PHẾ
TÍCH THÁP TRÀ SƠN
(DUY
XUYÊN - QUẢNG NAM)
Phế tích tháp
Trà Sơn nằm trên vùng đất cao phẳng thuộc địa bàn xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên
(Quảng Nam), cách thành Trà Kiệu khoảng 1,2km về hướng Đông - Bắc. Do những
biến động của lịch sử, tháp bị dỡ bỏ, trên địa điểm tháp xưa người dân dựng nên
ngôi chùa thờ Phật. Phía sau chùa là dấu tích còn lại của ngọn tháp xưa.
Dấu tích tháp để lại là gò gạch cao từ 1,2m -
1,5m.Mỗi cạnh dài khoảng 12m xoải dần từ đỉnh ra xung quanh tạo nên hình tròn
đều. Bề mặt trên cùng khá phẳng, mọc đầy
cỏ dại. Hiện vật để lại gồm có thành phần kiến trúc đá liên quan đến ngôi tháp
gồm: các thanh đá bậc cửa ra vào, cột cửa, đế chân tảng và các bộ phận kiến
trúc khác. Các thành phần kiến trúc này, khi xây dựng chùa được tận dụng làm
ghế ngồi.
Cấu kiện kiến trúc
đá
|
||||
Stt
|
Dài (cm)
|
Rộng (cm)
|
Dày (cm)
|
Ghi chú
|
1
|
180
|
31
|
19
|
Ở hai đầu của phiến đá có hai
lỗ mọng có kích thước 15cm x 16,5cm sâu 12cm
|
2
|
130
|
30
|
18
|
|
3
|
50
|
38
|
21
|
Ở một cạnh của tảng đá có lỗ mộng có kích
thước 17cm x 17cm sâu 14cm
|
4
|
107
|
52
|
9
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
5
|
56
|
30
|
16
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
6
|
103
|
30
|
22
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
7
|
106
|
52
|
10
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
8
|
108
|
28
|
20
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
9
|
180
|
32
|
14
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
10
|
166
|
36
|
19
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
11
|
176
|
20
|
?
|
Đá dài hình chữ
nhật
|
Đá kê chân cột
|
||||
Stt
|
Dài (cm)
|
Rộng
|
dày
|
Ghi chú
|
1
|
65
|
65
|
30
|
Đá kê chân cột ở giữa của tảng
đá co đục một lỗ hình vuông có kích thước 29cm x 29cm x 24cm
|
2
|
65
|
65
|
28
|
Đá kê chân cột ở giữa của tảng đá co đục một lỗ hình vuông
có kích thước 29cm x 29cm x 23cm
|
3
|
60
|
60
|
35
|
Đá kê chân cột ở giữa của tảng đá có đục một lỗ hình vuông
có kích thước 18cm x 19cm x 12cm
|
4
|
60
|
60
|
34
|
Đá kê chân cột ở giữa của tảng đá có đục một lỗ hình vuông
có kích thước 18cm x 18cm x 13cm
|
Đá được sử dụng
là đá Silics hạt mịn, màu xám nhạt, vật liệu thường được sử dụng trong các công
trình kiến trúc Champa
Mặc dù bị dỡ bỏ,
nhưng vật liệu gạch xây dựng của tháp
còn lại nhiều chất thành gò. tại đây còn một số viên gạch được khắc tạc hoa văn
trang trí. Dựa vào họa tiết thể hiện trên gạch cho thấy đây là những việc gạch
được khắc tạc trang trí bên ngoài kiến trúc tháp.
Bảng thống kê kích
thước gạch một số viên gạch có hoa văn
|
||||
Stt
|
Dài (cm)
|
Rộng (cm)
|
Dày (cm)
|
Ghi chú
|
1
|
19.5
|
16,5
|
7,8
|
Một cạnh của viên gạch được
trang trí hoa văn
|
2
|
15,5
|
14,5
|
6,3
|
Một cạnh của viên gạch được
trang trí hoa văn
|
3
|
23
|
19
|
6
|
Một cạnh của viên gạch được
trang trí hoa văn
|
4
|
14
|
11
|
8
|
Một cạnh của viên gạch được
trang trí hoa văn
|
5
|
26
|
16
|
7,2
|
Một cạnh của viên gạch được
trang trí hoa văn
|
6
|
18
|
18
|
8
|
Một cạnh của viên gạch được
trang trí hoa văn
|
7
|
21
|
18
|
8
|
Viên gạch góc được trang trí
hoa văn ở hai cạnh của viên gạch
|
Một số nhận xét:
Theo nhân dân
địa phương kể lại, trước năm 1975, địa điểm tháp Trà Sơn có 5 kiến trúc, trong
đó kiến trúc trung tâm là lớn nhất, hiện còn dấu tích. Tháp bị dỡ bỏ sau năm
1975 lấy vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc khác. Ngoài dấu tích còn
lại, dựa vào vật liệu kiến trúc trên hiện trường cho thấy:
- Dấu tích để
lại là phần thân và đế tháp trước đây. Với kiến trúc hiện còn cho thấy đây là
một kiến trúc có quy mô lớn, được xây dựng với sự tham gia của gạch và đá,
những vật liệu bền vững. Đá có kích thước lớn, được tạo tác thành những bộ phận
kiến trúc như thềm bậc lên xuống, đế
cột, cột cửa. mi cửa giả vv...Những viên
gạch được khắc tạc hoa văn hình lá uốn cho thấy đây là viên gạch được xây trang
trí trên thành phần cột góc, cột thân và diềm mái tháp.
- Dựa vào sự có
mặt của vật liệu đá trong kiến trúc, hoa văn trang trí trên gạch, bước đầu cho
thấy niên đại của tháp được xây dựng vào thế kỷ IX - X. Kiến trúc nằm cách
thành Trà Kiệu kinh đô không xa, trong hệ thống chung của di tích Champa trên
một địa bàn vùng đất cổ của người Chăm quản lý. Chắc hẳn tháp có vai trò quan
trọng trong đời sống cư dân vùng đất, cần có kế hoạch bảo vệ, khai quật trong
tương lai, góp thêm những tư liệu quý tìm về thành tựu văn hóa Champa trong một
thời kỳ lịch sử./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét