Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Văn minh Champa trên đất Tây Nguyên - Phần I


Văn minh Champa –  Những điểm sáng trên đất Tây Nguyên
                                                                                     Lê Đình Phụng
Dẫn luận:                                                                                
                      Ngày xưa, vùng đất Tây Nguyên với diện tích khoảng 544. 737km2, trải dài trên địa bàn 5 tỉnh từ KomTum đến Đắc Nông ngày nay , nằm về vị trí phía TâyTây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn) nơi núi cao, thác dữ, cùng núi rừng đại ngàn tít tắp là nơi cư trú của những tộc người từ xa xưa trong lịch sử. Những cuộc khai quật khảo cổ học  tại KomTum( Lung Leng); Gia Lai ( Trà Duôm, Biền Hồ); Đắc lắc( Buôn Triết, Chư Ktu); Đắc Nông (Cư Dút ); Lâm Đồng ( Cát Tiên. Lâm Hà) đã cho biết nơi từ thời Tiền - Sơ sử đã có những cộng đồng người sinh sống, quản lý vùng đất Tây Nguyên. Nhiều di chỉ cư trú rộng hàng vạn m2 với nhiều loại hình hiện vật:  các công cụ sản xuất đồ đá, các loại hình đồ gốm minh chững cho sự tồn tại lâu đời, nhiều thế hệ của các cộng đồng người ở đây.
Bước vào thời kỳ lịch sử, khi tộc người Chăm sau nhiều lần đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa giành được độc lập tự chủ, xây dựng nên nhà nước Lâm Ấp, quản lý dải đất ven biển miền Trung xây dựng nên nền văn minh Champa rực rỡ, thì người Chăm gắn bó chặt chẽ với vùng đất Tây Nguyên và văn minh Champa tỏa sáng trên vùng đất cao nguyên.
Nằm ở vị trí chiến lược trên bán đảo Đông Dương, phía Tây  giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp dải đất ven biển Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m, với đỉnh Ngọc Linh ( Kom Tum) sừng sững phía Bắc có độ cao gần 3000m và đỉnh Lanbiang (Lâm Đồng) cao vút phía nam. Tây Nguyên được ví như nóc nhà của Đông Dương. Đây là nơi cư trú của các tộc người Gia Rai, Ra đê, MơNông, Ê đê. Mạ, STiêng, Chu ru.... những tộc người gắn bó chặt chẽ với người Chăm trong lịch sử.Nếu người Chăm quản lý, khai thác kinh tế biển là thế mạnh, thì các tộc người ở Tây Nguyên khai thác kinh tế rừng là chủ yếu. Sự kết hợp kinh tế rừng và biển là yếu tố cộng sinh gắn bó giữa người Chăm và các dân tộc Tây Nguyên. Khi người Chăm xây dựng nền văn hóa phát triển rực rỡ thì mối giao lưu văn hóa được mở rộng, văn hóa Champa có điều kiện tỏa sáng trên vùng đất Tây Nguyên theo suốt dặm dài lịch sử.
I .Tháp Đỏ trên cao nguyên  xanh
Trong quá trình tồn tại và phát triển của văn hóa Champa, từ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ,  người chăm đã đã xây dựng hàng trăm đền tháp thờ thần trên dọc dải đất ven biển miền Trung. Những kiến trúc Champa  to lớn về kích thước, bền vững về vật liệu, chạm khắc đẹp như một tác phẩm mỹ thuật khổng lồ, tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII cho đến nay vẫn  tỏa sáng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa xung quanh. Tây Nguyên  vùng đất người Chăm quản lý trong lịch sử, những tháp Champa cũng được chú trọng xây dựng ở đây. Theo truyền thống kỹ thuật xây dựng tháp Champa, vật liệu xây dựng tạo nền hồn kiến trúc là hàng vạn viên gạch màu đỏ rực được xây cất  với kỹ thuật riêng biệt khéo léo tạo thành. Các viên gạch xây thành khối liền khít, không thấy mạch vữa tạo nên những kiến trúc Champa đỏ rực huyền bí như những điểm son tỏa sáng trong màu xanh núi rừng đại ngàn Tây Nguyên. Trải qua hàng trăm năm trong lịch sử, những biến động của xã hội, sự can thiệp khắc nghiệt của tự nhiên, những tháp Champa hầu như bị đổ nát, nhưng giữa màu xanh ngằn ngặt của đại ngàn, những tháp còn lại vẫn  đỏ son,  là những bằng chứng kể về một quá khứ vàng son nay dần tắt.
Theo kết quả điều tra khảo sát, tháp Champa được xây dựng có mặt trên mọi vùng đất Tây Nguyên, từ KonTum đến Lâm Đồng cho đến nay chỉ còn lại phế tích. Hiện nay tháp Champa còn lại duy nhất trên địa bàn Tây Nguyên là tháp Yang Prong trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc.
- Tháp Yang Prong được xây dựng ven bờ sông Ealeo, thuộc địa bàn Easup. Tháp được xây dựng trên vùng đất cao với nhiều công trình kiến trúc liên quan. Cho đến nay, các công trình hầu như đã sụp đổ chỉ để lại dấu tích riêng tháp vẫn sừng sững tỏa bóng giữa vùng rừng xanh thẫm. Tháp được xây dựng có quy mô khá lớn, bình đồ mặt bằng tháp hình vuông, cạnh dài 5,2m. Đế tháp được xây hình khối đồ sộ vững trãi,đế  được khắc tạc những cánh sen to bản đầu nhọn hương lên làm nền cho thân tháp vươn lên trên một tòa sen khổng lồ.Thân tháp hình khối, bốn góc là 4 trụ góc vững trãi, mỗi cạnh có 5 dãy cột cao vút vươn lên. Phía trước là hệ thống vòm cửa dẫn với hai cột cừa đỡ vòm mái hình cung tù Diềm mái tháp nhiều lớp xây giật cấp vươn ra đỡ bộ mái tháp vững trãi. Mái tháp hình khối hộp 4 cạnh nhiều tầng thu nhỏ dần tới đỉnh. Các góc mái đều gắn hình các con vật trang trí vươn ra. Toàn bộ tháp cao 11,2m được xây bằng gạch   liên kết thành khối với màu gạch đỏ au như một đuốc lửa khổng lồ vươn lên giữa rừng xanh.

Tháp Yang Prong trước và sau khi trùng tu tôn tạo
Trang trí tháp đơn giản lấy hình khối làm chủ đạo,  họa tiết hoa văn đơn giản, khắc tạc to thô mang dáng dấp khỏe mạnh như thách đố cùng thời gian. Cũng như các tháp Champa ở miền Trung, tháp được xây dựng thờ Thần Shiva, trong tháp có bệ thờ, ngẫu tượng Linga – Yony. Bên cạnh, mô hình, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, biểu tượng thờ, những tác phẩm nghệ thuật đất nung trang trí tháp đã cho thấy chất văn hóa Tây Nguyên đã gia nhập vào kiến trúc này làm nên bản sắc riêng của tháp Champa trên đất Tây Nguyên. Những hình chim được thể hiện đầy sống động được gắn trang trí trên mái tháp với nhiều tư thế khác nhau diễn tả đơn sơ, giàu tính hiện thực.
Tượng chim gắn trang trí tháp Yang Prong
Theo bia ký để lại cho biết tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV do vua Chế Mân dựng ghi công  kỷ niệm  về dưới sự bảo trợ của Thần, ông đã đoàn kết giữa người Chăm và các dân tộc Tây Nguyên sát cánh cùng chống kẻ thù xâm lược Nguyên Mông thắng lợi vào cuối thế kỷ XIII. Chính vì thế tháp thờ vị thần ở đây được mang tên Yang Prong ( vị thần vĩ đại ). Thế là bên cạnh các vị thần của các dân tộc Tây Nguyên, tháp thờ thần của người Chăm được coi là vĩ đại nhất được dựng thờ ở đây và còn tỏa sáng đến ngày nay trong tâm khảm của các dân tộc Tây Nguyên.
- Tháp Yang Mun.( Gia Lai)
 Đầu thế kỷ XX, khi khảo sát  các kiến trúc tháp Champa trên địa bàn thị trấn Cheo Reo,  huyện Ayunpa, cách sông KrôngPa không xa còn một cây tháp Champa sừng sững. Do  xa lạ với cư dân bản địa cùng với  bản chất kỳ thị thực dân, những cha đạo đã dỡ cây tháp này lấy địa điểm xây dựng nhà thờ Đạo. Tháp Yang Mun hiện nay chỉ biết trên bản vẽ đã cho thấy đây là một tháp Champa khá lớn, được trang trí đẹp với nhiều họa tiết hoa văn trang trí sắc sảo, đặc biệt là hoa văn cánh sen. Dựa vào những vật liệu phá dỡ tháp cho biết tháp được xây vật liệu chủ yếu bằng gạch với kỹ thuật truyền thống Champa. Ngoài đế và thân tháp hình khối vuông, bộ mái  hình khối chóp nhọn, tháp có hình khối khá đặc biệt , được xây bằng gạch màu đỏ mang dáng dấp ngọn đuốc lửa thắp sáng trên vùng đất này. Bên cạnh tháp là tượng thờ, bệ thờ, những hiện vật mang phong cách nghệ thuật Champa thế kỷ XIII – XIV.
Tháp Yang Mun
-Tháp Bang Keng( Gia Lai)
Nằm chìm trong cánh rừng đại ngàn huyện Krôngpa,  tháp Bang Keng bị đổ nát từ lâu như một gò gạch lớn rực màu đỏ giữa màu xanh rừng núi.
Tháp Bang Keng đổ nát
Với quy mô kiến trúc lớn, vật liệu xây dựng nhiều, Bảo tàng Gia Lai đã tiến hành tổ chức khai quật nhằm  nghiên cứu cây tháp này. Kết quả khai quật cho thấy toàn bộ cây tháp được xây bằng gạch kích thước lớn, mặt bằng tháp hình vuông. Kỹ thuật xây dựng truyền thống Champa, các viên gạch được mài xếp chồng khít hầu như không có mạch liên kết với nhau thành khối. Khắc tạc trang trí tháp đơn giản, vẻ đẹp kiến trúc tháp mang hình khối hài hòa, cân đối.
 Khai quật tháp Bang Keng
Ngoài những kiến trúc tháp còn lại, trên địa bàn Tây Nguyên còn dấu vết nhiều kiến trúc khác được phát hiện tại Ken Hơngo; Plơi Wae; Keu Klor; Drang Lai; Kon Jơdri vv... đã hình thành nên hệ thống kiến trúc tháp Champa trên vùng Tây Nguyên. Với màu đỏ rực truyền thống của tháp Champa, nếu như những kiến trúc này còn tồn tại có thể thấy một hệ thống tháp Đỏ nổi bật giữa rừng xanh. Một hình ảnh của nền văn hóa Việt Nam  đa sắc tộc trong lịch sử mà ngày nay tháp Yang Prong là đại diện duy nhất còn lại  trên đất Tây Nguyên./.
II. Trầm mặc tượng Cham- Những ẩn số trên Tây Nguyên

 Tượng thần Champa ở KonTum
III. Bí mật kho báu Hoàng cung Champa ở Tây Nguyên
Gắn bó chặt chẽ về địa lý và lịch sử, vùng đất địa đầu Tây Nguyên – Kom Tum từ xã xưa đã có mối quan hệ mật thiết với vùng đất Quảng Nam, một trung tâm chính trị tôn giáo văn hóa của người Chăm, theo dòng Sông Thu Bồn – Gia Vu, văn hóa Champa đã ngược dòng, thâm nhập khá sớm vào văn hóa các tộc người. Bên cạnh nền văn hóa truyền thống các tộc người, văn hóa Champa đã sớm có mặt tại đây, được các tộc người tiếp thu và taọ nên sắc thái Champa trên đất Tây Nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét