Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

CHUYỆN GẪU:
 ÁO BÌNH ĐẲNG.....
                                     Chuyện xưa kể rằng: ngày xưa có một vị quan đến hiệu thợ may cắt áo. Ông phó may hỏi: Quan may áo mặc để tiếp dân hay tiếp Quan trên? Vị quan nọ thấy lạ hỏi lại; thế nào là áo tiếp quan và tiếp dân? Ông phó may trả lời: Nếu quan may áo mặc tiếp dân thì tôi may tà áo trước dài hơn, nếu quan may áo mặc lên với quan trên thì may tà áo sau dài hơn. Sao lại rắc rối thế? Vị quan thắc mắc. Ông phó may giải thích: Áo mặc tiếp quan thì tà trước ngắn, tà sau dài, khi quan cúi  xuống lạy là tà áo cân xứng. Ngược lại khi gặp dân, quan ưỡn ngực, tà sau ngắn, tà trước dài nên áo vẫn cân xứng....
Từ câu chuyện trên, khi thấy người mặc áo có tà trước sau dài không đều được gọi là áo quan!
Hôm vừa rồi đi dọc đường, bên cạnh những cửa hiệu bán quần áo đủ kiểu, đủ loại, đủ màu sắc thì có cửa hàng treo biển hiệu: Cửa hàng bán Áo Quan. Đi một quãng không xa lại có cửa hiệu đề biển: Tại đây làm Áo Quan. Đó là những cửa hàng bán và đóng quan tài để chôn người đã khuất. 
Thế mới có chuyện để tán gẫu.
-  Thì ra, trong cuộc sống của con người có nhiều loại áo khác nhau, áo trong, áo ngoài, áo dài, áo ngắn. áo lót, áo khoác vv...Đủ tên gọi khác nhau theo chức năng sử dụng. Quân đội có quần áo đồng phục thì gọi là Quân Phục. Quần áo cảnh sát thì gọi là sắc phục. Học sinh quy định mặc giống nhau thì gọi là đồng phục. Ngành nghề  mặc như nhau thống nhất gọi là trang phục. Người có địa vị chức tước ăn mặc sang trọng Vetston  trong dịp lễ lạt gọi là Lễ Phục...Dân mặc đủ loại  không thống nhất thì gọi là dân phục( dân sự)... Nhưng tất cả các loại phục ấy đều là vật ngoài thân và khi chết dù mặc quần áo gì đi chăng nữa không ai thiếu cái áo ấy. Cái áo ấy được gọi tên chung là Áo Quan. Dân chết cũng chui vào áo quan. Quan chết cũng chui vào Áo Quan. Chui vào đấy ai cũng có chữ Quan- Bình đẳng.
Hay thật, con người khi sống thì phân ra đủ giai tầng, giai cấp, thân phận, giàu nghèo nhưng khi giã từ thì ai cũng có Áo Quan. Thượng đế công bằng, cái áo con người nghĩ ra đặt tên cũng công bằng. Ai lúc ra đi đều có Áo Quan và bình đẳng mỗi người chỉ một chiếc.  Khi phải chui vào đấy ai cũng Quan
Áo quan thời kinh tế thị trường cũng có phân biệt: chất lượng gỗ, hình dáng, trang trí.... Nhưng làm gì thì làm tên nó vẫn là Áo Quan.
Từ tên gọi Áo Quan, người ta còn gọi vật ấy là quan tài. Phải chăng khi sử dụng cái áo ấy, người ta sẽ phát tài. Con cháu cúng giỗ, hưởng chuối cả nải, gà cả con?
Tiếng Việt mình hay thật và người sáng tạo đặt tên gọi cũng quá hay.... Mong các nhà nghiên cứu văn hóa Việt, dân tộc học góp ý mạn đàm.....










Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

KHẢO CỔ HỌC THỜI LÝ
                                                                          
       Sau những biến động triều chính và xã hội dưới triều Lê. Năm 1009 quần thần suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, mở đầu một triều đại mới ở Việt Nam. Một triều đại được coi là đặt nền móng cơ bản cho dân tộc thăng hoa, định danh trên bản đồ khu vực. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long “… ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”(1).  Sự chuyển đô này đã đánh dấu một thời kỳ mới, tạo tiền đề cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đại Việt, khẳng định bản lĩnh dân tộc.
Để xây dựng một quốc gia tự chủ lớn mạnh trên các lĩnh vực, trước tiên nhà Lý cải cách hành chính, xây dựng chính quyền tập quyền Trung ương vững mạnh. Sau dời đô việc đầu tiên là nhà Lý tổ chức lại đơn vị hành chính cuối năm 1010 “ đổi 10 đạo làm 24 lộ, châu Hoan, châu Ái đổi làm trại”.  Dưới các lộ là các Châu – Phủ. Sử chép “ Đổi Châu Cổ Pháp gọi là Phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là PhủTrường Yên ” (2). Dưới châu phủ là Hương. Năm 1068 “  Đổi hương Thổ Lỗi làm hương Siêu loại” (3); dưới hương là các thôn ấp, ở kinh thành có đơn vị phường: năm 1108 “ Mùa thu tháng 2 đắp đê ở phường Cơ Xá” (4).Phong các Hoàng tử làm vương trấn giữ các phủ quan trọng. Đưa quân đánh dẹp các nhóm tộc người chưa quy phục triều đình, hay kết thân giao hảo tạo mối liên minh giữa các tộc người xây dựng nên chủ quyền độc lập của dân tộc. Sự nỗ lực liên tục của các đời vua Lý đã xây dựng nên một ý thức quyền lợi dân tộc, gắn bó tất cả các tộc người với nhau; khác hẳn thời kỳ trước đó chỉ chú ý đến quyền lợi của một nhóm, vùng người như loạn 12 sứ quân. Từ ý thức cộng đồng tộc người nhà Lý đã xây dựng nên ý thức dân tộc đó là tiền đề  tạo nên sự ổn định xã hội làm cho kinh tế văn hóa phát triển
I. Những yếu tố kinh tế nền tảng của văn hóa thời Lý.
Do tình hình chính trị ổn định, nhà nước tập quyền được xây dựng ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế dân tộc phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
 1.1. Kinh tế nông nghiệp:
Dưới thời Lý, ruộng đất được biết gồm hai hình thức sở hữu
- Ruộng công gồm ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý như ruộng Sơn Lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, đồn điền và ruộng đất công của làng xã được chia cho các thành viên cộng đồng cày cấy và nộp thuế cho nhà nước theo quy định.
- Ruộng đất được phân phong cho những người có công với vương triều “ ban thực ấp một vạn hộ” cho Lý Thường Kiệt; hay Lưu Khánh Đàm được phong 6.700 hộ thực ấp vv...
- Ruộng sơ hữu tư nhân gồm các ruộng của các quan lại cao cấp và các nhà dòng tộc, ruộng được triều đình ban thưởng khi có công, thường lấy từ nguồn gốc ruộng đất công làng xã. Ruộng  sở hữu của các nông dân làm và nộp thuế cho triều đình.
- Ruộng sở hữu của các chùa do nhà nước cấp hoặc do các quan lại, người giàu cung tiến vào chùa.(5).
Những tư liệu trên cho thấy nhà nước quản lý chặt chẽ các loại ruộng đất, hoạt động kinh tế chính của dân tộc để có điều kiện tạo ra tiềm lực kinh tế xây dựng đất nước.Sự đa dạng chế độ sở hữu ruộng đất gắn chặt với quyền lợi của người sở hữu đã góp phần kích thích thúc đẩy sản xuất phát triển. Để quản lý ruộng đất nhà Lý đặt ra các loại thuế. Năm 1013 “ Định các lệ thuế trong nước: 1- Ao hồ ruộng đất, 2-Tiền và thóc về bãi dâu, 3- Sản vật ở núi nguồn các phiên trấn, 4- Các quan ải xét hỏi về mắm muối,5- Sừng tê, ngà voi, hương liệu của người Man Lão, 6- Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn”  và khi cần cũng sẵn sàng miễn tô thuế khi có dịch bệnh, thiên tại để nới sức dân. Với nền kinh tế nông nghiệp là
 ( 1-2 3- 4 - 6) Đại Việt sử ký toàn thư. NXBKHXH – Hà Nội 1998 tr 241 -285
(5)  Tham khảo thêm - Nguyễn Thị Phương Chi: Tình hình ruộng đất và đời sống kinh tế nông nghiệp thời Lý. Kỷ yếu: 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long. Hà Nội 2009
nền tảng, nhà Lý luôn chú tâm phát triển nông nghiệp, các vua Lý thương cổ vũ sản xuất nông nghiệp bằng các lễ cày tịch điền có từ thời tiền Lê . năm . Năm 1038 “ Vua ngự ra cửa Hải Bố cày ruộng tịch điền. Sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần nông, tự cầm cày để làm lễ tự cày”. Mỗi khi có hạn hán, mưa dầm ảnh hưởng đến sản xuất  các vua Lý đều chủ trì tiến hành lễ cầu mưa,cầu tạnh.Năm 1071 “ Bấy giờ mưa dầm, rước phật Pháp Vân về Kinh để cầu tạnh”. Năm 1137 “ Vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ phật Pháp vân để cầu mưa” . Để đảm bảo nguồn sức kéo phục vụ sản xuất nhà Lý luôn quan tâm xuống chiếu cấm giết Trâu bò để bảo vệ nguồn sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1042 đến năm 1143 có đến 4 lần cấm giết trâu, mổ trộm trâu và có hình phạt thích đáng khi vi phạm hành động này
1.2. Kinh tế  thương nghiệp .
- Nội thương: Với nền kinh tế sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, thời nhà Lý ban hành  nhiều chính sách khuyến nông cởi mở đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất tăng lên, nhu cầu trao đổi các vùng ngày càng lớn, nhu cầu mua và bán đẩy mạnh lưu thông tiền tệ thông qua hệ thống chợ tại kinh đô cũng như các vùng quê. Sử liệu cho biết ngoài chợ Đông trong kinh thành, năm  1035 “Mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài ở chợ ấy”. Những hoạt động kinh tế trong một thời kỳ dài khá ổn định như sử liệu ghi chép , năm 1016 “ 30 bó lúa giá 70 đồng”.
- Ngoại thương:
 Kinh tế hàng hóa phát triển là tiền đề để thúc đấy ngoại thương phát đạt, các thương điếm buôn bán ven biển xuất hiện. Năm 1149 “ Mùa xuân tháng 2. thuyền buôn ba nước Trảo Oa; Lộ Lạc; Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để buôn bán hàng hóa quý”.  Năm 1184 “ Người buôn các nước Xiêm La và tam Phật Tề vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán”. Như vậy vào thời Lý bên cạnh những thương nhân Trung Hoa, ngoại thương Việt Nam đã có sự tham gia của các thương nhân các nước trong khu vực Đông Nam á. Bên cạnh  ngoại thương đường biển, ngoài thương đường bộ cũng đẩy mạnh với  “Bạc dịch trường” dọc tuyến biên giới vơi các địa điểm: Vĩnh Bình, Như Hồng, Hoành Sơn, Tô Mậu vv... Để có được nền ngoại thương nhộn nhịp, sống động, sự đóng góp của tiền tệ – vật trung gian là không thể thiếu.Số vốn một chuyến đi buôn bán trong một năm lên đến hàng nghìn quan. Như vậy, ở thời Lý, tiền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nội thương và ngoại thương  để xây dựng đất nước. Kinh đô  Thăng Long đã trở thành một trung tâm kinh tế thương mại về hàng nông nghiệp và thủ công nghiệp của cả nước. Giá cả ổn định, tiền tệ lưu thông phản ánh nền kinh tế nói chung và nội thương – ngoại thương có bước phát triển. Giao lưu trao đổi hàng hóa rộng khắp trong và ngoài nước đã kích thích nền kinh tế  sản xuất hàng hóa tạo nên ngành kinh tế nội   phát triển rộng khắp.Bên cạnh đó các nghề sản xuất phục vụ cuộc sống cư dân như dệt lụa, làm gốm sứ, chế tác kim loại, đồ gỗ vv.. đều được quan tâm và có điều kiện phát triển. Năm 1042 “ Vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc ”.Sự lớn mạnh của các ngành kinh tế phải kể đến sự xuất hiện và sử dụng rộng rãi các đồng tiền do nhà Lý đúc ra phục vụ cho nền kinh tế với tư cách đồng tiền của quốc gia độc lập tự chủ. Từ một nền kinh tế được phục hưng, với sức mạnh tự chủ, cùng cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộc nhà Lý đã xây dựng nên một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên nhiều lĩnh vực mà dấu vết để lại qua các công trình kiến trúc.
II. Những ghi chép về kiến trúc thời Lý.
Với ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ, ngay từ buổi đầu chuyển kinh đô về Thăng Long nhà Lý đã chú trọng xây dựng một bộ máy nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh và xây dựng ý thức hệ dân tộc trên cơ sở tinh thần Phật giáo.  Với điều kiện kinh tế phát triển, tập trung cùng với hệ thống chính quyền nhà nước tập quyền vững mạnh  nhà Lý đã cho xây dựng rầm rộ các cơ sở vật chất của chính quyền trung ương và các cơ sở phật giáo  hình thành nên trung tâm chính trị và tinh thần của cộng đồng. Theo các nguồn sử liệu ghi chép: Tại kinh đô Thăng Long, ngay những năm đầu tiên đã “ Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào... Lại xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu,  bên tả làm điện Tập Hiền,  bên hữu dựng điện Giảng Võ... đều có thềm rồng”  các đời vua Lý đều xây dựng mở rộng hệ thống cung điện, đền thờ, sơn lăng với quy mô bề thế. Bên cạnh đó các hoàng thân quốc thích, quan lại câc cấp cũng đua nhau xây dựng tạo nên diện mạo mới cho nền kiến trúc dân tộc. Sự phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu xây dựng của người dân ngày càng nhiều. Năm 1084 “ Xuống chiếu cho thiên hạ nung ngói lợp nhà”. Việc xây dựng thường xuyên rầm rộ khiến cho ngành vật liệu xây dựng phát triển hình thành nên các  vùng thủ công sản xuất chuyên biệt phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Cùng với các công trình cung điện, nhà Lý quan tâm xây dựng phát triển cơ sở phật giáo quy mô lớn. Sử  liệu ghi chép nhiều về các năm xây dựng chùa thời Lý. Tháng 7 năm 1010“ Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở Phủ Thiên đức”.Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên....Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm... Lại hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại. ( tr 242). Năm ấy, độ dân làm sư. Phát bạc ở kho 1680 lạng để đúc chuông lớn treo ở chùa Đại Giáo.Năm 1011 “ năm ấy trong thành, bên tả dựng cung đại Thanh, bên hữu dựng chùa Van Tuế. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên vương và các chuà Cẩm Y; Long Hưng; Thánh Thọ.Năm 1016 “ Độ cho hơn nghìn người ở Kinh sư làm Tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô bốn pho tượng Thiên đế”Năm 1023 “ Mùa thu tháng 9 làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh”
Năm 1031”  Xuỗng chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ.Năm 1049 “ Mùa đông tháng 10, dựng chùa Diên Hựu” .Năm 1056. “ Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài minh”. Năm 1057 “ Mùa xuân tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng theo kiểu 12 tầng( tức là tháp Báo Thiên)..... Mùa đông tháng 12 làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ . Năm 1058 ban cho tên cây tháp ở Đồ Sơn là tháp Tường Long. Năm 1066. “ Mùa thu tháng 9 sai Lang tướng là Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du” vv... có chùa được xây dựng kéo dài hơn 5 năm như chùa Lãm Sơn.Năm 1088. “ Mùa đông tháng 10, cho xây tháp chùa Lãm Sơn” Năm 1094 “ Mùa hạ tháng 4, tháp chùa Lãm Sơn xây xong” . Năm 1108 cho xây tháp ở núi Chương Sơn. Năm 1117 khánh thành tháp Vạn phong thành thiện. Năm 1122 khánh thành Bảo tháp Sùng Thiện diên linhvv..
Thống kê sơ bộ cho  thấy riêng đời vua Lý Công Uẩn đã cho xây dựng hơn 11 chùa mới ở kinh đô Thăng Long với quy mô lớn. Các đời vua tiếp theo các chùa mới đều được xây dựng bên cạnh việc trùng tu tôn tạo các chùa cũ đổ nát.Bên cạnh xây chùa, nhà Lý sử dụng nhiều tiền của để đúc chuông đắp tượng. Năm 1010 “Phát bạc ở kho 1680 lạng để đúc chuông lớn treo ở chùa Đại Giáo”. Năm 1014 “Mùa thu tháng 9 xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm. Mùa đông tháng 10 xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và Tinh lâu Ngũ Phượng”. Năm 1033 “ xuống chiếu đúc quả chuông một vạn cân để ở lầu chuông Long Trì”. Năm 1035 “ Xuống chiếu phát 6000 cân đồng để đúc chuông đặt ở chùa Trùng Quang  hay năm 1041 “  xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ Tát Hải Thanh” năm 1057 “Mùa đông tháng 12 làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ ” Năm 1129 “  Mở hội khánh thành 8 vạn 4 nghìn bảo tháp ở gác Thiên Phù” vv...Sử cũ ghi lại  năm 1097 “ Bấy giờ trong nước giàu đủ. Thái hậu làm nhiều chùa Phật”. Những hoạt động xây chùa, đúc chuông, tạc tượng đã tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển, khai thác nguyên liệu đồng, kỹ thuật nấu kim loại, kỹ thuật đúc vv...
Những ghi chép trên cho thấy việc xây dựng rầm rộ các công trình kiến trúc, tôn giáo dưới thời Lý cơ bản do nhà nước tiến hành không những tập trung ở Thăng Long mà còn có mặt khá nhiều nơi trên địa bàn cả nước. Tháp Tường Long ( Hải Phòng); chùa Đọi Sơn, tháp Chương Sơn (Nam Hà); chùa Dạm, chùa Phật Tích ( Bắc Ninh); chùa Quỳnh Lâm ( Quảng Ninh). Huy động được sức người sức của của cả cộng đồng các công trình kiến trúc này đều có quy mô lớn, trang trí mỹ thuật đẹp trở thành biểu tượng của nền mỹ thuật Lý để lại cho đến ngày nay.
III Những phát hiện khai quật khảo cổ học.
Với quy mô to lớn, xây dựng vững chắc bề thế, các công trình kiến trúc thời Lý thường có tính bền vững cao, được các sử gia đời sau chú ý ghi chép. Mặc dù vậy trải qua thời gian, thiên nhiên khắc nghiệp các công trình kiến trúc này đều có phần hư hại. Tháp  Đại Thắng tự thiên ( Báo Thiên tự tháp - Hà Nội) cao 13 tầng luôn bị sét đánh. Năm 1246 “ Mùa hạ tháng 5 tháp trên núi Long Đội đổ” (1) hay năm 1258 “ Mùa thu tháng 8 gió to, đỉnh tháp Báo thiên rơi xuống” (2)vv.. Chính vì thế cho đến nay, hầu hết các công trình kiến trúc thời Lý chỉ được biết đến trong ghi chép cùng dấu tích để lại.
1. Những cuộc khai quật khảo cổ học di tích thời Lý.
Những di tích thời Lý được biết đến qua các cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học. Trước hết phải nói đến việc bỏ di tích chùa Báo Thiên  lấy mặt bằng xây dựng nhà Thờ lớn Hà Nội đầu thế kỷ đã tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc đá thời Lý. Cuộc khai quật tại tháp Chương Sơn ( Hà Nam) đã tìm được nền móng cũ của cây tháp đổ cùng hàng trăm hiện vật điêu khắc đá thể hiện các đề tài khác nhau. Cuộc khai quật chùa Phật Tích đã tìm thấy móng kiến trúc tháp cùng hàng trăm hiện vật điêu khắc đá, đất nung, cuộc khai quật tại chùa Đọi Sơn tìm thấy nhiều di vật  điêu khắc đá, đất nung thời Lý. Cuộc khai quật tháp Tường Long tìm được móng kiến trúc tháp và nhiều tác phẩm điêu khắc đá. Cuộc khai quật chùa Lạng tìm được một số tác phẩm điêu khắc, móng kiến trúc. Đặc biệt cuộc khai quật 18 Hoàng Diệu ( Hà Nội) tìm đượck khá nhiều tác phẩm nghệ thuật đất nung được coi là của thời Lý.Cùng với các cuộc khai quật các cuộc điều tra khảo sát tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc thờ Lý như: cột đá chùa Dạm ( Bắc Ninh), tượng sư tử, trang trí thành bậc đền Bà Tấm. Bệ đá chùa Huỳnh Cung, chùa Đồng Nhân ( Hà Nội) vv... Những hiện vật tìm được góp nguồn tư liệu tin cậy nhận diện văn hóa thời Lý trong lịch sử.
2. Những di vật xác định niên đại và phong cách nghệ thuật
2.1.Trước hết nói về các kiến trúc thời Lý tìm được. Cho đến nay các cuộc khai quật khảo cổ học đều được tiến hành trên các di tích, công trình kiến trúc liên quan đến Phật giáo, đó là những tháp được ghi chép trong chính sử. Dấu tích các kiến trúc này nằm chìm trong lòng đất, khi xuất lộ cho thấy đây là những móng đế tháp hình khối hộp vuông, xây gạch liền khít nhau thành khối. Kích thước các móng bề thế: móng tháp Phật Tích cạnh dài 8,6m x 8,6m, móng tháp Tường Long dài 7,86m x 7,86m. Điều đáng lưu ý là các viên gạch xây móng đều có kích thước khá lớn, màu đỏ nhạt được nung với nhiệt độ cao, chịu lực tốt. Một số
(1 -2) Đại Việt sử ký toàn thư tập II . NXBKHXH- Hà Nội 1998 tr 21- 30
viên gạch có đề ghi niên đại như: Long thụy Thái bình Lý gia đệ tam đế niên tạo” được xây trong móng tháp, điều này xác tín tháp được xây dựng vào thời Lý.

Móng tháp và gạch ghi niên đại - chùa Phật Tích
2.2 Điêu khắc thời Lý.
Điêu khắc  thời Lý cho đến nay hiện vật thu được qua các cuộc khai quật và sưu tầm cho thấy có nhiều loại hình khác nhau, thể hiện nhiều đề tài gồm điêu khắc đá và đồ đất nung.
- Điêu khắc chất liệu đá:
Điêu khắc chất liệu đá, do tính chất bền vững của vật liệu, điêu khắc đá thời Lý để lại đến ngày nay khá phong phú với nhiều loại hình, đề tài khác nhau.  Hiện vật này còn lưu giữ tại địa điểm các di tích hay phát hiện qua các cuộc khai quật khảo cổ học.Dưới đây là một số hiện vật
+ Cột đá chùa Dạm.
Chùa Dạm được dựng trên sườn núi Đại Lãm Sơn thuộc địa bàn xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. Theo tài liệu lịch sử cho biết ngôi chùa được xây dựng từ thờ Lý năm1086). Qua thời gian,  do điều kiện tự nhiên và xã hội can thiệp, hiện nay dấu vết chùa xưa chỉ còn lại phần móng nền chùa 3 cấp  với chiều dài khoảng 120 m chiều rộng 70 m, mỗi cấp nền chênh nhau khoảng 5m -6m. Dấu vết để lại cho đến nay  đáng chú ý là cột đá chùa Dạm, được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một tác phẩm điêu khắc đá thời Lý.Cột chùa Dạm được chế tác từ đá liền khối, cao trên 3,2m, thể hiện hình trụ tròn nhiều lớp thu nhỏ lên trên. Lớp trên
cùng hình khối tròn đầu hơi nhọn, phía dưới  khối tròn  khắc tạc hình rồng uốn xung quanh. Rồng thể hiện có mào, bờm nhô cao, thân uốn hình sin nhỏ dần, thân trơn mang đặc điểm của rồng nghệ thuật thời Lý.
 + Chùa Phật tích được xây dựng trên một ngọn thấp thuộc địa bàn huyện Tiên Du.  Theo tư liệu lịch sử chùa được xây dựng từ thời Lý ( năm 1057). Viên gạch tìm được tại đây đã ghi rõ niên hiệu Long Thuỵ thái bình Lý gia đệ tam đế là vật liệu
 tham gia xây dựng chùa đã xác tín niên đại này.Qua thời gian, sự can thiệp 
của tự nhiên và xã hội chùa bị đổ nát, sau này dần được khôi phục có diện mạo như hiện nay. Trên di tích hiện nay dấu vết của chùa xưa để lại là những khuôn viên nền chùa cũ dài trên 100m rộng trên 60m với 3 bậc nền chênh nhau 4m – 6m được kè đá khá
Đá kè nền chùa Phật Tích
chắc chắn. Hiện vật lưu giữ tại chùa có nguồn gốc từ thời Lý khá nhiều
+ Tượng Phật Adiđà
 Tượng được chế tác từ đá lièn khối màu trắng xanh ngà thể hiện  trong tư thế ngồi kiết già trên toà sen. Kích thước tượng cao 1,87m. Toà sen chế tác khối với hai lớp cánh sen đối nhau. Trên mặt cánh sen khắc tạc hình ảnh con rồng thời Lý với mào cao, thân dài uốn hình sin tắt dần, thân trơn nhẵn.

Tượng Phật và bệ sen chùa Phật Tích
Bệ tượng là khối đá hình bát giác đều nhau gồm nhiều tầng thu nhỏ dần lên trên đỡ bệ sen. Kích thước bệ cao 0,65m. Hai phần trên hình khối bát giác vuông vức, cách cạnh đều nhau.Mặt đứng thành bệ khắc tạc trang trí những hình ảnh con rồng nối đuôi nhau. Rồng có mào lớn vươn lên, thân nhỏ dài uốn hình sin, thân trơn nhẵn. Phía dưới các phần được chế tác uốn lượng nhẹ, mặt đứng trang trí hoa văn hình thuỷ ba nhiều lớp nhô lên cùng . Lớp dưới cùng là hình bát giác trang trí hình ảnh các con rồng. Đây là một tác phẩm điêu khắc trang trí đẹp, đăng đối, hoạ tiết tỉ mỉ, khối khắc gọn nổi, được coi là một tác phẩm điêu khắc điển hình của nghệ thuật thời Lý. Ngoài ra ở đây còn một tượng Hộ Pháp nay được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trang trí bệ tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích.
+ Tượng các con thú.
Tại trước của chuà Phật Tích hiện nay còn lưu giữ 12 tác phẩm điêu khắc đá khối tròn thể hiện các con thú như: voi, ngựa, trâu, Hà mã…
Tượng Trâu và Voi chùa Phật Tích
Các tác phẩm đều được chế tác từ đá liền khối, có kích thước lớn,  trong nhiều tư thế khác nhau, mỗi chủ đề mang một đặc trưng riêng, điển hình của mỗi loài thú được đặc tả. Mỗi con thú lại được đặt trên bệ thắt giữa, mặt đứng bệ trang trí hoa văn cánh sen hai lớp quay đối nhau. Đây là những tác phẩm điêu khắc khá độc đáo
+ Chân tảng đá.
Tại chùa Phật Tích hiện nay có khá nhiều chân tảng đá cùng trụ đá với hình dáng, kích thước khác nhau được điêu khắc trang trí khá đẹp
Đá chân tảng hình khối hộp; kích thước 0,72m x 0,72m dày 0,22m.Trên mặt là khối hình tròn nhô cao 5cm, đường kính 0,48m; xung quanh tạc họa tiết cánh sen kết dải hai lớp vây quanh. Lớp trên gồm 16 cánh, bản to rộng, đầu mũi sen thon vểnh. Trên mặt cánh tạc trang trí hình ảnh hai con rồng thân uốn lượn đối xứng nhau.Bốn mặt đứng tạc hình người nhảy múa
Một số chân tảng đá tại chùa Phật Tích
 Đá chân tảng khối hộp hai chiếc tương tự nhau, kích thước 0,74m x 0,72m x 0,23m . Mặt có hình tròn, xung quanh trang trí cánh sen hai lớp. Mặt đứng trang trí hoa văn hình người, sóng nước  Chân tảng  hình trụ tròn với phần trên là hai lớp cánh sen mũi tròn phủ xuôi.
+Tháp Tường Long cùng với những viên gạch có đề ghi niên đại, tại đây qua khai quật tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc đá. Chân tảng trang trí hình cánh sen kép. Mặt cánh sen để trơn không trang trí. Một bệ đá hình tròn, xung quanh trang trí hoa văn thủy ba nhiều lớp vươn lên lô xô như trang trí bệ đá chùa Phật Tích. Tháp Tường Long được khánh thành năm 1057.
Chân tảng( Tường Long- HP)
Thủy ba trang trí  bệ ( Tường Long- Hải Phòng)
+ Chùa Đọi Sơn.
 Chùa được xây dựng trên ngọn đồi tháp thuộc xã Đọi Nhì ( Duy Tiên – Hà Nam). Hiện nay chùa còn lưu giữ khá nhiều tác phẩm điêu khắc đá.
- Bia chùa Đọi Sơn với đế bia trang trí hình rồng ổ với thân rồng tròn nhẵn uốn mềm mại. Những chân tảng với hai lớp cánh sen kép mập để trơn không trang trí.

Chân tảng và đế bia chùa Đọi Sơn
Bên cạnh đó tại đây còn 6 pho tượng hộ pháp kích thước lớn cao 1,65 m được
Tượng Hộ Pháp chùa Đọi Sơn
trang trí đẹp với hoa văn chi tiết cầu kỳ tinh xảo. Bên cạnh đó cuộc khai quật còn thấy dấu móng kiến trúc cùng những tác phẩm bằng đất nung mang phong cách nghệ thuật và đề tài thể hiện như tác phẩm điêu khắc đá.
+ Tháp Chương Sơn
Tháp Chương Sơn được xây dựng trên ngọn đồi cao ( Hà Nam) khai quật và công bố kết quả vào những năm 1970 cùng với dấu tích kiến trúc, hàng trăm hiện vật điêu khắc đá được tìm thấy. Những hiện vật được khắc tạc nhiều chủ đề khác nhau, trong đó đề tài Rồng chiếm vị trí quan trọng. Con Rồng được thể hiện  tương tự như cong rồng chùa Phật Tích.
+Đền Bà Tấm
Đền Bà Tấm nằm trên vùng đất cao thuộc địa bàn xã Dương xá, huyện Gia Lâm. Vùng đất này trước  năm 1961 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội quản lý. Theo tài liệu lịch sử cho biết, đền được xây dựng từ thời Lý, hiện nay tại chùag còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc đá thời Lý như thành lan can bậc kiến trúc khắc tạc hình ảnh chim phượng có mào và đuôi thể hiện như mào và thân rồng thời Lý. Trên thành bậc là hình ảnh con sóc với tư thế động, chiếc đuôi dài uốn hình sin doãng như sóng nước trang trí trên bệ chùa Phật Tích.

 trăm hiện vật điêu khắc đá được tìm thấy. Những hiện vật được khắc tạc nhiều chủ đề khác nhau, trong đó đề tài Rồng chiếm vị trí quan trọng. Con Rồng được thể hiện  tương tự như cong rồng chùa Phật Tích.
+Đền Bà Tấm
Đền Bà Tấm nằm trên vùng đất cao thuộc địa bàn xã Dương xá, huyện Gia Lâm. Vùng đất này trước  năm 1961 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội quản lý. Theo tài liệu lịch sử cho biết, đền được xây dựng từ thời Lý, hiện nay tại chùag còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc đá thời Lý như thành lan can bậc kiến trúc khắc tạc hình ảnh chim phượng có mào và đuôi thể hiện như mào và thân rồng thời Lý. Trên thành bậc là hình ảnh con sóc với tư thế động, chiếc đuôi dài uốn hình sin doãng như sóng nước trang trí trên bệ chùa Phật Tích.
Đầu sư tử đền Bà Tấm
+ Bia chùa Quỳnh Lâm ( Đông triều – Quảng Ninh)
 Chùa Quỳnh Lâm- một trung tâm phật hiaos lớn của dòng Trúc Lâm; tại chùa còn lưu gĩũ được một số tác phẩm điêu khắc thời Lý. Đó là rộng thành bậc và tấm bia trước cửa chùa. Con rồng được thể hiện thân uốn lượn mềm mại mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý.
Trang trí trán bia và thành bậc chùa Quỳnh Lâm
Chùa Đồng Nhân ( Hai Bà Trưng – Hà Nội) hiện còn lưu giữ một bệ đá thời Lý có cấu trúc khá đặc biệt. Mặt bệ sen là 3 lớp cánh sen hướng lên, giữa là mô típ núm vú gồm 16 chiếc vây tròn, phía dưới là cánh sen hai lớp úp xuôi. Đế bệ hình bát giác như bệ thờ chùa Phật Tích. Đây là chiếc bệ thờ duy nhất ảnh hướng rõ của nghệ thuật bệ thờ văn hóa Champa.
+ Bệ đá chuà Đồng Nhân ( Hà Nội)

- Điêu khắc trên chất liệu đất nung.
 Điêu khắc trên chất liệu đất nung được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình kiến trúc thời Lý. Có lẽ do chất liệu dễ chế tác, nên loại hình hiện vật này khá phong phú, đa dạng trong cách thể hiện. Đất nung được chế tác thành tượng tròn, phù điêu, lá đề.. trang trí trên gạch ngói, gốm sứ vv...Những tác phẩm đất nung: đầu sư tử, chim thần Garuda..cho biết phần nào về nghệ thuật điêu khắc thời Lý trên vùng đất Bắc Ninh tại chùa Phật Tích .
Tượng đất nung Krisna và đầu sư tử chùa Phật Tích
Tại chuà Đọi Sơn tìm được gạch đất nung trang trí hình rồng với thân hình uốn lượn, sử dụng trang trí cho kiến trúc.
Rồng đất nung chùa Đọi Sơn
. Các hình lá đề đất nung tìm được tại chùa Cao ( Bắc Ninh) hay Hoàng thành Thăng Long đã cho thấy hình ảnh con rồng thời Lý được khắc tạc chi tiết tỉ mỉ
 Rồng trên lá đề chùa Cao ( Bắc Giang)
 Rồng trên lá đề Thăng Long( Hà Nội)
Bên cạnh đó một số đồ gốm  thời Lý cũng được trang trí hoa văn đẹp, mang đặc trưng thời đại, đó là hình ảnh con rồng uốn lượn.
2.3 Những  đề tài và đặc trưng của nghệ thuật Lý.
Những hiện vật thời Lý cho đến nay được phát hiện số lượng khá lớn với nhiều đề tài trang trí khác nhau, họa tiết vô cùng phong phú. Những hiện vật nêu trên có thể cho thấy một số đặc trưng riêng của nghệ thuật thời Lý.
- Trước hết nói về hình ảnh con rồng, con rồng được sử dụng trang trí trên nhiều loại hình kiến trúc, cột đá, bệ thờ, chân tảng, mặt trán bia, gạch trang trí,  lá đề, đầu ngói ống và có mặt ở khắp nơi; từ kinh đô Thăng Long đến miền châu thổ Hà Nam, miền Trung du Bắc Giang hay vùng biển xã xôi Hải Phòng. Dù được sử dụng trang trí ở loại hình nào hay địa phương nào  nhưng hình ảnh con rồng vẫn mang nét chung như thân rồng nhỏ mảnh uốn mềm mại theo hình Sin tắt dần, thân tròn nhẵn trơn chưa có vẩy và vây. Chân rồng nhỏ mảnh, có 3 móng nhỏ dài cong. Đầu rồng thon nhỏ, được trang trí đẹp với mào lớn vươn cao, các họa tiết tạc tỉ mỉ chau chuốt. Rồng được thể hiện trong không gian với nhiều họa tiết phụ trợ phù hợp đẹp, tôn vẻ sang trọng của con rồng. Hình ảnh con rồng thường thể hiện từng cặp đối xứng nhau hoặc nối nhau thành bộ đôi hoàn chỉnh. Hình uốn thân rồng còn được sử dụng trong trang trí các đề tài khác như đuôi chim Phượng thành bậc, hay các họa tiết đầu rồng còn được thể hiện biến tướng trên mào chim phượng. Có thể nói hình ảnh con rồng là đề tài thể hiện chủ đạo đẹp nhất, thường xuyên xuất hiện trong các điêu khắc thời Lý. Đề tài này phản ánh tinh thần lịch sử của sự tích kinh đô Thăng Long - “ rồng bay”; phù hợp, gần gũi với khát vọng tâm linh của cư dân nông nghiệp lúa nước với các hiện tượng tự nhiên mây mưa, sấm chớp “ rồng đen lấy nước được mùa, rồng trắng lấy nước thì vua đi cày”
- Đề tài Thủy Ba ( sóng nước) được thể hiện khá phổ biến trên cột đá hay bệ thờ. Hình ảnh  sóng nước nhiều lớp nhô lên uốn đều đặn nhau, mềm mại nhiều lớp được thể hiện khá thống nhất trong các hiện vật tìm được. Đây cũng là họa tiết đặc trưng của thời Lý.
- Hoa văn cánh Sen được sử dụng khá nhiều với những cánh sen thon đầu vê tròn hơi vê lên. Mặt cánh sen thường hơi nổi so với rìa cánh. Sen thể hiện nhiều lớp đan xen nhau làm nền cho cánh sen chính tạo nên cảm giác sống động. Mặt cánh sen còn được trang trí các hình ảnh rồng đẹp mặt.
- Đầu tượng Sư tử là một đề tài sử dụng khá nhiều trên chất liệu đá và gốm. Đầu Sư tử được thể hiện sống động với hình khối nổi khỏe, hoa văn trang trí dày đặc với đường nét thể hiện mềm  tạo nên tác phẩm nghệ thuật đẹp.
- Tượng Hộ Pháp cho đến nay được biết đến tại chùa Phật Tích và Đọi Sơn nhưng đã cho thấy đây là loại tượng bán thân, có kích thước lớn, được thể hiện trang trí đẹp. Hoa văn được khắc tạc phủ trang trí toàn thân với nhiều họa tiết nông sâu, thể hiện chi tiết tỉ mỉ làm nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.
Hoa văn trang trí diềm tượng Hộ pháp - chùa Đọi Sơn
Trong những hoa văn cho thấy, hoa tiết hoa văn vòng tròn nhiều lớp khắc tạc chi tiết tỉ mỉ với những hình ảnh cánh sen nhìn nghiêng, bát sen, cùng những hình ảnh người kích thước nhỏ điểm xuyết rất sống động.
Nhìn chung các đề tài trang trí thời kỳ này có hai đặc điểm:
Về nội dung thường được thể hiện liên quan đến Phật giáo: rồng phun nước tắm cho phật, hoa sen, sư tử đều liên quan đến phật. Nhưng hình ảnh con rồng cũng biểu tượng cho dân tộc đó là vương quyền. Vương quyền kết hợp với tôn giáo tạo nên biểu tượng chung được sử dụng là biểu tượng chính của thời kỳ này. Nên vì thế hình ảnh con rồng là biểu tượng được thể hiện đẹp nhất, cầu kỳ nhất trong các hoa văn trang trí thời Lý.
 Phong cách thể hiện lấy tính đối xứng đối xứng làm chủ đạo và sự chi tiết hoa văn làm tổng thể . Tính đối xứng được thể hiện trên các đề tài khá chặt chẽ tạo nên sự cân đối hài hòa khi thể hiện các chi tiết. Các chi tiết hoa văn trong nghệ thuật Lý thể hiện chi tiết, tỉ mỉ chau chuốt đến từng họa tiết nhỏ tạo nên những tác phẩm điêu khắc đẹp dù trên chất liệu đá hay đất nung. Có thể thấy, nội dung đề tài, phong cách cách thể hiện nghệ thuật  thời Lý mang sắc thái riêng đặc sắc, mang đậm tính phật giáo đó chính là linh hồn tạo nên nền nghệ thuật thời Lý.

Cho đến nay khi nghiên cứu các hiện vật điêu khắc thời Lý, nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề, các tác phẩm điêu khắc đá thời Lý xuất hiện khá đột ngột, hoàn chỉnh, có nghệ thuật cao trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam mà những giai đoạn trước chưa xuất hiện. Sự xuất hiện này lý giải có những nguyên nhân xa xôi từ một nền nghệ thuật truyền thống xa xưa của dân tộc, đến thời Lý có đủ điều kiện kinh tế và nhà nước tập quyền có đủ sức mạnh tạo điều kiện cho nền nghệ thuật trỗi dậy và phát triển. Các công trình kiến trúc lớn đều mang nội dung phật giáo và do nhà nước đứng ra xây dựng. Bên cạnh đó có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa bên ngoài đưa lại. Nền nghệ thuật thời Lý xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Champa. Các tượng Hộ Pháp mang dáng dấp tượng Drappala canh cửa tháp Champa. Các Họa tiết hoa văn tròn nối nhau liên tiếp là hình ảnh các băng trang trí cột góc tháp Chăm, hay tượng sư tử mang nhiều yếu tố Champa. Đặc biệt bệ thờ với núm vú vây quanh là sản phẩm đặc trưng trong nghệ thuật Champa thời kỳ phát triển rực rỡ với phong cách Trà Kiệu ( thế kỷ X). Điều đó cho thấy nghệ thuật Lý có ảnh hưởng nhiều của văn hóa Champa, tiếp thu có chọn lọc bổ xung vào nền nghệ thuật dân tộc. Điều này được phản ánh trong chính sử ghi lại, các cuộc tiếp xúc Việt Chăm thời Lý, nhiều thợ thủ công người Chăm  đã có mặt Việt Nam và góp công xây dựng nên các công trình kiến trúc và dấu ấn của họ để lại trên tác phẩm điêu khắc mà ngày nay được biết đến./.
Thơ con cóc:
THIỀN TRÊN YÊN TỬ

Trên núi, dưới mây, ngồi Thiền giữa
Tam thức hòa đồng, lặng thinh không
Giọt nắng cuối chiều rơi kẽ đá
Thét lên một tiếng, lạnh đất trời.

Yên Tử xuân 2015

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Kể chuyện vùng biên
Khi tôi viết bài thơ: Ký ức vùng biên, nhiều người đọc và có người bạn chê: ông viết thơ đọc cứ lủng củng, chẳng vần điều gì cả, nội dung không rõ ông nói gì?.
Thứ nhất, tôi không phải nhà thơ, và thơ tôi viết gọi là thơ con cóc.
Thứ hai tôi là người làm sử và mỗi câu thơ là một câu chuyện của quá khứ. Vậy tôi xin kể từng câu chuyện trong mỗi câu gọi là vần thơ của tôi.
Mùa đông năm 2014, có dịp đi công tác tại vùng biên tỉnh Cao Bằng, trời lạnh lắm, trong những buổi tối bập bùng quanh bếp lửa, tôi được nghe các câu chuyện xảy ra cách đây 35 năm về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của đồng bào địa phương.
- Nửa đêm. 
Bàng hoàng. Súng nổ.
Cuộc chiến ấy, người dân ở đây không mong đợi. Sau bao năm chiến tranh, họ muốn có cuộc sống hòa bình yên ổn làm ăn dưới mái nhà, ruộng nương của mình. Không ai ngờ cuộc chiến mới lại từ bên kia biên giới của người được coi là "anh em" đưa lại. Tối 16- 2- 1979 tại đồn biên phòng Tà Lùng( Phục Hòa - Cao Bằng) bộ đội biên phòng tổ chức chiếu phim cho bà con địa phương xem. Đây là việc làm thường xuyên, gắn bó tình quân dân vùng biên . Đến xem ngoài người dân địa phương, còn có những người dân bên kia biên giới cùng sang. Mối quan hệ nhân dân giữa hai vùng biên ấy mật thiết và khăng khít chia xẻ với nhau có từ xưa. Nhưng lẫn trong người dân bên kia biên giới sang xem, những tốp thám báo trà trộn vào. Xem xong phim tản ra rừng nằm ém lại. Bộ đội biên phòng phát hiện, và cuộc chiến đã nổ ra. Có thể nói cuộc chiến toàn tuyến biên giới nổ ra và điểm sớm nhất là Cao Bằng.
Tiếng súng nổ gay gắt vào lúc nửa đêm khiến người dân bàng hoàng. Họ không hiểu tiếng súng ấy từ đâu  và càng không ngờ từ bên kia biên giới đưa lại. Họ không hiểu vì sao từ tình hữu nghị " núi liền núi, sông liền sông" lại trở mặt bắn giết ?.
- Xác trẻ thơ dưới chớp đạn.... Nhập nhằng.
  Tiếng súng nổ là hiệu lệnh phát ra, hàng loạt khẩu đại bác  đủ các cỡ bên kia khai hỏa,  chớp đạn xanh lè rạch vào đêm đen thẫm, nhiều xóm làng  nhà cửa bốc cháy ngùn ngụt. Những em thơ, cụ già bị giết trong giấc ngủ, không biết vì sao. Nhập nhằng: chẳng hiểu bạn - thù - ta - địch?
- Bên kia sông tiếng gào rú loạn điên.
Sau trận mưa đạn đại bác,là tiếng hò hét của những đạo quân ào ạt vượt sông sang đánh chiếm các bản làng, công sở, cơ sở kinh tế trong vùng Những người trước đây gặp nhau   còn bắt tay  thân mật, hôm nay sao mặt hằm hằm dữ tợn, súng lăm lăm trong tay sẵn sàng nổ súng giết từ cụ già đến trẻ thơ cùng trâu bò lợn gà, không tha một sự sống nào.Phá phách, cướp bóc không tha một thứ gì.
- Bạn hóa thù?. Đất cha ông phải giữ.
Tình hữu nghị giữa những người dân ở hai vùng biên có từ lâu đời mật thiết gắn bó cùng nhau. Có người còn cho là " truyền thống lâu đời" giữa hai dân tộc, bỗng chốc đổ vỡ, hành vi không biện minh được cho lời nói. "Người bạn" đã vào đất ta. Đây là đất cha ông ngàn đời đã đổ mồ hôi xương máu tạo nên. Cháu con  không thể vì ai mà mất đất cha ông. Kẻ nào cướp, giày xéo đất cha ông đó là kẻ thù của ta. Người dân ở đây tâm niệm đơn giản như vậy. Phải giữ lấy đất cha ông đó là khẩu hiệu của người dân vùng biên thời gian ấy.
- Núi dựng thành, rừng cây hóa lũy.
Súng nổ, quân xâm lược tràn sang giết người,  cướp bóc. Người dân không một tấc sắt trong tay. Họ chạy vào núi, vào rừng. Núi rừng như thành, như lũy ngăn làn đạn giặc ôm ấp chở che con người. Sinh sống trên mảnh đất ông cha, người dân thuộc từng hang đá, ngọn suối, rừng cây, họ náu thân tổ chức chống xâm lược.
-  Người dân bỏ cuốc cày, cầm súng hóa chiến binh.
Sau chiến tranh( 1975) người dân trở về thời bình, họ chăm sóc mảnh vườn, ruông nương làm ăn cần cù, mong có cuộc sống tốt đẹp. Hàng ngày họ quen cầm cày, cầm cuốc, thành thơi trên mảnh đất của mình. Nhưng chiến tranh đã cướp đi của họ tất cả: nhà cửa, trâu bò, tài sản, người thân. Họ phải buộc đứng lên cầm súng. Súng của họ chủ yếu là súng săn tự chế dùng để săn thú dữ bảo vệ xóm làng, nay phải đương đầu với giặc . Nhưng họ đâu có sợ. Họ là chủ mảnh đất này, thuộc đường ngang lối tắt, thuộc sườn núi , dòng sông, cầm chắc súng diệt giặc bảo vệ quê hương. Họ đã trở thành những chiến binh dũng cảm, những thiện xạ, nỗi khiếp đảm của những tên xâm lược. Người ta kể lại, quân xâm lược không dám đi vào các vùng núi vì bị bắn chặn, chủ yếu chúng đóng quân dọc theo đường quốc lộ từ cửa khẩu Tà Lùng xuống Phục Hòa
- Dòng máu đỏ, tưới nòng súng đỏ.
Cuộc chiến ấy dai dẳng và khốc liệt. Để bảo vệ đất cha ông, vùng địa đầu biên viễn của Tổ Quốc, nhiều người con của dân tộc đã anh dũng hy sinh. Quân xâm lược ỷ thế cậy đông, những người giữ đất bằn giặc đến đỏ nòng súng. Họ ngã xuống trong tư thế hiên ngang, dòng máu đỏ của họ rực lên cùng nòng súng đỏ vì căm hờn quân xâm lược. Người dân  đã khóc khi kể về sự hy sinh của các chiến sỹ biên phòng đồn Tà Lùng. Máu các anh tưới thắm đỏ dải đất biên cương mà sau 35 năm sau tinh thần của các anh vẫn sừng sững trấn giữ vùng  địa đầu sóng gió.
- Cháy trắng trời một dải biên cương
Cả một vùng biên giới rực cháy. Nhà cháy, rừng cháy, nòng súng cháy, những trái tim và ánh mắt cháy căm hờn cho đến hôm nay vẫn cháy.
Tôi chỉ nghe và nhớ lại những gì người dân kể và bây giờ đã trở thành huyền thoại vùng biên cương về một thời đã qua. Nỗi ám ảnh và tinh thần ấy vẫn cháy trong tim mỗi người và tôi viết nên bài thơ: Ký ức vùng biên cương
 Nửa đêm
 Bàng hoàng. Súng nổ
Xác trẻ thơ dưới chớp đạn... Nhập nhằng.
Bên kia sông tiếng gào thét loại điên
Bạn hóa thù?. Đất cha ông phải giữ
Núi dựng thành, rừng cây hóa lũy.
Người dân bỏ cuốc cày, cầm súng hóa chiến binh.
Dòng máu đỏ, tưới nòng súng đỏ.
Cháy trắng trời một dải biên cương.
Chân thành cảm tạ những người đã quan tâm, thơ phải giải thích nội dung là thơ tồi. Đúng là thơ con cóc.





Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

THƠ CON CÓC
 KÝ ỨC YÊN TỬ
Trầm mặc tự xưa
Đá mòn, lối cổ
Chùa nương sương khói
Tháp mờ rêu
Theo tháng năm,
 cây già, suối trẻ, thác vơi đầy...
Trăm năm thoảng qua
Nghìn năm lãng đãng
 Chỉ còn Yên Tử dáng non gày...
Vẫn biết Phù Vân là hư ảo
Bởi vương Yên Tử hóa non thiêng.
Đầu năm 2015

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

MỸ SƠN THUNG LŨNG THẦN LINH
( tiếp theo và hết)
29. KỸ THUẬT XÂY DỰNG Ở MỸ SƠN  ĐẶC SẮC NHƯ THẾ NÀO?
     Đến thăm Mỹ Sơn ngày nay, bên cạnh những đền tháp đổ nát theo thời gian, những tác phẩm điêu khắc, những thành phần kiến trúc đá nằm chơ vơ thi gan cùng năm tháng thì những gì còn lại trên các công trình kiến trúc không khiến khỏi du khách ngỡ ngàng. Dù không còn nguyên vẹn nhưng những tháp còn lại vẫn vững trãi tồn
Điêu khắc gạch tháp A10
tại trên ngàn năm trơ gan cùng tuế nguyệt, thách đố với thời gian, rực  lên màu đỏ nồng ấm đầy quyến rũ. Hầu hết các kiến trúc ở Mỹ Sơn đều được xây bằng chất liệu gạch, hàng vạn vạn viên gạch kích thước nhỏ được gắn kết với nhau tạo nên hình hài. Tuy quy mô  tháp không lớn, tạo cảm giác không bền vững bằng chất liệu đá, nhưng mỗi tháp đều  toát lên  vẻ đẹp gần gũi, nồng ấm của đất và lửa tạo nên, kết hợp với bàn tay nghệ nhân điêu khắc tài ba tạo nên mỗi kiến trúc như một công trình nghệ thuật. Những viên gạch nhỏ bé được xây xếp ở đây, qua khắc tạc tạo nên những hình khối hài hòa, duyên dáng, cân bằng về nhịp điệu gợi cảm giác nhẹ nhàng bay bổng trong không gian yên tĩnh. Trước đây khi tiếp xúc các công trình kiến trúc này, các nhà nghiên cứu đã ca ngợi những người thợ Chăm là bậc thầy về nghệ thuật kiến trúc gạch, họ đã tạo nên những công trình kiến trúc tiêu biểu, tuyệt đẹp đỉnh cao về nghệ thuật xây cất gạch ở Đông Nam Á. Ngày nay khi tiếp xúc những công trình được xây cất bằng gạch, những viên gạch xây liền khít nhau như một khối thống nhất, không thấy mạch vữa liên kết, cả kiến trúc như một khối gạch khổng lồ đỏ rực dưới nắng chiều khiến không ít người băn khoăn tự hỏi, kỹ thuật xây dựng của người Chăm xưa như thế nào để đạt được trình độ trác tuyệt như vậy?
Thực nghiệm mài và gắn gạch bằng nhựa cây Dầu Rái
Một thế kỷ nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng tháp Champa, cho đến nay có nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng như sau:
- Đầu tiên một số học giả cho rằng các tháp Chăm được xây dựng bằng gạch mộc, mài xếp liền khối nhau tạo nên hình hài kiến trúc sau đó chất củi nung chín toàn bộ ngôi tháp “…tháp Chàm được xây bằng  gạch mộc rồi mới chồng củi đốt thành đám cháy khổng lồ để nung thành ”. Sau này dựa vào truyền thuyết dân gian người Chăm có ý kiến phục dựng lại quá trình tạo nên tháp Chăm như sau “ Tháp Chàm được xây dựng tiến hành qua hai giai đoạn: xây lớp bên trong ( lớp cốt) và lớp bên ngoài ( lớp da). Lớp cốt xây bằng gạch mộc, chất kết dính đất sét pha tro, chấu theo tỷ lệ 1/1. Lớp ngoài xây bằng gạch mộc ướt, mỗi ngày xây 4- 5 lớp, khi xây lên
Khai quật nhóm tháp E – Mỹ Sơn
cao 1,5m họ chất củi xung quanh sau đó họ đứng trên lớp củi tiếp tục xây tiếp cho đến khi xong tháp. Cuối cùng họ đốt lửa  nung đỏ tháp ”. Ý kiến này tiếp tục được khẳng định trong quá trình thực nghiệm tháp “được xây bằng gạch mộc trước rồi nung sau” phù hợp với tư liệu truyền lại cho rằng “ cách xây và nung tháp của người Chiêm Thành thì bắt buộc phải xây từ dưới lên trên  và nung từ trên  nung xuống… Xây tháp đến đâu thì đổ đầy đất cả trong lẫn ngoài đến đó, ngang với mặt tường đang xây ém đất thật chặt để cho tháp vững. Khi tháp xây lên tới đỉnh… để như vậy vài ngày cho gạch khô, đoạn bới dần đất ở phần đỉnh tháp ra, chất  cây khô xung quanh đốt cháy lên để nung phần đỉnh tháp cho chín đỏ. Khi phần đỉnh tháp được nung xong rồi thì người ta bới đất để đốt lửa nung phần tháp tiếp theo ở dưới. Cứ thế, người ta đốt lửa nung dần từng phần cho đến phần chân tháp…”
Khai quật tại Mỹ Sơn
.- Đa phần các ý kiến khi nghiên cứu đều cho rằng, tháp Champa được xây từ vật liệu gạch đất nung sẵn, sau đó lựa chọn gạch tiến hành xây tháp. Ý kiến này chia thành hai nhóm. Một nhóm cho rằng “tháp Champa ngoài việc sử dụng gạch nung sẵn  dùng chất kết dinh là đất sét sau đó nung lại một lần nữa thành tháp hoàn chỉnh”. Một nhóm cho rằng tháp được xây từ gạch nung sẵn, được lựa chọn, mài gia cố cẩn thận trước khi xây. Kỹ thuật xây mài xếp có sử dụng chất kết dính đó là dầu thực vật có độ liên kết cao, chính vì thế mà các viên gạch mài xếp liền khít nhau như một khối thống nhất không thấy mạch vữa. Kỹ thuật xây này vừa có độ bền vững cao ( bởi gạch nung sẵn), vừa có sự liên kết khối vững chắc, chính vì thế tháp có độ bền vững cao, trải qua hàng ngàn năm mưa nắng vẫn thi gan cùng năm tháng. Ý kiến này cho đến nay được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận bởi các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy giữa các viên gạch thường có một màng vữa mỏng gắn các viên gạch lại với nhau. Phân tích thành phần hóa chất của lớp vữa mỏng này cho thấy đây là lớp dầu thực vật, có thể là nhựa cây dầu Rái, có khi là  nhớt cây Bời Lời, hoặc nhựa cây Ô Dước. Một số kiến trúc xây dựng niên đại muộn cho thấy lớp vữa này là nhựa cây Xương rồng trộn với mật mía tạo thành. Như vậy, cho đến nay các ý kiến về kỹ thuật xây dựng tháp Champa vẫn chưa có tiếng nói thống nhất, điều này là dễ hiểu, bởi các kiến trúc hiện còn có cả một khoảng cách xa vời vợi. Kiến trúc có mặt sớm nhất vào thế kỷ VII –
Khai quật tháp  G1
VIII; kiến trúc muộn nhất được xây vào thế kỷ XVII ( tháp Po Rome – năm 1625), cách nhau cả ngàn năm trong lịch sử. Một thiên niên kỷ chậm chạp trôi đi thì kỹ thuật xây dựng các tháp cũng có những thích ứng với sự phát triển kỹ thuật của mỗi thời đại. Bên cạnh đó các tháp Champa lại xây trên các vùng khác nhau việc sử dụng nguyên liệu địa phương phục vụ cho việc xây dựng tháp là tất yếu. Chính vì thế vữa liên kết có thể là nhựa cây Dầu Rái, Bời Lời, hay Ô Dước là điều dễ hiểu. Nhưng việc đạt đến trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao trong điêu khắc gạch là một tiếng nói chung xuyên xuốt trong quá trình xây dựng tháp. Để làm được điều này  ngoài tay nghề tinh luyện tài hoa của người thợ thì thuộc về bản chất của vật liệu. Gạch Champa có độ nung không cao, nhưng đủ độ
Lớp gạch tháp bị đổ
bền vững, độ nén chịu lực đáp ứng được yêu cầu bền vững của công trình. Gạch có cấu trúc mịn, pha cát hoặc bã thực vật mịn có độ hút ẩm cao, thuận lợi cho việc khắc tạc. Gạch Chăm có đặc tính, xương mịn khi hút ẩm có độ mềm dễ đục chạm, khi được phơi khô trở lại độ cứng ban đầu rắn chắc, chính vì thế việc chạm khắc thực hiện được dễ dàng, những họa tiết thể hiện sắc sảo, đường nét mềm mại như đục chạm trên chất liệu gỗ. Để có một tháp Chămpa được khắc tạc thể hiện như một tác phẩm nghệ thuật, trước hết phải nói đến vẻ đẹp của hình khối kiến trúc. Trước khi khắc tạc trang trí, khối kiến trúc được xây dựng với tỷ lệ hài hòa, cân đối có nhịp điệu tạo nền cho việc điêu khắc. Để có khối nền thể hiện, kỹ thuật xây dựng đóng vai trò quyết định. Các viên gạch được lựa chọn kỹ càng, gạch già đều, có màu sắc tương đồng, trước khi xây mài góc cạnh vuông vức. Khi tiến hành xây xếp các viên gạch được gắn liên kết bằng lớp nhựa cây mỏng, xây câu móc vào nhau tạo nên khối vững chắc. Khối xây trên mỗi bộ phận được tính toán chuẩn xác, liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên sự hài hòa hoàn chỉnh. Công đoạn khắc tạc được tiến hành cuối cùng trên mỗi bộ phận kiến trúc. Trong một kiến trúc tháp thường có cấu trúc khối 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp, ngăn cách phân biệt  mỗi phần là một đường gờ với các bộ phận nhô ra. Các khối có tỷ lệ hài hòa, đề thấp vững trãi, thân cao to khỏe, thân có hệ thống cửa, cửa ra vào, cửa giả trang trí. Bộ mái thường có nhiều tầng mô phỏng theo thân tháp thu nhỏ lên trên.
Điêu khắc trên gạch – Tượng voi tháp B5
Với nhiều bộ phận khối, tỷ lệ khác nhau, kỹ thuật gắn kết các viên gạch đạt đến trình độ cả cây tháp  như  một khối gạch khổng lồ, liền khít đã cho thấy tài năng của những người thợ xây ở đây đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật xây cất. Từ nền của kỹ thuật xây họ khắc tạc trực tiếp lên gạch với nhiều đề tài hoa văn thể hiện khác nhau. Tại Mỹ Sơn đa phần các tháp đều được xây dựng tuân thủ theo kỹ thuật xây dựng truyền thống, các tháp được xây chủ yếu từ chất liệu gạch tạo nên hình hài kiến trúc. Các viên gạch xây xếp mài liền khít vững chắc, trải qua năm tháng cho đến nay, kỹ thuật xây dựng này vẫn ẩn chứa, bao nhiêu điều bí mật cần khám phá và luôn là câu hỏi cho du khách khi đến thăm di sản này.
Tháp Mỹ Sơn  G1
30.MỸ SƠN CÓ VỊ TRÍ  NHƯ THẾ NÀO TRONG VĂN HÓA CHAMPA?
                   Nằm trong tổng thể chung của hệ thống tháp Champa hiện còn trên dải đất miền Trung, có thể thấy Mỹ Sơn là nơi hội tụ đỉnh cao của nghệ thuật  kiến trúc và điêu khắc Champa trong lịch sử.Trải dài trong không gian, có mặt xuốt theo thời gian chiều dài
Trang trí cột tháp
lịch sử tộc người Chăm, cho đến nay trên địa bàn miền Trung nước ta còn khoảng trên 60 kiến trúc tháp, trong đó ở Mỹ Sơn chiếm hơn 1/3 số lượng kiến trúc hiện còn. Nếu số lượng  tháp còn lại nằm rải rác trên địa bàn nhiều tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Thuận, thì ở Mỹ Sơn số lượng  tháp tập trung với mật độ lớn nhất mà không nơi nào có được. Đó là định lượng giá trị của Di sản Mỹ Sơn. Trong một thế kỷ nghiên cứu kiến trúc Champa, các nhà nghiên cứu dựa vào tài liệu lịch sử, bi ký, đặc biệt là đặc trưng kiến trúc về hình khối, họa tiết trang trí , đề tài thể hiện của mỗi thời kỳ đã chia nghệ thuật kiến trúc tháp Champa thành 6 phong cách kiến trúc lớn khác nhau phát triển liên tục theo trục thời gian . Trong 6 phong cách nghệ thuật kiến trúc tháp điển hình ấy thì các kiến trúc ở Mỹ Sơn có tới 5 phong cách, trong đó có những kiến trúc điển hình, đỉnh cao của giai đoạn nghệ thuật ấy. Các kiến trúc có mặt ở Mỹ Sơn gồm các kiến trúc sau:
Phù điêu ốp đế tháp
- Phong cách  nghệ thuật cổ điển hình là tháp E1
- Phong cách nghệ thuật kiến trúc Hòa Lai là tháp C7
- Phong cách nghệ thuật kiến trúc Đồng Dương – tháp B4
-  Phong cách nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn A1 là hàng loạt các kiến trúcB3 – B5 – B6 – B7 – C1- C2 – C3 – D1 D2 vv…
- Phong cách nghệ thuật kiến trúc  Bình Định với các tháp nhóm H; G . Riêng nhóm tháp K nằm trong bước chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định. Trong những kiến trúc này, có những tháp đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc tháp Champa về hình dáng, hoa văn trang trí cùng những biểu tượng được thể hiện, trở thành tài sản văn hóa vô giá không những của Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Đó chính là định chất về giá trị nghệ thuật của các kiến trúc tháp ở Mỹ Sơn Ngoài  giá trị vật chất, tinh thần được thể hiện qua các kiến trúc thì tại Mỹ Sơn lưu giữ cả một kho tàng vô giá về những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá Champa được tạo tác trong mọi thời đại lịch sử. Cùng những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu được giới thiệu, tại Mỹ Sơn còn cung cấp cho thấy nhiều thành phần kiến trúc
Cột đá nhóm tháp A’
điêu khắc đá đặc sắc chỉ xuất hiện ở Mỹ Sơn mà không nơi nào có được. Những phiến đá ốp trang trí đế tháp được khắc tạc  hình khối cân xứng, trang nhã, khắc tạc tinh mỹ với hình ảnh tu sĩ đứng thành kính Những cột cửa được tạo khối hình tròn, bát giác, chữ nhật, trang trí phủ dày hoa văn với nhiều đề tài khác nhau: cánh sen kết dải, ô trám, hoa thị, hoa dây móc hình thoi xoắn… thể hiện đối xứng nhau với đường nét chạm khắc mềm mại sống động. Những mi cửa được khắc tạc đường nét sắc sảo, hay cảnh sinh hoạt của cả một triều đình được thể hiện tại có được. Hoặc những u chóp tháp được tạo cầu kỳ, hình khối mang tính biểu tượng cao, thể hiện tượng trưng hình ảnh của thần Shiva qua biểu tượng Linga được khắc tạc trau chuốt ngạo nghễ vươn lên trên nền trời. Có thể nói, trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa, tác phẩm điêu khắc đá có mặt sớm nhất tại Mỹ Sơn. Số lượng tác phẩm điêu khắc ở đây nhiều nhất, có kích thước lớn nhất và có giá trị mỹ thuật cao, giàu sức sống. Nhiều tác phẩm được coi là điển hình của nghệ thuật điêu khắc đá Champa nói riêng và điêu khắc đá Đông Nam Á nói chung.
Trang trí mi cửa tháp E4
Các di tích văn hóa Champa có mặt trên khắp dải đất miền Trung người Chăm quản  lý trong lịch sử, nhưng không biết đến tinh hoa của nền văn hóa này phải đến Mỹ Sơn mà chiêm nghiệm, suy ngẫm. Đó là vị trí độc nhất vô nhị mà không di tích Champa nào thay thế được. địa điểm  nào có một quá trình xây dựng và tồn tại lâu dài như Mỹ Sơn. Không một nơi nào tập trung số lượng nhiều các kiến trúc và điêu khắc như ở đây. Và không nơi nào có những kiến trúc, điêu khắc thể hiện đẹp tinh mỹ giàu tính mỹ thuật điển hình cho nghệ thuật Champa như ở đây. Có thể nói Mỹ Sơn là đại diện tinh hoa cho nghệ thuật và văn hóa Champa theo suốt chiều dài lịch sử. Muốn hiểu văn hóa Champa, ta phải hiểu Mỹ Sơn và muốn Đến thăm Mỹ Sơn thông qua những kiến trúc, tác phẩm điêu khắc ở đây sẽ là những nguồn tư liệu tin cậy giúp ta hình dung được nhiều mặt của xã hội Champa đã qua trong lịch sử. Về kinh tế, sựcó mặt của các kiến trúc trong các thời đại khác nhau giúp ta hình dung được thời kỳ xây dựng tháp là
Cột cửa đá  ở Mỹ Sơn
những thời điểm nền kinh tế Champa phát triển rực rỡ nhất, họ có đủ điều kiện để huy động nhân tài vật lực  đưa vào các công trình xây dựng dâng hiến lên thần linh. Đó là thời kỳ xã hội Champa ổn định, kinh tế phát triển trên các lĩnh vực, của cải dồi dào. Về nghệ thuật sẽ thấy cả một tiến trình nhận thức, sáng tạo thẩm mỹ của cư dân Chăm,  mỗi tác phẩm đều toát lên vẻ đẹp hoàn mỹ, những sáng tạo tài hoa tinh tế của người thợ Chăm trong lịch sử. Bên cạnh đó những “trang sử đá” được lưu giữ ở đây cho biết về phả hệ các đời vua Champa, các vương triều,  cấu trúc xã hội cư dân, đời sống tinh thần, tôn giáo, văn học cùng nhiều lĩnh vực khác như thiên văn, đơn vị đo lường vv… Từ câm lặng các  di tích, di vật ở Mỹ Sơn cứ lặng lẽ tỏa sáng, đưa con người quay về một quá khứ huy hoàng, một nền văn minh văn minh đã tắt, dần sáng lên với giá trị ngàn năm được dựng xây bồi đắp.
31. MỸ SƠN CÓ GIÁ TRỊ NHƯ THẾ NÀO TRONG CÁC DI TÍCH VÙNG ĐÔNG NAM Á.
Theo con đường thương mại lan tỏa quá xuống các nước vùng Đông Nam  á, quá trình ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo Ấn Độ theo bước các thương nhân cũng hòa nhập lặng lẽ, hòa bình với các cộng đồng cư dân ở đây và hình thành nên các trung tâm văn hóa, tôn giáo nổi tiếng trong lịch sử. Cộng đồng cư dân Nam Đảo qua năm tháng góp gom, hình thành nên  di tích Borobudua ( In đônêxia) nổi tiếng với những tháp gạch san sát quần tụ đến 72 tháp vây quanh trên một tháp chính nổi lên, trên cùng một địa điểm trở thành một trung tâm phật giáo nổi tiếng với sự kỳ vĩ mang dáng dấp của riêng mình.
Mô hình Di tích Burabuđua( Inđônêxia)
Người Khmer với 4 thế kỷ( TK IX – XIII) dựng xây đã tạo nên quần thể AngKo hùng vĩ vơí đỉnh cao là AngKo Vát gồm 4 ngọn tháp sừng sững tỏa bóng vây quanh tháp chính ngạo nghễ vương lên nền trời với độ cao 65m là niềm kiêu hành của dân tộc mình;  thì  kiến trúc ở Mỹ Sơn không lớn, không quần tụ đậm đặc, nhưng cứ theo năm tháng lặng lẽ tỏa ánh hào quang. Trên bán đảo Đông Dương cùng với sự xuất hiện của Mỹ Sơn là các trung tâm tôn giáo ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo Ấn Độ như VatPhu ( Lào), AngKoVat; AngKo Thom cùng nhóm di tích tại SamboPreiKuc( Campuchia). Mỗi di tích đều mang vẻ đẹp riêng, kỳ vĩ riêng mang đậm bản sắc, nhận thức thẩm mỹ, giá trị tinh thần của người dân dựng xây nên. Sự hình thành các di tích nổi tiếng ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu gọi là vùng “ ngoại Ấn”.
Mô hình AngKo Vát ( Campuchia)
Theo tiến trình phát triển của lịch sử, mỗi di tích có số phận riêng, giá trị riêng được bồi đắp dựng xây theo năm tháng.Nếu Borobuđua mang nội dung thấm nhuần tinh thần đại thừa của Phật giáo thì các di tích còn lại đều mang đậm yếu tố Ấn giáo. Nhưng trong những yếu tố Ấn giáo, mỗi di tích lại mang tính chất riêng, nếu các công trình ở Cmapuchia tính Visnu giáo nổi trội hòa cùng phật giáo thì ở Mỹ Sơn tính Shiva giáo hoàn toàn thống trị.  Về mặt kiến trúc khi so sánh điều dễ nhận thấy Di tích Mỹ Sơn không đồ sộ bằng Borobuđua, không hoành tráng, kỹ vĩ bằng AngKo nhưng Mỹ Sơn mang một giá trị đặc biệt riêng mà không di tích nào có được đó là không gian kiến trúc, một không gian kín mà mở trước thiên nhiên bao la hùng vĩ. Một không gian có cả hai yếu tố núi và biển hòa nhập. Nếu Borobuđua mang đậm yếu tố biển, AngKo mang đậm yếu tố lục địa thì ở Mỹ Sơn là sự kết hợp hài hòa cả hai yếu tố để hình thành nên một không gian riêng của Mỹ Sơn- không gian thần linh núi và biển hai thành tố vĩ đại của vũ trụ. Trong không gian thần linh rộng lớn ấy các công trình kiến trúc được xây dựng hài hòa, đan xen hòa nhập với cảnh quan tạo nên sự thiêng liêng huyền bí. Nếu đứng trước những buổi bình minh đưa những tia nắng đầu tiên vào thung lũng, hay những buổi chiều tà khi hoàng hôn xuống những tia nắng cuối cùng đọng lại vàng ánh trên tường tháp sẽ cảm nhận được vẻ đẹp sang trọng, thiêng liêng trên mỗi công trình kiến trúc ở đây. Trong sự tinh khôi ấy, sự huyền bí thiêng liêng tỏa ra hòa cùng cảnh thiên nhiên hùng vĩ đã tạo cho con người ấn tượng khó quên khi đến thăm di tích này. Giá trị nổi bật của Mỹ Sơn còn được thể hiện qua năm tháng dựng xây, nếu Borobudua được xây dựng vào thế kỷ VIII – IX, của vương triều Núi Sailendra, hay Ang Ko được xây dựng vào thế kỷ IX – XIII, của các triều đại Ang Ko thì Mỹ Sơn sớm có mặt ngay từ thế IV –V, từ vương triều của Bhradvarman I kéo dài theo suốt lịch sử Champa đến vương triều ViJaya thế kỷ XIII. Thật khó có một di tích nào được gìn giữ xây dựng có tuổi đời tồn tại kéo dài như thế và cho đến tận ngày nay. Dù quy mô không to lớn, các kiến trúc không xây dựng tập trung, hay sử dụng các chất liệu bền vững như đá, nhưng từ những viên gạch đất nung nhỏ bé được những người thợ xây dựng kỹ thuật tài ba với chất kết dính riêng mang đặc thù địa phương các tháp Champa ở đây vẫn có độ bền vững cao, có tháp trên một ngàn năm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, tỏa lên sự nồng ấm gần gũi không xa lạ với người dân. Bên cạnh đó những bàn tay tài hoa của nghệ nhân điêu khắc đã khắc tạc những nhát đục tinh xảo khắc vào các kiến trúc, biến mối công trình thành những tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng mà không di tích nào có được. Chính vì thế các kiến trúc gạch ở Mỹ Sơn được khắc tạc đã được các nhà nghiên cứu khẳng định những người thợ xây dựng Mỹ Sơn trong lịch sử họ là những bậc thầy về nghệ thuật xây dựng và điêu khắc trên gạch ở Đông Nam Á. Đó chính là sự khẳng định giá trị vô giá của Mỹ Sơn “ một bằng chứng độc đáo về nền văn minh quan trọng của châu Á thuở xa xưa”
32.  MỸ SƠN ĐƯỢC HỒI SINH NHƯ THẾ NÀO?
           Nằm gọn trong một thung lũng rộng bốn bề núi giăng như lũy như thành, xung quanh là hệ thống núi đồi vây quanh trùng điệp, Mỹ Sơn là một vùng đất hiểm trở, chính vì thế nơi đây trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc đã trở thành căn cứ  kháng chiến.  Lợi dụng địa hình hiểm trở, đầy đủ các điều kiện nước, rừng, những người kháng chiến đã xây dựng nơi đây làm căn

Mỹ Sơn sau trận bom 1969
cứ địa, an toàn khu, nơi đi về bàn đạp của lực lượng cách mạng Quảng Nam nói riêng và quân khu V nói chung. Nơi đây trong kháng chiến, luôn được  quan tâm bố phòng bảo vệ cẩn mật, nhưng cũng là nơi quân thù luôn luôn tìm cách đánh phá. Năm 1947, cuộc kháng chiến lần thứ nhất tầu chiến quân xâm lược thực dân Pháp chạy dọc sông Thu Bồn đã nhiều lần nã đại bác vào khu vực này. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mỹ Sơn lại nhiều lần bị máy bay Mỹ oanh kích, đặc biệt năm 1969, không lực  Hoa  Kỳ đã sử dụng máy bay B52 ném bom rải thảm hủy diệt cả vùng đất. Nhiều kiến trúc bị bom  làm sụp đổ, hư hại, nhiều tháp bị phá hủy hoàn toàn chỉ là đống gạch đổ nát trong đó có tháp A1 một kiệt tác kiến trúc của Champa và Đông Nam á. Sau năm 1975  cuộc kháng chiến thắng lợi, nước nhà thống nhất, Mỹ
 Nhóm tháp  A bị bom phá hủy
Sơn trở nên hoang tàn, đền tháp bị đổ nát bỏ hoang, trong lòng đất còn ẩn chứa đầy bom mìn do chiến tranh để lại, cây cỏ xâm thực dìm các kiến trúc còn lại trong màu xanh của thảm thực vật nhiệt đới. Nhận rõ giá trị văn hóa của khu di tích Mỹ Sơn, mặc dù sau chiến tranh còn bộn bừa khó khăn nhưng được sự quan tâm của nhà nước và chính quyền các cấp, khu di tích được quan tâm chú ý. Trước hết việc dọn dẹp giải phóng bom mìn trong khu di tích được quan tâm. Mười sáu chiến sĩ công binh đã hy sinh, bị thương khi rà phá bom mìn trong khu di tích “  Mai sau khi Mỹ Sơn đã hoàn toàn hồi sinh, xin hãy dựng bia ghi ơn những người quá cố đã đi tiên phong trong việc bảo vệ  và xây dựng lại phế tích này”. Năm 1978, một đoàn cán bộ quản lý và các nhà nghiên cứu của Bộ Văn hóa đã vào đây khảo sát đánh giá giá trị còn lại của khu di tích này sau chiến tranh. Năm 1979 khu di tích được nhà nước công nhận là di tích Lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Từ năm 1980, công cuộc dọn dẹp, gia cố các kiến trúc bị hư hại ở Mỹ Sơn được tiến hành, các tác phẩm được thu dọn xắp xếp lại với sự trợ giúp của các chuyên gia
Khai quật Khảo cổ học tại Mỹ Sơn
Ba Lan đứng đầu là kiến trúc sư Kazimiers Kwiat Kowski, đánh dấu một thời kỳ mới- Mỹ Sơn  dần được hồi sinh.  Trước một Mỹ Sơn đổ nát, những nhà trùng tu tôn tạo  đã thận trọng dựa vào kết quả nghiên cứu, nâng niu từng viên gạch, xắp xếp gia cố bền vững từng khối kiến trúc, định vị những  họa tiết trang trí cho phù hợp, dần trả lại diện mạo cho mỗi kiến trúc ở Mỹ Sơn. Cũng như những bậc tiền nhân sáng tạo, xây dựng nên Mỹ Sơn, những người gìn giữ tôn tạo Mỹ Sơn hôm nay cũng đổ mồ hôi thấm trên từng viên gạch, phiến đá, cũng trở trăn suy tư  để tạo nên một diện mạo Mỹ Sơn sống dậy trung thực với lịch sử đã từng tồn tại. Cũng bắt đầu từ đó các cuộc khai quật khảo cổ học phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo di tích được tiến hành,  từ kết quả khảo cổ học đã cung cấp nhiều tài liệu quý chân thực phục vụ cho việc nghiên cứu Mỹ Sơn và làm cơ sở bước đầu cho việc bảo vệ, phục vụ cho việc tôn tạo di tích này, nhiều nhóm tháp qua khai quật khảo cổ đã được trùng tu tôn tạo,  bước
Mỹ Sơn A đổ nát sau trận bom
đầu được hồi sinh và ngày càng tỏa sáng. Để có được diện mạo Mỹ Sơn, trước hết phải nói đến sự quan tâm của nhà nước, của chính quyền địa phương các cấp, bên cạnh đó là sự giúp đỡ quan tâm của các tổ chức văn hóa quốc tế, các học giả nước ngoài đã chung tay góp sức. Đặc biệt hơn là những đóng góp thiết thực trực tiếp có hiệu quả của những người dân địa phương,  ban quản lý di tích, những người  đã tận tâm bảo vệ gìn giữ di tích Mỹ Sơn bất chấp mọi khó khăn để có được một Mỹ Sơn ngày càng bền vững với thời gian, tỏa sáng trong nền văn hóa dân tộc và bạn bè thế giới.



















THAY  LỜI CUỐI SÁCH
               Mỹ Sơn hôm nay chỉ còn những đền tháp đổ nát theo thời gian, những tượng Chăm tróc lở nhuốm rêu phong, những bia đá câm lặng theo thời gian, chìm trong không gian thanh vắng. Tất cả như lùi vào dĩ vãng, khó có thể nhận ra sự ẩn chứa niềm kiêu hãnh một thời  huy hoàng trong quá khứ. Mỗi viên gạch, tượng đá ở đây đều âm thầm mang những thông điệp của thời gian  chuyển tải gửi lại thế hệ mai sau, như dòng suối Khe Thẻ ngàn năm chảy mãi, từ những giọt sương rơi trên đỉnh Hòn Đền góp nhặt tạo nên dòng suối đưa nước chảy về sông đổ ra biển lớn. Tất cả những gì còn lại của Mỹ Sơn hôm nay, từ đền tháp rêu phong cổ kính sừng sững tỏa bóng đến những viên gạch rơi vãi lặng câm đều mang trong mình dòng chảy của lịch sử, dòng chảy thời gian, thấm đẫm mồ hôi trí tuệ người lao động. Sự cần cù nhẫn nại của bao thế hệ con  người, sự sùng kính niềm tin vào thần thánh, nỗi khát vọng thể hiện bản lĩnh dân tộc đã kết tinh tại đây để hình thành nên Mỹ Sơn. Từ đất và lửa, từ đá cội nguồn hàng triệu năm hình thành nên lãnh thổ dân tộc,  qua bàn tay người thợ Chăm tài hoa đã biến thành những sản phẩm văn hóa vô giá làm tài sản cho các thế hệ mai sau. Dấu ấn ấy sống mãi với thời gian cho dù năm tháng trôi qua,  mặc sự khắc nghiệt của tự nhiên, cùng sự biến động của thời cuộc. Mỗi viên gạch, mỗi tác phẩm điêu khắc ở đây dù bé nhỏ mong manh đều mang hơi thở từ ngàn năm thổi lại, như những giọt sương li ti tạo nên nguồn chảy những dòng suối để làm nên biển lớn, để lại cho đến hôm nay làm rung động trái tim biết bao thế hệ người dân Việt cùng bạn bè quốc tế. Đó chính là giá trị vĩnh hằng của người xưa gửi lại mãi cho thế hệ mai sau, một thông điệp của quá khứ gửi lại cho hiện tại với ước muốn được gìn giữ làm sống lại những giá trị chân – thiện – mỹ được kết tinh từ ngàn xưa ngày càng rạng tỏa trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đương đại và mãi mãi mai sau. Nếu bạn chưa một lần đến Mỹ Sơn, hãy đến với Mỹ Sơn – một di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Khai quËt kh¶o cæ häc t¹i Mü S¬n









Mục lục
Lời nói đầu                                                                                                          
Lời giới thiệu                                                                                                      
1. Di sản văn hóa Mỹ Sơn được xây dựng ở đâu?                                                 
2. Đến Mỹ Sơn đi theo con đường nào?                                                                
3 .Chủ nhân di sản văn hóa Mỹ Sơn là ai?                                                            
4.  Mỹ Sơn được xây dựng trong điều kiện nào?                                                 
5.Vì sao người Chăm lại chọn xây dựng thánh địa ở Mỹ Sơn?                                           6.Tại sao có tên gọi Mỹ Sơn?                                                                               
7. Mỹ Sơn được phát hiện khi nào ?                                                                    
8. Ai là người đầu tiên sáng lập xây dựng ở Mỹ Sơn?                                         
9. Vai trò của Mỹ Sơn tồn tại đến bao giờ?                                                         
10. Mỹ Sơn có bao nhiêu  kiến trúc?                                                                   
11. Mỹ Sơn có các loại hình kiến trúc nào?                                                         
12. Kiến trúc nào được xây dựng sớm nhất ở Mỹ Sơn.?                                     
13. Nhóm Tháp nào có mật độ kiến trúc nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                        
14. Nhóm tháp nào được xây dựng  lâu năm nhất ở Mỹ Sơn?                                    
15. Kiến trúc nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                                                
16. Tháp nào được chạm khắc đẹp nhất ở Mỹ Sơn?                                           
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                               
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                          
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                           
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                               
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                 
Mục lục                                                                                                             
Tài liệu tham khảo chính                 

                                                               


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Di tích Mỹ Sơn. Sở Văn hoá Thông Tin Quảng Nam 1998.
2. Di tích và danh thắng Quảng Nam. Sở Văn hoá Thông tin Quảng Nam 2002.
3. Hồ Xuân Tịnh: Di tích Chăm ở Quảng Nam.NXB Đà Nẵng 1998.
4 Trần Kỳ Phương:Mỹ Sơn  trong lịch sử nghệ thuật Chàm.NXB Đà Nẵng 1988.
5. Ngô Văn Doanh: Thánh địa Mỹ Sơn. NXB Thanh Niên 2003
-  Tháp cổ Champa sự thật và huyền thoại. NXB Văn hóa & Thông tin. Hà Nội 1998
6.Lương Ninh: - Vương quốc Champa. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội 2004
7. G. Maxpero : Vương quốc Chàm. Bản dịch tư liệu viện KCH
8.  Lê Xuân Diệm – Vũ Kim Lộc: Cổ vật Champa. NXB Văn hoá Dân tộc. Hà Nội 1996
9. Nguyễn Tấn Đắc: Văn hoá  Ấn Độ. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.2000
10.Cao Huy Đỉnh: Tìm hiểu thần thoại  Ấn Độ.NXB Khoa học. Hà Nội 1964.
11.Nguyễn Thừa Hỷ: Tìm hiểu văn hoá  Ấn Độ. NXB Văn hoá. Hà Nội 1986
12. Điêu khắc Chàm. NXB Khoa học Xã hội . Hà Nội 1988
13.Lê Đình Phụng: Kiến trúc điêu khắc ở Mỹ Sơn- Di sản văn hoá thế giới. NXB Khoa học Xã hội . Hà Nội 2004.
- Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa. NXB Văn hoá & Thông Tin. Hà Nội 2005
- Di tích văn hóa Champa ở Bình Định NXBKHXH. Hà Nội 2002.
- Văn hóa Champa ở Thừa thiên – Huế NXB Văn hoá & Thông Tin. Hà Nội 2006
14.Will Durant: Lịch sử văn minh  Ấn Độ. NXB Văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2003.
15. L Malleres: Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật điêu khắc Phật giáo- Balamôn giáo ở Đông Dương. Bản dịch tư liệu viện KCH
16 Wendy.doniger oflaherty: Thần thoại Ấn Độ.NXB Mỹ Thuật. Hà Nội 2005
17. G Coedes: Lịch sử cổ đại các nước ở Viễn đông chịu ảnh hưởng của nền văn minh  Ấn Độ. Bản dịch tư liệu viện KCH
18. H. Parmentier – Inventaire descriptif monuments Chams de l’Annam, Avol.Paris 1909 – 1918(Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học).
 -  Le Cirque de Mĩ Sơn .Hà Nội 1904.
-  Catalogue du musse Cam de Tourane. Hà Nội 1919
19. G.Maxpero: Le Royaume de Cham . NXB Van Oest.Paris 1928.
20 L.Finot: Les inscription du Cirque de Mĩ Sơn .Hà Nội 1904
 - L.Finot: Etudes Epigraphiques sur le pays Cham.Paris 1995
21 Ph.Stern : L’ art du Champa et son Evolution. Toulouse 1942
22 Lafon et Po Dharma: Bibliographie Campa ét Cam.Paris 1988.
23.J. Boisselier: La Statuaire de Champa. Paris 1963……





















Lê Đình Phụng
 Quê quán: Gia lâm - Hà Nội
Tốt nghiệp khoa Lịch sử
Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội 1980
Tiến sĩ Lịch sử - chuyên ngành KCH 1995
Công tác tại Viện khảo cổ học
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Cùng một tác giả:
- Di tích văn hoá Champa  ở Bình Định. NXB

KHXH  . Hà Nội 2002
- Kiến trúc - Điêu khắc ở Mỹ Sơn: Di sản văn hoá thế giới. NXBKHXH Hà Nội  2004
- Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa. NXB Văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2005
- Văn hoá Champa ở Thừa Thiên Huế. NXB Văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2006
- Di tích Cát Tiên Lâm Đồng- Lịch sử và văn hóa. NXB KHXH  Hà Nội 2006
- Thành Hoàng Đế – Kinh đô vương triều Tây Sơn. NXB KHXH  Hà Nội 2007
- Đối thoại với nền văn minh cổ Champa( đang xuất bản)
- Mỹ Sơn Thung Lũng thần Linh. ( chưa xuất bản)

Những công trình khác:
- Khảo cổ học Việt Nam Tập III NXB KHXH  Hà Nội 1998 ( viết chung).
-  Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam. NXB KHXH  Hà Nội 2002( viết chung)
- Đền tháp Champa – Bí ẩn xây dựng. NXB Xây dựng-  Hà Nội 2007( viết chung)