong các mảnh vàng còn lại còn được trang trí các hình bánh xe, hình đinh ba, dao ngắn, giáo, tù và hình ốc, mũi tên, hình chuỳ, hình chiếc ấm, hình sóng nước, hình bông sen vv… Đó là hình ảnh vật tượng trưng liên quan đến các vị thần  ấn Độ giáo, hay một sự tích trong thần thoại làm nên một bộ sưu tập phong phú về các loại hình hoa văn trong nghệ thuật trang trí, thấm đậm tinh thần nội dung tôn giáo.  Ngoài những lá vàng, trong trụ giới còn tìm được 6 hiện vật là những mảnh đá màu nhiều kích cỡ màu sắc khác nhau: nâu sẫm, vàng nhạt, xanh lơ, hồng nhạt, tím biếc. Những hiện vật này có khả năng liên quan đến nội dung tôn giáo. Toàn bộ số hiện vật thu được trong lòng kiến trúc Gò IIa được coi là một bộ sưu tập phong phú gồm nhiều loại hình, chất liệu. Đặc biệt những hình trang trí trên các lá vàng đ• phản ánh sự đa dạng phong phú hình ảnh các vị thần linh, các con vật, các vật biểu tượng tôn giáo liên quan, góp thêm những hiểu biết về chủ nhân, niên đại của nhóm di tích quan trọng này. Nhìn tổng thể  kiến trúc tại Gò II a  được xây dựng tại vị trí được coi là trung tâm của các

Các viên đá màu tìm được tại Gò IIa
( Nguồn tư liệu Viện Khảo cổ học)
kiến trúc Gò số II  và các kiến trúc trên địa bàn x• Quảng Ng•i. Đây là một kiến trúc có quy mô tương đối lớn, bình đồ kiến trúc hình chữ nhật, phía trước có tiền phòng dẫn vào tháp. được xây dựng khá quy chuẩn với chất liệu gạch là chủ yếu. Bên cạnh đó chất liệu đá giữ vai trò quan trọng.Kiến trúc này  được khắc tạc trang trí khá hoàn chỉnh với hoa văn đường diềm phân biệt đế và thân tháp, hệ thống trụ áp tường đăng đối, có nhịp điệu cân bằng sáng sủa. Đặc biệt là hệ thống chất liệu đá sử dụng xây dựng phòng tiền sảnh với hệ thống cột đá, mi cửa được khắc tạc  trang trí đẹp, giàu tính thẩm mỹ. Có thể coi đây là một công trình kiến trúc được xây dựng trang trí đẹp nhất trong các kiến trúc được biết ở Cát Tiên
.+ Gò IIb.
Gò IIb được xây dựng sát Gò IIa , đây là một kiến trúc đổ nát, gạch vùi thành gò cao khoảng gần 2m so với địa hình xung quanh, phủ  trên mặt gò là các loại cây ăn quả ngắn ngày được người dân ở đây trồng trọt. Do lòng hiếu kỳ, những năm 90 thế kỷ trước khi khai phá vùng đất này những người dân đ• đào trên đỉnh gò một hố lớn, tại đây xuất lộ các lớp gạch cùng những thành phần kiến trúc đá bị vùi lấp. Năm 1998, Gò II b được tổ chức khai quật làm xuất lộ toàn bộ những dấu vết còn lại của kiến trúc này.(1)
Kiến trúc: Phế tích  kiến trúc tháp tạị Gò IIb là một kiến trúc được xây lùi về phía sau so với mặt  bằng tháp IIa , cách chân đế tháp IIa 2m về phía tây- bắc. Cấu trúc tháp còn lại chia làm hai phần, đế tháp cao 1,1m, mặt bằng hình vuông kích thước 8,3m x8,3m, được xây (1)Phần này tham khảo thêm: Nguyễn Tiến Đông: Khu di tích Cát Tien Lâm Đồng. Luận án Tiến Sĩ Lịch sử. Hà Nội 2002. Tư liệu Viện Khảo cổ học
như một khối gạch khổng lồ giật cấp nhiều lần làm nền cho thân tháp vươn lên. Phân chia đế và thân tháp là hệ thống cột cửa tháp khắc tạc hoa văn hình tròn bán khuyên dẹt.Thân tháp có bình đồ mặt bằng hình chữ nhật hướng đông - tây. Kíchthước trung bình dài 3,6m, rộng 3,13m.Tường tháp còn lại cao từ 0,8m đến 1,2m, dày trung bình 0,75m được xây bằng gạch liên kết vững chắc. Các viên gạch xây câu


Bản vẽ : Mặt bằng kiến trúc tháp  Gò II b
( Nguồn tư liệu Viện khảo cổ học)
 móc vào nhau không có mạch vữa liền khít tạo khối ổn định. Các mặt tường tháp có dấu vết của hệ thống cửa giả với hệ thống trụ áp tường  đối xứng nhau. Cột cửa giả xây khối vuông nhô khỏi tường, chạy dọc theo thân tháp vươn lên.Lòng tháp hình chữ nhật hướng đông - tây dài 2,8m, rộng 2,47m, tường lòng xây phẳng nhẵn, cửa mở về hướng đông. Hai bên là hai trụ cửa xây nhô khỏi tường tháp. Chân cột có trang trí hoa văn , hình tròn bán khuyên được khắc tạc trực tiếp lên gạch làm tăng thêm giá trị mỹ thuật cho kiến trúc. Phía trước là phòng tiền sảnh dẫn vào lòng tháp để lại dấu vết cho biết  có mặt bằng hình vuông, kích thước 2,4m x 2,4m với 5 bậc cấp lát đá phiến đi lên cửa tháp, mỗi bậc chênh nhau trung bình 0,23m. Trước cửa còn phiến đá bậc cửa giữ  nguyên tại kiến trúc. Dựa vào lỗ mộng bậc cửa cho biết cửa tháp rộng 0,86m. Lòng tháp được lát gạch  phẳng. Phía trước tháp IIb là khoảng sân rộng lát gạch phẳng, nối liền với sân tháp IIa  được nhận rõ bằng một gờ nổi phân chia sân hai kiến trúc. Xung quanh tháp IIa và IIb là hệ thống tường bao, tường bao cách nền tháp khoảng 1m, còn lại cao nhất 1,03m; dày 1,5m. Tường bao được xây với kỹ thuật khá đặc biệt. Hai mặt tường được xây phẳng tạo nên khoảng trống giữa hai lớp gạch ở đó được chèn đầy bằng gạch vỡ, sỏi, đất  đầm lèn chặt tạo nên bức tường dày vững chắc.
Như vậy có thể thấy, kiến trúc Gò IIa và kiến trúc Gò IIb được xây dựng trên cùng một địa điểm, được giới hạn không gian bằng những dải tường bao. Dải tường bao này tiếp tục chạy dài nối với các kiến trúc Gò IIc; IId tạo nên một không gian khép kín bao quanh nhóm di tích này. Kiến trúc Gò IIb về hướng có cùng hướng với kiến trúc gò IIa nhưng quy mô nhỏ hơn. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch, chất liệu đá tham gia ít .Có thể nói tháp Gò IIb được gọi là tháp gạch.Với dấu vết hiện thấy  cùng diện tích lòng tháp nhỏ hẹp ( 2,8m x 2,47m) và những hiện vật thu được có thể cho rằng đây là một kiến trúc tháp thờ có bộ mái nhiều tầng thu nhỏ dần lên trên. Hiện vật thu được qua khai quật tại Gò IIb không nhiều, nhưng có mặt hầu như đủ các loại hình, chất liệu khác nhau. Đặc biệt ở đây tìm được khá nhiều vật liệu đồ đất nung như gạch , ngói có hình dáng kích thước khác nhau và được điêu khắc trang trí
Hiện vật liên quan đến kiến trúc.
Để tạo nên hình hài kiến trúc, vật liệu được sử dụng tại kiến trúc Gò IIb gồm hai chất liệu chính đó là gạch và đá.
- Gạch là thành phần vật liệu chính sử dụng khi xây tháp. Gạch ở đây có kích thước nhỏ, trung bình dài 0,24m, rộng 0,12m và dày 0,07m. Gạch có màu đỏ nhạt, độ cứng khá cao, xương lẫn nhiều tro trấu nên có độ hút ẩm cao. Gạch thường có hai loại , gạch lát sân có kích thước lớn hơn, gạch xây tháp có kiến trúc nhỏ hơn.Gạch được xây với kỹ thuật mài xếp chập với nhau, các viên gạch câu móc vào nhau tạo nên độ liên kết bền vững. Giữa các viên gạch thường có lớp nhựa màu đen nhạt, có khả năng chất kết dính gắn các viên gạch với nhau là một loại nhựa cây (?). Nhiều viên gạch được khắc tạc trang trí với những hoạ tiết khác nhau: hoa sen, hoa chanh, lá cuốn, móc xoắn.. chứng tỏ ngôi tháp này vật liệu gạch được chú trọng khắc tạc trang trí cho công trình kiến trúc thêm phần mỹ thuật.
- Ngói  là loại vật liệu dùng trong bộ mái kiến trúc. Tại phế tích kiến trúc Gò II b, tìm được khá nhiều ngói  xếp thành đống ven tường tháp Gò IIa tiếp giáp với Gò IIb. Ngói có kích thước lớn, to bản, màu đỏ nhạt, dày 1cm - 1,3cm, được nung ở nhiệt độ khá cao. Mặt cắt thân ngói có hình cánh chim, ngói có móc dùng để gắn vào bộ mái lợp. Với bình đồ mặt bằng gò Iib cho thấy đây là một kiến trúc dạng tháp, do vậy số ngói này có lẽ liên quan đến các công trình kiến trúc khác trong nhóm
- Đá được sử dụng ít, ở kiến trúc Gò IIb chỉ thấy được sử dụng làm bậc cửa lên xuống. Đó là những thanh đá màu xám nhạt, độ cứng cao, được mài cắt góc cạnh vuông vức, dài 1,2m - 1,4m; rộng mặt 0,20m - 0,23m, dày 0,18m - 0,22m xếp kế nhau tạo nên bậc lên xuống trước cửa tháp. Bậc cửa tháp là thanh đá phiến cắt góc cạnh vuông vức dài 1,71m,lát sâu vào nền lòng tháp 0,18m tạo nên bậc cửa vững chắc, hai đầu có hai mọng tròn, đường kính 0,1m, cách nhau 0,86m cho thấy khả năng cửa mở vào lòng tháp rộng 0,86m với hai cánh cửa là vật liệu nhẹ. Lỗ mộng tròn được sử dụng nhiều nên khá nhẵn. Ngoài vật liệu xây dựng, tại tháp IIb quá trình khai quật tìm được một phần bệ thờ trong lòng tháp. Bệ thờ này do di tích bị vi phạm nên đ• dịch chuyển ra phía ngoài lòng tháp , sát tường phía đông bên ngoài. Phần bệ thờ này có 3 phần gá lắp với nhau tạo nên một phần bệ thờ hoàn chỉnh. Phần mặt trên là một Yony khá hoàn chỉnh được chế tác từ phiến đá hình khối có màu đen nhạt, cạnh hình vuông dài 55cm x55cm, dày 9cm, được cắt góc cạnh vuông vức, mài nhẵn bóng.  Lòng Yony trũng xuống, riềm tạo gờ nhô lên 2cm, mặt gờ rộng 10cm. Từ thân, vòi Yony vươn dài 30cm nhọn dần đều, đầu vòi vuông, giữa vòi có khe nước thiêng chảy. Chính giữa lòng Yony có lỗ mộng hình chữ nhật dài 17cm, rộng 8cm đục xuyên qua. Phần giữa là một phiến đá màu đen nhạt liền khối, được chế tác hình vuông, góc cạnh cắt vuông, thành mài nhẵn bóng, kích thước 68cm x 68cm, dày 8cm. Mặt được đục sâu xuống 2cm, gờ rộng 7cm, tạo nên lòng trũng kích thước 55cm x 55cm lắp vừa khít với tấm trên thành khối thống

Bản vẽ Yony Gò IIb
( Nguồn tư liệu Viện Khảo cổ học)
nhất. Giữa lòng có đục lỗ mộng hình chữ nhật, kích thước dài 17cm x 8cm, phía dưới thu vào thành mộng côn hình thang ngược.Phần dưới cùng là phiến đá khối hộp hình vuông cạnh 75cm x75cm, dày 28cm, đáy vuông phẳng, phía trên hơi thót vào làm đế đỡ bộ phận phần trên. Như vậy cả 3 tấm ghép lại sẽ thấy một phần bệ thờ sử dụng trong lòng tháp II b. Bệ thờ còn lại cao 43cm, thu nhỏ dần lên trên (đáy kích thước 75cm x75cm, mặt 55cm x 55cm), cho thấy bệ thờ này  nhỏ và thấp. Vậy có khả năng phần bệ thờ này được đặt trên một phần bệ gạch phía dưới.Ngoài những hiện vật trên tại Gò IIb còn thu được khá nhiều mảnh gốm, gốm xương dày, màu vàng nhạt, độ nung khá cao. Đó là mảnh miệng các loại hình: Bình, bát chân cao, đế, thân các loại đồ gốm vỡ ra.
- Hiện vật trong lòng tháp
Trong quá trình xử lý khi khai quật, cũng như kiến trúc tháp Gò I và Gò IIa, lòng tháp Gò IIb cũng được khai quật để làm rõ cấu trúc phía dưới của công trình kiến trúc này. Mặt nền gò IIb được lát gạch phẳng, bóc 11lớp gạch lát mặt nền dày 1,0m cho thấy các lớp gạch được lát đan xen nhau không trùng lặp tạo nên lớp mặt nền vô cùng vững chắc. Dưới lớp gạch là những lớp bột gạch đầm lèn chắc đan xen các lớp cát vàng, sỏi cuội đen, các lớp gạch lát xen kẽ nhau, có lớp dày đến 0,85m gồm 10 lớp gạch; tạo nên một lớp cát, gạch, cuội lấp lòng tháp dày gần 4m tính từ mặt nền xuống. Lớp sát đáy nền lòng tháp, chính giữa có 4 viên gạch kích thước lớn ( dài 31cm, rộng 18,5cm, dày 8cm) xếp  bắt góc với nhau tạo nên ô hộp trống chính giữa, kích thước ô hộp vuông cạnh 18,5cm x18,5cm, cao 8cm chứa đày cát sạch .Trong hộp gạch này có6 hiện vật là những lá vàng mỏng

Bản vẽ hiện vật ký hiệu 98 - CT G IIb 01
( Nguồn tư liệu Viện Khảo cổ học)
trên  có khắc tạc trang trí.  Hộp gạch này về nội dung được sử dụng như một trụ giới đặt hiện vật tâm linh trong lòng tháp. Trong 6 hiện vật thu được trong lòng tháp gò IIb có 3 hiện vật trang trí hình voi, đó là những con voi thể hiện đứng nhìn nghiêng khắc trên những lá vàng mỏng kích thước nhỏ dài 1,5cm, rộng1,1cm. Dù rất nhỏ nhưng rõ từng chi tiết. Đây là hình ảnh  của con vật liên quan đến thần Inđra.
Ba hiện vật còn lại đáng chú ý có một hiện vật ký hiệu 98. CT GIIb 01 là một lá vàng mỏng hình tròn, đường kính 6,3cm, trên khắc bông sen 8 cánh nở xoè đều vây lấy đài sen tròn trung tâm, mặt đài sen thể hiện các hạt chấm. Hai hiện vật còn lại là lá vàng trơn không trang trí. Nhìn chung hiện vật thu được tại tháp II b số lượng ít, hình điêu khắc thể hiện đơn giản. Cùng nằm trong nhóm kiến trúc gò II, số lượng và nội dung thể hiện của các hiện vật thu được ở đây đ• phản ánh vị thế, vai trò cùng niên đại của kiến trúc này trong tổng thể các di tích được dựng xây.
+ Gò II C.
Gò IIc nằm ở phía đông trước kiến trúc Gò IIa và IIb, cách sông Đồng Nai 65m về phía đông. Gò là khối đất chạy dài hình sống trâu, cao 2,7m so với mặt đất xung quanh. Đây là một kiến trúc có quy mô lớn bị sụp đổ, gạch sập xuống theo năm tháng tạo nên gò. Cũng như số phận các kiến trúc khác ở Cát Tiên, Gò IIc bị những người hiếu kỳ đào bới xâm phạm làm xuất lộ những dải tường gạch chạy dài cùng phiến đá thành phần của kiến trúc. Gò IIc được khai quật năm  2002, cuộc khai quật đ• làm rõ công trình kiến trúc được xây dựng ở đây.
Kiến trúc Gò IIc là một công trình có mặt bằng hình chữ nhật hướng đông - tây. Mặt bằng tổng thể  dài 16m, rộng8,1m. Nếu không tính độ nhô của hệ thống cửa, mặt bằng kiến trúc chính có chiều dài 14m , rộng 8,1m. Tường phía đông xây bằng gạch với nhiều lớp giật cấp thu nhỏ dần lên trên,  tạo nên chiều cao còn lại 1,2m với 16 lớp gạch, dày 1,4m. Mặt tượng có hệ thống trụ áp tường nhô khỏi thân 0,1m, mặt trụ rộng 0,42m, trụ áp tường cách nhau 3,4m. Gạch được xây mài xếp, câu móc so le nhau tạo nên khối tường liên kết vững chắc.  Chính giữa mặt tường cửa  kiến trúc mở về hướng đông, rộng 2,62m, giữa cửa là lối lên xuống rộng 0,88m chia làm 4 bậc cấp, mỗi bậc cấp được tạo bởi 3 hàng gạch chia đều nhau. Cửa chia đều  hệ thống tường phía đông thành hai phần bằng nhau cân xứng mỗi bên dài 1,56m. Từ cửa đi vào là hệ thống tiền phòng nhô khỏi thân kiến trúc 0,68m, dài 5,74m, sau đó bẻ ra góc kiến trúc chính mỗi bên 1,25m. Tường phía nam dài 14m, chiều cao còn lại từ 0,95m đến  1,2m, tường dày 0,7m - 0,8m với nhiều lớp gạch được xây giật cấp nhô lên. Tường phía nam có hệ thống cột trụ áp tường nhô khỏi thân tường 22cm, mặt trụ rộng 44cm, xây thẳng đứng chạy dọc theo thân, mỗi trụ cách nhau 2m. Cách tường phía đông 8m, tại mặt tường phía nam là hệ thống cửa giả . Cửa rộng 3,2m, nhô khỏi thân kiến trúc 1,36m,  cao 0,95m; lòng cửa rộng 1,5m có 3 bậc gạch lên xuống, độ chênh bậc cửa  trung bình 0,31 m, mặt bậc rộng 0,3m. hai bên là hai cột cửa đối xứng nhau. Cửa mở xuống sân lát gạch phẳng nối với kiến trúc gò IId . Hệ thống tường phía tây và phía bắc được xây đối xứng với tường phía đông và nam nhưng không có hệ thống cửa. Bao quanh kiến trúc gò IIc là hệ thống tường bao, tường bao xây gạch, phía đông cách tường kiến trúc 0,52m. Lòng kiến trúc mặt bằng hình chữ nhật, hướng đông tây, kích thước dài 11m, rộng 3,6m, được lát gạch khá phẳng. Trong lòng đầu phía đông có một ô hình chữ nhật, gạch lát được giới hạn bằng những d•y gạch nghiêng, tạo nên  diện tích12,8 m2  ( 4m x 3,2m). Gạch ở  đây được lát 3 lớp phẳng dày 0,22m trên nền lớp gạch vụn được đầm lèn chặt; phía dưới là lớp đất đen dày 1,2m. Chính giữa hố xuất hiện trụ giới  khối hộp hình chữ nhật cao 0,6 m với nhiều lần giật cấp thu nhỏ dần lên trên. Khối gạch này được xây trên một nền gạch lát phẳng kích thước đáy dài 1,8m x 1,3m, sau nhiều lần giật cấp kích thước khối hộp mặt dài 1,0m x 0,61m. Tại trụ giới này không có hiện vật chôn theo như trong các trụ giới  ở những kiến trúc đ• được biết. Hiện vật tại Gò IIc hầu như chủ yếu là gạch và ngói, đó là những vật liệu tạo nên diện mạo của kiến trúc. Bên cạnh đó là những hiện vật đồ gốm được biết với tư cách là những vật dụng liên quan đến kiến trúc này.
Hiện vật liên quan đến kiến trúc.
- Gạch là loại vật liệu chủ yếu tạo nên hình hài kiến trúc, gạch có màu đỏ nhạt,  hồng nhạt, độ nung khá cao, độ cứng cao, xương gạch có pha tro trấu, độ hút ẩm cao dễ đục chạm. Gạch ở đây có nhiều klích thước khác nhau, trung bình dài từ 26cm đến 30cm, rộng  10cm đến 14cm, dày 5cm đến 7cm. Với chất liệu gạch đ• nêu, được sử dụng vào xây dựng công trình kiến trúc tôn giáo,  nên gạch ở đây được  sử dụng hay cắt tạc trang trí theo vị trí công năng đảm nhận. Có thể nhận thấy một số viên gạch được xử lý vát xéo một đầu được sử dụng trên phần mái kiến trúc; gạch có gờ vai sử dụng trên bộ phận giật cấp vuông góc, cột trụ áp tường kiến trúc;hoặc gạch được khắc tạc trang trí các đề tài khác nhau, hoa cúc, hoa sen, hoa dây , lá thực vật trang trí trên các bộ phận kiến trúc. Với một công trình kiến trúc có quy mô lớn, gạch ở đây được sử dụng với số lượng nhiều, gồm nhiều loại, kích cỡ khác nhau. Kỹ thuật xây dựng các viên gạch được ghép kỹ thuật mài chập khối, câu móc vào nhau tạo nên sự liên kết vững chắc. Có khả năng nhựa thực vật được sử dụng làm chất kết dính các viên gạch lại với nhau thêm phần vững chắc.
- Ngói là một loại vật liệu có mặt tại kiến trúc Gò IIc; ngói tìm được ven chân tường kiến trúc với số lượng không nhiều, tổng số 1530 hiện vật. Ngói được chế tác dừ chất liệu đất sét lọc kỹ pha cát hạt mịn, có 3 màu nâu nhạt, nâu sậm và xám xanh. Xương ngói mịn, dày đều, độ nung khá cao nên khá cứng. Về hình dáng, ngói ở đây có 2 loại: ngói hình chữ nhật, mặt cắt  ngang hình “cánh chim”, thân ngói hình chữ nhật, dày 1cm - 1,2cm, giữa thân nổi lên gờ chạy dọc, chia viên ngói thành 2 phần đều nhau, hai bên bản mỏng dần ra ngoài uốn cong lên. Nếu cắt ngang thân sẽ thấy giống như hình cánh chim xoè cánh. Ngói hình  lòng máng,  mặt cắt ngang thân uốn cong lòng mo, một đầu có gờ nổi đắp ngang nhô lên dùng để gá lắp. Trên thân ngói có các lỗ thủng tròn dùng để ghim vào bộ mái cho ngói ồn định khi sử dụng.
 Hiện vật khác.
Hiện vật ở đây chủ yếu là đồ gốm thu được trong lòng và bên ngoài kiến trúc. Gốm được chế tác từ đất sét lọc kỹ pha cát hạt mịn hoặc b• thực vật , độ nung khá cao, xương có màu vàng nhạt hoặc xám nhạt, khá mịn. Tổng số có 358 hiện vật gồm: miệng 31 hiện vật, thân 321 hiện vật, đế 6 hiện vật  với nhiều loại hình miệng, đế khác nhau, được tạo dáng khá đa dạng nhưng hoa văn trang trí đơn giản.
Với những dấu vết còn lại cho thấy kiến trúc Gò IIc là một công trình có quy mô lớn, mặt bằng hình chữ nhật, diện tích sử dụng lớn gần 40m2 ( 11m x 3,6m); cửa mở tại hai mặt  ( đông và nam) cho thấy kiến trúc này có công năng sử dụng  nhiều hơn là chức năng thờ. Kiến trúc được xây thuần nhất bằng chất liệu gạch, tạo nên một công trình khá đồ sộ.Từ độ rộng lòng 3,6m, theo các nhà khai quật cho biết khả năng kiến trúc này cao 8m, có bộ mái gạch giật cấp nhiều lần thu nhỏ lên đỉnh. Đây có thể là một công trình đền thờ có mặt sớm trong các kiến trúc được xây dựng ở nhóm gò số II.(1)
+ .Gò II D.
Gò IId là một gò đất cao hình sống trâu chạy dài song song với dấu tích gò IIc, nằm phía đông nhóm kiến trúc IIa , IIb, cách mép sông Đồng Nai khoảng 58m. Do công trình kiến trúc bị sụp dổ qua năm tháng tạo nên gò cao khoảng 2m so với mặt bằng xung quanh Trên mặt gò được người dân khai phá trồng cây ăn quả, trong quá trình khai hoang, do lòng hiếu kỳ nhiều hố đào thăm dò di tích này được tiến hành làm  xuất lộ những dải gạch chạy dài  và làm biến dạng mặt (1)Tham khảo thêm  Bùi Chí Hoàng - Đào Linh Côn: Báo cáo khoa học khai quật di tích Cát Tiên( Lâm Đồng). Tư liệu Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng bằng ban đầu của di tích. Năm 2002 cuộc khai quật khảo cổ học được tiến hành làm xuất lộ toàn bộ những dấu vết còn lại của kiến trúc.
Kiến trúc Gò IId là một công trình có mặt bằng hình chữ nhật hướng đông tây, hơi lệch về phía nam. Kích thước mặt bằng tổng thể dài 17,08m, rộng 6,88m, với hai phần được xây dựng trong hai thời điểm khác nhau.Kiến trúc chính mặt bằng hình chữ nhật, hướng đông tây,
kích thước dài 11,4m, rộng 6,88m và phần xây thêm vào nối dài kiến trúc này về phía đông, dài 5,68m, rộng 6,88m tạo nên một kiến trúc hoàn chỉnh. Phần nối thêm tạo nên sự cân đối với công trình kiến trúc Gò IIc.Nhìn tổng thể kiến trúc cửa chính mở về hướng đông. Cửa này tận dụng mặt tường bao phía đông vây quanh toàn bộ khu Gò II. Tường  còn lại cao 1,87m với 12 lớp, xây giật cấp cao dần lên, dày 1,7m được xây gạch đặc thành khối liên kết vững tr•i với nhau, khác hẳn các đoạn tường bao khác được xây gạch hai mặt trong và ngoài phẳng nhẵn, ruột tường được chèn bằng gạch vỡ, sỏi, đất đầm lèn chặt.. Kỹ thuật xây gạch mài khít kết khối với nhau. Tường phía nam còn lại cao 1,54m, dày 1,8m. Đế kiến trúc cao 0,98m gồm 13 lớp gạch, tường giật cấp vào so với đế 0,28m, cao0,56m gồm 8 lớp gạch xây liền khít với nhau theo kỹ thuật mài chập. Các viên gạch gắn kết so le nhau tạo nên khối vững chắc. Tường phía bắc dày 2,8m, cao 1,04m gồm nhiều lớp gạch xây giật cấp cao dần tương tự như tường phía nam. Riêng mặt tường bắc có một cửa ra vào lòng kiến trúc nằm lệc về phía tây bắc, cách góc đông bắc 7,6m, góc tây bắc 3,4m; cửa nhô khỏi thân tường 1,88m, rộng 2,4m, trên có mi cửa bằng chất liệu đá. Hai bên có dấu vết cột cửa được xây đăng đối bằng chất liệu gạch. Tường phía tây còn lại cao1,43m, dày 1,4m. Tường xây giật cấp nhiều lớp nhô lên với đế cao 0,78m có 5 lớp gạch giật cấp làm nền cho tường kiến trúc cao 0,65m với 7 lớp gạch còn lại.
Lòng tháp tường xây thẳng đứng, nhẵn các góc vuông vức. Nền lòng tháp dài 7,6m, rộng 2m, được lát gạch phẳng với 3 lớp dày 0,21m liên kết với nhau vững chắc. Lớp lát nền lòng giữa hai sàn gạch của hai phần cách nhau 14cm và có độ chênh nhau 15cm.Tại góc đông nam trong lòng kiến trúc, qua lớp nền gạch cho thấy phía dưới độ sâu 1,4 m có một mộ chum. Mộ chum được chôn sau khi có kiến trúc, gạch lát nền được bóc lên chôn mộ chum xuống sau đó lại lát nền lại bằng phẳng. Chum có dạng hình trụ tròn, thon dần hai đầu cân xứng. Trong lòng có chứa 3 viên gạch, đây có lẽ là viên gạch đậy miệng bị vỡ rơi xuống cùng với cát màu xám hạt mịn có lẫn xương đ• bị mủn nát và một công cụ chất liệu sắt.
Nhìn chung kiến trúc Gò IId là một công trình kiến trúc có quy mô lớn, được xây dựng nhiều lần tạo nên một kiến trúc hoàn chỉnh. Kiến trúc xây bằng gạch thuần nhất với tường dày, kích thước lớn. Với mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng đây là một đền thờ với phần thờ chính phía tây được xây trước có bộ mái gạch xây giật cấp thu dần lên đỉnh, phần xây thêm phía đông với những lỗ cột tìm được trên mặt nền  cùng vật liệu ngói lợp sập xuống cho thấy có khả năng bộ mái phần xây thêm này được lợp ngói.
Hiện vật
Cũng như kiến trúc Gò IIc, hiện vật Gò IId cũng chủ yếu là gạch ngói tạo nên diện mạo kiến trúc, bên cạnh đó có những hiện vật liên quan như đồ gốm. Những hiện vật đó về loại hình dù không nhiều nhưng cũng cung cấp những tư liệu quý, chân xác về nhóm di tích này.

Bản vẽ :Mặt bằng kiến trúc Gò IIc - IId.
( Nguồn tư liệu Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
Hiện vật liên quan đến kiến trúc. Gạch là vật liệu chủ yếu tạo nên hình hài kiến trúc. Gạch có  nhiều kích cỡ khác nhau, màu đỏ nhạt, hồng nhạt, độ nung khá cao, độ cứng cao, độ hút ẩm cao. Kích thước dài từ  28cm đến 31 cm; rộng 9cm đến 17cm, trung bình 11cm đến 14cm; dày 7cm đến 12cm. Do đảm nhận ở các vị trí khác nhau trong kiến trúc, nhiều viên gạch được cắt gọt vát chéo, cắt vuông góc hay khắc tạc hoa văn trang trí. Ngói là vật liệu bộ mái lợp. Ngói ở đây thu được số lượng nhiều, tập trung trên diện tích phần kiến trúc được xây thêm. Tổng số thu được 9.899 hiện vật ngói với 2 loại hình khác nhau. Ngói có mặt cắt thân hình cánh chim và ngói có mặt cắt thân  ngói uốn cong hình lòng mo. Ngói được chế tác từ đất sét có pha cát hạt mịn, b• thực vật, độ nung cao khá cứng. Ngói có móc nhọn dùng để móc vào sườn bộ mái
Đá chỉ có một hiện vật duy nhất, có thể là một phần của tấm Lanhtô   ( Linteau) gác trên cửa. Tấm đá màu đen xám nhạt, được cắt góc cạnh vuông vức, mài nhẵn bóng, kích thước dài 0,8m rộng 0,32m dày 0,10m.Hiện vật gốm tìm được khá nhiều trong kiến trúc gò IId, trong đó có nhiều hiện vật phục dựng được nguyên vẹn. Gốm có nhiều loại hình, kích cỡ khác nhau gồm : bình gốm ( 3 hiện vật); nồi ( 2 hiện vật); chum ( 3 hiện vật), vò ( 2 hiện vật); đĩa ( 2 hiện vật). Ngoài ra còn các loại hình mảnh vỡ khác như chân đế, vòi bình ( 15 hiện vật), miệng :58 hiện vật; thân:  1143 hiện vật;  đế 15 hiện vật…. Đặc trưng chung của gốm là màu xám nhạt, xám nâu, xám trắng, vàng nhạt hồng nhạt. có độ nung khá cao, xương cứng, hoa văn trang trí trên gốm ít. Những hiện  vật này là đồ gốm được sử dụng trong quá trình hoạt động tôn giáo của di tích này. Cá biệt có chum gốm sử dụng trong tang thức được chôn về sau trong lòng kiến trúc. Trong mộ chum này có chứa hiện vật chất liệu sắt, nhưng đ• bị mủn nát.
Nhìn chung kiến trúc Gò IId cũng như kiến trúc Gò IIc, đây là những kiến trúc nhà dài có quy mô lớn, được xây dựng phục vụ cho các tháp thờ Gò IIa- II b
 Kiến trúc khác.
Trong quá trình làm rõ các kiến trúc được xây dựng tại địa điểm Gò số II; tại phiá đông trước các kiến trúc Gò IIc - IId xuất lộ một dấu vết kiến trúc khác có liên quan đến các kiến trúc Gò số II.
- Kiến trúc tháp thờ:  mặt bằng kiến trúc có bình đồ hình chữ nhật, hướng đông tây, kích thước 3, 8m x 3,3m, lòng bình đồ vuông, kích thước 1,5m x1,5m; cách tường bao phía đông 0,5m. Kiến trúc này hoàn toàn bị sụp đổ chỉ còn nền lát gạch phẳng. Dấu vết còn lại cho thấy kiến trúc có quy mô nhỏ, được xây đơn giản với các lớp gạch giật cấp thu dần lên trên, các góc bẻ nhọn đều bốn góc, mặt tường phía nam còn vết tích cửa ra vào với 4 bậc cấp cao 0,42m. Đây có thể là dạng tháp thờ mà hiện vật Ganêsa tìm được tại gò số II được đặt  tại đây.
- Dấu vết kiến trúc nằm trên tường bao giữa kiến trúc Gò IIc - IId là một nền móng khá cao có bình đồ hình chữ nhật hướng đông tây dài 3,5m rộng3,1m cắt ngang tường bao, có khả năng là kiến trúc tháp cổng dẫn vào các kiến trúc nhóm tháp Gò II.
 Như vậy các kiến trúc Gò số II  hầu như được xuất lộ toàn bộ. Dấu tích còn lại cho thấy đây là một cụm kiến trúc được xây dựng quy hoạch hoàn chỉnh. Trên một một mặt bằng diện tích rộng 2000m2       ( 50m x 40m) có 4 công trình được xây dựng.  Các công trình kiến trúc này được giới hạn bởi hệ thống tường bao dài 50m và rộng 40m, tường dày 1,4m - 1,6m được xây gạch vững chắc. Giữa hai lớp tường  được chèn gạch vỡ, cát ,sỏi, đầm lèn chặt,trên mặt tường lợp ngói chống mưa nắng và làm đẹp cho các kiến trúc được dựng xây ở đây. Hệ thống tường bao đ• tạo nên giới hạn không gian thiêng cho nhóm di tích này. Trong 4 công trình kiến trúc có 2 kiến trúc thuộc loại hình tháp thờ ( tháp IIa - IIb) xây dựng quy mô lớn, trang trí khá đẹp. Đặc biệt số hiện vật đặt trong trụ giới dưới lòng tháp có số lượng nhiều, chất lượng cao, trang trí mỹ thuật đẹp đ• nói lên vai trò chủ đạo của hai kiên strúc tháp này trong nhóm. Hai kiến trúc IIc - IId thuộc loại hình kiến trúc nhà dài ( Mandapa), có quy mô lớn, diện tích sử dụng nhiều. Đây có thể là loại “nhà chờ”, nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật, sửa soạn hành hương vào tháp chính IIa - IIb. Bên ngoài tường bao tháp là một tháp nhỏ trước cổng ra vào nhóm kiến trúc, tháp thờ tượng Ganêsa, một vị thần linh của ấn Độ giáo. Giữa mặt tường bao phía đông có tháp cửa mở ra vào nhóm kiến trúc. Có thể hình dung nhóm kiến trúc Gò II như sau. Để vào  các kiến trúc Gò II có con đường dẫn  mở về hướng đông  nối từ Gò số I và Gò số III đi sang. Toàn bộ nhóm di tích này được khép kín trong hệ thống tường bao xung quanh. Trước cửa cổng vào di tích là một tháp nhỏ thờ thần Ganêsa, qua tháp cổng bước vào là sân gạch lát phẳng, hai bên là hai kiến trúc nhà dài IIc - II d chạy song song nhau, cách nhau bằng  một khoảng sân rộng. Kiến trúc IIc mở cửa về hướng nam , kiến trúc IId mở cửa về hướng bắc cùng hướng ra sân lát gạch phẳng. Từ sân này dẫn lên các tháp thờ IIa- IIb, trong đó tháp thờ IIa giữ vai trò  trung tâm. Dựa vào kết cấu xây dựng, có thể đưa ra trật tự xây dựng của các kiến trúc nhóm này như sau. Buổi đầu  được xây dựng tháp thờ chính IIa, sau này tháp IIb được xây bổ xung vào khoảng trống phía bắc tháp ; phía trước là tháp IIc , IId; sau này tháp IId được xây bổ xung kéo dài thêm về phía đông, lợi dụng hệ thống tường bao làm tường kiến trúc. Hệ thống tường bao được xây cùng với tháp IIa; IIc; IId; bên ngoài là tháp thờ thần Ganêsa. Giữa các kiến trúc được lát gạch bằng phẳng. Kiến trúc nhóm này được xây hoàn chỉnh: tháp thờ  bên ngoài ( thờ thần Ganêsa), hệ thống tường bao vây quanh,tháp cổng- hệ thống nhà dài ( kiến trúc IIc, IId) - tháp thờ ( tháp IIa, IIb) tạo nên vùng không gian thiêng khép kín, phân biệt với vùng đất thiêng là toàn bộ địa hình thung lũng x• Quảng Ng•i.
c. Gò số III.
Gò số III nằm ở phía nam địa điểm Gò II; phía bắc sông Đồng Nai, cách mép sông 25m. Gò có dạng hình tròn, đường kính 16m, cao 3,6m so với mặt bằng xung quanh. Trên toàn bộ gò cỏ tranh cây dại mọc um tùm. Mặc dù vậy, do lòng hiếu kỳ, săn tìm đồ cổ, di tích này cũng bị đào bới ngay trên chính đỉnh gò. Các cuộc đào bới tự phát làm xuất lộ những khối gạch đổ tạo nên gò, cùng những thanh đá lớn thành phần của kiến  trúc  bị sập đổ xuống. Gò III được khai quật năm 2001, đ• làm xuất lộ toàn bộ phế tích kiến trúc này cùng những hiện vật liên quan.
. Kiến trúc Gò III có mặt bằng bình đồ hình vuông, kích thước 9,6m x 9, 6m. Toàn bộ phần trên bị sụp đổ chỉ còn lại phần đế kiến trúc. Phần đế kiến trúc được xây trên nền đá sa thạch mềm màu xám nhạt,
dày 1,58m, tạo nên mặt bằng rộng 150m2, trên đó là phần đế kiến trúc còn lại cao3,0m được xây bằng gạch liên kết thành khối vững chắc. Gạch được xây giật cấp thu nhỏ dần lên cao, các góc được cắt bẻ góc vuông vức đối xứng qua thân, các góc xây giật cấp cao dần lên. Ba mặt đế có bậc dẫn lên thân tháp, có khả năng trên thân tháp xưa kia có  hệ thống cửa 4 mặt đi vào lòng tháp.

Bản vẽ :Mặt bằng kiến trúc Gò III
( Nguồn tư liệu Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
- Cửa  chính ra vào lòng tháp mở về hướng đông, dẫn lên cửa là 5 bậc lát đá phiến.Bậc 1 cao 0,31m, mặt rộng 0,29m; bậc 2 cao 0,255m, mặt rộng 0,25m; bậc 3 cao 0,26m, mặt rộng 0,255m; bậc 4 cao 0,24m, mặt bậc rộng 0,375m; bậc 5 cao 0,43m, mặt rộng 0,3m. Đá lát bậc là các viên đá phiến được cắt góc cạnh vuông vức, mài nhẵn ghép với nhau tạo nên. Hai bên bậc là hai trụ vách cách nhau 3,82m, tạo nên lối lên tháp rộng 2,1m. Trụ vách xây gạch khối hộp vuông, kích thước còn lại : cao  1,5m, chiều dài cạnh 0,87m x 0,85m.
Ba mặt bắc, nam , tây ở chính giữa có lối lên lòng tháp với  các hệ thống bậc.
- Phía tây gồm 4 bậc xây bằng gạch tạo nên lối lên tháp rộng 2,1m. Bậc 1 cao 0,42m, mặt rộng 0,1m; bậc 2 cao 0,3m, mặt bậc rộng 0,16m; bậc 3 cao 0,3m,mặt bậc rộng 0,2m; bậc 4 cao 0,75m, mặt tộng 0,3m. Hai bên bậc là hai trụ vách xây gạch hình khối hộp vuông với 3 lần giật cấp nhỏ dần lên trên cao 1,77m. Khối hộp dưới cùng có cạnh 1m x 1m cao 0,4m; khối hộp giữa cạnh 0,9m x0,9m, cao 0,3m; khối gạch trên cạnh 0,67mx 0,67m cao 1,05m.
- Phía bắc chính giữa là hệ thống bậc xây gạch đi lên lòng tháp, dài 2,18m với 5 bậc cao dần lên.Bậc 1 cao 0,175m, mặt tộng 0,235m; bậc 2 cao 0,245m, mặt rộng 0,17m; bậc 3 cao 0,24m, mặt rộng0,15m; bậc 4 cao 0,23m mặt rộng 0,15m; bậc 5 cao 0,23m, mặt rộng 0,3m. Hai bên là hai trụ vách xây gạch khối hộp vuông, trụ  phía tây cạnh 0,67m x 0,67m cao 1,0m, trụ phía đông cạnh 0,69m x0,69m cao 1,04m.
- Phía nam chính giữa là hệ thống bậc gạch đi lên lòng tháp , đối xứng và có kích thước tương tự  như bậc gạch mặt bắc.
Dựa vào kích thước bậc, dấu vết sử dụng có thể thấy khả năng tháp này mở 4 cửa là thực tế chấp nhận được.Tường thân tháp hầu như sụp đổ, dấu vết để lại cho biết bình đồ thân tháp hình vuông cạnh 6,2m x 6,2m, tường lòng tháp được xây thẳng đứng. Gạch được xây mài xếp liền khít nhau vững tr•i. Lòng tháp có bình đồ mặt bằng hình vuông cạnh 3m x 3m, được lát đá phẳng. Chính giữa lòng tháp có một ô vuông cạnh 1,0m x 1,0m được lát gạch, đây  là nơi đặt bệ thờ trong lòng tháp. Kích thước mặt bằng thân tháp và kích thước lòng cho thấy tường tháp dày 1,6m.Dựa vào vật liệu đá tham gia xây dựng tháp tìm được cho thấy,  cửa phía đông Gò số III có khung cửa bằng chất liệu đá, khung cửa có kích thước rộng 0,82m, cao 2,0m, có cánh cửa bằng gỗ. Bên ngoài đế tháp,  phía trước được lát gạch phẳng, sân lát gạch này kéo dài về phía đông đến sát sông Đồng Nai. Ba mặt còn lại được lát nền gạch phẳng, mỗi vỉa gạch rộng 2 - 3 hàng, chạy song song và cách chân tường đế tháp 3m.Từ những dấu vết kiến trúc còn lại, với mặt bằng hình vuông, quy mô kiến trúc khá lớn, được xây dựng vững chắc với  chất liệu khác nhau cho thấy đây là một dạng kiến trúc tháp thờ.Hiện vật thu được tại Gò III khá phong phú gồm nhiều loại hình, chất liệu, được sử dụng công năng khác nhau.
 Hiện vật liên quan đến kiến trúc
- Gạch là vật liệu chính tạo nên hình hài kiến trúc. Gạch có nhiều màu khác nhau, màu đỏ nhạt, xám nhạt, đỏ sậm, được nung nhiệt độ khá cao, xương mịn cứng, độ hút ẩm cao, dễ đục chạm. Kích thước gạch gồm nhiều kích cỡ. Loại nhỏ dài 17cm - 19cm; rộng  7cm - 13cm; dày  5cm - 8cm. Loại trung bình dài  24cm - 28cm; rộng 12cm- 17cm; dày  7cm - 8cm. Loại lớn dài  29cm - 32cm; rộng 14cm - 16cm; dày 6,5cm - 7cm. Gạch được xây với kỹ thuật mài chập, câu móc với nhau tạo sự liên kết  vững chắc. Những viên gạch có kích thước lớn thường được xây phần đế tháp, các viên gạch kích thước trung bình và nhỏ được sử dụng xây thân tháp. Nhiều viên gạch có khắc tạc trang trí chứng tỏ công trình kiến trúc này được khi xây dựng được chú ý về mỹ thuật.
- Đá được sử dụng trên những thành phần chịu lực chính của tháp, đó là các bộ phận bậc cửa, thanh ốp cửa, mi cửa, đá lát nền…Đá bậc cửa phía đông gồm các phiến đá màu xám đen, được cắt gọt vuông vức, mài nhẵn bóng, ghép vào nhau tạo nên hệ thống bậc hoàn chỉnh bền


Đá lát bậc cửa tháp gò III
( Nguồn tư liệu Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)

vững. Kích thước các thanh đá lớn nhất dài 0,6m, rộng 0,3m dày 0,2m; nhỏ nhất dài 0,3m, rộng 0,24m, dày 0,2m. Cá biệt có hai thanh đá lát bậc thứ 5 dày 0,15m - 0,17m. Đá bậc cửa là thanh đá màu xám đen nguyên khối , góc cạnh cắt vuông vức, được mài nhẵn, kích thước dài 2,0m, rộng 0,65m, dày 0,24m,  mặt chia làm hai bậc chênh nhau 8cm. Bậc hướng ra ngoài, mặt rộng 0,69m, hai đầu có lỗ mộng hình chữ nhật, kích thước dài 30cm, rộng 1,4cm, sâu 8cm, cách nhau 0,82m. Hai lỗ mộng này dùng để gá lắp hai thanh đá ốp cửa. Với  khoảng cách hai lỗ mộng cho biết độ rộng cửa ra vào lòng tháp là 0,82m. Mặt trong lòng tháp rộng 16cm, hai đầu có hai lỗ mộng tròn, đường kính 8cm, cách nhau 1,0m dùng để gá cánh cửa gỗ. Đá thanh ốp cửa  gồm hai phiến đá được cắt vuông vức, mặt mài nhẵn màu đen nhạt, kích thước dài 2,1m, rộng 0,73 m- 0,9m, dày 0,2 m- 0,22m, hai đầu có chốt chữ nhật nhô ra dùng để gá lắp với bậc cửa, tạo nên khung cửa đá ra vào lòng tháp rộng 0,82m, cao 2,00m. Phía trên là một phiến đá Lanhtô ( Linteau) bị g•y làm đôi, đá màu đen xám, cạnh cắt góc vuông, mặt mài nhẵn.Kích thước dài 2,25m, rộng 0,73m, dày 0,12m. Đá lát nền  gồm nhiều phiến đá nhỏ màu xám đen được cắt góc cạnh vuông vức, mặt mài nhẵn lát so le nhau tạo nên nền lòng tháp bằng phẳng. Kích thước các viên đá lớn nhất dài 0,6m, rộng 0,3m, dày 0,10m; viên nhỏ nhất dài 0,4m, rộng 0,2m, dày 0,10m. Ngoài những hiện vật chính đ• nêu liên quan  đến kiến trúc là hiện vật thờ trong lòng tháp. Dấu vết để lại chính giữa lòng tháp là ô gạch lát nền phẳng, kích thước 1,0m x 1,0m, có khả năng nơi đây trước kia đặt bộ ngẫu tượng Yony - Linga.Yony tìm được dưới chân gò III được tạo từ chất liệu đá cát hạt mịn màu hồng nhạt. Yony hình vuông, cạnh 0,57m x 0,57m,  dày 0,27m, do bị sứt vỡ nên thành đứng các cạnh không đều. Mặt Yony đục trũng xuống hình vuông cạnh 34cm x 34cm, bốn phía là gờ nổi lên, mặt gờ rộng 11,5cm, sâu lòng 2,5cm. Chính giữa là hình tròn đục sâu xuống, đường kính 16,5cm, tại trung tâm nhô lên một chốt trụ tròn  đường kính 6,5cm, cao 2cm, dùng để gá lắp Linga. Điều khác biệt là Yony này không có khe dẫn nước.

Yony Gò số III
 Hiện vật trong lòng tháp. Nền lòng tháp mặt trên được lát đá phẳng, dày 0,1m, phía dưới là 38 lớp gạch lát phẳng đan xen nhau tạo nên khối nền vững chắc dày 3,0m. Dưới tầng nền gạch là lớp đá màu xám xanh được đổ đày lòng tháp đầm lèn chặt dày 1,58m. Tại độ sâu 4,68m giữa đáy lòng tháp trên nền  đất sét màu nâu đỏ có 4 viên gạch kích thước lớn được xếp vuông góc với nhau tạo nên ô hộp vuông chính giữa, kích thước hộp vuông 40cm x 40cm, lòng đổ đầy cát làm sạch. Trên mặt lát 2 viên gạch kích thước dài 40cm, rộng 20cm, dày 10cm. Hộp cát này có ý nghĩa như các trụ giới tìm được trong các kiến trúc tháp ở đây. Trong hộp cát chứa các hiện vật kim loại vàng, đá quý được khắc tạc trang trí khá phong phú, có giá trị mỹ thuật và nội dung tôn giáo cao. Các hiện vật được xếp đặt theo quy luật. Chính giữa hố là lá vàng kích thước lớn tạc hình bông sen, phía dưới  là một lá vàng khắc hình rắn Naga 7 đầu uốn khum hình lòng mo. Bốn góc là 4 lá vàng chạm hình voi,  các lá vàng khác được đặt vây quanh, sát

Bản vẽ Yony gò số III
( Nguồn tư liệu Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
đáy là những viên đá màu.Tổng số hiện vật thu được gồm 28 lá vàng mỏng trong đó 27 hiện vật được khắc tạc trang trí; 11 mảnh đá nhiều màu sắc; 3 mảnh đồng đ• mủn nát. Dựa vào đề tài thể hiện, hiện vật được chia thành các nhóm theo chủ đề trang trí. Hiện vật ký hiệu 01 CT GIII 01, là lá vàng mỏng hình vuông, mặt khắc hình bông hoa 6 cánh nở xoè đều vây lấy nhuỵ hoa hình tròn , cánh  hoa thon nhọn, giữa cánh có đường gân nổi lên. Đây có thể là biểu tượng thể hiện hoa sen. Kích thước  6,1cm x 6,1cm Hiện vật trang trí hình voi gồm 4 hiện vật đó là những lá vàng mỏng, kích thước dài  2,1cm - 2,7cm, rộng 1,7cm -  2,1cm. Trên mặt khắc tạc những con voi thể hiện trong các tư thế khác nhau. Hiện vật ký hiệu 02 voi thể hiện đứng với đầu to, trán rộng
Bản vẽ hiện vật 01 CT GIII 01
( Nguồn Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
tai vểnh , đầu hơi cúi xuống, vòi dài thon nhỏ cuộn vào chân. Thân to thon, chân đứng thẳng, đuôi vểnh lên. Ngà dài uốn cong ra phía trước.Hiện vật ký hiệu 03, voi thể hiện đứng đầu hơi cúi xuống,  tại to rủ xuống, vòi uốn cong chạm chân trước. Hai chân trước đứng thẳng sát nhau, hai chân sau đứng so le. Đuôi xuôi phía sau vắt sang một bên