Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

VĂN HÓA CHAMPA – CỘI NGUỒN
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ VĂN HÓA ẤN ĐỘ
                                                                                  Lê Đình Phụng ( Viện KCH)
I. Cội nguồn và những ảnh hưởng văn hóa.           
Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo mang đậm bản sắc tộc người, tồn tại  và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử dải đất miền Trung. Nằm trên địa bàn, kế thừa cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa kế thừ nhiều yếu tố truyền thống từ văn hóa Sa Huỳnh đi lên hội nhập nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài đưa lại hình thành nên nền văn hóa Champa trong lịch sử. Những tài liệu khảo cổ cho biết bằng con đường giao thương trên biển ngay buổi đầu lịch sử người Sa Huỳnh -Chăm đã tiếp thu với nhiều nền văn hóa từ bên ngoài đưa lại.
-Với văn minh Trung Hoa, tài liệu khảo cổ học tìm được qua các cuộc khai quật di chỉ cư trú , mộ chum cho biết khá nhiều đồ gốm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đó là gốm in văn ô vuông , trám lồng thấy được qua các di chỉ Suối Trình , Xóm ốc ( Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi); Trà Kiệu, Gò Cấm ( Quảng Nam). Tại các mộ chum ở Hậu Xá (Quảng Nam) có các đồng tiền Ngũ Thù Tây Hán ( niên đại 206BC – 25AD), tiền Vương Mãng( niên đại 8 – 23AD) hay công cụ vũ khí bằng sắt thời Tây Hán( dao sắt chuôi hình vành khăn.). Đặc biệt hơn tại mộ chum Bình Yên – Quế sơn ( Quảng Nam) ngoài đồ gốm, công cụ sắt còn có gương đồng thời Tây Hán. Gương có đường kính 6,8cm, sau gương có hàng chữ Hán cổ “ Kiến nhật chi quang ; thiên hạ đại minh”; niên đại vào nửa cuối thế kỷ I trước công nguyên, minh chứng cho sự tiếp xúc văn hoá Sa huỳnh và văn hoá Hán và  cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa trung Hoa đậm nét trong nền văn hóa bản địa.(1)
- Cùng với văn hóa Trung Hoa theo con đường giao thương trên biển văn hóa Ấn Độ cũng xuất hiện sớm trên vùng đât bán đảo Đông Dương trong đó có Việt Nam.  Với văn hoá Ấn Độ, những tiếp xúc buổi đầu với văn hoá Sa huỳnh thể hiện qua những hiện vật đồ trang sức bằng thuỷ tinh, đá ngọc, mã não  có khá
(1) Tham khảo thêm Lê Đình Phụng: Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa. NXB Văn hóa – Viện Văn hóa. Hà Nội 2006
nhiều trong các mộ chum . Đặc biệt tại cuộc khai quật tại Trà Kiệu năm 1992 đã tìm thấy một mảnh gốm màu xám sẫm có hoa văn in hình tam giác đó là “ mảnh bát thuộc loại gốm thương mại trao đổi La Mã -  Ấn Độ , một loại gốm phổ biến ở các di chỉ như Arikamedu miền Đông Ấn Độ, có niên đại giữa vào giữa thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ I sau công nguyên ”(1). Trong thời kỳ lịch sử,  những tài liệu  ghi chép cùng những bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khá rộng trên nhiều vùng văn hóa. Sự xuất hiện của người Hồ bên cạnh Sĩ Nhiếp thái thú Giao Châu, hay sự có mặt của Thiền Sư Khâu Đà la tại Luy Lâu cùng sự hiện hiện của Thạch Quang Phật đã nói lên vùng ảnh hưởng sớm của văn hóa Ấn Độ vào bắc Việt Nam. Những dấu chân thần – biểu tượng Phật tại Hương ấn( Bình Thuận ); núi Đại Điếm, hòn San hô ( Bình Định); cửa Sa Kỳ ( Quảng Ngãi) đã cho thấy Văn hóa Ấn Độ sớm xuất hiện trên dải đất miền Trung.  Đây có thể coi là những tài liệu nói về lớp văn hóa đầu tiên của cư dân bản địa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ.
Do điều kiện lịch sử,  mặc dù lớp văn hoá, tôn giáo Ấn Độ đầu tiên truyền vào nước ta có mặt trờn nhiều vùng, nhưng do điều kiện xã hội, vùng phía Bắc chịu sự cai trị, áp đặt của nền văn hoá Trung Hoa nên khó có điều kiện phát triển. Vùng đất phía Nam trong điều kiện độc lập,  khi tiếp thu văn hoá Ấn Độ đã đứng chân và phát triển hoà cùng văn hoá bản địa tạo nên nền văn hoá  Chămpa và phát triển rực rỡ theo suốt chiều dài lịch sử đến khi nền văn hóa này hội nhập vào dòng chảy chung văn hóa dân tộc.
- Văn hoá Champa khi giành được độc lập vào cuối  thế kỷ II( năm 192), hỡnh thành nờn nhà nước cổ đại Lâm Ấp( Lin Y), văn hoá , tôn giáo Ấn Độ có điều kiện từng bước thâm nhập một cách hoà bình vào cộng đồng cư dân Chăm và từng bước chi phối đời sống chính trị tôn giáo của dân tộc này. “ Dân tộc Chàm đồng hoá nhanh với nền văn minh ấy; họ theo tôn giáo và phong tục, chữ
(1)Ian Glover- Mariko Yamagata: Nguån gèc vÒ v¨n minh Cham: c¸c yÕu tè b¶n ®Þa, c¸c ¶nh h­ëng cña Trung Quèc ,Ên §é vµo miÒn Trung ViÖt Nam qua kÕt qu¶ khai quËt Trµ KiÖu ( Duy Xuyªn – Qu¶ng Nam).T/C KCH sè 3 – 1995
viết và tư tưởng; hành chính và pháp luật của nền văn minh ấy ”. Kế thừa tầng nền của văn hoá Sa huỳnh, trước khi Ấn Độ giaó đứng chân ở đây, người Chăm đã  thừa hưởng và có những yếu tố  đặc trưng từ nền văn hoá Sa huỳnh như : nghề trồng lúa nước khá phát triển; nghệ thủ công chế tạo đồ gốm, rèn sắt, dệt vải, chế tác đồ trang sức; khai thác biển; khai thác rừng; tổ chức hành chính xã hội khá cao( có thể đã xuất hiện tổ chức nhà nước sơ khai?); tín ngưỡng thờ đa thần giáo( vạn vật hữu linh), thờ tổ tiên, phong tục chôn cất hoả táng (?)  gia đình mẫu hệ ( thờ Mẹ xứ xở) hay song hệ(?).Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của người Trung Hoa, người Chăm đã tiếp thu tự nguyện tinh thần của  văn hoá Ấn Độ bởi họ gặp trong đó tư tưởng, tôn giáo của nền văn hoá này có nhiều nét tương đồng. Định cư trên dải đất hẹp miền Trung, đứng trước tự nhiên hùng vĩ, phía Đông là biển bao la; phía Tây là núi rừng cao trùng điệp, người Chăm được hưởng sự ưu đãi của tự nhiên, khai thác rừng và biển nhưng họ cũng chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của tự nhiên mà họ cho rằng đó ẩn chứa sức mạnh vô hình của đáng tối cao : tàn phá và sinh sôi nảy nở. Là cư dân nông nghiệp họ cảm nhận được nguồn sống do đất đai đưa lại nuôi dưỡng con người, trong đó nước là nguồn sống cho vạn vật. Chính vì thế biểu tượng của các vị thần Ấn Độ giáo thể hiện vũ trụ ; trời đất như Trời cha( Đyaus) Trời Mẹ( Aditi); đất mẹ( Prithivi); thần Biển( Varuna) đều gần gũi thân thuộc với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống. Các hiện tượng tự nhiên  biểu hiện thông qua hình ảnh của các thần như :thần mưa, sấm sét( Inđra); thần Mặt Trời( Surya); thần Lửa( Agni); thần Gió(Vayu); thần Rượi hay thần Mặt trăng( Soma); hiện tượng Bình minh hay Hoàng hôn( Asuin) là những hiện tượng chi phối hiển hiện thường nhật  trong đời sống của họ. Bên cạnh đó hình tượng hoá thân của các vị thần như  hoá Cá( Matsya); Rùa ( Kurma); Lợn Rừng ( Varaha); Sư tử ( Narasimha)… không xa lạ gì với họ. Cao hơn cả là hệ thống biểu tượng thần Brahma; Visnu; Siva(Trimurti) của Ấn Độ giáo thể hiện sự Sáng tạo – Bảo tồn- Phá huỷ, chu kỳ của tự nhiên, nguồn sống của vạn vật vũ trụ cũng không hề xa lạ với đời sống của họ trước tự nhiên.Bên cạnh đó sự sống động nội dung hàm chứa tinh thần nhân văn của những bộ sử thi Mahabharata; Ramayana và các pho thần tích Purana đã lôi cuốn đời sống tâm linh của cư dân Chăm cổ. Điều quan trọng hơn là tinh thần Ấn Độ trong việc tổ chức một thiết chế xã hội mới, một xã hội trật tự , phát triển, chế độ đẳng cấp được người Chăm, đặc biệt là tầng lớp trên sử dụng để tổ chức một thiết chế xã hội mới có quy mô, tổ chức cao hơn sau khi giành được độc lập. Chính những điều kiện trên đã đưa tinh thần Ấn Độ  vào xã hội Champa và được cư dân ở đây chấp nhận coi đó là mô hình đi lên của dân tộc mình trong lịch sử. Tinh thần đó đã chi phối dân tộc Chăm xây dựng nên nền văn hoá Champa thấm đậm  tư tưởng, tôn giáo Ấn Độ trong toàn bộ tiến trình lịch sử của dân tộc mình.“ Những yếu tố bản địa xa xưa đã tạo nên nền tảng vững chắc của khu vực. Nền nông nghiệp trồng lúa nước với khí hậu gió mùa đẫm nước, chế độ gia đình thiên về mẫu hệ hay song hệ, tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên và thần đất gần gũi thân thiết là những nét sống tự nhiên của họ ”(1), đó là những tiền đề tạo điều kiện cho văn hoá Ấn Độ gia nhập đứng chân trên vùng đất.Theo những nguồn tài liệu cho biết văn hoá Ấn Độ đã có sự tiếp xúc đến vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng từ những thế kỷ đầu công nguyên: “Vào khoảng nửa đầu thế kỷ I sau công nguyên chắc chắn đã có cuộc tiếp xúc giữa những người mang văn hóa Ấn Độ với những người dân bản địa 3 vùng Bắc - Trung - Nam nước ta lúc bấy giờ… Nhiều tu sĩ đã đến tu và truyền giáo ở nước ta, đó là cơ sở hình thành một lớp văn minh Phật giáo - Bà la môn giáo đầu tiên…”(2). Trong 5 tuyến đường biển mà văn hoá Ấn Độ vào nước ta đáng chú ý là các tuyến vào Ninh Thuận - Bình Thuận - Khánh Hoà - Phú Yên, tuyến vào Bình Định, Quảng Nam là những điểm văn hoá Ấn Độ dừng chân và phát triển thuộc địa bàn cư dân Chăm cổ hình thành nên nền văn hoá Chăm sau này. Theo các nhà nghiên cứu, hấp lực đầu tiên đến Đông Nam Á là buôn bán trao đổi thương mại, nhất là tìm kiếm vàng chứ chưa phải là truyền giáo, “Hấp lực kinh tế mà chủ yếu là vàng đã đưa người Ấn Độ đến Đông Nam Á”.
(1)Tham kh¶o thªm Cao Xu©n Phæ:  Nh÷ng ¶nh h­ëng v¨n ho¸ n §é vµo ViÖt Nam. Gi¸o tr×nh ®µo t¹o sau ®¹i häc chuyªn ngµnh KCH. Hµ Néi 1996. T­ liÖu ViÖnKCH
(2) Nguyễn Duy Hinh:: §Òn ®éc c­íc dÊu ch©n ThÇn – biÓu t­îng phËt.T/C KCH sè 1- 2/1988
Khi vượt biển đi xa buôn bán với những chặng đường đầy hiểm nguy họ thường mang các Phật tử, sư tăng, thầy tu, thầy Bà la môn đi theo để cầu cho sự bình yên. Thế là cùng với buôn bán, văn hoá Ấn Độ cùng những giáo lý tôn giáo cũng có điều kiện lan toả. Trong những tôn giáo từ Ấn Độ tỏa ra có thể thấy có hai dòng: Ấn Độ giáo hay Bà la môn giáo và đạo Phật.
Do  hội nhập bằng phương thức hoà bình, có nhiều nét cội nguồn tương đồng văn hoá, Ấn Độ giáo hoà nhập nhanh với tín ngưỡng địa phương có điều kiện phát triển và chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của người Chăm theo suốt chiều dài lịch sử. Để xây dựng được nền văn hoá có giá trị vĩnh hằng ấy, người Chăm đã dựa trên cơ sở tầng nền của nền văn hoá bản địa, tiếp thu , chọn lọc ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài để tạo nên bản sắc văn hoá riêng.
II Những nội dung và biểu tượng ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
 Tài liệu khảo cổ học để lại sớm nhất cho thấy giai đoạn đầu Phật giáo chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần Champa. Những tượng phật  tìm được tại Cao Lao hạ(Quảng Bình) hay văn bia Võ Cạnh( Khánh Hoà)“được viết bằng tiếng Phạm đúng cách cho ta thấy rằng họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ…người soạn bia đã để lộ rõ sự tín ngưỡng rõ rệt vào đạo Phật với những câu đối với chúng sinh..hãy uống như người ta uống nước Cam lồ… lời nói đầy nhân hậu với chúng sinh...”(1) .Bia có niên đại khoảng thế kỷ II đến thế kỷ IV.
 Nhưng chi phối chính trong đời sống tinh thần của người Chăm là Ấn Độ giáo, có thể thấy nội dung và tinh thần thể hiện trên các tài liệu :
1. Tự dạng trên các nguồn gốc văn bia.
Trong những văn bia tìm thấy có niên đại sớm nhất vào thế kỷ IV – V ( bia Mỹ Sơn I, bia Hòn Cục, Chiêm Sơn ( Quảng Nam); bia Chợ Dinh( Phú Yên) là những tự dạng chữ đầu vuông. Nội dung văn bia có nhắc đến tên các vị thần của  (1) Tham kh¶o thªm:
- L Finot: Bia Vâ C¹nh ( Kh¸nh Hoµ) BEFEO TËp XV.Tr 2 – 3.
- Lª Träng Kh¸nh: Bia Vâ C¹nh ( Kh¸nh Hoµ).NPHMVKCH.Hµ Néi 1993; tr 304
Ấn Độ giáo như Thần Anhi(Thần Lửa) hay một dạng của thần Shiva(Bhađrêxvaraxvamin). người dựng bia là Đại Vương(Maharaja) hay vua Bhađravarman I.Tài liệu lịch sử nói về  đầu thế kỷ IV vua Lâm ấp ( Lin-Yi) Phạm Văn năm 340  cử sứ bộ sang cống nhà Tấn ngoài voi thuần dưỡng còn có bức thư viết bằng chữ Hồ ( tức chữ  Ấn Độ cổ) .
Ảnh hưởng tự dạng của Ấn Độ kéo dài cho đến thế kỷ IX, người Chăm mới sáng tạo ra chữ Chăm cổ. Về nội dung văn bản các văn bia đều thể hiện rõ nội dung về tôn giáo Ấn Độ tên các vị thần, vị vua được thần hóa, chế độ đẳng cấp vv... Văn bia đã cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tôn giáo của Ấn Độ đến cộng đồng cư dân Chăm trên mọi vùng lãnh thổ.
Bia Hòn Cục và bia Chợ Dinh
2. Những biểu tượng tôn giáo trong điêu khắc.
Điêu khắc đá Champa cho đến nay được biết chủ yếu có nguồn gốc từ các công trình kiến trúc tôn giáo( đền – tháp thờ). Những tác phẩm điêu khắc thể hiện trên hai hình thức: điêu khắc đá thể hiện trên bệ thờ, tượng thờ và điêu khắc đá thể hiện  là các thành phần kiến trúc. Điêu khắc đá tượng thờ, bệ thờ được thể hiện độc lập, là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh: bệ thờ hoàn chỉnh thờ trong lòng tháp, tượng thờ thường là khối tượng tròn là các vị thần hoặc vật linh. Điêu khắc đá là thành phần kiến trúc gồm nhiều loại hình khác nhau, đảm nhận vị trí, công năng khác nhau trong kiến trúc nên các đề tài thể hiện khác nhau phù hợp với tổng thể kiến trúc như: bậc cửa tháp, lan can, cột cửa, mi cửa, TyPam( trang trí vòm cửa), trang trí các vòm cửa tầng tháp, đá trang trí điểm góc vv.. thường được thể hiện dưới dạng phù điêu. Mặc dù các tác phẩm điêu khắc đá  có vai trò, vị trí khác nhau nhưng nội dung thể hiện khá thống nhất đó là hình ảnh liên quan đến các vị thần Ấn Độ giáo. Những hình ảnh này có mặt trên cả hai thể loại : tượng tròn và phù điêu có mặt theo suốt chiều dài lịch sử các công trình kiến trúc tôn giáo Champa.
2.1     Các vị thần Ấn Độ giáo.
 Trong hệ thống thần linh vô cùng phong phú đa dạng của văn hóa Ấn Độ, dựa vào truyền thống văn hóa bản địa, yếu tố tâm lý dân tộc, môi trường cư trú, người dân Chăm đã tiếp thu  và thể hiện  hình ảnh khá nhiều vị thần và những hình ảnh đó theo họ suốt đời sống tâm linh  dọc theo dặm dài lịch sử:
- Trước hết là hình ảnh 3 vị thần chính: Bhrama- Visnu – Shiva. Trong văn hóa Champa hình tượng thần Shiva được biểu hiện sớm nhất thể hiện qua biểu tượng Linga, đó là 7 Linga trụ tròn tìm được tại Mỹ Sơn.
Linga tại Mỹ Sơn
Những hiện vật điêu khắc đá có niên đại sớm thế kỷ VIII – IX thể hiện sự hợp nhất của hình ảnh vị thần Shiva và Visnu đó là Linga có 2 phần trụ tròn thể hiện Shiva và bát giác thể hiện Visnu như các hiện vật tại: Vân Trạch Hòa, Ưu Điềm, Mỹ Khánh ( Thừa Thiên Huế), Tuy Phước ( Bình Định);  Tuy Phong ( Bình Thuận) và Khe Thẻ ( Quảng Nam)... Những hiện vật này thường có kích thước không lớn.
Linga tại Ưu Điềm- Tuy Phước và Tuy Phong
Hiện vật điêu khắc phổ biển là hình ảnh 3 vị thần trên một biểu tượng Linga ( Tam vị nhất thể) là Linga có cấu trúc 3 phần: trụ tròn ( Shiva) Bát giác( Visnu) và vuông( Bhrama). Những hiện vật này thưởng có kích thước lớn, trang trí đẹp.
 Biểu tượng này được khắc tạc thể hiện theo nội dung của một thần thoại Ấn Độ
Linga các tháp nhóm A- E – F ở Mỹ Sơn
Ngoài những khối tượng tròn, hình ảnh 3 vị thần chính còn được thể hiện trên cùng một bức phù điêu (Ty Pam) trang trí vòm cửa ở phế tích Ưu Điềm với hình ảnh 3 vị thần chính trên cùng một tác phẩm
Phù điêu Ưu Điềm  và Mỹ Sơn E1
Tác phẩm điêu khắc có niên đại sớm vào thế kỷ VII là mi cửa tháp Mỹ Sơn E1 là hình ảnh của hai vị thần Bhrama với Visnu trong đó hình ảnh thần Bhrama giữ vai trò chủ đạo.
 Nhưng trong điêu khắc Champa vai trò của thần Shiva giữ vị trí quan trọng trong các tác phẩm điêu khắc. Sự có mặt của hình ảnh thần Shiva có mặt nhiều và xuyên suốt trong điêu khắc Champa đã được các nhà nghiên cứu cho rằng thần Shiva là vị thần chính được người Chăm thờ phụng- Shiva giáo.

Thần Shiva trong trang trí vòm cửa tháp tại Trà Liên ( Quảng Trị) và Mỹ Sơn.
Hình ảnh thần Shiva không những thể hiện trên phù điêu mà còn thể hiện dưới dạng tượng tròn khá hoàn chỉnh.Bên cạnh đó là hình ảnh các vị thần Bhrama
( thần sáng tạo), Visnu( thần bảo tồn), Skanda( thần chiến tranh),  hay các vị thần bảo trợ xã hội như thần Ganesa( phúc thần), Kubera ( thần tài lộc), Drappala( thần gác cửa)... cũng được thể hiện khá nhiều trên các công trình, tác phẩm điêu khắc.Đây được coi là các vị thần Ấn Độ giáo điển hình được người  Chăm thờ phụng, trong đó sự có mặt của thần Shiva  giữ vai trò chủ đạo.
2.2. Các vị thần tự nhiên.
Cùng với các vị thần tôn giáo, các vị thần tự nhiên có nguồn gốc Ấn Độ cũng  gia nhập vào đời sống tâm linh người Chăm và được thể hiện qua các phẩm điêu khắc như: thần Agnhi( thần lửa), Vanura( thần đại dương), Vayu ( thần gió),Surya(
Tượng thần Shi va
thần mặt trời- thần thái dương), Inđra( thần sấm sét), thần Lokapala( thần phương hướng), Parvati( thần núi),  Balarama( thần đất),Yaksa( thần rừng), Krihna( thần đồng cỏ), Yama( thần chết), Isana( đấng tự tại), Kala ( thần thời gian)..... Những vị thần này ngoài yếu tố văn hóa Ấn Độ, đây cũng là những yếu tố tự nhiên chi phối đời sống của người Chăm cho nên sự gia nhập và tồn tại của các vị thần là hằng số có mặt xuyên xuốt trong đời sống văn hóa và tôn giáo Champa trong lịch sử
2.3. Các biểu tượng Linh thú.
Song hành cùng các vị thần, mỗi vị thần linh lại có một linh thú là vật cưỡi như thần Shiva với bò Nandin; thần Bhrama với ngống Hamsa; thần Visnu với thần điểu Garuda.  Bên cạnh đó là các con vật như rắn Naga, rắn  thủy quái Makara, Giahasimha, Khỉ ( Haruman), Sư tử vv...
2.4. Các tác phẩm điêu khắc thể hiện nội dung sử thi hay tôn giáo.
 Cùng với hình ảnh các vị thần, điêu khắc Champa còn thể hiện  trích đoạn nội dung các s sử thi, trường ca, hay truyền thuyết cổ tích có nội dung văn hóa Ấn Độ. Có thể gặp trên các tác phẩm điêu khắc thể hiện nội dung về đám cưới thần Shiva, cuộc đấu trí giữa quỷ Ravana với thần Shiva trên đỉnh núi Kaisala.
Quỷ Ravana đấu trí cùng thần Shiva( Phù điêu tại Quảng Điền và Mỹ Sơn F2)
Một số tác phẩm thể hiện nội dung trường ca Ramaya như cảnh lễ cưới nàng Sita trên bệ thờ Trà Kiệu, hay diễn lại sự tích Hoàng tử Rama cứu Sita với sự trợ giúp của Hầu vương trang trí trên đế tháp Nam Khương Mỹ( Quảng Nam).
Điểm qua những đề tài điêu khắc trong văn hóa Champa, có thể thấy toàn bộ nội dung điêu khắc đều có nội dung mang ảnh hưởng từ văn hóa, tôn giáo Ấn Độ du nhập qua t¹o nªn nh÷ng trung t©m t«n gi¸o lớn chi phèi ®êi sèng tinh thÇn cña d©n téc m×nh theo suốt chiều dài lịch sử tộc người.
III. Văn hóa Champa: Dân tộc và hội nhập
Để có nền văn hóa mang đậm bản sắc tộc người, người Chăm đã kế thừa trên nền tảng văn hóa tín ngưỡng của tộc người mình được hình thành và dựng xây trong suốt tiền trình tồn tại từ thời tiền – sơ sử. Với điều kiện lịch sử cụ thể, người Chăm sớm giành được độc lập, tự chủ nên họ có điều kiện chủ động hội nhập văn hóa,   tạo điều kiện cho văn hóa tôn giáo Ấn Độ dừng chân và phát triển trên dải đất miền Trung. Văn hóa, tôn giáo Ấn Độ buổi đầu đã có mặt trên suốt dải đất hình chữ S, nhưng chỉ dừng chân và phát triển trên vùng đất người Chăm quản lý trong lịch sử.Nếu văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đậm trong đời sống tinh thần văn hóa Việt, thì văn hóa Ấn là sợi chỉ đỏ xuyên xuốt trong đời sống tinh thần của cư dân Chăm. Mặc dù vậy, trong quá trình tiếp thu và phát triển văn hóa Champa vẫn tự khẳng định bản sắc tộc người  của mình qua các tác phẩm điêu khắc. Những phù điêu trang trí trên mi cửa tháp Mỹ Sơn E4, Chánh Lộ thể hiện cảnh sinh hoạt của triều đình Champa, hay những trang trí trên bệ thờ Đồng Dương tả những cảnh sinh hoạt triều đình, cảnh múa hát, sinh hoạt vẫn mang đậm sắc thái tộc Chăm. Sự thần hóa các vị vua, đồng nhất với thần linh Ấn Độ ( Shiva hay Bhrama) hay đưa tục thờ cúng tổ tiên vào đền thờ các thần linh đã làm nên tính Champa trong các hình ảnh vị thần hay đền thờ ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ.Có thể thấy bản chất của văn hóa Champa là truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Chămpa được núp dưới vỏ bọc văn hóa tôn giáo Ấn Độ và ngược lại, văn hóa, tôn giáo Ấn Độ đã hội nhập và thành công trong văn hóa Champa, hình thành nên một vùng văn hóa “phi Hoa” trong tổng thể văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Sự thành công này đã tạo nên  mối quan hệ truyền thống văn hóa giữa các tộc người sinh sống trên dải đất Việt Nam  và Ấn Độ trong lịch sử.  Mối quan hệ  trong lịch sử là nền tảng, tiền đề cho sự hợp tác và phát triển góp phần xây dựng nên mối quan hệ Việt- Ấn ngày càng gắn bó hữu nghị trong tương lại./.


 Biểu tượng Shiva gắn với hình ảnh các vị vua trong Champa tại PoKllong Gia Lai và Porome

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Văn minh Champa trên đất Tây Nguyên - Phần I


Văn minh Champa –  Những điểm sáng trên đất Tây Nguyên
                                                                                     Lê Đình Phụng
Dẫn luận:                                                                                
                      Ngày xưa, vùng đất Tây Nguyên với diện tích khoảng 544. 737km2, trải dài trên địa bàn 5 tỉnh từ KomTum đến Đắc Nông ngày nay , nằm về vị trí phía TâyTây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn) nơi núi cao, thác dữ, cùng núi rừng đại ngàn tít tắp là nơi cư trú của những tộc người từ xa xưa trong lịch sử. Những cuộc khai quật khảo cổ học  tại KomTum( Lung Leng); Gia Lai ( Trà Duôm, Biền Hồ); Đắc lắc( Buôn Triết, Chư Ktu); Đắc Nông (Cư Dút ); Lâm Đồng ( Cát Tiên. Lâm Hà) đã cho biết nơi từ thời Tiền - Sơ sử đã có những cộng đồng người sinh sống, quản lý vùng đất Tây Nguyên. Nhiều di chỉ cư trú rộng hàng vạn m2 với nhiều loại hình hiện vật:  các công cụ sản xuất đồ đá, các loại hình đồ gốm minh chững cho sự tồn tại lâu đời, nhiều thế hệ của các cộng đồng người ở đây.
Bước vào thời kỳ lịch sử, khi tộc người Chăm sau nhiều lần đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa giành được độc lập tự chủ, xây dựng nên nhà nước Lâm Ấp, quản lý dải đất ven biển miền Trung xây dựng nên nền văn minh Champa rực rỡ, thì người Chăm gắn bó chặt chẽ với vùng đất Tây Nguyên và văn minh Champa tỏa sáng trên vùng đất cao nguyên.
Nằm ở vị trí chiến lược trên bán đảo Đông Dương, phía Tây  giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp dải đất ven biển Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m, với đỉnh Ngọc Linh ( Kom Tum) sừng sững phía Bắc có độ cao gần 3000m và đỉnh Lanbiang (Lâm Đồng) cao vút phía nam. Tây Nguyên được ví như nóc nhà của Đông Dương. Đây là nơi cư trú của các tộc người Gia Rai, Ra đê, MơNông, Ê đê. Mạ, STiêng, Chu ru.... những tộc người gắn bó chặt chẽ với người Chăm trong lịch sử.Nếu người Chăm quản lý, khai thác kinh tế biển là thế mạnh, thì các tộc người ở Tây Nguyên khai thác kinh tế rừng là chủ yếu. Sự kết hợp kinh tế rừng và biển là yếu tố cộng sinh gắn bó giữa người Chăm và các dân tộc Tây Nguyên. Khi người Chăm xây dựng nền văn hóa phát triển rực rỡ thì mối giao lưu văn hóa được mở rộng, văn hóa Champa có điều kiện tỏa sáng trên vùng đất Tây Nguyên theo suốt dặm dài lịch sử.
I .Tháp Đỏ trên cao nguyên  xanh
Trong quá trình tồn tại và phát triển của văn hóa Champa, từ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ,  người chăm đã đã xây dựng hàng trăm đền tháp thờ thần trên dọc dải đất ven biển miền Trung. Những kiến trúc Champa  to lớn về kích thước, bền vững về vật liệu, chạm khắc đẹp như một tác phẩm mỹ thuật khổng lồ, tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII cho đến nay vẫn  tỏa sáng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa xung quanh. Tây Nguyên  vùng đất người Chăm quản lý trong lịch sử, những tháp Champa cũng được chú trọng xây dựng ở đây. Theo truyền thống kỹ thuật xây dựng tháp Champa, vật liệu xây dựng tạo nền hồn kiến trúc là hàng vạn viên gạch màu đỏ rực được xây cất  với kỹ thuật riêng biệt khéo léo tạo thành. Các viên gạch xây thành khối liền khít, không thấy mạch vữa tạo nên những kiến trúc Champa đỏ rực huyền bí như những điểm son tỏa sáng trong màu xanh núi rừng đại ngàn Tây Nguyên. Trải qua hàng trăm năm trong lịch sử, những biến động của xã hội, sự can thiệp khắc nghiệt của tự nhiên, những tháp Champa hầu như bị đổ nát, nhưng giữa màu xanh ngằn ngặt của đại ngàn, những tháp còn lại vẫn  đỏ son,  là những bằng chứng kể về một quá khứ vàng son nay dần tắt.
Theo kết quả điều tra khảo sát, tháp Champa được xây dựng có mặt trên mọi vùng đất Tây Nguyên, từ KonTum đến Lâm Đồng cho đến nay chỉ còn lại phế tích. Hiện nay tháp Champa còn lại duy nhất trên địa bàn Tây Nguyên là tháp Yang Prong trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc.
- Tháp Yang Prong được xây dựng ven bờ sông Ealeo, thuộc địa bàn Easup. Tháp được xây dựng trên vùng đất cao với nhiều công trình kiến trúc liên quan. Cho đến nay, các công trình hầu như đã sụp đổ chỉ để lại dấu tích riêng tháp vẫn sừng sững tỏa bóng giữa vùng rừng xanh thẫm. Tháp được xây dựng có quy mô khá lớn, bình đồ mặt bằng tháp hình vuông, cạnh dài 5,2m. Đế tháp được xây hình khối đồ sộ vững trãi,đế  được khắc tạc những cánh sen to bản đầu nhọn hương lên làm nền cho thân tháp vươn lên trên một tòa sen khổng lồ.Thân tháp hình khối, bốn góc là 4 trụ góc vững trãi, mỗi cạnh có 5 dãy cột cao vút vươn lên. Phía trước là hệ thống vòm cửa dẫn với hai cột cừa đỡ vòm mái hình cung tù Diềm mái tháp nhiều lớp xây giật cấp vươn ra đỡ bộ mái tháp vững trãi. Mái tháp hình khối hộp 4 cạnh nhiều tầng thu nhỏ dần tới đỉnh. Các góc mái đều gắn hình các con vật trang trí vươn ra. Toàn bộ tháp cao 11,2m được xây bằng gạch   liên kết thành khối với màu gạch đỏ au như một đuốc lửa khổng lồ vươn lên giữa rừng xanh.

Tháp Yang Prong trước và sau khi trùng tu tôn tạo
Trang trí tháp đơn giản lấy hình khối làm chủ đạo,  họa tiết hoa văn đơn giản, khắc tạc to thô mang dáng dấp khỏe mạnh như thách đố cùng thời gian. Cũng như các tháp Champa ở miền Trung, tháp được xây dựng thờ Thần Shiva, trong tháp có bệ thờ, ngẫu tượng Linga – Yony. Bên cạnh, mô hình, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, biểu tượng thờ, những tác phẩm nghệ thuật đất nung trang trí tháp đã cho thấy chất văn hóa Tây Nguyên đã gia nhập vào kiến trúc này làm nên bản sắc riêng của tháp Champa trên đất Tây Nguyên. Những hình chim được thể hiện đầy sống động được gắn trang trí trên mái tháp với nhiều tư thế khác nhau diễn tả đơn sơ, giàu tính hiện thực.
Tượng chim gắn trang trí tháp Yang Prong
Theo bia ký để lại cho biết tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV do vua Chế Mân dựng ghi công  kỷ niệm  về dưới sự bảo trợ của Thần, ông đã đoàn kết giữa người Chăm và các dân tộc Tây Nguyên sát cánh cùng chống kẻ thù xâm lược Nguyên Mông thắng lợi vào cuối thế kỷ XIII. Chính vì thế tháp thờ vị thần ở đây được mang tên Yang Prong ( vị thần vĩ đại ). Thế là bên cạnh các vị thần của các dân tộc Tây Nguyên, tháp thờ thần của người Chăm được coi là vĩ đại nhất được dựng thờ ở đây và còn tỏa sáng đến ngày nay trong tâm khảm của các dân tộc Tây Nguyên.
- Tháp Yang Mun.( Gia Lai)
 Đầu thế kỷ XX, khi khảo sát  các kiến trúc tháp Champa trên địa bàn thị trấn Cheo Reo,  huyện Ayunpa, cách sông KrôngPa không xa còn một cây tháp Champa sừng sững. Do  xa lạ với cư dân bản địa cùng với  bản chất kỳ thị thực dân, những cha đạo đã dỡ cây tháp này lấy địa điểm xây dựng nhà thờ Đạo. Tháp Yang Mun hiện nay chỉ biết trên bản vẽ đã cho thấy đây là một tháp Champa khá lớn, được trang trí đẹp với nhiều họa tiết hoa văn trang trí sắc sảo, đặc biệt là hoa văn cánh sen. Dựa vào những vật liệu phá dỡ tháp cho biết tháp được xây vật liệu chủ yếu bằng gạch với kỹ thuật truyền thống Champa. Ngoài đế và thân tháp hình khối vuông, bộ mái  hình khối chóp nhọn, tháp có hình khối khá đặc biệt , được xây bằng gạch màu đỏ mang dáng dấp ngọn đuốc lửa thắp sáng trên vùng đất này. Bên cạnh tháp là tượng thờ, bệ thờ, những hiện vật mang phong cách nghệ thuật Champa thế kỷ XIII – XIV.
Tháp Yang Mun
-Tháp Bang Keng( Gia Lai)
Nằm chìm trong cánh rừng đại ngàn huyện Krôngpa,  tháp Bang Keng bị đổ nát từ lâu như một gò gạch lớn rực màu đỏ giữa màu xanh rừng núi.
Tháp Bang Keng đổ nát
Với quy mô kiến trúc lớn, vật liệu xây dựng nhiều, Bảo tàng Gia Lai đã tiến hành tổ chức khai quật nhằm  nghiên cứu cây tháp này. Kết quả khai quật cho thấy toàn bộ cây tháp được xây bằng gạch kích thước lớn, mặt bằng tháp hình vuông. Kỹ thuật xây dựng truyền thống Champa, các viên gạch được mài xếp chồng khít hầu như không có mạch liên kết với nhau thành khối. Khắc tạc trang trí tháp đơn giản, vẻ đẹp kiến trúc tháp mang hình khối hài hòa, cân đối.
 Khai quật tháp Bang Keng
Ngoài những kiến trúc tháp còn lại, trên địa bàn Tây Nguyên còn dấu vết nhiều kiến trúc khác được phát hiện tại Ken Hơngo; Plơi Wae; Keu Klor; Drang Lai; Kon Jơdri vv... đã hình thành nên hệ thống kiến trúc tháp Champa trên vùng Tây Nguyên. Với màu đỏ rực truyền thống của tháp Champa, nếu như những kiến trúc này còn tồn tại có thể thấy một hệ thống tháp Đỏ nổi bật giữa rừng xanh. Một hình ảnh của nền văn hóa Việt Nam  đa sắc tộc trong lịch sử mà ngày nay tháp Yang Prong là đại diện duy nhất còn lại  trên đất Tây Nguyên./.
II. Trầm mặc tượng Cham- Những ẩn số trên Tây Nguyên

 Tượng thần Champa ở KonTum
III. Bí mật kho báu Hoàng cung Champa ở Tây Nguyên
Gắn bó chặt chẽ về địa lý và lịch sử, vùng đất địa đầu Tây Nguyên – Kom Tum từ xã xưa đã có mối quan hệ mật thiết với vùng đất Quảng Nam, một trung tâm chính trị tôn giáo văn hóa của người Chăm, theo dòng Sông Thu Bồn – Gia Vu, văn hóa Champa đã ngược dòng, thâm nhập khá sớm vào văn hóa các tộc người. Bên cạnh nền văn hóa truyền thống các tộc người, văn hóa Champa đã sớm có mặt tại đây, được các tộc người tiếp thu và taọ nên sắc thái Champa trên đất Tây Nguyên.