ĐÀN NAM GIAO CỦA VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
TS Lê Đình Phụng
( Viện KCH)
Đàn Nam Giao là một loại hình kiến
trúc đặc biệt thể hiện đại diện quyền lựccủa mỗi vương triều gắn liền với vùng đất
kinh đô. Lịch sử kiến trúc đàn Nam Giao có mặt sớm tại Trung Quốc. Nguồn gốc loại hình kiến trúc
này theo lễ ký đời Hán cho biết: đầu
tiên đây là địa điểm đượầýcc vị vua những
triều đại chọn để tiến hành nghi lễ cúng
tế tại phía nam kinh thành “…tương ứng với độ cao của trời, tương ứng của đất, họ tế đất( nơi thấp)…lợi dụng độ cao các đỉnh núi, họ leo
lên núi báo với thượng đế về một triều đại
thịnh trị ”. NGười
đại diện đứng ra cúng tế là các vị vua đươc coi là “ CON TRỜI” thay mặt trời để cai quản nhân dân. “Sau khi lễ vật dâng lên thượng đế, mưa
gió sẽ thuận hoà, khí hậu thuận lợi, vì thế thiên tử phải đứng quay mặt về hướng
nam và nghi lẽ sẽ loan toả khắp bầu trời”. Nghi thức tế này được gọi là tế Giao. Các triều
đại sau này thay vì cho việc chọn các ngọn núiỉơ phía nam kinh thành làm nơi tế, họ cho đắp một nơi làm Đàn tế để tổ chức tế
lễ gọi là Viên Khâu.Theo sách Chu lễ: Viên Khâu gọi là Nam Giao. Việc tế Nam
giao này được các triều đại duy trỠ khẳng định vị thế Thiên Tử triều đại của mình TRước trời đất. .Đến thời
nhà Minh, theo Minh sử cho biết:Năm 1368
Hoàng đế Chu Nguyên Chương ra lệnh cho xây một đàn tế hình tròn, một đàn tế
hình vuông để tế trời đất ở phía nam kinh đô Nam kinh, sau dó ông ra lệnh cho
xây bao quanh đàn tế gọi là Đại tế điện( 1368- 1398), nơi này chỉ dùng để tế trời
.Năm 1421 nhà Minh chuyển đô vê Bắc Kinh, đàn Nam Giao tiếp tục được chuyển về đây
và những buổi tế tại đàn Nam Giao kéo dài đến tận đầu thế kỷ XX, khi mà chế độ
quân chủ phong kiến Trung Hoa sụp đổ. Lễ Nam Giao cứ 3 năm 1 lần làm đại lễ; hai năm một lần làm
trung lễ, hàng năm làm tiểu lễ”.
Tại Việt Nam theo truyền thuyết, tục
tế trời đất có từ thời các vua Hùng. Vào thế kỷ X khi giành được độc lập, tài liệu ghi chép cho biết về việc các triều đại phong kiến tổ chức nghi lễ cúng tế trời đất một nghi
thức cúng tế như tế Nam Giao. Đời Lý Anh
Tông, năm Thiệu Minh thứ 15 ( 1153) đắp đàn Viên Khâu tại Thăng Long làm nơi tế
trời đất. Đàn Viên Khâu là đàn giống như cái gò tròn để tế trời. Nhà Trần tiếp
nối tế Nam Giao tại đàn Viên Khâu như nhà LÝ. Đời nhà Hồ năm 1403 “ tháng 8 đắp
đàn Giao ở Đốn Sơn, làm lễ tế Giao, đại xá cho tội nhân.”. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng
lợi, nhà Lê lên ngôi, việc tế Nam giao tiếp tục được phục hội. Năm 1462. Lê Thánh Tông lại phục dựng tổ chức
tế Giao ở Thăng Long.” Từ đấy trở đi, đầu xuân lễ tế Giao, lệ thường hàng năm”.
Năm Quang Hưng thứ nhất (1578) nhà Mạc cướp ngôi lập đàn tế Nam giao tại Thăng
Long.THẾ KỶ XVI, nhà
Lê dần phục hưng và lại tổ chức lập đàn Nam Giao ở bên ngoài cửa luỹ Vạn Lai (
Thọ Xuân – Thanh Hoá).. Sau này khi nhà Lê Trung Hưng về lại Thăng Long “năm Cảnh
Trị thứ nhát ( 1663) làm điện Nam Giao.Trước kia lễ tế Giao, mỗi năm đắp nền ở
chính giữa để tế trời đất. Nền dài 15 thước, cao 5 tấc, hai bên tả hữu thờ các
vị sao, đều đắp nền dài 16 thước, cao 3 tấc bốn bên trồng cây đăng trước mở 3 cửa.
Đến bấy giờ mới sai làm điện, giữ là điện Chiêu sự, cột bốn góc làm bằng đá, nền
và sân trong và ngoài đều lát đá, rường, xà, rui, hoành dều sơn son thiếp vàng,
có hai dãy hành lang tả hữu, bên ngoài là chỗ thay áo; đằng trước có 3 tầng cửa.
Quy mô chế thức rực rỡ, mới mẻ. Sai triều thần là bọn Hồ Sĩ Dương làm văn khắc
bia để ghi việc ấy”. Về nghi thức tổ chức tế lễ, theo Lê Quý Đôn “ Lễ nghi tế
Giao, tế Miếu về hai triều đại nhà Lý nhà Trần, không thể tra khảo được; lễ
nghi Giao miếu dùng ở bản triều ( triều nhà Lê) ngày nay đươc phỏng theo hội điển
nhà Đại Minh.” Lễ tế Nam Giao được tổ chức suốt triều đại nhà Lê hơn 300 năm vẫn
theo không thay đổi.
Như vậy có thể nói, lễ tế Nam giao là
một lễ trọng của Quốc Gia, đại diện cho một vương triều trong lịch sử. Về
phong tục đàn Nam Giao và lễ tế Nam Giao là một phong tục truyền thống trong
văn hóa
Việt Nam, có mặt khá sớm
và duy trì theo suốt chiều dài lịch sử . Về kiến trúc xây dựng đàn Nam Giao khởi
nguồn từ việc đắp đàn làm nơi tế trời đất- đàn lộ thiên- đến thời Lê, đàn Nam
Giao đã là một công trình kiến trúc, có quy mô lớn, được xây dựng quy củ, theo thiết
chế của triều đình. Đây cũng là một xu hướng chung của loại hình kiến
trúc này trong khu vực, bởi ở Trung Quốc thời nhà Minh đời Hồng Vũ cũng dã xây dựng và lợp
nóc đàn Nam Giao.Về nghi lễ, đến thời Lê, nghi lễ tỏ chức tế đã khá hoàn chỉnh
với những quy định chi tiết, trang trọng. Về chủ tế là nhà vua( thiên tử), người
thay mặt trời quản lý đất nước. Đàn Nam Giao là một kiến trúc ẩn chứa một phong
tục có thể coi là gương mặt của một triều đình trong lịch sử.
Chính vì thế nhà Tây Sơn sau khi lên ngôi đã
chọn một địa điểm đáp ứng đủ những yêu cầu của truyền thống để xây dựng một đàn
Nam Giao làm nơi tế lế trời đất cho vương triều mình..Tài liệu lịch sử
cho biết cùng với việc xưng vương, xây đắp thành Hoàng Đế làm kinh đô thì trong
thành Hoàng Đế “còn 3 góc phía đông, phía tây – nam và tây – bắc đều có đắp núi
đất, vì đắp trong lúc thành bị bủa vây; phía tây thành có có đắp con đê Đỉnh Nhĩ
là để phòng vệ nước lụt; phía tây – nam có đàn Nam Giao để tế trời đất”Tại
đàn Nam Giao, hàng năm vua Tây Sơn thay mặt thần dân cả nước, làm lễ tế cáo trời
đất với tư cách đế vương khẳng định vị thế của vương triều mình với tư
cách chính thống thay mặt trời cai quản
đất nước theo xu thế lịch sử chung trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Kết
quả khảo sát khi nghiờn cứu thành
Hoàng Đế ( Nhõn Hậu – An Nhơn) cho thấy địa
điểm đàn Nam Giao hiện nay nằm ở góc tây nam thành ngoại sát điểm uốn của tường
thành nam và tây. Đây là quả đồi cao 37,5m ( so với mực nước biển) đỉnh đồi bằng
phẳng, hình tương đối tròn, đường kính trung bình 36,5m, xung qanh xoải xuôi, dưới
chân là những khoảng đất rộng phẳng. Đây là quả đồi có vị trí cao nhất trong
thành Hoàng Đế, có hình dáng và vị thế đáp ứng được yêu cầu là một nơi xây dựng
đàn Nam Giao của một triều đại, đại diện cho quốc gia độc lập. Để tìm hiều về
địa điểm này, năm 2007 cuộc khai quật khảo cổ học được tiến hành nhằm tìm kiếm
tư liệu về đàn Nam Giao của vương triều Tây Sơn trong lịch sử.
Hố khai quật chính được mở
tại chính giữa đỉnh gũ, diện tích 110m2 ( 11m x 10m). Bóc lớp mặt đất nền dày từ
0,25m – 0,3m, đất màu đỏ nhạt, đầm lèn chặt,dấu vết mặt sàn nền đàn Nam Giao xuất
lộ. Mặt đàn được lát gạch hình vuông kích thước 0,31m x0,31m, dày 2,5cm, màu
vàng nhạt, độ cứng khá cao, tương tự như gạch lát nền tìm được tại hiên nền điện
Bát Giác, hay trên mặt thuỷ hồ trong Tử Cấm Thành. Phần nền lát gạch này hầu hết
bị vỡ nát, qua xử lý cho thấy gạch đươc lát trên nền đất đầm lèn phẳng, khá cứng,
do không có vôi lát đệm như nền điện Bát Giác, nên khi sử dụng, gạch lát hầu như
bị vỡ.Phía dưới là đất đồi sạn sỏi gốc liên kết nhau vững chắc. Ngoài việc sử dụng
gạch lát nền đất nung, mặt nền dàn còn được sử dụng đá ong, dáu vết còn lại là
mặt nền lát đá ong thành khối ô hình chữ nhật dài 1,7m rộng 1m, mặt khá phẳng. Nối
theo là một con đường lát đá ong mặt rộng 1,5m từ sườn đàn phiá bắc đi lên. Đá
ong được cắt thành từng viên, kích thước dài 0,52m – 0,7m, rộng 0,24m 0,26m,
dày 0,21 - 0,23m, được lát phẳng. Đá ong là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ
biến trong các công trình kiến trúc thời Tây Sơn.
Dấu
vết kiến trúc mặt Đàn Nam Giao
Để tìm hiểu cấu trúc đắp đàn Nam
Giao, hố khai quật được mở 27,5m2(11 m x 2,5m) bên sườn đồi phía đông. Qua khai
quật cho thấy, sườn đàn Nam Giao được kè gạch vỡ đá ong nhiều lớp đổ lộn xộn tạo
nên lớp nền vững chắc, phiá trên đắp đất nền phẳng tạo nên mặt đàn. Kỹ thụât kè
gạch này cũng thấy được sử dụng khi khai quật nền cung cũ trong Tử Cấm Thành.
Chính giữa sườn đàn Nam Giao, về phía đông có lối đi lên xuống đươc xây bằng gạch,
hai bên kè đá ong, gồm nhiều bậc cấp, mặt
bậc rộng 1,25m. So sánh vật liệu kiến trúc ở đây với vật liệu kiến trúc khai
quật được tại Tử Cấm Thành ( thành Hoàng Đế) cho thấy các viên gạch lát nền có
hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự nhau. Đá ong được sử dụng nhiều, đây
là vật liệu truyền thống được sử dụng rông rãi trong các kiến trúc của Tây Sơn
trong thành Hoàng Đế. Dựa vào tư liệu vật chất tìm được, kết hợp với nguồn sử
liệu ghi chép cho thấy đây chính là vị trí Đàn Nam giao nhà Tây Sơn được xây
dựng cùng thời thành Hoàng Đế vào thế kỷ XVIII.
Dấu
vết kiến trúc bậc dẫn lên Đàn Nam Giao
.Vết tích để lại cho thấy đàn Nam
Giao thời Tây Sơn là một kiến trúc lộ thiên, chưa thấy dấu vết các công trình
kiến trúc xây dựng liên quan.Do diện tích khai quật chưa rộng cho nên chưa nhận diện được tổng thể
bình đồ mặt bằng kiến trúc tại đây.
Những dấu vết tìm được cho thấy khả năng đàn Nam giao nhà Tây sơn được xây theo
truyền thống của Đàn Nam giao trước đó. Vị trí cao nhất là Viên Đàn hình tròn.
Hai tầng dưới là hình vuông. Hình thành
mô thức đế vuông vức vững trãi, đình là hình tròn, xung quanh có sân lát gạch
phẳng. Đàn được xây dựng bằng vật liệu
bền vững, gạch và đá ong. Có khả năng ở đây có các công trình kiến trúc liên
quan được lợp ngói. Khảo sát xung quanh cho thấy ở đây có khá nhiều mảnh ngói
thuộc thời Tây Sơn. Sự có mặt của đàn Nam Giao thời Tây Sơn là một tư liệu góp
phần khẳng định tính chính thống của vương triều trong lịch sử Việt Nam.
Từ đàn Nam Giao mở đầu tại thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc xây
dựng,
khi Nguyễn Huệ lên ngôi,
ông cũng chọn núi Bân ( Thừa Thiên – Huế) đắp đàn Nam Giao để tế trời đất. Sau
này, khi Quang Toản ra bắc ông cũng cho “ đắp đàn tròn ở cửa Da Thị, xây đầm
vuông ở Tây Hồ để hai kỳ hạ chí, đông chí chia ra cúng tế trời đất” làm nên
truyền thống văn hoá nhà Tây Sơn trong
lịch sử dân tộc, tiếp nối truyền thống
văn hóa dân tộc tạo nên bản sắc văn hóa chung trong lịch sử.
Đây là di tích có vị trí quan trọng trong tổng
thể các di tích thành Hoàng Đế, khẳng định vị thế, tính chính thống của một
vương triều. Chính vì thế việc quan tâm nghiên cứu, tôn tạo phục dựng lại di
tích đó là việc làm cấp thiết góp phần
nâng cao giá trị lịch sử văn hóa của vương triều Tây Sơn, vào văn hóa Bình Định
nói riêng cùng văn hóa dân tộc nói chung trong lịch sử ./.
MÔT VÀI TƯ LIỆU VỀ NGOẠI GIAO VIÊT NAM GHI CHÉP TRONG LỊCH SỬ:
NGOẠI GIAO CÁC VƯƠNG TRIỀU
Điều kiện lịch sử
- Năm 938 sau khi đánh quân xâm lược Nam Hán thắng lợi, nước ta giành
được độc lập. Đây là lần đầu tiên sau gần 1000 năm bắc thuộc đô hộ, nước ta có
quyền độc lập tự chủ. Nước ta giành được độc lập trong hoàn cảnh phía bắc là
quốc gia phong kiến khổng lồ Trung Hoa luôn tìm cách xâm lược lại nước ta; phía
nam là vương quốc cổ Champa đã giành được độc lập từ cuối thế kỷ II đã xây dựng
nên một nền văn hóa riêng biệt. Để giữ nền độc lập và khẳng định nền độc lập của
dân tộc nhà nước phải có chính quyền trung ương riêng, lãnh thổ riêng, tổ chức
hành chính riêng quân đội riêng, nền tài chính riêng và nền ngoại giao độc lập.
Ngoại giao là mặt trận quan trọng nhằm nâng vị thế độc lập của dân tộc, cũng
như khẳng định nền độc lập của dân tộc mình.
Quan hệ ngoại giao về phía Bắc.
- Ngoại giao buổi đầu qua ghi chép
Đại Việt sử ký toàn thư:
I .NHÀ NGÔ.
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam
Hán, xây dựng vương triều độc lập.
Khẳng định sự độc lập dân tộc là năm
939 là “ xưng vương, lập Hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm
phục.”
- Năm 954. Nam Tấn vương giữ ngôi sai sứ “ sang thỉnh mệnh
vua Nam Hán là Lưu Xưởng. Xưởng cho vua làm Tính Hải quân tiết độ sứ kiêm đô
hộ”
Đây
được coi là sứ đoàn đầu tiên của nhà Ngô độc lập đi sứ sang nước ngoài
II NHÀ ĐINH
Lên ngôi năm 968. Đặt quốc hiệu: Đại
Cồ Việt, dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Tôn
hiệu là Đại Thắng minh Hoàng đế. Lập 5 hoàng hậu. Năm 970 đặt niên hiệu Thái
Bình, sai sứ sang nhà Tống giao hảo.
Nhà Tống nghe vua xưng Đế hiệu sai
người mang thư sang có ý khiển trách” cõi giao châu nhỏ bé lai xa xôi mãi cuối
trời... Nhà ngươi chớ nên quay đi khác, gây cái lo lắng nhỏ cho ta....khiến ta
phải dùng cái kế dứt tình mà kéo binh sang làm thịt nước nhà ngươi”.
Nhà Tống công nhận đây là nhà nước riêng
Sự
nâng cấp của sứ thần các triều đại từ sang thỉnh mệnh đến sang giao hảo.
Năm 973 Nam Việt Vương Liễn ( con cả Đinh Tiên Hoàng) sang sứ
thăm nhà Tống
Năm 973 nhà Tống sai sứ sang phong
cho vua làm Giao chỉ Quận Vương, con là Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tĩnh hải
quân tiết độ sứ An Nam đô hộ
Lần
đầu sứ Trung quốc sang nước Đại Cồ Việt với tư cách độc lập, Hoàng đế Đaiọ Cồ
Việt được công nhận là Vương, con là Tiết độ sứ
Năm 975 sai Trịnh Tú ( người Châu Đại
Hoàng) đem vàng lụa, sừng tê, ngà Voi sang nhà Tống. Cùng năm đó nhà Tống sai
Hồng Lô Tự Khanh Cao Bảo Tự dẫn đầu bọn Vương Ngạn Phù đem chế sách sang gia
phong cho Nam Việt vương Liễn làm Khai Phủ đồng nghi Tam Ty, Kiểm hiệu thái sư
Giao Chỉ Quận Vương.
Về
ngoại giao đây là lần đầu tiên quan chức Trung Hoa sang sứ và công nhận con là
Giao chỉ Quận vương, có thể hiểu là ngầm công nhận Đinh Bộ Lĩnh là Hoàng đế
Trên cơ sở ngoại giao đó năm 976
thuyền buôn các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ. Như vậy từ ngoại giao đến ngoại
thương đã xác lập quyền tự chủ đất nước.
Từ tín hiệu ngoại thương năm đó nhà
Đinh sai Trần Nguyên Thái sang đáp lễ nhà Tống.
Năm 977 sai sứ sang mừng Thái Tông nhà Tống
lên ngôi ( tư cách quốc gia độc lập sang
mừng).
Về
nguyên tắc, từ nhà Ngô đến nhà Đinh việc quan hệ ngoại giao đã mở rộng, nâng
cấp với các triều đại Trung Hoa. Kết quả ngoại giao đã củng cố nền độc lập dân
tộc và nâng tầm vị thế quốc gia trong buổi đầu. Một nhà nước có quốc hiệu, có
Kinh đô, có quân đội, nền tài chính riêng và nền ngoại giao độc lập
- Trong An Nam Chí Lược của Lê Tắc Viết năm 975,
Liễn tiến cống vàng lụa, sừng tê, ngà voi, trà thơm. Ngày 7 -8 Thái tổ nhà Tống
sắc chế, phong cha Liễn là Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương, thực ấp 1.000 hộ,
sai Cao Bảo chư làm Quan cáo sứ( sứ thần đi tuyên phong). Năm 977 sai sứ sang
mừng nhà Tống lên ngôi.
Năm 980 nhà Tống lại sai sứ là Lư Tập sang
Giao chỉ.
Như vậy bằng con đường ngoại giao nhà
Đinh đã đặt nhà Tống vào sự đã rồi phải công nhận quyền được lập dân tộc, xưng
đế, xây dựng quân đội , tài chính ngoại thương một cách hợp pháp và thực tế
bằng con đường ngoại giao nhà Đinh đã làm được
Quan hệ ngoại giao về phía Nam :
Nhà nước cổ Champa thành lập vào cuối
thế kỷ II ( 192). Sau khi giành độc lập và thống nhất các nhóm người phía nam
đến thế kỷ V nhà nước Champa đã quản lý vùng đất khá rộng. Tài liệu khảo cổ cho
biết có thể từ Quảng Bình tới Phú yên. Nhà nước Champa là quốc gia cổ độc lập,
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa tôn giáo Ấn Độ và có mối quan hệ chặt chẽ với
cư dân Việt, đặc biệt là vùng Nghệ An cũ( Trấn Nghệ An đến năm 1831 mới tách
thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Theo
Việt điện U linh vào thế kỷ VI
cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Nghệ An đã có sự phối hợp, giúp
đỡ của vương triều Champa.
Đầu thế kỷ X ( 938) khi người Việt
giành được độc lập, mối quan hệ Việt Chăm có điều kiện phát triển. Hiện nay
chưa có tài liệu ghi chép về ngoại giao của truieeuf đình Việt với Champa,
nhưng sử cũ ghi lại: năm 979 dưới triều
Đinh Toàn, phò mã Ngô Nhật Khánh vốn là con cháu Ngô Quyền, con rể Đinh Tiên Hoàng nhân triều
chính rối ren đã chạy sạng Chiêm Thành dẫn theo hơn 1000 chiếc thuyền vào cướp
kinh đô Hoa Lư nhưng bị bào đánh tan.
Sự có mặt của quân Chiêm Thành với số
lượng lớn dưới sự dẫn đường của Ngô Nhật Khánh đã cho thấy, người Chăm hiểu về
sự độc lập của người Việt, mặc dù chưa có ghi chép về quan hệ ngoại giao cấp
nhà nước, nhưng mối quan hệ Việt – Chăm
đã khá khăng khít, mối quan hệ đó được thể hiện qua sự liên hệ của các
thủ lĩnh vùng miền với nhau.
NGOẠI GIAO THỜI TIỀN LÊ
1.Ngoại giao buổi đầu của Tiền Lê là mục đích tránh cuộc xâm lăng của nhà
Tống và giữ nền độc lập dân tộc.
Năm 980 sau hơn 40 năm độc lập, trải qua hai triều đại Ngô – Đinh, nền độc lập dân tộc dần được xác định củng cố
vững chắc. Mặc dù vậy, nền độc lập dân tộc luôn bị đe dọa, lợi dụng những bất
đồng quyền lợi của các tập đoàn phong kiến, Trung quốc luôn rình rập mưu đặt
ách đô hộ lần nữa. Năm 980 khi vệ vương Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, chính sự nhà
nước non trẻ rối ren, nhà Tống quyết xâm lược nước ta. Hầu Nhân Bảo dâng thư
cho vua Tống nói “ An Nam quận vương cùng với con là Liễn bị giết, nước ấy sắp
mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang lấy. Nếu bỏ lúc này không mưu
tính, sợ mất cơ hội.”
Để tránh cuộc xâm lăng khi nhà nước còn non trẻ, bằng con
đường ngoại giao, Lê Đại Hành đã sai sứ là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ mang
thư sang nhà Tống ý muốn hoãn binh.
Nhà Tống lộ rõ dã tâm”
lại có ý chiếm lấy nước Việt ta´sai Trương Tông quyền sang đưa thư trả lời “
nên bảo cả mẹ con thân thuộc sang quy phụ”
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, khi
quân nhà Tống ngấp nghé bờ cõi, Lê Đại Hành lên ngôi. Đổi niên hiệu là Thiên Phúc,
cầm quân chống Tống chém chết tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện,
Triệu Phụng Huân phá tan âm mưu xâm lược.
2. Nền ngoại giao mở rộng và nâng vị thế độc lập dân tộc.
2.1 Ngoại giao về phương Nam .
Sau chiến thắng quân Tống, năm 982 Lê Hoàn cử
sứ đoàn đầu tiên xuống phía nam, mở rộng quan hệ với Champa. Sứ thần được cử đi
là: từ Mục, Ngô Tử Canh.
Đáng tiếc, mặt trận ngoại giao phương
Nam
bị gián đoạn bởi triều đình Champa bắt giữ.
Để khẳng định chủ quyền và vai trò
của nhà nước mới độc lập Lê Hoàn đưa quân xuống phương Nam . Ông đánh vào kinh đô Champa,
bắt sống quân sĩ, kỹ nữ, sư tăng đưa về. sau này năm 992 ông lại cho 360 người
Chiêm trở về châu Ô lý.
Sau những sự kiện này năm 994 chúa
vua nước Chiêm Thành là Chế Cai vào chầu. Như vậy Chiêm Thành ngoài việc công
nhận nền độc lập của nước ta tiến tới việc thần phục, coi mình là bộ phận phụ thuộc. Nếu trước đây Chiêm thành
chỉ sai Chế Đông đến dâng sản vật địa phương thì nay đã đưa cháu hoàng tộc vào
chầu, mở đầu cho thời kỳ bang giao trong tư thế mới của nhà nước Đại Việt với
Phương Nam .
Hệ quả cuộc ngoại giao không thành và
sự tiến quân vào Champa, văn hóa Việt tiếp thu một số thành tựu văn hóa Champa
trong đó kể đến kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng. Những đồ đất nung trang
trí kiến trúc, ngói mũi lá Champa được sản xuất phục vụ cho xây dựng cung điện
ở Hoa lư mà các cuộc khai quật tại đây tìm được có hình dáng, kỹ thuật gốm
Champa đưa lại.
2.2 Ngoại giao về phương Bắc.
Sau khi đánh tan cuộc xâm lược của
nhà Tống, vị thế dân tộc, nền độc lập tự chủ được nâng cao. Các hoạt động ngoại
giao diễn ra khá thường xuyên và khẳng định vị thế của nhà nước độc lập,
- Năm 985 nhà Tống cử sứ sang thăm.
Đây là lần đầu tiên phong kiến Trung Hoa chủ động cử sứ đoàn sang nước ta.
Đáp lại nhà Lê sai sứ sang đáp lễ.
- Năm 986 nhà Tống cử Lý nhược
Chuyết, Lý Giác mang chễ sách sang sắc phong “ tuyên dương đức tốt vương
triều”. Công nhận nước ta là một vương triều độc lập. Lê Hoàn tỏ tình hữu nghị
bằng cách tha cho các tướng bị bắt trả về cho nhà Tống.
- Năm 987 nhà Tống lại sai Lý Giác
sang, sau những lần tiếp, Lý Giác đã ca tụng nhà vua “ Ngoài trời lại có trời
soi nữa” mà nhà sư Khuông Việt nói lời
thơ : tôn bệ hạ không khác gì vua Tông”
- Năm 988 nhà Tống lại sai sứ là Ngụy
Tường và Lý Độ sang gia phong cho vua.
- Năm 990 nhà Tống lại cử Tông Cảo và
Vương thế tắc sang. Vua lấy cớ ngã ngựa bưng chiếu thư lên điện mà không lạy để
chứng tỏ sự ngang hàng về thể chế quốc gia. Vua còn nói sứ Tống “ sau này nếu
có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới” để khẳng định cương giới lãnh
thổ.
- Năm 991 cử sứ Đào Cần sang đáp lễ
- Năm 995 Sai sứ Đỗ Hanh sang đáp lễ.
Ngoài ngoại giao ‘ vua còn cậy núi
biền hiểm trở buông thả cho dân biên cương vào cướp cõi của nhà Tống”. Phải
chăng đây là hành động mở rộng cương giới về phioas Bắc và khẳng định cương vực
nước nam.
Năm 996 nhà Tống sai sứ Lý Nhược
Chuyết mang chiếu thư, đai ngọc sang Vua đón ngoài giao có ý ngạo mạn không làm
lễ để tỏ cao quý khác thường “ Nếu Giao châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào
Phiên Ngung, ths đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi”
- Năm 997 nhà Tống phong vua làm Nam
bình vương. Vua sai sứ sang đáp lễ.
-
Năm 997 nhà Tống không sai người sang sứ nữa.
Sự
lớn mạnh của nhà nước độc lập khiến cho năm 1003, 450 người trốn sang đất tống, nhà Tống không
dám nhận.
-
Năm 1004 sai con là Hành Quân vương Minh Đề sang Tống đề nghị làm Tuyên phủ.
Vua Tông thăm hỏi, ban thưởng hậu và ban chức.
Năm
1006 Lê Hoàn mất, trong cuộc đời trị vì 24 năm có thể thấy về mặt trận ngoại
giao được nhà Lê triển khai trên cả hai hướng.
-
Phía Nam nhà nước Champa từ chưa công nhận nền độc lập, bắt sứ giả, chỉ đến
dâng sản vật đến đưa cháu vào chầu là một bước tiến khẳng định một triều đình
độc lập của một quốc gia độc lập.
-
Phía Bắc lần đầu tiên nhà Tông phải chủ động cử sứ giả đến ngoại giao và mật độ
ngoại giao ngày càng dày đặc có đến 6 đoàn
ngoại giao đến nước ta và nhà Lê cử đến 4 lần sang đáp lễ. Nếu lần đầu ta chủ
động cử sứ sang thỉnh mệnh xin công nhận nền độc lập(954) thì sau nửa thế
kỷ với tư cách quốc gia độc lập được
khẳng định, sứ thần sai sang chỉ nhằm đáp lế. Trong quá trình giao tiếp đó vị
thế của vị vua độc lập được nâng tầm mà sứ giả coi như vua một nước” Ngoài trời
lại có trời soi nữa”. Đây là một thắng lợi ngoại giao vô cùng to lớn, khẳng
định vị thế của dân tộc độc lập làm nền tảng cho sự phát triển của dân tộc
những triều đại tiếp theo cho đến ngày nay.
Triều
đại nhà Lê kéo dài đến năm 1009, trong thời gian ngắn ngủi 3 năm sau khi Lê
Hoàn mất, kế thừa những thành tựu ngoài giao thời Lê Hoàn, khi nội loạn tranh
ngôi, hoàng tử nhà Lê Đông Thành vương thua chạy tìm cách sang Chiêm Thành.
Hành Quân Vương Minh Đề chưa kịp về ở lại Tống mà Vua Tống vẫn phải tiếp tục
cấp lương ăn và quán khoán cho đến khi Minh Đề về nước. Nhân sự rối ren quan lại
nhà Tống lại muốn xâm lược nhưng vua Tống sợ chết hại tất nhiều, nên cẩn thận
giữ gìn đất tổ tông mà thôi”
-
Năm 1007 thời Lê Ngọa triều sứ bộ lại được khôi phục “ cử em là Minh Xưởng và
Hoàng Thanh Nhã sang Tống dâng Tê Ngưu, ngựa trắng và xin kinh Đại Tạng. Nhà
Tống đúc Ấn “ Giao chỉ quận vương” sang ban. Đây là lần đầu tiên sử có ghi lại
nước ta có quốc ấn riêng, khẳng định quyền dân tộc.
-
Năm 1009 lại cử sứ sang nhà Tống dâng Tê Ngưu, xin áo giáp trụ giát vàng, xin
đặt người coi chợ ở Ung Châu. Vua Tống không muốn nhận tê Ngưu “ sợ trái ý vua,
nên đợi sứ nước ta về mới sai đem thả ở bờ biển”. Ban cho áo giáp, cho buôn bán
ở Liêm Châu và trấn Như Hồng. Những yêu cầu của vua hầu như được đáp ứng.
Tư
thế ngoại giao của nước ta thời kỳ này có thể coi là nâng lên một bước mới, góp
phần khẳng định nền độc lập dân tộc trên một tư thế mới, tầm cao mới, nâng vị
thế của dân tộc trong khu vực, thoát hẳn bóng nô dịch ngàn năm mà lịch sử để
lại làm tiền đề cho các triều đại sau kế tiếp.
NGOẠI
GIAO VƯƠNG TRIỀU LÝ
Thời gian vương triều Lý tồn
tại hơn hai thế kỷ( 1009 -1225). Vương triều được xây dựng trên cơ sở của gần
một thế kỷ độc lập dân tộc ( 938 -1009) với các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê.
Được thừa hưởng thành quả từ các vương triều trước để lại: tinh thần độc lập
dân tộc; tính thống nhất lãnh thổ; lực lượng vật chất của dân tộc mà các triều
đại trước gom góp dựng xây như hệ thống kinh tế độc lập, quân đội được xây dựng
và cả đường lối ngoại giao của dân tộc được thử thách ứng biến qua các thời kỳ
lịch sử.
Quyết
định rời đô về Thăng Long là quyết định chiến lược của vương triều để tạo một
tư thế mới cho dân tộc bước vào thời kỳ mới độc lập tự chủ toàn diện. Thăng
Long nằm ở vị trí trung tâm đất nước, là vùng đất kinh tế văn hóa của dân tộc có bề dày lịch sử
kết hợp với trung tâm chính trị hình thành nên trung tâm đầu não của nhà nước
độc lập. Từ đây dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới độc lập, tự chủ và xây dựng
nên nền văn hóa dân tộc tỏa sáng. Sự trưởng thành của dân tộc thời Lý có sự đóng
góp của chính sách ngoại giao hình thành nên vị thế mới của nhà nước độc lập.
Chính
sách ngoại giao của nhà Lý giai đoạn này đã thực hiện đa dạng trên nhiều lĩnh
vực, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trên tư thế quốc gia độc lập.
Có thể thấy chính sách ngoại giao diễn ra đồng bộ trên các lĩnh vực như: ngoại
giao chính trị, ngoại giao quân sự, ngoại giao cương vực biên giới, ngoại giao
văn hóa, ngoại giao thương mại trên cượng vị của nhà nước độc lập với cá nước
láng giềng
1. Chính sách ngoại giao chính trị
1.1
Về phía Bắc
-Ngay
sau khi định đô ở Thăng Long, tháng 3 -1010 vua sai Lương Văn Nhậm và Lê Tài
Nghiêm sang Tống để kết
giao hảo( sang với tư cách kết giao không phải sang xin phong)
-
Năm 1012 sai Đào Thạc Phụ cùng Ngô Nhưỡng sang nước Tống kết hảo
-
Năm 1016 nhà Tống phong vua là Nam Bình Vương( găn với cuộc chiến biên giới năm
1014 đánh bại Nam Chiếu)
Năm
1021 sai Nguyễn Khoan Thái và Nguyễn Thủ Cương sang nhà Tống
Năm
1026 sai Lý Trưng Hiền và Lê Tái Nghiêm
sang nhà Tống kết hảo
Năm
1029 Lý Công Uẩn mất nhà Tống sai Chương Dĩnh sang làm lễ điếu tang và sai sứ
phong vua mới làm Quận vương.
Năm
1030 Sai sứ là Lê Ốc Thuyên và Nguyễn Viết Thân sang nhà Tống đáp lễ
Năm
1034 nhân châu Hoan dâng con thú một sừng vua sai Trần Ứng cơ và Vương văn Khánh
sang biếu nhà Tống.
Năm
1037 Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương.( Vua Thánh Tông)
Năm
1039 Sai Sư Dụng Hòa và Đỗ Hưng tiếp tục thông hiếu.
Năm 1041 Nùng Chí Cao lập nước Đại Lịch ở biên giới phía Tây Bắc( nhà Lý lại thêm một quốc gia bên cạnh. Cuộc
đấu tranh biên giới lại diễn ra
Năm
1042 cử Đỗ Khánh và Lương Mậu Tài đem
voi thuần sai biếu nhà Tống lại tiếp tục thông hiếu như cũ.
Năm 1043 Đúc ấn phong cho Nùng Trí cao làm Thái
bảo
Năm
1052 Nùng trí Cao xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế đặt tên nước là Đại Nam đem quân
đánh nhà Tống. Nhà Tống đánh bại, Nhà Lý cử quân giúp Trí cao
1.2
Về phương Nam
Năm
1011 nước Chiêm Thành dâng Sư tử
Năm
1012 nước Chân Lạp đến
cống( đây là lần đầu tiên nước phía nam tiến cống khẳng định sự độc lập lớn
mạnh ngang với Trung Quốc)
Năm
1014 nước Chân Lạp sang cống.
Năm
1020 nước Chân Lạp sang cống.
Năm
1025 nước Chân Lạp sang cống
Năm
1026 nước Chân Lạp sang cống
Năm
1039 nước Chân Lạp sang cống
Năm 1044 cho lập trậm Hoài Viễn ở
bờ sông Gia Lâm làm quán nghỉ trọ cho người nước ngoài khi đến chầu. Đây là
quán ngoại giao đầu tiên được thành lập chứng tỏ mật độ giao lưu với nước ngoài
ngày càng nhiều của nhà Lý
2.Chính sách ngoại giao biên giới
2.1 Về phía bắc
Năm
1013 người châu Vị Long theo người Man ( Nam Chiếu làm phản vua thân đi đánh để
bảo vệ biên giới.
Năm
1014 tướng người Man là Dương Tường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man
vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Vua sai Dực
Thánh Vương đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống quân lính và ngựa không kể
xiết. Đây có thể coi là cuộc chiến biên giới đầu tiên của nhà nước Đại Việt với
tập đoàn phong kiến phía Tây Trung Quốc- nhà nước Nam Chiếu.
Vua
sai Phùng Chân và Lý Thạc đem 100 con ngựa bắt được của người Man đem biếu nhà
Tống. Đây là hành động khuếch trương chiến thắng bảo vệ biên giới của nhà Lý
Năm
1022 Cho Dực thánh Vương đi đánh Đại Nguyên Lịch. Quân ta đi sâu vào trại Như
Hồng trong đất Tống, đốt kho đụn rồi về
2.2
Về phía Nam
Năm
1020 sai Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đánh Chiêm Thành
Năm
1039 con vua nước Chiêm Thành là Địa Bà Lạt cùng đồng bọn Lạc Thuẫn, Sa Đâu, La
Kế, A Thát Đạt 5 người sang quy phụ nước ta.
1040
người giữ trại Bố Chính của nước Chiêm Thành là Bố Linh, Bố Khan, Lan Đà Tinh
đem bộ thuộc hơn 100 người sang quy phụ.
1043
Người Chiêm Thành cướp bóc ven biển sai Đào sử Trung đi đánh dẹp.
Năm
1044 sau 16 năm sứ thần Chiêm không sang cống, nhà Lý đưa quân đi đánh Chiêm
Thành.
Năm
1048 sai tướng Trần Trí Năng đem quân đánh Ai Lao
-
Năm 1050 Chiêm thành dâng voi trắng
3. Chính sách ngoại giao quân sự
4 Chính sách ngoại giao văn hóa
- Năm1018 sai
Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin kinh Tam Tạng.
Năm
1034 sai Hà Thụ và Đỗ Khoan biếu hai con Voi. Nhà Tống lấy Kinh Đại Tạng để tạ
3 Chính sách ngoại giao thương mại
Năm
1012 người Vân Nam ( nước Nam Chiếu) vượt biên giới sang buôn bán ở bến Kim Hoa
và châu Vị Long( Hà Giang – Tuyên Quang ngày nay)
Tổng
kết hai đời vua nhà Lý:
Trong 2 đời vua đầu thời Lý có thể thấy mối
ban giao giữa Đại Việt với các nước liên quan như: ở phía Bắc các nước Tống-
Đại Lý( Nam Chiếu)- Đại Lịch hay Đại Nam của Nùng Trí cao.
Về
phía Tây có Ai Lao.
-
Về phía Nam có Chiêm Thành - Chân Lạp
- Lý
Công Uẩn ở ngôi 18 năm: có 6 lần cử sứ
sang nhà Tống.Nhà Tống cử sứ sang sứ sang 1 lần- Chiêm thành cử sứ sang 1 lần
(1011). Chân Lạp 5 lần. Ngoài bàn giao hai nước có bang giao văn hóa xin kinh
Tam tạng
-
Lý Thái Tông ở ngôi 27 năm có 5 lần cử sứ sang có 1 lần cử sứ sang xin kinh Đại
Tạng. Nhà Tống 1 lần sang phong vương.Chiêm thành 1 lần( 1050). Chân Lạp 1 lần.
Ngoài
quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng là các cuộc chiến đấu tranh quân sự
bảo vệ biên giới như cuộc chiến với Chiêm Thành ở phía Nam năm 1044 chống lại
sự cướp bóc ven biển. Chống Ai Lao cướp bóc biên giới phía Tây. Đặc biệt đối
với phía Bắc cuộc chiến năm 1014 với Nam Chiếu bảo vệ biên giới phía Bắc và lần
đầu đánh sang đất Tống
Đặc
biệt hơn sự xuất hiện của các sứ thần khiến lần đầu tiên nhà Lý phải lập ra
Trạm Hoài Viễn là nơi chuyên trách để các sứ Thần nghỉ ngơi đã nói lên mối quan
hệ ấy thường xuyên và được nhà nước chú trọng.
Mối
quan hệ ngoại giao hai đời vua đầu triều Lý đã cho thấy sự ảnh hưởng của quốc
gia độc lập đã khẳng định và mở rộng xuống vùng đất phương Nam đặt nền tảng
vững chắc cho các vua Triều Lý đời sau phát huy và khẳng định bản lĩnh dân tộc
sau hơn một thế kỷ độc lập ( 938 -1054)
NGOẠI
GIAO VƯƠNG TRIỀU LÝ
Lý Thánh Tông (17 năm)và Lý
Nhân Tông( ở Ngôi 56 năm)- Lý Thần Tống ( 11 Năm)
Phương Bắc:
Lý
Thánh Tông
1057 đem thú lạ sang biếu nhà
Tống gọi là con Lân Tư Mã Quang bảo nếu là Lân thực cũng không tốt mà là con
không phải lân sẽ bị người phương xa chê cười)
Năm 1059 đem binh đánhKhâm
Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về vì
ghét nhà Tống phản phúc.
- Năm 1060 sai Thân Thiệu Thái
đi bắt binh lính bỏ trốn sang nước Tống, bắt chỉ huy sứ của nhà Tống là Dương
Bảo Tài cùng binh lính trâu ngựa. Quân Tống sang xâm lấn nhưng bị đánh bại
Nhà Tống phải cử Thị Lang Bộ Lại là là Dư Tĩnh
đến Ung Châu để hội nghị. Vua cử Phí Gia Hựu đi, nhà Tống xin trả Dương Bảo Tài
nhưng vua không cho.( Đây có thể coi là hội nghị biên giới đầu tiên)
Năm 1064 cử sứ sang nhà Tống
1067 Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương( lần đầu vào năm 997 khi Lê
Hoàn đánh vào Chiêm Thành)
Lý
Nhân Tông
1073 vua Tống phong là Giao chỉ
Quận vương
1075 nhà Tống các dân Châu
huyện biên giới không được buôn bán với nước ta
đóng thuyền bè, tập thủy chiến chuẩn bị xâm lược nước ta
Lý thường Kiệt chỉ huy 10 vạn
quân vây đánh các châu Khâm, Liêm, Ung của nhà Tống phá thành trì Lý Thường
Kiệt viết Lộ Bố tố cáo tội ác nhà Tống khiến “ dân Tống thấy lời tuyên cáo đều
vui mừng, đem trâu rượi khao quân ta.”
1076 Quân Tống hợp với quân
Chiêm Thành Chân Lạp xâm lược nước ta. Quân Tống đánh phía Bắc- Chiêm Thành
Chân Lạp đánh phía Nam
Lý Thường Kiệt tổ chức chống
Tống “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư” bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
1078 sai Đào Tống Nguyên đem 5
con voi sang biếu nhà Tống xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và những
người châu ấy bị nhà Tống bắt
1079 nhà Tống buộc phải trả
châu Quảng Nguyên về nước ta.
1081 nhà Lý trả lại cho nhà
Tống dân binh bị bắt ở 3 châu Ung Khâm Liêm vì nhà Tống trả lại châu Quảng
Nguyên.
( Ngoại giao biên giới)
Năm 1084 sai Lê Văn Thịnh
đến trại Vĩnh Bình cùng người Tống bàn việc cương giới. Định Biên gới. ( Đây là lần đầu tiên hai quốc gia
bàn và hoạch định biên giới lãnh thổ nhà Tống phải trả lại cho ta 6 huyện, 3
động vùng biên( người Tống có câu: tham voi Giao chỉ, bỏ mất vàng Quảng
Nguyên)
1087 nhà Tống lại sang phong làm Nam Bình Vương
1089 Quân Tống lại xâm phạm
vào Châu Bạch Tề ( Cao bằng)
1118 Sai Nguyễn Bá Độ và Lý
Bảo thần đem biếu nhà Tống 2 con Tê Giác trắng và đen và 3 con voi nhà
1124 Thủ lĩnh châu Quảng
Nguyên là Mạc Hiển và phe đảng bỏ chạy vào nước Tống, Ung Châu sợ bắt đem trả lại vua cho đi đày ở
Châu Nghệ An
1126 Sai Nghiêm Thường và Từ
Diên mang 10 con voi cùng vàng bạc, sừng tê sang biếu nhà Tống tạ ơn về việc
bắt Mạc Hiền nhưng nước Tống loạn phải đem về
1127 nhà Tống đưa trả nghịch
đảng là bọn Mạc Thất Nhân châu Quảng Nguyên
Lý
Thần Tông
1132 Nhà Tống phong vua là
Giao chỉ quận vương
Lý Anh Tông
1144 tháng 8 Người nước Tống
là Đàm Hữu Lượng cùng đồ đảng đến cướp châu Quảng Nguyên
1164
Nhà Tống Phong vua làm An Nam Quốc Vương. Đây là sự thừa nhận vua độc lập ngang
hàng cùng vua Tống)
1168 tháng 8 sứ nhà Tống sang, sứ nhà
Nguyên cũng sang. Vua đều thưởng hậu để dụ, ngầm lấy lễ tiếp đãi cả 2 sứ, không
cho họ gặp nhau. (Lần đầu sứ nhà nguyên
xuất hiện nhà Lý khôn khéo giao tiếp để giữ được tính độc lập)
Lý Cao Tông
1186
tháng giêng vua Tông Phong vua làm An Nam quốc Vương “ cần gì phải thăng dần
theo thứ tự”. Đây là được coi là lế đặc biệt với vua Lý.
1187 có nhà sư Tây Vực đến
Lý Huệ Tông
Phương
Nam
Lý
Thánh Tông
Năm 1055 Chiêm Thành sang
cống- Nhà Tống Phong vua làm Giao chỉ quận vương( Bộ phận độc lập-973 lần đầu
phong Giao chỉ quận vương)
1056 nước Chân lạp sang cống
1066 Lái buôn nước Trảo Oa
dâng Ngọc Châu Dạ Quang
1067 Các nước Ngưu Hống ( phía
Tây Bắc), Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê
1068 Chiêm Thành dâng voi trắng
sau lại quấy rối biên giới.
1069 vua đi đánh Chiêm Thành,
Chế Củ dâng 3 châu Địa Lý Ma Linh, Bố Chính vào lãnh thổ Đại Việt
1071 Chiêm thành vào cống
Lý
Nhân Tông
1074 Chiêm Thành lại vào quấy
rối biên giới
1075 Lý Thường Kiệt dẫn quân
đi đánh Chiêm Thành,, họa địa đồ hình thế núi sông 3 châu, đổi tên các châu,
chiêu mộ dân chúng đến ở.
1093 Sai Mạc Hiển Tích sang sứ
Chiêm Thành đòi lễ tuế cống
1103 Lý Giác người Diễn châu
làm phản. Lý Thường Kiệt đánh, Lý Giác thua trốn sang Chiêm Thành
Chiêm Thành cướp biên giới.
1104 Lý Thường Kiệt đánh Chiêm
Thành thu lại 3 châu trước đây bị Chiêm Thành Chiếm lại
1110 Chiêm Thành dâng voi
trắng
1117 Chiêm Thành dâng 3 đóa
hoa bằng vàng
1118 Chiêm Thành sang cống- Mở
hội thiên Phật cho sứ Chiêm Thành đến xem
1120 nước Chân Lạp sang cống-
Nước Chiêm Thành sang cống
1123Nước Chân Lạp sang cống,
có 5 người Chân Lạp xin quy phụ
1124 tháng giêng-người nước Chiêm thành là Cụ Ông
cùng 3 người em họ đến chầu
Tháng 4- Người nước Chân Lạp Là Kim Đinh A
Truyền cùng 4 người gia đồng sang quy phụ
Tháng 5 người Chiêm Thành là
Ba Tư Bồ Đà la 30 người sang quy phụ
1126 Chiêm thành sang cống,
Vua mở hội Long Trì cho sứ Chiêm Thành vào xem
Lý
Thần Tông
1128 tháng giêng sai sứ sang Chiêm Thành báo việc
vua lên ngôi
- hơn 2 vạn người Chân Lạp vào cướp châu Nghệ An- Lý Công Bình
đánh bại
Tháng 8 người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ
Gia châu Nghệ An có đến hơn 700 chiến thuyền, quân ta phá được
Tháng 11 châu Nghệ an đệ tâu
một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ nước ấy. Vua Không
trả lời.
1130 Người nước Chiêm Thành là
Ung Ma, Ung Câu sang quy phụ
Tháng 11 chiêm thành sang cống
vua đánh cầu ở Long trì cho sứ Chiêm vào hầu xem
1132 người Chiêm Thành là bọn
Cụ Bàn trốn vê nước.
Tháng 8 Chiêm Thành và Chân
lạp đến cướp châu Nghệ an.Thái úy Dương Anh Nhĩ đem quân đánh tan.
1135 tháng 2, hai nước Chiêm
thành và Chấn Lạp sang cống
1137 tướng Chân Lạp là Phá Tô
Lăng cướp châu Nghệ An. Lý Công Bình đem quân đánh tan.
Lý Anh Tông
1149 tháng 2 thuyền buôn 3
nước Trảo Oa, Lộ lạc, Xiêm la vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập
trang ở hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý( lần đầu có quy định về
thương điếm)
1150 tháng 9 người Chân Lạp
lại cướp châu Nghệ An, do lam chướng nên tự tan vỡ.
1152 người nước Chiêm Thành là
Ung Minh Tá Diệp đến cửa khuyết xin mệnh
cho làm vua nước ấy cho Lý Mông đem 5000 quân sang lập Ung Minh Tá Diệp nhưng
bị vua Chiêm là Chế Bì La Bút chống cự. Ung Minh Tá Diệp chết cùng Lý Mông.
1154 vua Chiêm dâng con gái
vua nhận
1155 Chiêm Thành sang cống.
1159 Nước Ngưu Hống dâng Voi hoa?
Tháng 5- Ngưu Hống và Ai Lao
làm phản, Tô Hiến Thành đi đánh
1164, tháng 3 nước Chiêm Thành
sang cống
1166 Sứ Chiêm thành đi đến
miền Ô Lý, mà vượt biển, cướp bóc dân ta rồi về
1167 Tô Hiến Thành đánh CHiêm
Thành. Tháng 10 chiêm Thành sai sứ dâng sản vật xin cầu hòa
Lý
Cao Tông
1177 tháng 3 Chiêm Thành đến
cướp châu Nghệ An
1182 nước Xiêm La sang cống
1183 Tháng giêng Ngô Lý Tín đi
đánh Ai Lao
1184 tháng 3 nước Chiêm thành
sang cống. Người buôn các nước Xiêm La, Tam Phật tề vào trấn Vân Đồn dâng báu
vật xin buôn bán
1191 nước Chân Lạp sang cống.
1198 sứ Chiêm Thành sang cống
và xin cầu Phong.
1199 Sai sứ sang phong vua
nước Chiêm Thành
1203 vua nước Chiêm Thành bị
chú đuổi đem vợ con sang cầu cứu.
Lý Huệ
Tông
1216 tháng 12 Chiêm Thành và
Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An
1218 tháng 10 Chiêm Thành và
Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An
Chính
sách ngoại giao của nhà Ly
Kế thừa một thế kỷ quan hệ
ngoại giao từ các triều đại trước và 2 đời vua Lý mở đầu. Chính sách ngoại giao
nhà Lý với hai mục tiêu. Bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc và mở rộng
quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực nâng vị thế của dân tộc lên một
tầm cao mới.
Đế đạt được mục tiêu đó qua
tài liệu cho thấy chính sách ngoại giao
của nhà Lý có những kế sách cụ thể trong quan hệ ngoại giao.
- Đối
với phương bắc:
- Cử sứ sang tiếp tục hòa hảo với nhà Tống
- Kiên quyết giữ, bảo vệ lãnh
thổ.sẵn sàng bảo vệ chủ quyền bằng vũ lực nhưng qua con đường ngoại giao tuyên
truyền tìm sự ủng hộ của nhân dân phía bắc như Lý Thường Kiệt vào đất tống viết
Lộ Bố được dân Tống ủng hộ khi đánh các Châu Khâm Ung Liêm.
- Ngoại giao hoạch định biên
giới lãnh thổ để đảm bảo tính hợp pháp ổn định lâu dài
Năm 1084 sai Lê Văn Thịnh
đến trại Vĩnh Bình cùng người Tống bàn việc cương giới. Định Biên gới khẳng
định chủ quyền lãnh thổ.
- Kiên quyết đòi lại những
phần lãnh thổ bị chiếm trái phép, buộc nhà Tống phải trả lại châu Quảng Nguyên
năm 1079
- Nâng vị thế của quốc gia độc lập: năm 1067 nhà Tống chỉ phong vua là Nam Bình
vương chức được phong từ năm 997 thì 70 năm sau Nhà Tống vân dùng chức ấy,
chứng tỏ chính quyền phương Bắc chỉ coi nước ta là bộ phận độc lập. 1087 vẫn
phong là Nam Bình Vương hoặc 1132 là Giao chỉ quận vương thì đến đời vua Lý Anh
Tông và Lý Cao Tông đã được thừa nhận là An Nam Quốc Vương.
- Khôn khéo trong ngoại giao
để gữ độc lập như năm 1168 cả 2 sứ đoạn của nhà Tống và Nguyên đều đến Thăng
Long, nhà Lý đã thu xếp ổn thỏa không cho gặp nhau để tránh những sự cố ngoại
giao.
- Đối
với phương Nam
- Mối quan hệ ngoại giao với
nhà Lý khá đa dạng, đặc biệt đẩy mạnh với các nhà nước phía nam khu vực. Về
ngoại giao ngoài các mối quan hệ truyền thống như Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao
thấy mối quan hệ với các nước khác như Ngưu Hống, Trảo Oa, Xiêm La, Tam Phật
tề, nghĩa là có quan hệ với các quốc gia lục địa, quốc gia hải đảo( gần 10
nước)
- Với Chiêm Thành từ mức độ
cống nạp đến đến cử sứ sang phong vua Chiêm Thành, nói lên vị thế quốc gia được
nâng cao. Lý thánh Tông có 3 lần sứ Lý
Nhân Tông có 4 lần. Lý Thần tông 2 lần. Lý anh Tông 2 lần, 1 lần dâng con gái.
Lý Cao Tông 2 lần sứ sang cống chưa kể các lần khi Chiêm Thành có biến động,
người Chăm lại sang nhà Lý để xin
- Chân Lạp có 5 lần cử sứ sang cống và có quốc thư sang
- Các thuyền nhân sang buôn
bán để phát triển kinh tế và văn hóa dân tộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét