LỜI TÁC GIẢ
Di tích Cát Tiên - Lâm Đồng được
phát hiện trong thập niên 80 của thế kỷ XX, trên địa bàn thương lưu sông Đồng
Nai của vùng đất nam Tây Nguyên. Đây là khu di tích có quy mô lớn, nằm trên địa
bàn rộng thuộc nhiều xã huyện Cát Tiên và những vùng phụ cận; đa phần đã bị huỷ
hoại nằm chìm trong lòng đất và chưa
được nghiên cứu tường tận, nên đã được tổ chức bốn lần khai quật khảo cổ học
trên nhiều địa điểm thuộc địa bàn huyện
Cát Tiên. Những hiểu biết về khu di tích
dần được hé mở, tài liệu thu được qua khai quật ngày càng khẳng định giá
trị vô giá của di tích trong lịch sử vùng đất phương Nam nói riêng, trong văn hoá dân
tộc nói chung và thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài
nước. Năm 1998 di tích Cát Tiên được công nhận là Di tích Lịch sử - văn hoá cấp
quốc gia. Với quy mô khu di tích lớn, ẩn
chứa trong lòng đất nhiều bí ẩn, những
năm tiếp theo việc nghiên cứu khu di tích này tiếp tục được triển khai với các cuộc khai quật khảo cổ học dưới sự
điều hành của Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại
thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được
khẳng định di tích Cát Tiên là một trung tâm tôn giáo lớn của cộng đồng
cư dân vùng đất phương nam, di tích này có
nét đặc thù riêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân vùng đất
và có mối quan hệ chặt chẽ với các nền văn hoá dân tộc chịu ảnh hưởng chung từ
văn hoá Ấn Độ như văn hoá Champa, Óc Eo. Cho đến nay việc nghiên cứu di tích
Cát Tiên vẫn đang được tiếp tục. Để cung cấp cho các nhà nghiên cứu, bạn đọc
những hiểu biết ban đầu về di tích Cát Tiên, với nhiệm vụ được giao là người
trực tiếp phụ trách ba cuộc khai quật khảo cổ học của Viện Khảo cổ học, tôi mạnh dạn viết cuốn sách này trình bạn đọc
gần xa. Để hoàn thành công trình nghiên
cứu, ngoài nguồn tài liệu trực tiếp xử lý qua ba cuộc khai quật, còn thừa hưởng
kết quả khai quật, nghiên cứu của những lần sau qua các báo cáo khai quật khảo cổ học, các tham luận khoa học
được tổ chức hội thảo về di tích Cát Tiên. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khảo
cổ học; Sở văn hoá thông tin Lâm Đồng; Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học tại
thành phố Hồ Chí Minh; Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lâm Đồng và bà con nhân dân địa
phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình công tác. Cảm ơn nhà xuất bản Khoa học xã
hội đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn
sách được xuất bản ,đến tay bạn đọc. Đây là lần đầu công bố tư liệu về di tích này, chắc chắn còn nhiều
thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc xa gần.
Chương I
Vài nét về địa lý cảnh quan - Lịch sử vùng đất
1. Vài nét về địa lý cảnh quan
Di tích Cát Tiên là tên gọi của một
quần thể di tích kiến trúc nằm trên địa bàn huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Vùng đất này, phía bắc giáp tỉnh Bình
Phước; phía tây và phía nam giáp
tỉnh Đồng Nai với địa giới tự nhiên là
dòng sông Đồng Nai( hay còn gọi theo tên sông xưa là Đạ Đờn); phía đông tiếp giáp với huyện Đạ Tẻh ( Lâm
Đồng), có diện tích tự nhiên là 35.900ha. Đây được coi là vùng đất ng• ba của
ba tỉnh Lâm Đồng - Bình Phước - Đồng Nai, nơi hợp lưu của những con suối đổ vào sông Đồng Nai chảy về xuôi. Nằm chung
trong địa hình vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh xuống vùng
cao Đông Nam Bộ, địa hình vùng đất Cát Tiên
chủ yếu là rừng núi khá đa dạng và phức tạp với độ cao từ 120m đến 200m so với
mực nước biển. “…Nguồn gốc thì có lẽ nên ghép vào miền cao nguyên Trung Bộ, ít
nhất là coi như là rìa phía nam của các d•y cao nguyên đó”(1) .Trước hết là hệ
thống núi liền đồi với độ cao từ 80m đến 10m nghiêng dần từ tây sang đông tạo
nên những dải núi chia cắt địa hình thành những bồn địa nối tiếp nhau ven sông
Đồng Nai, đất đai khá màu mỡ. Những d•y
núi này tạo nên những dải liên tiếp chạy song song nhau, nghiêng từ tây sang
đông.“ Những d•y núi này chế ngự cao nguyên về phía đông, trườn sang phía tây
và tây (1)Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam. NXBKHKT. Hà Nội 1977
bắc…Núi cao hiểm trở vách dựng
đứng…” (1) Bổ xung sự phong phú của địa hình là sự xuất hiện đột khởi của những
quả đồi như bát úp có độ cao không lớn, nằm rải rác chấm phá vùng bồn địa xen giữa
các d•y núi . Hệ thống thung lũng nằm ven sông Đạ Đờn ở đây có diện tích
không lớn, nhưng khá bằng phẳng, do sự bồi tụ của phù sa các dòng sông suối cho
nên đất ở đây khá màu mỡ. “ Các thung lũng thuộc trung lưu sông Đạ Đờn nối nhau
kéo rất xa vào trong nội địa với độ cao không đáng kể từ 150m đến 300m..”(2).
Sự can thiệp của các dòng suối nối với sông Đồng Nai khiến cho một số thung
lũng trở thành đầm lầy, đầy lau sậy rậm rạp. Núi đồi ở đây khá dốc, nằm đan xen
nhau, cơ bản là núi đất, độ liên kết thấp, dễ bị bào mòn rửa trôi qua những mùa
mưa lũ. Nguồn gốc đất trong vùng được
tạo nên bởi sự phun trào của núi lửa trong quá trình vận động kiến tạo vỏ trái
đất gồm đất Baran đỏ và đất Baran xám
phủ lên trên nền phù sa cổ khá màu mỡ . Khí hậu vùng Cát Tiên nằm
chung trong vành đai khí hậu á nhiệt đới
với hai mùa mưa nắng khá rõ rệt có nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm, tương
tự như khí hậu vùng Đông Nam Bộ. Sự ảnh hưởng của độ cao rìa cao nguyên khiến
cho nhiệt độ ở đây khá chênh nhau giữa ngày và đêm- ngày nắng nóng, đêm se
lạnh. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10, tập trung vào một số tháng từ tháng 5 đến tháng 7, chiếm 85%
lượng nước cả năm, dễ gây ra lũ lụt nhấn chìm các thung lũng trong vùng đất.
Mùa khô kéo dài từ
(1-2) J. Boulbet:
Phương thức và kỹ thuật ở xứ Mạ.- Bản dịch Tư liệu Viện KCH
tháng 11 đến tháng 4,nhiệt độ nắng nóng, lượng mưa ít
dễ dẫn đến khô hạn. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.186mm, nhiệt độ trung
bình hàng năm là 26 o C, độ ẩm trên 80%. Nhìn chung đây là miền đất khí hậu khá
khắc nghiệt của vùng đất chuyển tiếp.Dòng sông chính ảnh hưởng đến vùng đất là
sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên LangBiang rộng lớn, dòng sông uốn lượn
theo địa hình rìa cao nguyên đổ về xuôi; băng qua những thác ghềnh hiểm trở vùng
cao nguyên hợp lưu với dòng sông Đa Nhim, dòng sông uốn mình chảy xuống vùng
đất tiếp giáp miền Đông Nam Bộ, đoạn sông này được gọi là Đạ Đờn hay Đồng Nai
thượng, dòng chảy đến địa bàn tỉnh Đồng Nai, được hợp nhánh với các sông La Ngà ở tả ngạn; sông
Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ ở hữu ngạn
tạo nên sông Đồng Nai rộng lớn đổ ra biển, đây được gọi là Đồng Nai hạ.
Mạng lưới sông nhánh của sông Đồng Nai khá
nhiều, rậm rạp, dày nhưng ngắn, nên thường cạn vào mùa khô và ngập nước
vào mùa mưa lũ. Sông suối ở Cát Tiên đa
dạng với nhiều suối hẹp, dốc đổ vào
sông Đạ Đờn là nhánh chính tạo
nên sông Đồng Nai vùng thượng nguồn, chảy qua địa phận Cát Tiên có thể coi là
nguồn gốc tạo nên diện mạo Cát Tiên trong lịch sử. Bắt nguồn từ cao nguyên
LangBiang rộng lớn, hợp lưu của hàng trăm con suối len lỏi qua các cánh rừng
già, núi non hiểm trở trên vùng đất cao nguyên,
khi chảy về đây sông Đạ Đờn uốn lượn theo khe các d•y núi lớn tạo nên
những thác ghềnh hiểm trở, như thác thôn Ba, thôn Năm, với lòng sông sâu
hẹp, nước chảy khá xiết, lưu tốc dòng
chảy lớn, kể cả vào mùa khô. Với lưu vực
rộng lớn, hình thành trên địa hình hiểm trở, dòng nước của sông Đạ Đờn đặc biệt
hung h•n vào mùa mưa lũ đ• cuốn phăng tất cả, gây nên úng lụt toàn bộ các thung
lũng trong vùng. Bổ xung nguồn nước cho sông Đạ Đờn là hệ thống suối khe chằng
chịt mang nước từ các thung lũng đổ về
tạo nên một dòng sông hoang d• tải nặng
phù sa vùng đất cao nguyên màu mỡ về dung dưỡng và nuôi sống vùng đất. Chính vì
thế, dòng sông này được coi là dòng sông Mẹ. Cũng như hệ thống sông suối nhánh
tạo nên dòng chảy sông Đồng Nai, do ảnh hưởng của địa hình nên các suối khe
ở Cát Tiên đều hẹp và sâu, với độ dốc
cao nên về mùa khô nhiều suối khe cạn kiệt dòng chảy, dẫn đến sự khô hạn, mùa
mưa dễ gây nên lũ lụt. Điều kiện khí hậu và sông suối thuận lợi đ• tạo nên cho
Cát Tiên một quần thể động, thực vật nhiệt đới vô cùng phong phú, có thể
coi đây là một vùng rừng rậm nhiệt đới
nhiều tầng điển hình “ ở đâu cũng đều là rừng cả: thượng lưu, hạ lưu, trên rẻo
cao, sườn núi, cao nguyên, đồng bằng, ở đâu cũng là rừng… giữa các thân cây to
lớn của đại ngàn, hoặc giữa các khu rừng thấp rậm rạp, giữa các bụi tre nứa mọc
um tùm, mọc san sát khắp mặt đất ” (1). Dấu vết hoang sơ của rừng nguyên thuỷ
còn lại cho đến ngày nay được bảo vệ nguyện trạng đó là diện tích rừng quốc gia
Nam Cát Tiên nằm ven sông Đồng Nai. Rừng Cát Tiên có nhiều loài gỗ quý, như
Trắc, Dầu, Cẩm Lai, Giáng Hương, Cẩm Xe, Kim Giao, Cẩm Thị, Thông, nhưng điển
hình nhất ở đây là các dải rừng tre rậm rạp,
(1) J. Boulbet: Phương thức và kỹ thuật ở xứ Mạ.- Bản dịch
Tư liệu Viện KCH
chiếm một diện tích lớn chạy dài
dọc sông Đạ Đờn, đi suốt ngày này sang ngày khác không hết, như có người ví đó
là biển tre “ Tre Đồng Nai; Nứa Việt
bắc”. Vào đầu thế kỷ XX, khi khảo sát vùng đất này cho biết “ Tre mọc rậm rạp
trên các đoạn bờ trên các đoạn bờ thấp của sông Đồng Nai và các nhánh sông của
đồng bằng… như một bức trường thành cao ngút và dày đặc…” (1). Hệ động vật ở
đây khá phong phú gồm nhiều loại chim thú khác nhau như voi, lợn rừng, bò rừng, hoẵng, nai, các loài
chim , bò sát, cá..Đặc biệt nơi đây cho đến nay còn tồn tại một nhóm nhỏ Tê
giác - một loại động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ cần bảo vệ. Với những
điều kiện tự nhiên đ• nêu, nơi đây từ trong lịch sử cho đến gần đây được coi
như một vùng đất hiểm trở, hoang d•, đất của rừng già, thú dữ , một vùng đất
bao la rộng lớn nhưng khép kín với tài nguyên vô cùng giàu có phong phú nhưng
cũng chứa đầy những hiểm hoạ bất thường. Nơi đây chỉ có sông suối, rừng già, rừng
tre rậm rạp, những đầm lầy chia cắt mọc đầy lau sậy, nơi ở của những loài thú
dữ, côn trùng. Hệ thống giao thông trong
vùng đất hầu như không có, chỉ những
đường mòn nhỏ hẹp len lỏi trong rừng rậm, đầm lầy của cư dân ở đây giao lưu hạn
chế với nhau. Giao thông trong vùng với bên ngoài duy nhất chỉ có đường sông
Đồng Nai nối thượng lưu với hạ lưu nhưng cũng lắm thác nhiều ghềnh, nước chảy
xiết đầy trắc trở cùng bầy cá Sấu hung dữ trên sông. Chính vì thế vùng đất này
ẩn chứa nhiều bí ẩn của tự nhiên
(1–2) J. Boulbet:
Phương thức và kỹ thuật ở xứ Mạ.- Bản dịch Tư liệu Viện KCH
và lịch sử mà cho đến nay mới từng bước dần được khám phá,
trong đó có di tích Cát Tiên.
2. Đôi nét về lịch sử
vùng đất.
Đầu thế kỷ XX, khi khảo sát dân tộc
học vùng đất Cát Tiên các nhà nghiên cứu nhận thấy các tộc người sinh sống trên
vùng đất này “ …là một khối người sống ở
Đông Dương lâu đời nhất ... có những hình thái văn hoá xưa nhất ở xứ này”(1).
Nhóm người này gồm hai nhóm ngôn ngữ: nhóm Malaya-
Polynêdiêng gồm người Rađê; Giarai… và nhóm Môn - Khơme gồm người Mạ, Stiêng,
Xê đăng, Mnông…“ Tất cả các bộ lạc ở đây có một nền văn hoá chung, mặc dù các
đặc điểm địa phương cũng khá rõ nét…Tất cả đều biết làm rẫy và phần lớn chỉ làm
rẫy. Tất cả đều phụng thờ các thần linh “ Yaang” và khiếp sợ các ác thần “
Oama”; các tín ngưỡng đều giống nhau và các phù phép nói chung cũng giống nhau”
(2). Những lịch sử hoang sơ của các tộc người
làm chủ vùng đất này đều nằm chìm trong mơ hồ của truyền thuyết qua các
câu chuyện kể của các già làng bên bếp lửa. Trong thời kỳ lịch sử, theo truyền
thuyết của cư dân địa phương cho biết : khi người Chăm đang sinh sống trên dải
đất ven bờ biển nam Việt Nam, bị quân của triều đình Huế can thiệp thì người Chăm đ• yêu cầu sự hỗ trợ của các bộ lạc
miền núi dưới quyền kiểm soát của họ ( Châu Mạ, Raglai và các bộ lạc nhỏ khác ở
khu vực đông nam d•y Trường Sơn). Sau trận thất bại đầu tiên họ đ• phải yêu cầu
( 1 –2) J. Boulbet: Phương thức và kỹ thuật ở xứ Mạ.- Bản
dịch Tư liệu Viện KCH
người Châu Mạ yểm trợ cho họ.Tài
liệu lịch sử tộc người Chăm cho biết, trong quá trình đấu tranh quản lý vùng
đất l•nh thổ, ngoài địa bàn cư trú truyền thống trên dải đất đồng bằng duyên
hải miền Trung, họ đ• từng bước quản lý cả vùng Tây nguyên rộng lớn “ Cư dân
chia làm hai là người Chàm và người Mọi ở các miền thượng du…Người Chàm gọi họ
bằng cái tên chỉ chủng loại là Mlecchas nghĩa là Mọi hay Karatas nghĩa là những
người thượng. Những người Thượng ở Phan Rang gọi là Vrlas; giữa Khánh Hoà và
Phú Yên trên núi cao án ngữ Nha Trang có người Randaiy ( bây giờ gọi là Rađê);
còn ở Bình Định có người Mada…” (1) . Cuối thế kỷ XV, khi phần đất phía bắc và
trung Trung Bộ sát nhập vào l•nh thổ dân
tộc thì người Chăm đ• tổ chức vượt sông Đồng Nai vào viễn chinh tìm kiếm khai phá miền đất phía
nam. Cuộc viễn chinh này, có thể có sự
giúp sức của các tộc người ở nam Trường Sơn vốn đ• từng dưới sự kiểm soát của
họ, dù là còn lỏng lẻo. Tư liệu truyền thuyết phần nào phù hợp với với lịch sử
tộc người Chăm được biết đến. Sau này,
tuy nằm trong cộng đồng l•nh thổ Việt Nam
nhưng có lẽ những tộc người ở đây
vẫn có sự “ độc lập” nhất định theo truyền thống cùng phong tục tập quán. Những
nhà nước quân chủ Việt Nam
chỉ quản lý trên danh nghĩa hành chính cùng những mối quan hệ kém ràng buộc.
Theo bản đồ trong Đại nam nhất thống chí ( quyển 12) thì phần lớn đất đai ở Lâm
Đồng hiện nay thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Ninh
(1). G. Maxpero: Vương quốc Chàm. Bản dịch tư liệu Viện KCH.
Thuận; phần Di Dinh thổ phủ cho
biết ở đây có 20 buôn; phần đất Cát Tiên hiện nay thuộc đạo Bình Thuận. Tài
liệu lịch sử cho biết vào thế kỷ XIX, Nguyễn Thông( 1827 - 1884) - một vị quan
nhà Nguyễn là người đầu tiên chú ý đến vùng đất này vì theo ông vùng này “ không có b•i xa truông
rậm nguy hiểm, không bị đầm lớn sông dài chia cắt …nên chiếm đất ấy để mở rộng
bờ cõi, cầy lấy ruộng ấy để thêm nhiều lương thực” . Ông đ• tổ chức đi khảo sát
với mục đích tìm cách khai thác hữu hiệu vùng đất Nam Trung Bộ phục vụ cho công
việc chuẩn bị kháng chiến chống sự xâm lăng của thực dân Pháp. Nhưng đoàn khảo
sát của ông chỉ tập trung chủ yếu vùng đất nằm giữa ba con sông La Ngà; Đồng
Nai và Đạ Hoai “ nơi đất đai phì nhiêu, có nhiều thuỷ sản, nên có thể sản xuất
nuôi quân, tính chuyện kháng chiến lâu dài”(1). Bộ phận đi xa nhất của ông mới
đặt chân đến cực nam tỉnh Lâm Đồng - vùng đất huyện Đạ Hoai ngày nay. “ Ngày
mùng 8 tháng 6 thì đến sông lớn Đà Đàn, rộng khoảng năm sáu mươi trượng, nước
đục ngầu, giữa có đảo dài”(2), đây chính
qu•ng sông thượng nguồn sông Đồng Nai. Sau này người Pháp đ• tổ chức
nhiều đợt thám hiểm vùng đất này. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi thám hiểm vùng đất thượng nguồn sông Đồng Nai, một viên quan
Tuần phủ Bình Thuận có nói cho biết “
người Việt biết rõ về núi Langbiang…. Biết đó là nguồn của con sông chảy
qua Biên Hoà”(3). (1 –3) Nguyễn Hữu Tranh:Thám hiểm thượng lưu sông Đồng Nai.
T/C Thông tin khoa học và công nghệ Lâm Đồng số
4- 1998
Người Pháp đ• tổ chức nhiều đợt
thám hiểm dọc sông Đồng Nai, ngược lên thượng nguồn để tìm hiểu vùng đất. J.
Boulbét khảo sát dọc hai bờ sông Đạ Đờn,
có mặt tại nhiều buôn vùng Đạ Hoai, buôn Goh ( Cát Tiên) thâm nhập vào đời sống
cư dân ở đây để viết nên cuốn sách: Phương thức và kỹ thuật ở Xứ Mạ; và cuốn :
Xứ người Mạ l•nh thổ của thần linh. Mặc dù vậy, về tổ chức hành chính, tài liệu
ghi gọi vùng đất là xứ Đồng Nai thượng
và Nghị định ngày 1- 11 - 1899 xác nhận chính thức tên của vùng đất và địa
vực quản lý. Điều I;Nghị định ghi “ Nay
thành lập ở Trung Kỳ một khu hành chính được gọi tên là tỉnh Đồng Nai Thượng (
Haut - Donnai) và bao gồm lưu vực phía trên của sông Đồng Nai, được giới hạn
bởi biên giới của Nam Kỳ và của Lào”(1) Năm 1903, đơn vị hành chính tỉnh Đồng
Nai thượng bị b•i bỏ. Năm 1916 thành lập tỉnh Lang Biang với địa giới phía bắc
là sông Krông Knô; phía đông nam là sông Krông Pha ( nay thuộc tỉnh Ninh
Thuận); phía nam là sông CaGiai- một nhánh sông Phan Rí ( nay thuộc tình Bình
Thuận); phía Tây là biên giới Campuchia. Năm 1920, lại tách một phần đất tỉnh
Lang Biang thành lập tỉnh Đồng Nai thượng “ bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, đông giáp
tỉnh Khành Hoà và Ninh Thuận,; nam giáp tỉnh Bình Thuận và tây giáp tỉnh Biên
Hoà ” với diện tích 10.650km2. Năm 1958 đổi tên Đồng Nai thượng thành tỉnh Lâm
Đồng. Phần đất tỉnh Lang Biang đổi
(1 ) Nguyễn Hữu
Tranh:Thám hiểm thượng lưu sông Đồng Nai. T/C Thông tin khoa học và công nghệ
Lâm Đồng số 4- 1998
thành tỉnh Tuyên Đức. Trong những
thời kỳ này cho đến năm 1975 phần đất vùng Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai thượng,
sau thuộc tỉnh Lâm Đồng. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, vùng đất huyện Cát Tiên được gọi mật danh là vùng C200, là một bộ phận của
chiến khu D “ gian lao mà anh dũng.”. Sau năm 1975 tỉnh Lâm Đồng được tái lập
gồm tỉnh Lâm Đồng (cũ) và tỉnh Tuyên Đức gộp lại; Cát Tiên thuộc huyện Đạ Hoai. Với những nỗ lực khai hoang phục hồi kinh tế
sau chiến tranh, tháng 6 – 1986, một bộ phận huyện Đạ Hoai được tách ra thành
lập huyện Cát Tiên với diện tích 35.900ha và 24.700 nhân khẩu.(1). Tên địa danh
các x• được đặt theo tên nguồn gốc các cư dân đến đây khai hoang như các x•
Quảng Ng•i; Đức Phổ, Tư Nghi•; Nam Ninh;
Gia Viễn; Phú Mỹ; Phước Cát vv… Điểm qua
đôi nét về lịch sử vùng đất cho thấy Cát Tiên trước khi được biết đến là một
đơn vị hành chính cấp huyện ( năm
1986) thì nơi đây là vùng đất ít được biết đến, một vùng rừng núi hoang vu rậm
rạp, nơi cư trú của các dân tộc ít người mà mọi nguồn tư liệu trong lịch sử ít
đề cập tới hay đề cập đến muộn mằn với những dòng sơ lược.
(1) Phần này tham khảo thêm: Nguyễn Hữu Tranh- Tìm hiểu địa
danh và địa gới hành chánh tỉnh Lâm Đồng. T/C Thông tin khoa học và công nghệ
tỉnh Lâm Đồng số 2-1998.
Chương ii
Những khám phá Di tích Cát Tiên
I. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu.
Những năm đầu sau giải phóng( năm 1975)
do nhu cầu phát triển phục hồi kinh tế sau chiến tranh, một số người dân địa
phương đ• đi ngược dòng sông Đồng Nai
lên vùng thượng nguồn, tự phát khai phá những vùng đất hoang hoá làm kinh tế.
Làn sóng làm kinh tế mới này đặc biệt
phát triển vào năm 1986 khi một phần
vùng đất huyện Đạ Hoai được tách ra thành lập huyện Cát Tiên. Từ một vùng núi
hoang vu hẻo lánh chưa có đường giao thông, cư dân thưa thớt, để tạo điều kiện
phát triển kinh tế cho một vùng đất mới, năm 1986, con đường tỉnh lộ mới được mở, nối với đường Quốc lộ 20( Thành
phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt) tại ng• ba Majagui đi vào huyện lỵ Cát Tiên. Con
đường đó chạy dọc theo bờ bắc sông Đồng Nai, vươn qua những khe núi cao, dải đồi thấp; vượt qua những
suối khe lớn nhỏ, băng qua những đầm lầy, mở ra mạch sống cho miền đất hoang sơ
được mang ký hiệu tỉnh lộ 721. Đường mở đến đâu, những người dân khai hoang đến
định cư khai phá đất đai đến đó và con đường dẫn tới buôn Goh
một buôn được coi là giàu có, trù phú của người Mạ - nơi được chọn làm
trung tâm của huyện mới. Đây là một vùng thung lũng được coi là rộng nhất, màu
mỡ nhất của huyện mới Cát Tiên. Người dân đến khai phá vùng đất mới ngoài nguồn
gốc là những người dân địa phương còn có
từ nhiều địa phương khác nhau trong
cả nước, một số người là dân tộc ít người phía bắc như Tày; Nùng. Một số
người từ đồng bằng Bắc Bộ đi vào từ Hà Nam; Ninh Bình. Đa phần là cư dân
các tỉnh miền Trung đi lên như Quảng Ng•i; Bình Định; Thừa Thiên - Huế… Những
người dân đến đây đ• tạo nên gương mặt mới, sức sống mới cho vùng đất. Trong
quá trình khai hoang tại địa bàn x• Đức Phổ, những người dân ở đây bắt gặp
những dấu tích của nhiều công trình kiến trúc bị đổ nát nằm chìm dưới tán cây
rừng rậm rạp. Những phát hiện này được báo dẫn đến cơ quan văn hoá địa phương,
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đ• cử cán bộ đến trực tiếp điều tra khảo sát, đánh giá
giá trị của di tích. Thông qua dấu tích, hiện vật tìm được, nhận thấy đây là
một khu di tích có quy mô lớn, có giá trị lịch sử và văn hoá; Bảo tàng Lâm Đồng
đ• thông báo cho các cơ quan khoa học được biết ( 1). Năm 1987, Trung tâm Khảo
cổ học miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng
tiến hành điều tra đào thám sát các di tích ở địa bàn x• Đồng Nai, 19 hố thám
sát được tiến hành trên diện tích 2000m2; ngoài một phế tích kiến trúc bị sụp
đổ, trong lòng kiến trúc tìm được bộ
ngẫu tượng thờ Linga - Yony; 18 hố còn lại, 9 hố cho biết ẩn dưới lớp phù sa
dày từ 0,6m đến 0,8m, là những lớp sân gạch được lát phẳng chạy dài theo hướng
bắc – nam, kéo dài khoảng 25m, từ phế tích ra tới sát bờ sông Đồng Nai. Sau
cuộc thám sát nhiều cuộc điều tra khảo sát được tiến hành trên diện rộng, nhiều
di tích khác được phát hiện trên địa bàn các x• Đức Phổ; Gia Viễn. Đặc biệt
trên địa bàn x• Quảng Ng•i đoàn ( 1) Đinh Thị Nga – Hồ Thanh Bình: Những di vật
khảo cổ tìm thấy ở Lâm Đồng.NPHMVKCH. Hà Nội 1987
khảo sát phát hiện một cụm các phế tích kiến trúc
nằm tập trung giữa vùng đất phẳng trong một thung lũng rộng nằm ven sông Đồng Nai. Để thuận lợi cho việc điều tra nghiên cứu,
các nhà nghiên cứu đánh số ký hiệu từ
Quảng Ng•i 1 đến Quảng Ng•i 12. Thông qua những dấu vết di tích, những di vật tìm được các nhà nghiên cứu bước
đầu cho rằng “ Di tích Quảng Ng•i bao gồm nhiều
di chỉ kiến trúc gạch có các cấu kiện bằng đá phiến. Nó có mối quan hệ
rõ nét với loại hình kiến trúc đá thời
óc Eo đ• biết đến ở vùng châu thổ sông Cửu Long ”(1). Cùng với điều tra
khảo sát các di tích tại Cát Tiên, các
cuộc điều tra trên các vùng đất xung quanh, liên quan được tiến hành tại huyện
Tân Phú ( Đồng Nai); Đạ Tẻh ( Lâm Đồng), một số di tích được tìm thấy, nhưng
mật độ và quy mô di tích nhỏ lẻ. Do điều kiện khó khăn, di tích lại nằm trên
đất vùng sâu, vùng xa cho nên việc nghiên cứu chưa được triển khai, một số
người dân hiếu kỳ lại đào phá di tích tìm đồ cổ, nên năm 1991, đoàn khảo sát
gồm các cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt nam và Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng trở lại Cát
Tiên(2). Ngoài những di tích được biết, qua đào bới tự phát, người dân ở đây
phát hiện thêm nhiều hiện vật mới như: đĩa, chân đèn , bát, hộp, vòng, đầu tượng người bằng chất liệu đồng.
Những phát hiện một lần nữa khẳng định ,đây là một khu di tích có giá trị
(1) Võ Sĩ Khải: Về
những di tích khảo cổ học mới phát hiện tại huyện Đạ Hoai( Lâm Đồng). Tư liệu
Viện khoa học x• hội tại thành phố Hồ Chí Minh (2)Vũ Quốc Hiền- Phan Hữu Thọ:
Trở lại khu di tích Cát Tiên ( Lâm Đồng). NPHMVKCH. Hà Nội 1991
đặc biệt cần được đẩy mạnh nghiên
cứu. Năm 1993 trong chương trình nghiên cứu Tây Nguyên, các cán bộ Viện Khảo cổ
trở lại khảo sát, nhận thấy đây là một khu di tích có quy mô lớn, mật độ di
tích dày, đóng góp nhiều tư liệu quý vào tìm hiểu lịch sử văn hoá vùng đất
phương nam và lịch sử dân tộc. (1). Từ nhận định ban đầu, Viện Khảo cổ học đ•
phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lâm Đồng lập kế hoạch khai quật khám phá
những ẩn chứa trong lòng đất. Để thuận lợi cho việc khai quật nghiên cứu lâu
dài, qua khảo sát cho thấy, các di tích được phát hiện nằm trải dài dọc theo bờ
bắc sông Đồng Nai theo hướng đông tây, kéo dài gần 15km, nằm rải rác trên nhiều
địa bàn các x• thuộc huyện Cát Tiên, trong đó tập trung đậm đặc trên địa bàn
hai x• Quảng Ng•i và Đức Phổ, hai nhóm
di tích chính nằm gọn trong các thung lũng của huyện Cát Tiên. Trong một không
gian rộng với nhiều nhóm di tích khác nhau, điểm chung khi nhận thức là các di
tích này có mối liên quan mật thiết với nhau, cho nên các di tích ở đây được
gọi chung là khu di tích Cát Tiên. Ký
hiệu tên các nhóm di tích được đặt theo tên địa danh và đánh số ký hiệu từ 01
đến hết, theo nguyên tắc từ đông sang tây. Từ những hoạch định đó, năm 1994,
cuộc khai quật đầu tiên ở Cát Tiên được tiến hành, lật sang một trang mới về
lịch sử nghiên cứu khu di tích.
II.Những khám phá qua khai
quật khảo cổ học
1.Nhóm Di tích tại x• Quảng Ng•i
(1) Lê Đình Phụng - Đinh Thị Nga – Hồ Thanh Bình: Trở lại
khu di tích Cát Tiên ( Lâm Đồng). NPHMVKCH. Hà Nội 1994
Quảng Ng•i là tên địa danh của một x• mà
cư dân đến đây khai hoang có nguồn gốc chủ yếu từ tỉnh Quảng Ng•i, bên cạnh đó
còn có cư dân các nơi khác như Thanh Hoá; Cao bằng vv…cùng đến sinh cơ lập
nghiệp ở đây. Địa thế của x• Quảng Ng•i nằm gọn trong một thung lũng khá bằng
phẳng, diện tích khoảng 90.000ha. Phía bắc thung lũng là d•y núi đất thấp chạy
dài phủ rừng tre rậm rạp; phía nam thung lũng là sông Đồng Nai uốn lượn chảy
quanh co, bên kia sông là rừng cấm quốc gia nam Cát Tiên ẩn chứa một quần thể
động thực vật nguyên sinh vô cùng phong phú. Phía đông ngăn cách với huyện
Đạtẻh là một dải đồi thấp chạy theo
hướng bắc nam với những đỉnh sàn sàn thấp dần về hướng nam mọc dày những cây cổ
thụ, phía dưới lau sậy mọc um tùm, mạch thông thương là tỉnh lộ 721 chạy qua thung lũng mở đầu là Dốc Khỉ quanh
co uốn lượn; phía tây ngăn cách với x• Đồng Nai bởi dốc Đá Mài không cao nhưng
hiểm trở phủ đầy huyền thoại. Cũng như địa hình chung vùng núi Cát Tiên, địa hình
lòng thung lũng bị chấm phá bởi những quả đồi
thấp mọc đầy tre nứa. Các di tích ở đây đa phần là các phế tích bị sụp
đổ để lại dấu tích là những gò cao, liên quan là các vật thờ bị vất vương v•i
quanh gò do bị xê dịch trong quá trình khai hoang canh tác. Các di tích tập
trung chủ yếu về phía đông thung lũng, nơi sông Đồng Nai chảy sát qua. Dựa vào
tài liệu khảo sát, các di tích này được đánh số từ I đến VII từ đông sang tây.
a. Gò số I ( hay còn gọi là đồi Khỉ)
Gò số I toạ lạc trên một quả
đồi cao khoảng gần 50m, có hình dáng khá
tròn trịa thu dần lên đỉnh khá hiểm trở với các mặt dốc thoải đứng. Duy phần
phía đông là thoải thoải xuôi xuống bờ sông Đồng Nai. Đây là quả đồi cuối cùng
của hệ thống đồi thấp nối nhau kéo dài từ bắc xuống nam làm thành địa giới tự
nhiên ngăn cách với huyện ĐạTẻh. Sát chân đồi phía nam, dòng sông uốn mình lượn
quanh tạo nên thác nước gầm réo; phía đông chân đồi là dòng sông Đồng Nai, phía
bắc là Đèo Khỉ; phía tây là thung lũng địa bàn x• Quảng Ng•i. Đứng trên đỉnh Đồi Khỉ nhìn về phía tây có
thể thu gọn trong tầm mắt địa hình thung lũng x• Quảng Ng•i có những thửa ruộng
phẳng lỳ cùng những quả đồi thấp chấm phá, về phía đông là dòng sông Đồng Nai
chảy quanh co xuôi về hạ lưu.Tên gọi Đồi Khỉ do cư dân đặt ra, bởi khi đến đây
khai phá vùng đất thung lũng, quả đồi
là nơi bầy khỉ tụ họp từng đàn đông đúc. Toàn bộ bề mặt đồi được phủ kín bởi cây rừng, chủ yếu là
tre, lồ ô, nứa mọc thành từng bụi ken dày, xen vào đó là những cây lấy gỗ như
Gáo, Khộp, Trâm. Đỉnh đồi khá bằng
phẳng, được chia làm 2 mỏm ngăn cách nhau bởi một lũng nhỏ hình yên ngựa nối
nhau. Mặt bằng đỉnh phía bắc phẳng, rộng khoảng 1500m2, chính giữa đỉnh, là phế
tích kiến trúc sụp đổ tạo nên một gò đất lớn, dạng hình tròn, cao từ 3,5m - 4m,
bề mặt phủ đầy cây rừng. Phía đông đỉnh, xuôi dần xuống bờ sông Đồng Nai. Đỉnh
phía nam thấp hơn, mặt bằng rộng chừng 100m2, khá bằng phẳng mọc đầy Tre Nứa.Gò
số I được tổ chức khai quật năm 1996, sau khi dọn sạch bề mặt, bóc toàn bộ lớp
đất bao phủ, những dấu tích còn lại của
kiến trúc, những thành phần kiến trúc đá, gạch, bệ thờ xuất lộ.
+ Kiến trúc.(1)
Kiến trúc Gò số I là
một công trình kiến trúc dạng tháp thờ
có quy mô khá lớn. Mặt bằng tổng thể
kiến trúc chia làm hai phần: mặt bằng thân tháp và mặt bằng phòng tiền sảnh
phía trước
Sơ đồ vị trí các di tích tại x• Quảng Ng•i
Nguồn Viện Khảo cổ học
(1) Các di tích ở Cát Tiên đa
phần sụp đổ bị đất vùi lấp tạo thành gò; quá trình khai quật làm lộ rõ các phần
kiến trúc còn lại bị vùi lấp. Căn cứ vào địa điểm, bình đồ, mô hình kiến trúc
được xác định, đây là kiến trúc đền hay tháp. Để tôn trọng tư liệu tìm được, về
địa điểm gọi là gò, về kiến trúc được gọi theo loại hình tìm được( đền , tháp,
nhà dài vv..)
. Mặt bằng kiến trúc thân tháp có bình đồ vuông, cạnh dài 12m x 12m, cửa mở về
hướng đông nhìn trực tuyến xuống dòng sông Đồng Nai phía trước. Tường tháp được
xây bằng gạch với kỹ thuật mài chập liền khít, các viên gạch xây câu móc nhau
tạo nên sự liên kết vững chắc. Liên kết giữa các viên gạch có một lớp sét mỏng
màu trắng nhạt, có khả năng là chất kết dính Tường tháp còn lại phía bắc cao 2,95m- 3,4m, tường phía tây còn
lại cao 2,8m- 3,1m, tường phía nam
Tường phía bắc và phía đông kiến trúc tháp Gò số I
cao 2,9m- 3,1m và tường phía đông
cao 2,7m - 3,3m. Tường tháp được chia
làm 2 phần rõ rệt : đế tháp và thân tháp. Dưới chân đế, bên ngoài tường tháp
được lát gạch phẳng, rộng 0,9m vây quanh tháp. Đế tháp hình khối vững chắc cao
1,4m, được xây giật cấp làm 5 lớp vươn lên đỡ thân tháp. Lớp thứ nhất, cao 0,5m;
lớp thứ hai, cao 0,16m giật cấp thu vào so với lớp dưới 0,2m; lớp thứ ba, cao
0,08m, giật cấp thu vào 0,15m có tác dụng trang trí như một đường diềm đỡ gờ
lớp trên có trang trí; lớp thứ tư, cao 0,14m, giật cấp thu vào 0,04m, lớp này
các viên gạch được đẽo vát uốn xuôi phủ xuống như những cánh sen kết dải vây
quanh đế tháp . Lớp cuối cùng, cao 0,52m thu vào 0,04m, các viên gạch được tạc
vát xuôi phủ xuống tạo nên sự thanh thoát cho
ảnh cửa tháp Gò số I
phần đế tháp. Tường tháp còn lại,
cao 1,55m, dày 2,1m, xây thuần gạch liên kết nhau vững chắc. Bên trong tường
tháp xây phẳng, thẳng đứng cao vút lên.Phía trước, về hướng đông cửa tháp được
xây dựng phần kiến trúc nhô ra như một phòng tiền sảnh dẫn vào lòng tháp. Phòng
tiền sảnh có mặt bằng hình chữ nhật, hướng đông tây, kích thước, dài 6,4m rộng
3,8m. Sân phía đông được lát những tấm đá bằng phẳng khá rộng, từ sân dẫn lên
tiền sảnh là bậc tam cấp, hai bên bậc tâm cấp có hai trụ gạch xây đăng đối,
giới hạn không gian bậc là hai trụ gạch xây hình khối chữ nhật đứng, kích thước
còn lại của trụ gạch, dài 2,3m rộng 1,0m. Bậc tam cấp xây bằng gạch vững chắc,
bậc dài 2,5m, cao 0,65m, chia làm 3 cấp độ cao đều nhau, các bậc chênh nhau
0,21m, mặt bậc rộng 0,25m. Mặt tam cấp các bậc được lát phẳng bằng những tấm đá
ghép liền khít, dẫn lên cửa tháp. Cửa tháp
mở về hướng đông, khung cửa được
ghép bởi 4 phiến đá phẳng tạo thành, kích thước cửa rộng 1,43m, cao 2,15m. Lòng
tháp có mặt bằng hình vuông, mặt nền được lát gạch phẳng; kích thước lòng 6,4m x 6,4m
( gần 40m2). Chính giữa lòng là bệ thờ được ghép bằng chất liệu đá
Nền lòng lát gạch tại
kiến trúc Gò số I
phiến cùng bộ ngẫu tượng thờ
Linga - Yony đ• bị sụp đổ. Kích thước phần đế bệ còn lại cho biết bệ thờ có mặt
bằng hình vuông; kích thước 3,25m x 3,25m, cao 0,42m, gồm 3 tầng thu nhỏ giật
cấp, mỗi tầng cao 0,1m vươn lên, gờ các tầng được vê tròn mềm mại tạo nên khối
bệ khá thanh thoát. Dựa vào kích thước Yony đặt trên mặt bệ thờ có hình vuông, kích thước cạnh dài 2,26 m x 2,26 m, với dấu
vết còn lại của các tầng dưới cho thấy, bệ thờ
được ghép đá với nhiều bậc thu nhỏ dần lên trên, bệ thờ có thể cao trên
1,0m, gồm hàng trăm phiến đá ghép với nhau tạo nên, phía trên đặt ngẫu tượng
thờ Linga – Yony. Ngoài bệ thờ bằng chất liệu đá được xây ở vị trí chính giữa
lòng tháp, thì trong lòng tháp còn có 4 bệ thờ được xây bằng gạch tại
các góc phía nam, bắc, đông và đông -
nam. Những bệ thờ gạch có kích thước nhỏ,
các viên gạch được xây ghép vào nhau tạo thành khối vững chắc, phía trên
có đặt các vật thờ gồm: đồ gốm, đồ đồng.
Dấu vết bệ thờ - phần còn lại trong lòng kiến trúc Gò số I
Những dấu tích của công trình kiến trúc này còn lại cho
thấy:
-
Về loại hình đây là loại hình đền tháp thờ. Đền tháp có quy mô lớn, diện
tích toàn bộ 144m2( 12m x 12m), diện tích
lòng đền thờ rộng trên 40m2 ( 6,4m x6,4m). Đền tháp được xây bằng chất liệu
gạch liên kết với nhau tạo khối vững chắc. Kỹ thuật xây các viên gạch được câu
móc so le nhau, liên kết các viên gạch là chất kết dính, có khả năng là nhựa
thực vật.Với diện tích lòng kiến trúc rộng, mặc dù độ dày tường lớn, nhưng có
thể thấy công trình kiến trúc này khó có khả
Bản vẽ : Mặt bằng kiến trúc Gò số I
(Nguồn Viện Khảo cổ học)
năng có vòm mái nhiều tầng với kỹ
thuật giật cấp thu nhỏ dần lên đỉnh tạo nên. Trong quá trình khai quật, không
thấy dấu vết vật liệu tầng mái sụp xuống và cũng chưa tìm thấy vật liệu bộ mái.
Mặt nền còn để lại dấu vết một số lỗ tròn đục sâu xuống lớp gạch lát , những lỗ
tròn này có khả năng là lỗ cột chống chịu lực cho bộ mái. Do vậy, có khả năng
bộ mái đền tháp này có bộ khung bằng gỗ và bộ mái lợp bằng vật liệu nhẹ.Về vật
liệu xây dựng: để tạo nên hình hài kiến trúc, gạch giữ vai trò chủ đạo, toàn bộ kiến trúc được sử dụng khối
lượng gạch khổng lồ xây cất tạo nên. Chất liệu đá tham gia ít, chủ yếu sử dụng
vào các thành phần chịu lực chính như khung cửa, mi cửa, lát nền bậc. Kỹ thuật
xây dựng các viên gạch được xây theo kỹ thuật mài xếp, câu móc nhau tạo mạch
liên kết liền khít làm nên khối vững chắc, để tăng cường độ liên kết có khả
năng người xưa sử dụng nhựa thực vật, trên bề mặt một số viên gạch để lại chất
kết dính màu đen mỏng bám chắc bề mặt gạch. Kỹ thuật ghép đá sử dụng theo
phương pháp cắt khối vuông vức, chồng khít lên nhau gắn kết với nhau bằng mộng
khớp. Mộng khớp được sử dụng gồm mộng tròn, mộng vuông và mộng hình chữ nhật.
Các phiến đá ghép vào nhau với một bên là đầu mộng nhô ra ghép với một bên là
lỗ mộng đục sâu vào thành phần kiến trúc, khi ghép lại tạo nên mối liên kết
hoàn chỉnh, vững chắc. Kiến trúc xây khối thu nhỏ dần lên trên tạo nên dáng vẻ
kiến bề thế nhưng có cảm giác thanh thoát.
-Hoạ tiết trang trí trên kiến
trúc hầu như ít sử dụng, đế và tường đền tháp để trơn, xây thẳng đứng, vẻ đẹp
của kiến trúc được tạo dáng bở kỹ thuật xây giật cấp phần đế, ngăn cách đế và
tường là hàng gạch xếp xoải xuôi đầu vê tròn như hình cánh sen úp tạo nên vẻ đẹp giản dị mà sang trọng. Hoạ
tiết hoa văn cánh sen đơn kết dải vây quanh đế tháp ngoài ý nghĩa tôn vinh giá
trị tôn giáo cho kiến trúc còn mang giá trị thẩm mỹ nghệ thuật. Đáng chú ý các
góc tường tháp có đục những hàng r•nh
nhỏ chìm, chạy song song dọc theo chiều cao tường tháp, giả như những cột tường góc có tính ước lệ
tạo nên cảm giác vững tr•i, mang vẻ đẹp riêng giản dị
riêng. Dựa vào bộ tượng thờ Linga - Yony cùng những hiện vật tìm được
trong lòng tháp. Những hiện vật bên ngoài tháp cho thấy đây là một kiến trúc
đền tháp thờ được xây dựng thờ các vị thần
ấn Độ giáo, một tôn giáo ảnh
hưởng từ ấn Độ đến vùng đất.Cùng với
kiến trúc chính, trước cửa phía đông tháp còn vết tích hai công trình kiến trúc
nhỏ xây dựng đối xứng hai bên. Các kiến trúc này có quy mô nhỏ. Bình đồ kiến
trúc hình vuông, kích thước mặt bằng 2,5m x 2,5m. Vật liệu xây thuần nhất bằng
gạch. Do bị sụp đổ nên không rõ hình hài, căn cứ vào hiện vật tìm được là tượng
thần Ganêsa có thể thấy đây là hai miếu thờ được xây trước tháp. Từ cửa tháp
chính đi ra, toàn bộ mặt sân được lát gạch phẳng, nền gạch này được lát theo
suốt chiều dài mặt đồi dẫn xuống chân đồi phía đông. Dưới sân là các bậc gạch
xây thấp dần xuống dòng sông Đồng Nai chảy phía trước. Bậc gạch mặt rộng 1,4m - 1,6m, lát gạch phẳng, các bậc
chênh nhau từ 0,19m đến 0,21m.Những dấu
vết hiện còn cho biết trên đỉnh đồi trước đây có cả một quần thể kiến trúc gồm
nhiều công trình, trong đó đền tháp thờ chính là trung tâm, xung quanh có các
công trình phụ trợ như tháp thờ nhỏ, sân lát gạch, bậc gạch lên xuống tiếp xúc
với dòng sông, tạo nên một địa điểm tôn giáo hoàn chỉnh.Phần đỉnh gò bên cạnh,
cách đỉnh gò có địa điểm xây dựng đền tháp thờ bằng vùng lõm uốn cong hình yên
ngựa, có mặt bằng hẹp hơn khá bằng phẳng nhưng không để lại dấu vết kiến trúc
nào. Nằm cùng địa điểm xây dựng đền tháp thờ, với địa hình khá thuận lợi, đẹp,
có lẽ đỉnh còn lại được sử dụng theo mục đích riêng, có thể là nơi thờ cúng tín ngưỡng bản địa của cư dân vùng đất.
+.Hiện vật
Trong quá trình khai quật, hiện
vật thu được tại Gò số I khá phong phú gồm nhiều loại hình, chất liệu, kích cỡ
khác nhau. Đặc biệt những hiện vật tìm được tại đáy trong lòng tháp đ• cung cấp
một bộ sưu tập vô cùng phong phú có giá trị kỹ thuật, mỹ thuật và ý nghĩa tôn
giáo cao, phản ảnh sinh động nhiều mặt về đời sống x• hội, tinh thần, tôn giáo
của cư dân vùng đất, những chủ nhân xây dựng, sử dụng kiến trúc. Để tiện theo
dõi có thể chia hiện vật thu được thành hai nhóm theo nguồn gốc tìm được . Hiện
vật liên quan đến kiến trúc. Gồm những hiện vật thu được trên bề mặt và bên
ngoài kiến trúc trong quá trình khai quật gồm: vật liệu xây dựng, tượng, bệ thờ
với nhiều chất liệu kích cỡ khác nhau và bệ, tượng thờ
- Gạch:
Gạch là vật liệu tạo dựng nên
hình hài đền tháp, khối lượng sử dụng gạch lớn và có nhiều kích cỡ khác nhau.
Gạch ở đây có màu hồng nhạt, độ nung không cao, độ cứng thấp, độ hút ẩm cao.
Thành phần cấu tạo gồm đất sét màu trắng đục, hạt mịn xương gạch có pha nhiều
tro trấu.Phân tích tính chất cơ lý của gạch xây tháp cho thấy, gạch có khối
lượng thể tích( g/ cm3): 1,44; độ hút nước (%) 25,68; độ mài mòn ( g/cm2):
1,17;cường độ nén (daN/cm2):78.Phân tích thành phần hoá học của gạch cho thấy
các chất:
MKN SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO E
8,73 60,87 19,19 6,96 3,94 1,03 100,72
Kích thước gạch
dài trung bình 0,29m- 0,32m; rộng 0,145m - 0,155m; dày 0,07m - 0,085m. Đặc biệt
trong lòng tháp, gạch xây trụ trung tâm chìm dưới lòng nền tháp ( gọi là trụ
giới) có kích lớn: 12
Gạch kích thước lớn xây trụ giới
lòng tháp Gò số I
viên có kích thước dài 0,89m; rộng 0, 24m; dày
0,21m và 12 viên dài 0,4m; rộng 0,24m; dày 0,21m. Những viên gạch này được nung
già có màu đỏ sậm, độ cứng cao, được xây thành khối hộp bảo vệ các hiện vật tâm
linh dưới đáy lòng tháp.- Đá là vật liệu
được sử dụng ít trong kiến trúc, chỉ được sử dụng trên các thành phần chịu lực
của kiến trúc. Đá được chế tác tạo thành khung cửa ra vào, lát bậc lên xuống,
lát sân. Đặc biệt đá được tạo khối hộp vuông ghép với nhau tạo nên bệ thờ trong
lòng tháp. Đá sử dụng ở đây có màu xám đen nhạt, độ cứng cao, có cấu trúc mạng
thớ dọc nên dễ bị bóc tróc từng mảnh lớn khi bị tác động của thời tiết và ngoại
lực bên ngoài. Tuỳ theo chức năng được chế tác sử dụng trong thành phần kiến
trúc mà kích thước các bộ phận chất liệu đá khác nhau.Đá khung cửa gồm: thanh
đá mi cửa vòm cửa dẫn là một khối hộp hình chữ nhật, các cạnh vuông vức, các
mặt được mài nhẵn bóng. Kích thước dài
3,1m, rộng 0,72m, dày 0,18m, chia làm hai cấp chênh nhau. Bậc trên dài 3,1m,
rộng mặt 0,42m; bậc dưới dài 2,2m, rộng 0,3m. hai đầu đục hai mộng tròn xuyên
qua, cách nhau 1,47m dùng để gá lắp cánh cửa chất liệu gỗ. Dấu mộng tròn bị
xoay mòn thành hình elíp, chứng tỏ đ• được sử dụng nhiều.Mi cửa tháp là một
thanh đá khối hộp chữ nhật dài, các góc cắt vuông vức, các mặt mài nhẵn. Kích
thước dài 2,6m, rộng 1.07m, dày 0.18m,
hai đầu có hai lỗ mộng tròn xuyên qua
cách nhau 1,47m dùng để gá lắp cửa mở vào lòng tháp. Thanh đá ốp hai bên
cửa gồm hai phiến đá khối hộp hình chữ nhật, góc cạnh mài vuông vức, mặt khung
ra vào cửa được mài nhẵn. Do kiến trúc bị sụp đổ, hai phiến đá ốp cửa bị g•y
đôi. Khi ghép các lại thành
hai thanh ốp cửa đá hoàn chỉnh. Kích thước dài 2,15m, bản rộng 0,83m,
dày 0,22m. Mỗi đầu có 2 mộng hình chữ nhật nhô ra 0,12m dùng để gá lắp vào mộng
bậc cửa và mi cửa. Khung cửa có độ cao 2,15m; cửa mở rộng 1,45m. Đá lát bậc cửa có kích thước lớn lát phẳng
mặt nền cửa tháp. Đá hình khối hộp chữ nhật, mặt lát nền cửa nhẵn bóng, có dấu
vết sử dụng nên cạnh vuông vát mòn vẹt. Kích thước phiến đá dài 1,89m, rộng mặt
1,4m; dày 0,22m. Mặt nền được chia làm hai cấp chênh nhau 0,22m, bậc trên mặt
rộng 1,2m. Bậc dưới mặt rộng 0,2m, hai đầu có lỗ mộng tròn cách nhau 1,47m dùng
để gá lắp cửa. Đá lát bậc tam cấp phần nền trước khi vào lòng tháp gồm13 phiến
đá được cắt kích thước to nhỏ
Mi cửa chất
liệu đá Gò số I
khác nhau, góc cắt vuông vức lát đan xen nhau
tạo nên mặt nền phẳng nhẵn. Kích thước viên đá lớn nhất dài 2,5m, rộng 0,82m,
dày 0,15m; viên nhỏ nhất dài 0,8m, rộng 0,41m, dày 0,12m. Bệ thờ được đặt chính
giữa vị trí trung tâm trong lòng tháp,
bệ được chế tác bằng chất liệu đá phiến gồm nhiều thanh cắt gọt vuông có nhiều
kích cỡ khác nhau ghép vào tạo thành. Bệ thờ hình khối hộp vuông nhiều tầng thu
nhỏ lên trên. Do bị đổ vỡ nên chỉ còn lại 3 tầng dưới khá nguyên vẹn. Kích
thước tầng một cạnh dài 3,25m x 3,25m,
cao 0,12m, tầng hai thu lại 0,1m, cạnh dài 3,05m x 3,05m cao 0,1m; tầng ba thu
lại 0,1m, cạnh dài 2,85m, cao 0,1m. Những phiến dá ghép tạo nên bệ thờ do sụp
đổ tại chỗ đ• thu được gần 50 phiến đá có kích thước khác nhau. Các phiến đá
này được cắt khối vuông vức, độ dày và độ rộng thống nhất nhau, chỉ khác nhau
về độ dài cho nên rất thuận tiện khi ghép với nhau tạo nên bệ thờ hoàn chỉnh.
Kích thước các viên đá dài từ 0,56m -
0,72m, rộng 0,12m, dày 0,10m. Dựa vào phần còn lại cho thấy giữa các tầng cạnh
vuông góc được mài vê tròn tạo nên vẻ mềm mại cho các tầng bệ tháp. Nếu các
tầng tuân thủ theo quy luật của ba tầng còn lại và căn cứ vào kích thước Yony
đặt thờ phía trên có thể thấy khả năng bệ thờ có 10 tầng, các tầng thu nhỏ lên
trên tạo nên độ cao 1,0m; trên mặt bệ đỡ bộ ngẫu tượng thờ Yony - Linga.Yony và
Linga tìm được ở đây gồm hai phần ghép với nhau tạo nên một bộ tượng thờ hoàn
chỉnh. Các hiện vật này bị sụp đổ những nằm nguyên tại lòng kiến trúc, lẫn
trong đá ghép nên bệ thờ đổ vỡ. Yony
được tạo bởi hai tấm đá ghép với nhau
theo kỹ thuật xếp khít liền nhau. Trong hai tấm đá tạo nên Yony một tấm còn nguyên
vẹn, một tấm bị vỡ làm ba. Tuy vậy khi ghép lại
vẫn cho thấy một Yony hoàn chỉnh
.Yony có hình vuông, các góc cắt vuông vức, thành mặt được mài nhẵn bóng. Kích
thước các cạnh dài 2,26m x 2,26m; dày 0,24m, vòi vươn dài khỏi thân 0,69m. Vòi
được chế liền khối với thân Yony, giữa vòi có khe dẫn nước sâu 0,05m, rộng
0,09m. Lòng Yony đục sâu xuống 0,04m tạo nên lòng hình vuông với gờ thành rộng
0,22m. Giữa lòng Yony đục thủng xuyên qua là một lỗ mộng hình lục giác dùng để
gá lắp với Linga. Lỗ mộng hình lục giác, các cạnh
Hai mảnh Yony tại
Gò số I
đối dài bằng nhau 0,25m và 0,28m dày 0,24m. Lỗ
mộng này cho thấy khi gá lắp với Linga sẽ gắn với phần giữa hình lục giác của
thân Linga. Linga được chế tác từ một khối đá thống nhất, tạo dáng hình trụ
khối với 3 phần khác nhau, có kích thước lớn, dài toàn bộ 2,1m. Phần đầu Linga
là khối trụ tròn đều, mài nhẵn bóng dài
0,73m, chu vi khối tròn 0,65m. Phần giữa hình lục giác dài 0,68m, các cạnh đối
xứng nhau có độ dài 0,25m và 0,28m. Đây là phần gá lắp với Yony. Phần đế hình
khối hộp trụ vuông dài 0,66m, cạnh dài 0,38m. Đây là phần Linga chôn sâu vào bệ
thờ, tạo nên sự ổn định vững chắc khi sử dụng.Với những phần tìm được cho thấy
đây là một bệ thờ khá hoàn chỉnh gồm hai bộ phận bệ thờ và ngẫu tượng thờ.Bệ
thờ có quy mô kích thước lớn tương xứng với biểu tượng thờ. Một bệ thờ ghép từ
đá phiến tạo thành với nhiều cấp thu nhỏ dần lên trên đỡ bộ ngẫu tượng
Yony - Linga tại Gò số I
thờ, những phiến đá này được ghép
ốp trang trí bên ngoài, lõi của bệ thờ được xây bằng gạch khá vững chắc đỡ phần
ngẫu tượng thờ có kích thước lớn, trọng lượng nặng phía trên. Ngẫu tượng thờ
Lin ga phía trên là một tác phẩm điêu khắc có kích thước lớn, được tạo tác cân
đối, hình khối đẹp. Đây là một tác phẩm tôn giáo biểu tượng của ba vị thần
chính trong ấn Độ giáo. Ngẫu tượng thờ
Yony - Linga có nguồn gốc từ văn hoá tôn giáo ấn Độ. Đầu tiên từ tín ngưỡng
thần thoại thờ cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguồn gốc của mọi sự sáng
tạo- được coi là thần Mẹ. Bên cạnh thần Mẹ còn có vị thần nam, biểu hiện bằng
phiến đá hình dương vật. Sự hợp nhất âm dương thành biểu tượng của sinh thực
khí, sự hoà hợp này được coi là một trong những nguồn gốc tạo nên sự sinh sôi
nảy nở của văn minh nông nghiệp. Hình tượng
Yony- Linga đầu tiên tìm được tại di chỉ văn hoá Harappa Nam ấn Độ. Sau này khi người Aryan tràn vào
đất ấn Độ thì những tín ngưỡng này được đưa vào hệ thống
thần thoại ấn Độ. Đến thời kỳ ra đời bộ
sử thi Ramayana và Mahabharata thì hệ
thống thần linh đ• khá hoàn chỉnh trong đó có ba vị thần chính cùng với sự xuất
hiện của hàng loạt các vị thần liên quan đến đời sống x• hội, tín ngưỡng, sinh
hoạt tôn giáo của cư dân. Trong ba vị thần chính được tôn thờ thần Sihva được
coi là vị thần có năng lực phá huỷ; thần Brahma được coi là vị thần sáng tạo và
thần Visnu được coi là vị thần bảo tồn. Trong ba vị thần này thần Sihva được
coi là vị thần tối cao, bởi vì ngoài thuộc tính phá huỷ, thần Sihva còn có
quyền lực sáng tạo và bảo vệ như thần Brahma và thần Visnu. Sự hiện diện của vô
số vị thần với các chức năng khác nhau trong cộng đồng dân cư đ• khiến cho hình
thành nhiều giáo phái, phái thờ thần Sihva, phái thờ thần Brahma, hay thờ
thầnVisnu làm chủ đạo. Sau này để tránh sự bài xích giữa các giáo phái, người
ta thống nhất thờ ba vị thần dưới một biểu tượng chung gọi là Tam Vị nhất thể (
Trimurti) thông qua một thần thoại kể về cuộc thi tài giữa ba vị thầnmà phần
thắng cuộc thuộc về thần Sihva. Khi văn hoá, tôn giáo ấn Độ ảnh hưởng sang các
nước vùng Viễn đông, tuỳ theo tín ngưỡng bản địa mà cư dân ở đây tiếp thu khác
nhau, nơi thờ thần Sihva là chính( như người Chăm), nơi thờ thần Brahma, Visnu(
Campuchia)…Hình ảnh các vị thần này khi được thờ thể hiện thông qua hình ảnh cụ
thể như con người thì còn được thể hiện
dưới các hình thức biểu tượng. Tượng Linga thể hiện ba phần tìm được tại Gò số
I được cho rằng, phần trụ tròn trên cùng thể hiện biểu tượng của thần
Sihva, phần lục giác ở giữa là biểu
tượng của thần Visnu; phần đế hình khối vuông thể hiện biểu tượng của thần
Brahma. Biểu tượng này ngoài sự thể hiện năng lực của các thần thì còn ẩn chứa
nội dụng thể hiện chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, hay chu kỳ tuần hoàn của tự
nhiên đó là sinh ra, bảo tồn phát triển, phá huỷ lại tái tạo sinh ra, lớn lên
huỷ diệt(1). Theo triết lý cổ xưa bất kỳ sự vật nào cũng sinh ra phát triển rồi
bị huỷ diệt. Huỷ diệt cái cũ để
(1)Về nội dung thần thoại của các vị thần tham khảo thêm:
- Cao Huy
Đỉnh: Tìm hiểu thần thoại ấn Độ. NXB KH.
Hà Nội 1964
- Will
Durant: Lịch sử văn minh ấn Độ. NXBVHTT.
Hà Nội 2003
- Wendy
donier Of laherty: Thần thoại ấn Độ. NXB
Mỹ Thuật. Hà Nội 2005
- L. Malleres: Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật đIêu khắc Phật
giáo- Balamôn giáo ở Đông Dương. Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học
sáng tạo cái mới. Nhưng có thể bộ ngẫu tượng Yony - Linga
này chỉ là biểu tượng của thần Sihva với biểu hiện các thuộc tính khác nhau với
chức năng sáng tạo huỷ diệt là chính. Điều này được thấy rõ qua các hiện vật
liên quan đến bộ tượng thờ chính này trong lòng tháp. Cùng với bộ tượng thờ
chính đặt giữa lòng kiến trúc tại đây còn thu được các bộ tượng thờ Yony -
Linga dưới hình thức biểu tượng.Bộ
Yony phát hiện dưới chân bệ thờ chính,
nằm ở vách phía bắc,
Yony - Linga( đồng
& thạch anh)
dưới vòi dẫn nước của Yony- Linga
chính. Yony - Linga được chế tác từ 2 chất liệu khác nhau. Yony chế tác từ chất
liệu đồng màu xám đen, hình khối trụ tròn thắt giữa, hai đầu loe tròn đều cân
xứng. Kích thước cao 2cm, đường kính mặt 2cm, giữa có một lỗ thủng nhỏ xuyên
qua, thông với Linga đặt phía trên. Linga được chế tác từ đá Thạch anh( Crystal) màu trắng trong
suốt, thấu quang. Linga hình trụ tròn thon dài, đầu vê tròn, thân thon, đáy cắt
phẳng. Kích thước cao 5,5cm, đường kính đầu trụ 1,7cm; đường kính đáy 0,9cm.
Hai hiện vật này ghép lại thành một bộ ngẫu tượng thờ hoàn chỉnh có hình khối
cân đối, giá trị mỹ thuật cao. Đây là một trong những hiện vật được chế tác
tinh xảo tìm được tại di tích. Bộ Yony - Linga
tìm được
Yony – Linga chế tác từ gạch và cuội Gò số I
tại chân tháp mặt phía đông được
chế tác, gá lắp từ hai hai chất liệu với nhau tạo nên. Yony chế tác từ một viên gạch màu đỏ sậm, được
nung già khá cứng. Kích thước viên gạch dài 16cm, mặt rộng 15cm, dày 7cm. Trên
bề mặt viên gạch khắc chìm hình ảnh bệ thờ Yony. Bệ Yony hình chữ nhật, cạnh dài 7,5cm, cạnh ngắn 7cm
, vòi vươn dài khỏi thân 2cm, nét khắc đục chìm sâu tạo nên hình ảnh Yony rõ
nét. Chính giữa lòng Yony là một lỗ đục
tròn hình côn nhỏ về đáy dùng để gá lắp Linga. Linga là một hòn cuội
sông màu đỏ sậm , hình trụ tròn thon dần về hai đầu tạo nên hình thoi tròn
dài.Trên thân viên cuội có khoan một lỗ nhỏ. Hai hiện vật này nằm cùng địa điểm
với nhau, dựa vào dấu vết chế tác, sau khi gá lắp vào với nhau tạo nên một bộ
ngẫu tượng thờ Yony- Linga hoàn chỉnh. Yony - Linga tìm
Hai bộ Yony - Linga biểu tượng Gò số I
được tại chân tháp mặt tường
đông, gần cửalên xuống. Yony được chế tác từ một viên gạch màu đỏ sậm, độ cứng
cao vuông vức. Kích thước gạch dài 18cm, mặt rộng15cm, dày 6cm. Trên mặt gạch
khắc chìm biểu tượng Yony hình vuông cạnh 10,5cm x 10,5cm chìm sâu xuống mặt
gạch 0,3cm tạo nên hình ảnh Yony hoàn chỉnh. Chính giữa Yony đục lõm một lỗ
tròn hình côn nhỏ về đáy dùng để gá lắp Linga. Kích thước lỗ tròn đường kính
6,5cm, sâu 2,5cm. Linga được thể hiện là
một viên sỏi sông hình trụ tròn thon dài thót hai đầu dài 13cm, đường kính lớn
5cm. Khi gá lắp hai hiện vật vào với nhau tạo nên bộ ngẫu tượng thờ hoàn
chỉnh.Hai bộ Yony - Linga biểu tượng này tìm được bên ngoài tháp được chế tác
có kích thước nhỏ, với chất liệu giản đơn, sử dụng gạch xây tháp và tận
dụng sỏi sông có hình dáng tương tự như
Linga được chế tác, cho thấy có khả năng đây là những bộ ngẫu tượng Yony -
Linga của các tín đồ khi hành hương đến viếng đền đ• thành tâm tạo ra dâng
hiến. Với 3 bộ Yony - Linga tìm được, được chế tác tự nhiên không tuân thủ quy
tắc tôn giáo đ• cho thấy đền tháp này giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm
linh của cư dân trong vùng.
Yony - Linga chất liệu gạch - cuội
-Tượng Ganêsa được tìm thấy trước
cửa tháp , cách tháp 12m về phía đông nam. Nơi đây còn dấu vết của một kiến
trúc nhỏ, xây bằng gạch bị đổ nát thành
gò. Kiến trúc này nằm ven con đường lát gạch dẫn xuống sông Đồng Nai trước mặt
tháp. Tượng Ganêsa được chế tác bằng chất liệu đá màu đen xám, kết cấu đá thể
mạng nên bị tróc lở không nguyên vẹn. Tượng được thể hiện trong tư thế ngồi
trên một bệ hình vuông mỏng chế tác liền khối. Toàn bộ tượng cao 34cm, đế cao
6cm, thân tượng cao 28cm, rộng ngang vai tượng 21cm, dày 20cm Tượng thể hiện
đầu voi mình người trong tư thế ngồi nhìn thẳng, hai chân xếp bằng giao nhau,.
Đầu tượng to, trán nở gồ hơi nhô ra, mặt
thon dài, hai mắt nhỏ dài, vòi vươn ra vắt sang phải, hai tai to chảy trùm xuống vai. Ngực lép,
bụng nở to tròn. Hai tay co, một tay đỡ vòi
Tượng Ganêsa Gò số I
vắt sang bên phải sang. Trong tay
cầm một chiếc đĩa hình tròn, vòi đặt trên đĩa; tay trái co trong tay cầm một vật như hình dao ngắn. Cánh tay tượng
đeo đồ trang sức là những vòng tiện tròn hình bán khuyên. Theo thần thoại ấn Độ,
có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc thần Ganêsa. Thần Ganêsa vốn là con
đẻ của thần Sihva được sinh ra từ ngọn lửa trên trán thần Sihva cho nên Ganêsa
là vị thần tuỳ hành của thần Sihva trên đỉnh núi Kailasa. Hay thần Ganêsa là
con đẻ của thần Sihva với nữ thần Parvatti sau vì phạm tội bị các thần chém đầu. Thần Visnu thương hại
chắp cho một cái đầu voi, từ đó thần
mang hình dáng đầu voi mình người và hướng thiện làm nhiều việc tốt
lành. Thần có nhiều tài năng, dập tắt mọi khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt
lành, thần bảo vệ bếp lửa nguồn gốc sự sống, thần là hiện thân của trí tuệ, sự
thông minh của thần Sihva. Nói chung thần Ganêsa được coi là phúc thần và gắn
bó chặt chẽ với thần Sihva. Việc phát hiện tượng Ganêsa góp thêm sự khẳng định
tính chất Shiva giáo đậm nét của di tích.Ngoài những hiện vật trên liên quan
đến kiến trúc thì còn có những hiện vật khác như mảnh đĩa đồng, mảnh đồ gốm các
loại hình, những viên đá Thạch anh hình tròn nhỏ đ• nói lên sự phong phú của
các loại hình hiện vật tìm được và góp phần khẳng định vị trí vai trò của di
tích trong tổng thể các kiến trúc tìm được ở Cát Tiên.
+ Hiện vật trong lòng kiến trúc.
Trong quá trình nghiên cứu các
kiến trúc ảnh hưởng từ văn hoá ấn Độ trên dải đất Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy
các công trình đền tháp thờ thường được xây dựng tuân thủ theo những quy tắc
của tôn giáo được hội nhập và ảnh hưởng đến cư dân vùng đất. Thực tiễn kết quả các cuộc khai quật khảo cổ học cho
thấy, trong lòng các kiến trúc đền tháp thường có quy tắc xây dựng các trụ giới
liên quan đến các biểu tượng thờ phía trên. (1). Cuộc khai quật Gò số I đ• tiếp
tục cho thấy trong lòng tháp có trụ giới được xây ở đây. Sau khi bóc 17 lớp
Cấu trúc lòng kiến trúc Gò số I
( Nguồn Viện Khảo cổ
học)
gạch dày 1,36m lát phẳng kín trong lòng tháp cho thấy lòng
tháp được xây hình vuông thu nhỏ dần xuống dưới tạo nên khối hộp hình
.hình thang cụt. Dưới các lớp gạch lòng tháp được chèn đá phiến, cuội sông lẫn đất sét màu vàng đầm
lèn chặt dày 1,4m. Lớp này liên kết vững chắc như một lớp “bê tông” dày cứng
phủ kín mặt trên. Tiếp đến là lớp cát vàng được làm sạch trộn cùng sỏi có kích
thước nhỏ, lớp này dày 0,88m. Lớp này được đầm lèn chặt, khá khô sạch. Đáy
(1) Lê Đình Phụng: Cấu trúc một số lòng
đền tháp thờ Balamôn giáo ở Việt Nam. NPHMVKCH. Hà Nội 1998
lòng tháp là nền đá gốc màu trắng đục, độ cứng
không cao. Độ sâu từ nền ban đầu lên đến
mặt nền tháp là 3,56m. Chính giữa lòng
tháp được xây một khối trụ gạch hình hộp đấy to thu nhỏ dần lên trên. Khối trụ
gạch này được xây với cấu trúc đặc biệt. Đặt trên nền cứng “bê tông” là khối
trụ hình hộp vuông kích thước 5,4m x 5,4m cao 0,75m khá vững chắc, lên phía
trên thu nhỏ dần khối trụ hộp còn kích thước 3,25m x 3,25m cao 0,6m làm nền cho
việc xây bệ thờ phía trên mặt nền lòng tháp. Toàn bộ khối trụ này được xây gạch
khối đặc, chính giữa để một khối hộp trống kích thước 0,4m x 0,4m xuyên xuốt
qua khối hộp. Gạch xây khối hộp này được
lựa chọn kỹ càng, các viên gạch được nung già chín, màu đỏ sậm, độ cứng cao.
Kích thước gạch lớn hơn gạch sử dụng xây
tháp, chất lượng cao, được lựa chọn cẩn thận khi sử dụng xây dựng ở đây. Gạch
dài trung bình 40cm, rộng 21cm, dày 8cm.Kỹ thuật xây mài chập, các viên gạch
xây xếp câu móc vào nhau tạo nên một khối hộp vuông vức vững chắc. Khối hộp
phía dưới phần nằm trong lớp sỏi cát
vàng được xây thu vào bằng gạch có kích
thước lớn ( viên lớn dài 0,89m, rộng 0,24m, dày 0,21m; viên nhỏ dài 0,4m, rộng
0,24m, dày 0,21m). Hộp hình khối trụ kích thước 1,2m x 1,2m cao 2,28m. Xuyên
xuốt trụ là khối ô hộp vuông kích thước 0, 4m x0,4m, sát đáy trụ là một khối
cát màu trằng ngà được làm sạch dày 0,25m trong đó có chứa các hiện vật chôn
trong lòng tháp. Làm sạch lớp cát cho thấy trật tự hiện vật được sắp xếp có chủ
định. Chính giữa hộp là một vật tạo dáng hình thoi dài uốn khum như mui rùa
bằng chất liệu bạc màu trắng, đậy lên bên trong
lòng là một Linga bằng đồng, phần trụ tròn phía trên được bọc bạc. Do bị
ôxy hoá phần chân lộ rõ cho thấy Linga
có màu đồng đỏ nhạt, xung quanh Linga quấn nhiều vòng dây đồng tròn nhỏ. Bên
cạnh Linga xếp các hạt đá màu, kích thước khác nhau. Bốn góc hộp cát đặt 4
Linga nhỏ bằng vàng, đầu Linga quay về hướng đông. Xung quanh Linga đồng được
đặt các lá vàng, lá thiếc, nhẫn vàng… Đáng chú ý bốn góc hộp cát bị đổi màu có
màu trắng xám tro (?). Tổng số hiện vật thu được tại hộp dưới đáy lòng tháp gồm
166 hiện vật vàng, 4 Linga vàng, 1 Linga đồng bọc bạc; 01 mảnh thiếc, 6 mảnh đá
màu. 01 vật hình mui rùa chất liệu bạc. Trong các lá vàng tìm được ở đây có 25
mảnh có khắc tạc trang trí hình ảnh các vị thần, 37 mảnh khắc tự dạng, 25 vòng
nhẫn tròn và xoắn cùng nhiều hiện vật lá vàng khác khắc tạc các hình ảnh trang
trí . Đây có thể coi là một bộ sưu tập có số lượng nhiều, chế tác từ nhiều loại
chất liệu, khắc tạc nhiều đề tài phong
phú thể hiện trình độ mỹ thuật cao, được phát hiện còn nguyên trạng trong các
di tích ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ tìm
được tại Việt Nam. Những hiện vật này cung cấp nhiều tư liệu quý về các lĩnh
vực để góp phần khẳng định, làm sáng tỏ những giá trị văn hoá tôn giáo của khu
di tích. Hiện vật ký hiệu 96 CT GI 97 được đặt tại vị trí trung tâm khối cát
dưới đáy hố, hiện vật được chế tác từ
chất liệu bạc, màu trắng nhạt, hình thoi uốn khum lòng mo như hình mui con Rùa,
gồm hai chiếc lồng vào nhau, trong lòng có chiếc Linga đồng bọc bạc. Hai hiện
vật này úp vào nhau thành một hiện vật giống như hình quả trứng.Do thời gian
nên hiện vật này bị ngả màu và không còn
nguyên vẹn. Kích thước hiện còn dài 6cm, rộng 3,5cm và dài 5cm, rộng 3,5cm.
Hiện vật này thể hiện về nội dung truyền
thuyết trong thần thoại ấn Độ kể về sự sáng tạo ra trái đất của thần
Bhrama. Thần thoại kể rằng thần Brahma
sinh ra trong một quả trứng vàng gọi là Hiranya Garbha. Quả trứng này nảy ra
giữa khoảng hư vô. Một năm sau thì thần tung vỡ quả trứng thành hai nửa, một
bằng bạc, một bằng vàng. Nửa bằng bạc hoá thành đất, nửa bằng vàng hoá thành
trời. Màng dày của lòng trắng thành núi non.Màng mỏng của lòng đỏ thành sương
mù và mây, những tia máu thành sông ngòi, nước lỏng thành biển.Đây có lẽ thể
hiện hai nửa vỏ trứng khi vỡ ra theo truyền thuyết và là hiện vật duy nhất ở
Cát Tiên mang nội dung trên.
Hiện vật ký hiệu 96 CT GI 97
Hiện vật ký hiệu 96 CT -GI 91 đến
95 là một bộ Linga tìm được dưới đáy lòng tháp gồm 1 chiếc chất liệu đồng bọc
bạc, có kích thước lớn nhất và 4 chiếc bằng vàng có kích thước tương tự nhau.
Linga bằng đồng dài 3,1cm được chia làm 3 phần đều nhau, phần trên hình trụ
tròn với đầu tròn nhọn dài 1cm, phần giữa hình lục giác, các cạnh đều nhau cao
1,05cm, phần đáy hình vuông cao 1,05cm. Bên ngoài lõi đồng, toàn bộ Linga được
bọc bạc màu sáng trắng, riêng phần đáy do mủn nát nên lộ rõ chất liệu đồng bên
trong. Trên mặt lớp bạc được khắc trang trí hình chấm dải biểu hiện hình trụ
thiêng trên thân Linga. Đây là hình thức
biểu hiện Kosa( mũ thiêng)trùm lên đầu
Linga được chế tác khá hiếm hoi theo quan niệm ấn độ giáo. Bốn linga bằng vàng
có kích thước bằng nhau, thể hiện giống nhau về hình khối và mỹ thuật trang
trí. Toàn bộ Linga cao 1,85cm, thể hiện thành ba phần đều nhau, phần trên hình
trụ tròn, đầu khum nhọn cao 0,6cm, phần giữa hình lục giác, các cạnh đều nhau cao 0,65cm
Hiện vật ký hiệu 96 CT- GI 91 -95
; phần đế hình vuông cao 0,6cm.
Trên Linga có khắc tác cột thiêng và mi thiêng theo quan niệm ấn Độ Giáo. Về nội dung các Linga này thể
hiện là biểu tượng của 3 vị thần tối cao
hợp nhất - Tam vị nhất thể ( Trimuti) nhưng hình thức thể hiện giàu tính hiện
thực như hình ảnh của Dương Vật- nguồn gốc
cơ bản tạo ra sự sống. Bốn hiện vật này
có lẽ được chế tác cùng một nơi,
theo kỹ thuật đổ khuôn
- Hiện vật có kí hiệu 96- CT
G1.01 là hiện vật có kích thước lớn nhất, đó là một lá vàng dát mỏng dài 16,5cm
rộng 4cm được chia làm 4 ô đều nhau, trên các ô khắc tạc trang trí. Ô đầu là
hình bánh xe vòng tròn khắc chìm, từ tâm toả ra các tia cân xứng như bánh xe. Ô
thứ hai trang trí hình VaJra ( kim cương chuỳ)
thể hiện nằm ngang hơi chéo, với mỗi đầu có ba mũi nhọn dài, mũi giữa vươn dài hẳn ra,
trên cán gắn một vật hình bán nguyệt. Đây là một vật thể hiện quyền lực vô năng
của ấn Độ giáo. Ô thứ ba thể hiện hình
ảnh một con thú trong tư thế dũng m•nh vươn lên. Thú có mặt to dữ, mắt lồi, bờm
rậm rạp phủ quanh cổ, than khối tròn mập dáng vươn lên khoẻ mạnh. Đuôi thú dài
vắt ngược lên lưng. Đây có thể là hình ảnh của con Sư Tử ( ?).
Hiện Vật 96 - CT - GI 1 & 96
Ô thứ tư tạc hình ảnh một hình bán nguyệt uốn cong, to kéo
dài suốt chiều rộng lá vàng. Theo thần thoại
ấn Độ, đề tài thể hiện trên hiện vật
đều liên quan đến thần Sihva. Hiện vật ký hiệu 96- CT GI 96.là một lá
thiếc mỏng, màu trắng, trên có khắc hình đinh ba với ba mũi dài nhọn, cán tròn
nhỏ trên cán có gắn hình bán nguyệt uốn cong. Kết thúc cán là hình con ốc
xoắn. Đây là những vật tượng trưng biểu
hiện quyền lực của thần Sihva.
- Hiện vật ký hiệu 96
- CT - GI 02 là một lá vàng mỏng có hình chữ nhật không đều, dài 5,1cm, rộng
3,8 cm thể hiện hình ảnh một vị thần trong tư thế ngồi với 5 mặt, 6 tay, 6
chân. Tượng ngồi với hai chân phía trước trong tư thế bán kiết già vững chắc.
Gương mặt nhìn thẳng với khuôn mặt thon thả, cằm vê tròn thon, mắt thon dài hơi
lồi
Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI . 02
, sống mũi thẳng, mồm rộng. Đầu
đội mũ hình trụ thấp. Ngực nở, thân
tròn, bụng to, tư thế ngồi xếp bằng, hai chân giao nhau, lòng bàn chân ngửa.
Phía trên từ cổ mọc ra hai bên mỗi bên
có hai gương mặt nhìn nghiêng thể hiện đăng đối nhau hướng ra phía trước. Từ
vai mỗi bên toả ra 3 cánh tay. Ba tay bên trái giơ hướng lên đều đặn, ba tay
bên phải tay chính đặt gối lên đùi, buông xuôi xuống, hai tay còn lại giơ hướng
lên đăng đối với cánh tay bên trái. Trong tay cầm các vật như chiếc bình, búp
sen, roi da ngắn. Phía dưới ngoài hai
chân phía trước ngồi trong tư thế xếp bằng, từ sau lưng mỗi bên toả ra 2 chân,
chân giang rộng hai bên đối xứng. Nội dung bức chạm này thể hiện vị thần nào !
Đây là một vấn đề khá phức tạp. Theo thần thoại
ấn Độ, trong các vị thần có thần Brahma - thần sáng tạo thường được thể
hiện nhiều mặt, nhiều cánh tay, nhìn khắp bốn phương bốn hướng, có nhiều chân
đi đến khắp mọi nơi. Sự tích thần Brahma kể rằng “ Thần Brahma lấy cái chất tự
tồn tại của mình mà nặn ra một người đàn bà có rất nhiều tên: Satarupa, Savitri,
Sarasoati, Gayatri và Brahmani . Đó là con gái của thần. Thần nhìn con thấy con
đẹp quá liền đâm ra thèm khát dục vọng. Người con gái ngượng ngùng ngoảnh mặt
sang bên phải. Nhưng thần liền hoá phép mọc thêm một đầu khác để nhìn theo con
gái. Người con gái thấy thế chạy sang bên trái. Thần lại mọc thêm cái đầu thứ
ba nhìn sang bên trái. Người con gái chạy ra đằng sau. Thần lại mọc cái đầu thứ
tư nhìn theo. Người con gái hết đường chạy liền bay vút lên trời. Thần mọc luôn
cái đầu ở bên trên để nhìn lên trời theo con gái. Thế là từ đấy thần có 5 cái
đầu” .Hình ảnh này thường liên tưởng đến sự thể hiện thần Brahma. Nhưng thực tế
khi thể hiện ở đây vị thần này trong tay
lại cầm các vật biểu tượng biểu hiện quyền uy của thần Shiva. Vậy đây là thần
Shiva hay thần Bhrama, theo chúng tôi dựa vào nội dung tổng thể hiện vật thu
được tại di tích chúng tôi cho rằng đây có thể là biểu hiện hình ảnh của thần
Shiva- một vị thần có quyền năng vô hạn, muôn mặt trong đời sống thần linh.
-.Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI
03 là một lá vàng dát mỏng hình chữ nhật dài 5,7cm, rộng 3,1cm vơí các góc cắt
vê tròn. Bề mặt chính giữa tạc cảnh một
vị thần ngồi thể hiện nhìn thẳng, hai bên là hình ảnh hai tiên nữ ngồi đăng đối
nhau. Vị thần ngồi chính giữa có gương mặt tròn thon, các chi tiết mắt mũi mồm
thể hiện ước lệ. Đầu đội một mũ tròn hình cánh cung, thân tròn mập, ngực nở,
bụng tròn to. Hai chân ngồi trong tư thế một chân chống, một chân đặt nằm, lòng
bàn chân ngửa. Hai tay , tay phải đặt lên đùi tiên nữ, tay trái đặt thoải mái
Hiện vật ký hiệu 96 – CT – GI 03
trên đầu gối. Thân không có trang
phục. Hai tiên nữ ngồi hai bên . Người bên phải ngồi tư thế quỳ, hai chân gập,
mông đặt trên đầu gót chân, gương mặt trái xoan, sống mũi cao thẳng, phía sau
là lọn tóc búi gọn, mặt hướng về vị thần với vẻ hân hoan. Thân tròn thon,
hơi ưỡn sát vị thần ngồi, bộ ngực to đầy
sức sống. Hai tay, một tay nắm lấy tay vị thần, một tay cầm búp sen giơ lên.
Tiên nữ bên trái ngồi
Hình ảnh vị thần cưỡi bò Nandin khắc trên lá vàng Gò số I
trong tư thế quỳ, hai chân gập,
gương mặt trái xoan thanh tú hơi hướng lên quay về phía vị thần. Hai lọn tóc hai bên búi gọn xo• xuống.Thân
thon thả, gọn uốn cong đường nét gợi cảm với bộ ngực to, bụng hơi xệ. Hai tay,
một tay đặt trên đầu gối, một tay cầm bông hoa sen giơ về phía vị thần. Đây là
một bức chạm đẹp với đường nét tinh mỹ, nội dung thể hiện một đề tài khá phổ
biến trong thần thoại ấn Độ đó là những
cuộc vui chơi cùng các tiên nữ trên núi Kailasa của thần Sihva. Truyền thuyết
này liên quan đến việc thờ thần Sihva với biểu tượng là Yony - Linga ( âm và -
dương vật). Truyền thuyết kể rằng có một lần có vị đạo sĩ lên núi Kailasa thăm
thần Sihva, trong khi đó thần Sihva đang mải vui chơi cùng các tiên nữ. Do đợi
quá lâu không gặp được Sihva, vị đạo sĩ đó buông lời nguyền “ Hỡi kẻ say mê sắc
dục kia, ngươi đ• không rời được cám dỗ thì những cái đó sẽ mọc đầy người mi”.
Sau lời nguyền, âm vật và dương vật mọc
khắp người thần Sihva, mọc cả trên mặt. Thần Sihva tỉnh ngội và hối hận cầu xin
vị đạo sĩ bỏ lời nguyền. Sau này người ta dùng âm vật và dương vật thờ( Yony -
Linga)và được coi là biểu tượng của thần Sihva.
Hiện vật ký hiệu CT - GI -13 và 15-
Hiện vật ký hiệu 96 CT- GI 11 - 13 và 15 là ba lá vàng mỏng
hình chữ nhật các góc cắt vê tròn. Kích thước dài 5cm rộng 3,6 cm; dài 5cm rộng
3,5cm và dài 4,6cm rộng 3,3cm được thể hiện tương tự nhau, đó là hình ảnh vị
thần cưỡi trên bò Nandin.
Hiện vật ký hiệu 11 là hình ảnh
vị thần cưỡi trên con bò thể hiện đứng với 4 chân thẳng, hai sừng cong vút lên,
đuôi vút dựng phía sau. Vị thần cưỡi trên lưng bò thể hiện tư thế ngồi nghiêng,
mặt vuông, thân tròn mập, bụng to, chân
co để bên sườn bò, hai tay giang rộng, trong tay cầm hai búp sen.Hiện vật ký
hiệu 13 cũng là hình ảnh vị thần cưỡi bò nhìn nghiêng với gương mặt trái xoan,
đầu đội mũ. Thân thon gọn, bụng nở, chân co bên sườn bò; hai tay, một tay cần
đinh ba chĩa dài nhọn, một tay cầm vòng tròn được tạo bởi những hạt chấm tròn
kết dải. Hiện vật ký hiệu 15 được thể hiện cùng đề tài, đó là hình ảnh vị thần
có gương mặt chữ điền với trán rộng mắt tròn to, sống mũi thấp, cánh mũi hẹp,
miệng nhỏ cằm vuông. Đầu đội mũ
Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI 11 và 35.
chóp nhọn, hai lọn tóc chảy dài
hai bên. Thân thon tròn ngực nở, bụng gọn, ngồi trên lưng bò hai chân ép vào sường,
bàn chân duỗi. Hai tay giơ ngang, một tay cầm hình sọ người (?), một tay cầm
cây gậy dài. Bò Nandin thể hiện đứng với đầu to, mõm dài, hai mắt lồi, sừng
ngắn nhọn, lưng có khối u nổi lên, đuôi dài buông thõng phía sau. Hiện vật ký
hiệu 96 CT - GI 32 là một lá vàng mỏng, được cắt theo hình khắc trên lá vàng,
kích thước dài 4,1cm, rộng 3,1cm thể hiện hình ảnh một vị thần cưỡi bò trong tư
thế động. Vị thần đầu đội mũ chóp tròn trên đỉnh mũ có quai, mặt nghiêng hướng
về phía trước,. Thân thon gọn hơi ưỡn về trước, hai tay giang rộng, trong tay
cầm búp sen. Thần ngồi trên lưng bò, chân co ép sát sườn bò. Bò thể hiện trong
tư thế động vớiđầu to, hai sừng nhọn, hai chân trước xo•i rộng
Hiện vật ký hiệu 96 - CT - GI - 32
dáng vươn lên phía trước. Hai chân sau co dáng đẩy về phía
trước. Đây là hình ảnh thần Sihva cưỡi bò Nandin.
- Hai hiện vật ký hiệu CT- GI 16
- 17 là hai lá vàng mỏng được cắt theo hình vẽ thể hiện trên lá vàng, Hai hình
khắc tương tự nhau thể hiện hình ảnh vị thần cưỡi bò Nandin trong tư thế nhìn
trực diện. Kích thước hai lá vàng dài 4cm, rộng 2,9cm . Hai hiện vật này thể
hiện hình ảnh vị thần có gương mặt tròn
thon, đầu đội mũ trụ tròn đỉnh phẳng, phía sau có tán rộng xoè ra che hai bên
sau gáy cân xứng. Thân thon gọn ngồi trên lưng bò trong tư thế nhìn thẳng, hai
tay cầm hai bông sen chĩa ra hai bên. Bò
Nandin nhìn thẳng chỉ nhận thấy phần đầu với trán rộng nở, mắt lồi, mõm nhọn.
Hai chân trước đứng thẳng hơi cho•i ra, hai bên là hai hình tròn đăng đối.
Hiện vật ký hiệu CT - GI 16 & 17
Những hình ảnh trên đều thể hiện
nội dung thần Sihva cưỡi bò thần Nandin. Theo truyền thuyết trong thần
thoại ấn Độ, bò Nandin vốn là kiếp trước
của thần Sihva. Sau này bò trở thành con vật cưỡi của thần Shiva và được thần
hoá. Bò trở thành con vật đồng hành, trung thành đưa Sihva đi khắp nơi. Sự xuất hiện của bò Nandin chính là sự hiện thân của Sihva. Chính từ
truyền thuyết này cho đến nay các tín đồ
ấn Độ giáo phái Sihva giáo thường
coi bò là vật linh và kiêng ăn thịt bò. Trong nghệ thuật, thường thể
hiện tượng bò Nandin được thờ chung với tháp thờ thần Sihva, hay được xây một
kiến trúc riêng thờ bên ngoàI trước cửa tháp thờ chính thờ Sihva
Hiện vật ký hiệu 96- CT - GI 35 là lá vàng mỏng được cắt
theo hình
Hiện
vật ký hiệu 96 – CT – GI 35( thần Inđra)
vẽ trên lá vàng. Kích thước dài nhất 4,8cm, rộng 3,6cm thể
hiện hình ảnh một vị thần cưỡi trên lưng voi thần thể hiện nhìn nghiêng, đầu
đội mũ hình trụ chóp vê tròn, phía sau có tán che cân đối hai bên, gương mặt
tròn thon, trán nở rộng, mắt dài, mũi cao, cằm nhọn.Thân thon tròn, vai nở khoẻ
mạnh, ngồi trên lưng voi với tư thế người ưỡn
ra phía trước, chân coi áp chặt
sườn voi. Hai tay một tay giơ ra phía trước trong tay cầm một vật như đoạn cây,
một tay giơ phía sau tay cầm chiếc VaJra,
hai đầu VaJra có 3 chĩa nhọn chĩa ra đối xứng. Đây là hình ảnh thể hiện thần
Inđra. Theo thần thoại ấn Độ thần Inđra
là biểu tượng của thầm mưa, sấm sét, thần của mọi vị thần “ do một ông
cha khoẻ mạnh và một bà mẹ dũng cảm sinh ra”. Thần có nước da đỏ rực như ráng
trời, có nhiều tay dài vô tận, vũ khí
của thần
Hiện vật ký hiệu 96 – CT – GI 28
là Kim cương chuỳ ( VaJra), khuấy
đảo thế giới, thần làm ra mưa gió sấm sét,
thần diệt trừ mọi loài yêu quái, cai quản cả thiên giới lẫn hạ giới.
Thần gây cho loài người vừa nỗi lo sợ ( mưa b•o, sấm sét) vừa sự vui mừng khi
mưa mang lại mùa màng tươi tốt. Chính vì thế người ta coi thần là Ngọc Hoàng
thượng đế. Thần thường cưỡi con voi đi đó đây. Con voi thường có mặt cùng thần
và được thần hoá gọi là Dikapala. Đây là lá vàng khá hiếm hoi thể hiện nội dung
thần Inđra.Hiện vật ký hiệu 96 – CT – GI 28 & 34, là hai lá vàng mỏng ,
được cắt theo hình khắc tạc trang trí, kích thước, dài 3,1cm, rộng 3cm và dài
4cm, rộng 3,5cm. Hai lá vàng khắc tạc chung một đề tài thể hiện hình ảnh vị
thần cưỡi trên mình con chim, có thể là hình ảnh thần Brahma cưỡi ngỗng thần Hamsa. Thần ngồi
trên mình chim, với hai chân co gập lại theo mình chim. Đầu thần đội mũ chóp
nhọn, gương mặt thể hiện nhìn nghiêng, hơi hướng lên. Hai tay dang rộng, một
tay đưa ra phía trước, trong tay
cầm bó dây dài buông thả xuống trước đầu
chim; một tay giơ về phía sau, trong tay cầm một chùm dây buông xuống. Thân
thon gọn, dáng vươn về phía trước. Chim thể hiện trong tư thế đang bay với mỏ
dài nhọn. đầu thon, mào nhỏ. Hai cánh xoè đỡ người ngồi phía trên, hai chân co,
đuôi xoè rộng.Theo thần thoại ấn Độ,
ngỗng Hamsa là vật cưỡi của thần Brahma. Ngỗng Hamsa được coi là ngỗng thần –
vua của các loài chim; thần Brahma
thường cưỡi ngỗng đi khắp nơi trên trái đất để quan sát sự sống do mình tạo ra.
Về nguồn gốc thần Brahma, thần thoại cho biết: thần Brâhm sinh ra trong một quả
trứng vàng gọi là Hiranya Garhba. Quả trứng này nảy ra giữa khoảng hư vô, một
năm sau thì thần tung vỡ quả trứng thành hai nửa: một nửa bằng bạc, một nửa
bằng vàng. Nửa bằng bạc hoá thành đất; nửa bằng vàng hoá thành trời, màng dày
của lòng trắng biến thành núi non, màng mỏng của lòng đỏ biến thành sương mù và
mây, những tia máu thành sông ngòi, nước lỏng thành biển cả. Chính vì thế, người
ta coi thần Brahma là vị thần sáng tạo ra trái đất và tạo nên sự sống cho con
người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét