Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Đây là bài viết trong Hội thảo về Phật Giáo ở Nghệ An năm2012. Mặc dù còn nhiều vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu, nhưng có thể coi đây là những suy nghĩ bước đầu


 Phật giáo nơi xứ Nghệ

                  Nghệ An là một vùng đất văn hóa cổ. Từ buổi đầu dựng nước, nơi đây đã hình thành một vùng kinh tế, văn hóa hưng thịnh theo chiều dài lịch sử đất nước và góp một dòng chảy quan trọng vào hình thành bản sắc văn hóa dân tộc trong lịch sử. Cách ngày nay hai ba vạn năm trước dấu vết văn hóa xuất hiện thời đại đá cũ ở lớp dưới cùng Làng Vạc (Nghĩa Đàn). Di tích văn hóa Hòa Bình ở vùng núi đá vôi như Hang Chùa (Kỳ Sơn), Thẩm Hoi (Con Cuông) và di tích văn hóa Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) ở vùng ven biển thuộc sơ kỳ thời đại đá mới. Thời đại đồng thau có các di tích Núi Cật, Rú Trăn (Nam Đàn) thuộc giai đoạn Tiền Đông Sơn. Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn có di tích Đồng Mõm (Diễn Châu) và đặc biệt là di tích Làng Vạc nổi tiếng....đã hình thành nên tuyến văn hóa trên vùng đất Nghệ An. Bước vào thời kỳ lịch sử cùng với truyền thống văn hóa của cư dân bản địa, thông qua giao thương những thành tố văn hóa mới gia nhập vùng đất trong đó có Phật giáo.
I. Một vài  ghi chép về Phật giáo ở Nghệ An
Theo những tài liệu lịch sử cho biết, do vị trí thuận lợi nằm trên con đường giao thưởng biển, Phật giáo đã sớm có mặt trên vùng đất Nghệ An. Theo Lĩnh nam chích quái cho biết Chử Đồng Tử đã sớm tiếp thu ảnh hưởng của Phật Giáo tại am núi Quỳnh Viên( nay là phía nam cửa Nam Giới hay cửa Sót – Hà Tĩnh) do tiểu tăng Phật Quang truyền pháp (1). Nếu tài liệu tin cậy, có thể thấy cùng với Luy Lâu ( Bắc Ninh) một trung tâm Phật giáo lớn, sớm ở đồng bằng Bắc Bộ, thì Nghệ An cũng là địa điểm có mặt sớm của Phật giáo ở nước ta. Theo năm tháng, Phật giáo ngày càng lan tỏa, nơi đây xuất hiện nhiều cơ sở Phật giáo và Thiền sư nổi tiếng.Trong lịch sử Phật giáo cũng có một số ghi chép về những vị Thiền Sư (1) Tham khảo thêm:
- Truyện Nhất Dạ trạch trong Lĩnh Nam chích quái. NXB Văn học .Hà Nội 2001 tr 50 – 56
- Châu Nghệ An – Trấn Nghệ An thời Lý – Trần- Lê trong lịch sử,  đến năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
xuất thân trên vùng đất, hay chọn nơi đây làm nơi tu hành như :
- Thiền sư Tịnh giới( ?- 1207) tu tại chùa Quốc Thanh núi Bi Linh phủ Nghệ An ( có thuyết nói chùa Quốc Thanh ở phủ Trường An).
- Thiền Sư Y Sơn ( ? -1213). Thiền sư họ Nguyễn quê ở Cẩm Hương phủ Nghệ An. Năm ba mươi tuổi ông xuất gia học đạo với một vị trưởng lão trong bản hương, sau lên kinh đô tham vấn Quốc Sư Viên thông, được quốc sư truyền cho tâm ấn.
- Thiền Sư( ? – 1221) Hiện Quang người kinh đô Thăng Long tu tại chùa Lục Tổ “ sau sư vào núi Uyên Trừng phủ Nghệ An, thụ giới cụ túc với Thiền Sư Pháp Giới” sau đó lại về kết am tranh mà ở ở núi Yên Tử.
Sử cũ còn ghi lại:
- Năm 1073 Thái sư Lý Đạo Thành “ ra coi châu Nghệ An. Đạo Thành lập viện Địa Tạng ở trong miếu vương thánh châu ấy, ở giữa viện đặt tượng Phật...”(2)
- Năm 1270 “ Tĩnh quốc đại vương Quốc Khang dựng phủ đệ ở Diễn châu, hành lang điện vũ bao quanh, tráng lệ khác thường. Vua nghe tin sai người đến xem. Tĩnh Quốc sợ, mới tạc tượng Phật để ở đó ( nay là chùa Thông) (3)
Những ghi chép này cho biết, trước các vị Thiền Sư nổi tiếng được biết đến thì nơi đây đã có nhiều cơ sở Phật giáo tồn tại sớm trong lịch sử. Hiện nay trên địa bàn Nghệ An còn lại một số ngôi chùa khá nổi tiếng:
- Chùa Đại Tuệ nằm trên một quả núi (thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn) của dãy núi Đại Huệ một trong những danh thắng bậc nhất xứ Nghệ. Từ đây, khách thập phương nhìn thấy toàn cảnh của một vùng rộng lớn từ Hòn Ngư, biển Đông cho tới Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, từ dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhẫn hùng vĩ cho đến Lam Giang, La Giang thơ mộng của vùng Đức Thọ, Nghi Xuân. Chùa Đại Tuệ được tương truyền  xây dựng vào vua Mai Hắc Đế ( TKVII), tồn tại đến thế kỷ XV được Hồ Quý Ly cho trùng tu, xây dựng lại thời (1)Tham khảo thêm: Thiền Uyển tập anh. NXB Văn học. Hà Nội 1990, tr 133;160; 243
(2- 3)Đại Việt Sử ký toàn thư.NXB KHXH. Hà Nội 2004  Tập I, tr  277; Tập II tr 38
Phật Bà Đại Tuệ. Chùa từ lâu đã là một ngôi chùa cổ linh thiêng của xứ Nghệ và của cả nước. Do biến thiên lịch sử chùa Đại Tuệ chỉ còn lại một mái tranh giữa đồi núi hoang sơ.
- Chùa Vĩnh Phúc xã Nam Xuân - huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An được tương truyền xây dựng  vào thời nhà Lý (1138 -1139). Dưới thời hậu Lê, trụ trì chùa là nhà sư Nguyễn Bá Na, cháu đích tôn của ông Nguyễn Hiên – một Quận Công khai quốc công thần thời Lê Lợi, phò Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, giành độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam. Nguyễn Bá Na là một nhà sư thông tuệ, tiếng thơm khắp kinh thành Thăng Long, được Vua Lê sắc chỉ là Hòa thượng Thiền sư, pháp hiệu là Pháp Tâm Như Lai.
- Chùa Cần Linh, phường Cửa Nam thành phố Vinh
- Chùa Phổ Nghiêm làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc....
 Những ghi chép và sự hiện diện của các cơ sở Phật giáo cho thấy Nghệ An là một vùng đất ảnh hưởng của Phật giáo khá đậm trong đời sống tinh thần dân cư  kéo dài theo suốt dặm dài lịch sử cho đến ngày nay.
II Những chứng cứ Lịch sử.
1.Tháp Nhạn- Một công trình Phật giáo  ở Nghệ An
Do vị thế của vùng đất, trải qua năm tháng, do điều kiện tự nhiên cùng những biến động của xã hội, cho đến nay những dấu tích của Phật giáo còn lại không nhiều. Các cuộc điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh hầu như ít gặp các cơ sở Phật giáo có niên đại sớm trong lịch sử ghi chép.Trong những dấu tích Phật giáo để lại ở Nghệ An, có thể thấy Tháp Nhạn được coi là một trung tâm Phật giáo lớn. Tháp Nhạn được xây dựng trên một quả núi thấp, bằng phẳng rộng vài vạn m2 thuộc địa bàn xã Hồng Long, huyện Nam Đàn. Truyền thuyết địa phương nói về một cây tháp đổ và đã được nhiều lần khảo sát. Năm 1985 -1986 Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật ngôi tháp đổ này. Kết quả khai quật cho thấy, tháp được xây bằng gạch, mặt bằng chân tháp hình gần vuông ( 9,6m x 9m). Bề mặt tường tháp phần chân dày 2,3m, phần còn lại mặt trên là 1,6m. Xung quanh đế tháp là hệ thống sân lát gạch khá vuông ( 14,2m x 14m). Cấu trúc lòng tháp hình thang cân úp ngược, phía trên rộng 5,73m x 5,6m, đáy phía dưới rộng 3,2m x 3,18m. trong lòng tháp qua khai quật tìm được:
- Phía trên là bệ thờ xây bằng gạch khối hộp vuông. Kích thước 0,44m x 0,44m cao 0,8m.(1)
- Bệ được xây trên nền đất trộn sỏi hình bầu dục. Chiều dài 2,5m, rộng 1,6m. Dưới chân ụ đất có một bộ sưu tập hiện vật gồm: một hộp đồng vuông 6 mặt. Một mảnh vòng tròn hào quang. Một mảnh bàn tay tượng. Ba mươi mảnh đồng và cục sỉ đồng.
- Dưới ụ đất trộn sỏi là lớp đất màu mềm dày 0,10m, tiếp đến là lớp than củi dày 5cm
- Dưới cùng là hai mảnh thân cây khoét rỗng ghép chôn đứng. Trong thân cây có hộp Xá Lị.. Trụ gỗ ghép chôn chính tâm lòng tháp, cao 1,37m, lòng trụ chứa than củi màu đen, xốp. Hộp Xá Lị bên ngoài là  một chiếc hộp chữ nhật bằng đồng kích thước dài 12cm, rộng 8cm, cao 8cm.Hộp để trơn không có trang trí.
 Bên trong là chiếc hộp bằng kim loại màu vàng hình chữ nhật. Kích thước dài 8cm, rộng 5cm, cao 5,5cm. Hộp có cấu trúc hai phần: phần nắp uốn cong hình mui luyện, gờ nắp chờm khỏi thân hộp. Mặt nắp có trang trí  dải hoa văn 6 cánh nở xòe đều bố trí theo khung hình chữ nhật. Phần dưới thân hộp trang trí băng hoa sen kết dải thành diềm quanh thân hộp. Hoa sen thể hiện nhìn nghiêng với 3 cánh, các bông hoa nối tiếp nhau. Chân hộp có một đường gờ rỗng.. Trong hộp có 02 viên Xá Lị hình khối tròn, màu trắng, to bằng hòn bi ve lẫn trong tro và những mảnh gạo cháy (2).
(1)Theo Nguyễn mạnh Cường: Kích thước bệ gạch này hình chữ nhật dài 0,7m, rộng 0,4m cao 0,8m, Theo chúng tôi cấu trúc lòng tháp hình gần vuông thì cấu trúc bệ thờ hình hộp vuông hợp lý hơn. Tham khảo Nguyễn Mạnh Cường: Hộp xá Lị trong lòng tháp Nhạn. T/C KCH số 2-2001 tr 43-50. (2) Sau này theo Nguyễn mạnh Cường trong hộp “ có hai nửa vòng tròn màu trắng đục, trong và mỏng như võ trứng. Chắc hẳn hai nửa mảnh vòng tròn này là từ một cục tròn bị vỡ ra làm đôi”.
Niên đại của Tháp Nhạn được xác định vào khoảng từ cuối Lục triều đến Tùy Đường. Sau này được tác giả xếp vào thế kỷ VII (1).
 Căn cứ vào quy mô kiến trúc, hiện vật thu được các tác giả cho rằng đây là một ngôi tháp có quy mô lớn, một tụ điểm của Phật giáo ở miền Trung và có niên đại sớm nhất trong các kiến trúc tháp phật giáo được biết đến và tổ chức khai quật khảo cổ học. Đặc biệt việc phát hiện ra hộp Xá Lị trong lòng tháp được xác định là lần đầu tiên tìm thấy “trong một phế tích tháp Phật giáo ở Nghệ An”, được đánh giá “ việc tìm thấy một cây tháp Xá lị thời Tùy Đường- mà tháp thì luôn ở bên cạnh ngôi chùa- nơi xa lưu vực sông Hồng( ngày nay cách Hà Nội gần 300km, chứng tỏ bấy giờ ảnh hưởng của Phật giáo đã lan rộng khắp đất nước này”(2)
2.Truyền thống Phật giáo với các mối liên quan.
2.1 Truyền thống Phật giáo.
Trong lịch sử Việt Nam đã có những ghi chép về Xá Lị nhà Phật. Theo Đại Việt sử ký toàn thư cho biết “ Năm 1015 Sư chùa Tề Thánh huyện Thái Bình dâng hòm quý đựng Xá Lị....N¨m 1034... S­ H­u ë chïa Ph¸p V©n ch©u Cæ Ph¸p t©u r»ng trong chïa Êy ph¸t ra mÊy luång ¸nh s¸ng, theo chç ¸nh s¸ng Êy ®µo xuèng ®­îc mét c¸i hßm b»ng ®¸, bªn trong cã c¸i hßm b»ng b¹c, trong hßm b¹c l¹i cã hßm b»ng vµng, trong hßm vµng cã b×nh l­u ly, trong b×nh ®ùng x¸ lþ” ( 3). Chùa Pháp Vân( chùa Dâu) là ngôi cổ tự tại trung tâm Luy Lâu( Bắc Ninh), việc phát hiện ra Xá Lị ở đây cho thấy Xá Lị phải có trước năm 1034.
(1)- Tham khảo thêm:Trần Anh Dũng & Nguyễn Mạnh Cường: Tháp Nhạn ở Nghệ Tĩnh qua hai lần khai quật. T/C KCH số  3-1987 tr 69 -83.
- Tham khảo Nguyễn Mạnh Cường: Hộp xá Lị trong lòng tháp Nhạn. T/C KCH số 2-2001 tr 43-50
(2) Hà Văn Tấn, Nguyễn văn Kự, Phạm Ngọc Long: Chùa Việt Nam. Phần I Chùa Việt Nam: Chùa Việt Nam một cái nhìn chung,  mục Chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.Nxb Thế giới. Hà Nội 2009;  tr 15
(3) Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb KHXH. Hà Nội 2004 Tập I tr 257
Theo văn bia tại chân Tháp Hòa Phong ( chùa Dâu) có niên đại 1738 cho biết “ Xưa kia vủa Tùy Cao Đế sai quan lệnh họ Lưu mang Xá Lị đến Giao Châu đặt. Khi đến châu Giao một vị Pháp Hiền đại sư đã chỉ cho Lưu khu đất  trước đến Bà Dâu là danh tiếng, dựng tháp ở đây để tiếng thơm muôn thưở”. Theo tài liệu này cho biết Lưu Phương có đem  5 hòm Xá Lị sang Giao Chỉ để dựng bảo tháp, thì 01 hòm ở chùa Dâu, 01 hòm chùa Tường Khánh( Nam Định); 01 hòm ở châu Hoan, 01 hòm ở châu Ái và 01 hòm ở Châu Phong.(1). Hộp Xá Lị tìm được tại Nhạn Tháp có phải là hộp mà Lưu Phương đem sang đặt ở châu Hoan.Tài liệu này có 2 vấn đề.
-         Nhân vật lịch sử:
- Thiền sư Pháp Hiền( ? -626) là thế hệ thứ nhất của  Thiền Phái Ty ni đa lưu chi thọ giới theo Đại Sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân sau tu ở chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phúc( Tiên Du – Bắc Ninh) được Tùy Cao Tổ “ sai sứ đem Xá Lị phật và 5 hòm sắc điệp sang ban cho sư để xây tháp cúng dàng. Sư bèn chia Xá Lị cho chùa Pháp vân ( Luy Lâu) và các chùa có tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái để dựng tháp thờ ”(2)
- Lưu Phương là viên tướng xâm lược nước ta năm 602. Năm 603 Lưu Phương tiêu diệt nước Vạn Xuân của Lý Phật Tử. Năm 605 được vua Tùy phong là Hoan châu đạo hành quân tổng quản đi đánh Lâm Ấp, một quốc gia độc lập của người Chăm. Năm này Lưu Phương ốm chết dọc đường. Như vậy Lưu Phương ở nước ta từ năm 602 – 605.
- Về địa danh:
Đất Nghệ An nhà Tùy  thuộc quận Nhật Nam. Nhà Đường năm 622 đổi thành Hoan Châu, sau đổi là Diễn Châu (3)
( 1) Nguyễn Mạnh Cường: Chùa Dâu – Tứ Pháp và hệ thống các chùa tứ Pháp. NXB KHXH. Hà Nội 2000, tr 55
(2) Thiền uyển tập anh. NXB văn học.Hà Nội 1990 tr 170
(3) Tham khảo thêm: Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. NXB Giáo Dục. Hà Nội 2008.Đào Duy Anh:  Đất nước Việt nam qua các đời. NXB Thuận Hóa 1996
 Như vậy có khả năng hộp Xá Lị ở Nhạn tháp có mặt vào đầu thế kỷ VII là hợp lý và có niên đại cùng với Xá Lị chùa Dâu mà sử sách ghi lại.
Xá Lị là một khái niệm chỉ phần tinh cốt còn lại của Phật sau khi hỏa thiêu. Theo Từ điển Phật học Xá Lị “ chỉ chung cho những gì còn xót lại sau khi thiêu thân Phật- Thích Ca hoặc các bậc đắc đạo, thường được thờ trong các tháp hay chùa chiền”. Ở Việt Nam sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tổ đệ nhất phái trúc Lâm mất ( 1308) “ Pháp Loa thiêu ( xác Thượng Hoàng) được hơn ba ngàn hạt xá ly mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư”....Năm 1310 “ xá ly thì cất ở bảo tháp am Ngoạ Vân” ( Đông Triều – Quảng Ninh). Xá Lị chỉ được gìn giữ ở những trung tâm Phật giáo quan trọng và danh tiếng.Việc tìm thấy Xá Lị ở Tháp Nhạn ( Nghệ An) có thể thấy đây là một trung tâm Phật giáo lớn, sớm, quan trọng trong các trung tâm Phật giáo 10 thế kỷ đầu công nguyên ở Việt Nam.
2.2 Mối liên quan.
Trong những tôn giáo ảnh hưởng đến văn hóa nước ta trong lịch sử, những xá Lị của Phật giáo chôn trong các lòng chùa tháp, cũng như những hiện vật thiêng chôn trong các lòng tháp Champa là một hiện tượng khá tương đồng.
 Các cuộc khai quật các phế tích kiến trúc tháp Champa tại Đại Hữu ( 1927); Trung Quán ( 1928) tại Quảng Bình. Khánh Vân ( 1998) tại Quảng Ngãi. Cát Tiên ( 1999 -2004) tại Lâm Đồng, hay các di tích thuộc văn hóa Óc Eo như Gò Tháp ( Kiên Giang), Gò Xoài ( Đồng Tháp) vv... đã cho thấy trong các lòng tháp được xử lý chôn theo các vật linh là các lá vàng  khắc tạc hình ảnh các vị thần, linh thú, hoa sen vv... những biểu tượng của Ấn Độ  giáo. Sự tương đồng ấy thể hiện qua cấu trúc lòng tháp là những khối hộp bình đồ hình thang ngược, các vật linh được chôn giữa lòng tháp là hộp thiêng, xung quanh là những vật thiêng. Để gìn giữ những vật thiêng, mặt nền thường được xử lý kỹ thuật khá cẩn thận. Vật liệu là sét, cuội trộn lẫn đầm lèn chặt bảo vệ. Nối thông những vật linh chôn phía dưới là những cột thiêng. Các di tích Champa cột thiêng ( trụ thiêng) được xây bằng gạch thành trụ gạch thẳng đứng từ lòng tháp vươn lên mặt nền thì ở Tháp Nhạn thể hiện bằng cột gỗ. Đây chính là biểu tượng của trụ thiêng theo giáo lý tôn giáo. Điểm chung này xuất phát từ ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ, nhưng mỗi tộc người có thể hiện khác nhau, phù hợp với đặc điểm và truyền thống văn hóa tâm lý tộc người. Cột gỗ trụ thiêng tại Tháp Nhạn gợi nhớ về truyền thống văn hóa dân tộc như GS Hà Văn Tấn viết “ Việc đặt hộp Xá Lị vào trong thân cây khoét rỗng cũng gợi chúng ta nhớ đến tục chôn người chết trong những quan tài khoét bằng thân cây trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Các tháp Xá Lị vẫn được coi là tháp mộ, khác với các tháp kỷ niệm. Phải chăng ở đây, có sự tiếp hợp giữa Phật giáo với những truyền thống bản địa lâu đời ?” (1)
Được xây dựng trên địa bàn văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ, tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo, di tích Tháp Nhạn có thể coi là một trung tâm phật giáo lớn xa nhất về phương nam của dân tộc Việt X thế kỷ đầu công nguyên. Ngoài yếu tố Phật giáo, di tích còn để lại dấu ấn có mối liên quan đến các di tích văn hóa Champa phía Nam  cùng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Nếu theo tài liệu thư tịch và truyền thuyết địa phương, Nghệ An không chỉ có Tháp Nhạn mà còn nhiều di tích Phật giáo khác có giá trị trong văn hóa Việt Nam cần được tiếp tục  khảo sát, khai quật,  góp phàn tìm về cội nguồn văn hóa Xứ Nghệ nói riêng và văn hóa dân tộc trong lịch sử nói chung.
Những dấu tích của Phật giáo Nghệ An xưa nay còn lại không nhiều, nhiều địa điểm xưa  chỉ còn dấu tích, những đó là tiền đề để hưng vong tinh thần Phật giáo với văn hóa dân tộc. Những dấu tích Phật giáo đó hiện còn đúng như tinh thần Phật giáo mà lời thơ Thiền sư Mãn Giác( 1052 -1096) gửi lại:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch:
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai./.
(1) Hà Văn Tấn ... đã dẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét