Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

THÁP CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH
               “Viên gạch tháp làm duyên trên trần thế”, không biết tự đâu, từ nơi sâu thẳm nồng ấm  của đất,  sự kết tinh của nước và lửa đã tạo nên những viên gạch hồng tươi, thắm đỏ, qua bàn tay con người dựng xây đã tạo nên những công trình kiến trúc đặc sắc, những tháp Champa ngàn năm sừng sững toả bóng trên dải đất miền Trung trong đó có vùng đất Bình Định. Những ngọn tháp đơn côi đứng trên đồi cao, hay ẩn mình trong xóm làng sầm uất, từ trong tâm thức đã là niềm tự hào của những người sinh sống nơi đây, nỗi nhớ mong của những người dân Bình Định khi xa xứ. Những ngọn  tháp rêu phong cổ kính sừng sững đơn côi trầm mặc trên đồi cao là hình ảnh ấn tượng đầu tiên khi những người dân Việt đến nơi đây mở cõi, qua năm tháng dần ăn sâu vào tâm thức họ và trở thành một phần máu thịt của văn hoá vùng đất nơi đây. “ Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi . Vật vô tri còn đèo bòng duyên lứa. Huống chi tôi với nàng”. Những tháp Champa ở Bình Định đâu phải là những “vật vô tri”, mỗi ngọn tháp ở đây đều tải nặng một thông điệp từ quá khứ gửi lại, nó là một phần lịch sử, văn hoá tôn giáo, nghệ thuật do những chủ nhân người Chăm sáng tạo ra chúng và góp vào làm đa dạng, phong phú thêm nền văn hoá dân tộc trong lịch sử. Chính vì thế tháp Champa ở Bình Định hơn một thế kỷ nay được nhiều thế hệ học giả quan tâm nghiên cứu và ngày càng khẳng định giá trị văn hoá vô giá của các kiến trúc ở đây.
Nằm chung trên dải đất miền Trung trong lịch sử, khi quản lý, xây dựng vùng đất này, người Chăm đã xây dựng biết bao nhiêu đền tháp, cho đến nay có khu đền tháp trở thành di sản văn hoá của nhân loại như Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) hay những di tích lịch sử văn hoá - Nghệ thuật kiến trúc của dân tộc, nhưng mỗi khu đền tháp đều mang vẻ đẹp riêng, bản sắc riêng và lịch sử riêng của vùng đất dựng xây nên. Vậy những tháp Champa ở Bình Định có những nét đặc trưng riêng gì,  giá trị văn hoá ra sao, vị trí của những kiến trúc này nằm như thế nào trong tổng thể kiến trúc  tháp Champa cho đến nay vẫn là một đề tài hấp dẫn được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
1. Kể từ những cuộc điều tra khảo sát từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, các nhà nghiên cứu cho biết trên vùng đất Bình Định cho đến hiện nay còn 7 cụm tháp gồm 14 kiến trúc còn khá nguyên vẹn, có nhiều kiến trúc được coi là có hiện trạng bảo tồn tốt nhất trong các tháp Champa hiện còn, nằm tập trung chủ yếu trên địa bàn đồng bằng Bình Định, trên địa bàn các huyện An Nhơn ; Tuy Phước; Tây Sơn và thành phố Quy Nhơn. Trong 7 cụm tháp hiện còn có địa điểm gồm một kiến trúc ( Bình Lâm; Phú Lốc, Cánh Tiên; Thủ Thiện); có địa điểm gồm 3 kiến trúc  ( Dương Long; hưng Thạnh – Tháp Đôi trước có 3 kiến trúc nhưng đã bị sụp đổ mất tháp bắc); hay cả một quần thể tháp như Bánh ít  ( 4 tháp). Bên cạnh những kiến trúc hiện còn, trước kia nơi đây còn có nhiều công trình kiến trúc khác phụ trợ, do thời gian đã bị đổ nát nay chỉ còn dấu vết hay được ghi lại trong sử sách tài liệu trước. Gần đây qua các cuộc điều tra khảo sát phát hiện thêm kiến trúc Hòn Chuông ( Phù Cát) cho biết thêm các kiến trúc Champa ở Bình định hiện còn 8 địa điểm. Những cuộc điều tra khảo sát trên địa bàn còn cho

S¬ ®å ph©n bè th¸p Champa ë B×nh §Þnh
Thấy ngoài các công trình kiến trúc hiện còn, nhiều kiến trúc tháp trước đây được sử liệu ghi lại nay do điều kiện xã hội và tự nhiên mơí bị sụp đổ như tháp Long Triều, và  gần 30 địa điểm phế tích còn dấu vết các kiến trúc  khác bị sụp đổ, có địa điểm để lại dấu tích 3 kiến trúc như Chà Rây, gò Tam Tháp, hay một kiến trúc như tháp Học Trò, tháp thày Bói, Bình Nghi, Châu Thành vv.. trên những địa điểm này cho đến cho đến nay còn lưu lại  nhiều vật liệu xây dựng, điêu khắc đá liên quan đến các công trình kiến trúc tháp xưa. Điều đó cho biết xưa kia các kiến trúc ở Bình Định được xây dựng số lượng nhiều, hiện tại còn lại không thua kém bất kỳ địa phương nào trên dải đất miền Trung, nếu không nói là đậm đặc nhất. Đó là định lượng về số lượng các kiến trúc được xây dựng tại đây
2. Trong 7 địa điểm hiện còn các kiến trúc cho thấy địa điểm xây dựng các tháp đa phần  được xây dựng trên các gò, đồi cao của vùng đất, có tháp được đưa lên cao vút như Bánh ít, Phú Lốc, đứng sừng sững án ngữ cả không gian. Quy mô kiến trúc tháp Bình Định thường có kích thước lớn, đồ sộ,  khối hoành tráng, khoẻ mạnh, phù hợp với địa điểm toạ lạc, mỗi công trình như hội tụ được khí thiêng núi sông vùng đất, ngạo nghễ vươn lên, gần gũi mà linh thiêng. Các tháp thường cao trên 20 m, có tháp cao trên 40 m ( tháp Giữa Dương Long) và được coi là tháp gạch có quy mô lớn nhất Đông Nam á. Nhìn chung các tháp Champa ở Bình Định được xây dựng cơ bản từ hai vật liệu truyền thống chế tác tại đại phương là gạch và đá trong đó gạch là vật liệu chính tạo nên hình hài của kiến trúc. Gạch được nung khá già, độ cứng cao, dẻo dễ chạm khắc trang trí. Đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các tháp ở đây đạt đến trình
Th¸p B×nh L©m
độ đỉnh cao của kỹ thuật xây dựng tháp Champa. Các viên gạch được xây xếp mài liền khít, liên kết với nhau bằng nhựa thực vật xây câu móc so le nhau tạo nên sự liên kết khối bền vững, tựa hồ như không có mạch vữa làm nền cho kỹ thuật chạm khắc. Bên cạnh đó sự phối kết hợp hài hoà hai loại vật liệu gạch, đá trên một công trình kiến trúc là một sự sáng tạo độc đáo mà không có kiến trúc tháp nơi nào có được. Mỗi kiến trúc, toạ lạc trên đồi cao, đỏ rực màu gạch, như một bó đuốc khổng lồ toả sáng mãi trong không gian làm nên giá trị thiêng liêng huyền bí của công trình xây dựng. Được xây dựng theo mô hình truyền thống kiến trúc tháp Champa, các tháp ở Bình Định thường có bình đồ vuông, đế tháp cao to vững chãi, thân tháp hình khối vươn lên. Bộ mái có nhiều tầng thu nhỏ dần, các tầng mái  trang trí tháp góc.  Dưới phần đế được khắc tạc trang trí, có kiến trúc được ốp đá khắc tạc nhiều đề tài phong phú, thể hiện tinh mỹ, giàu sức sống,hình thành nên một giai đoạn nghệ thuật trong điêu khắc đá Champa.
§¸ èp trang trÝ ch©n th¸p D­¬ng Long
Thân tháp là khối gạch vuông  đồ sộ xây cao vút lên, mỗi mặt tường có 5 cột ốp khoẻ khoắn, đỡ lấy bộ mái tháp đồ sộ. Ngoài cửa chính ra vào lòng tháp mở về hướng đông, ba mặt còn lại là hệ thống cửa giả. Cửa giả các tháp Bình Định có hỡnh mũi lao nhọn nhiều lớp chồng lên nhau vươn theo thân tháp. Cửa có nhiều lớp cột, mỗi lớp cột đỡ một lớp vòm cửa nhô dần ra, phía trên là những lớp cửa nhỏ dần nhô lên, trong vòm cửa có trang trí các tác phẩm điêu khắc đá, đó là hình ảnh các vị thần linh, các con thú huyền thoại. Diềm các lớp cửa được khắc tạc trang trí hoạ tiết hoa văn xoắn hình ngọn lửa hướng lên nhiều lớp, tất cả được khắc tạc hài hoà, tỉ mỉ, thể hiện đẹp giàu tính thẩm mỹ tôn vinh vẻ đẹp của kiến trúc.
Vßm cöa gi¶ vµ trang trÝ vßm cöa
Bộ mái tháp gồm nhiều tầng thu nhỏ lên, phân cách mỗi tầng là hệ thống tháp góc trang trí với những đá điểm góc nhô ra được khắc tạc đẹp, khiến cho toàn bộ mái tháp như bay bổng lên không gian
Bé m¸i th¸p vµ th¸p gãc trang trÝ m¸i
Nhìn tổng thể kiến trúc tháp Champa như một tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh. Bên cạnh những tháp Champa được xây dựng theo truyền thống, giai đoạn Bình Định do có sự giao lưu văn hoá với bên ngoài, một số kiến trúc ở đây được xây dựng ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc tháp Khmer. Sự chuyển đổi mặt bằng thân tháp từ bình đồ vuông sang bình đồ đa cạnh, hay sự biến đổi từ bộ mái tháp nhiều tầng  sang bộ mái tháp hình hộp hoặc hình tròn. Sự xuất hiện của các khối kiến trúc này làm phong phú thêm cho loại hình kiến trúc tháp Bình Định,  tháp mang một dáng dấp mới, đồ sộ khoẻ khoắn.
Tháp Dương Long và tháp Đôi ( Hưng Thạnh)
Sự phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, với những nét đặc trưng riêng của thời đại sản sinh ra, các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã định tính cho giai đoạn nghệ thuật kiến trúc tháp Bình Định một phong cách nghệ thuật riêng- phong cách nghệ thuật tháp Bình Định, Những đặc trưng cơ bản của phong cách Bình định này được chỉ ra :
- Địa điểm xây tháp thường toạ lạc trên gò đồi cao thoáng
- Kiến trúc tháp có quy mô to lớn, hình khối tháp đồ sộ.
- Nghệ thuật kiến trúc tháp có hai hướng chính:
+ Nhóm tháp được xây dựng theo mô hình truyền thống nghệ thuật kiến trúc tháp Champa chiếm vai trò chủ đạo có hình khối gọn khoẻ. Đế tháp đồ sộ, thanh tháp thanh thoát với hệ thống cột thân 5 chiếc thể hiện đơn khối to khoẻ vươn lên, hệ thống cửa giả nhiều lớp hình vòm cung nhọn nhô lên, chồng lên nhau. Bộ mái tháp nhiều tầng thu nhỏ dần lên trên, hệ thống tháp góc nhiều tầng trang trí trên mỗi tầng tạo thành nhiều lớp nhô lên. Nhóm tháp này xuất hiện từ đầu đến cuối các tháp ở Bình Định, mở đầu là tháp Bình Lâm, tiếp theo là các tháp cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện
+ Nhóm tháp được xây dựng có sự ảnh hưởng từ các kiến trúc tháp Khmer với các kiến trúc tháp Dương Long, Tháp Đôi. Những tháp này bên cạnh những yếu tố kiến trúc tháp truyền thống Champa về vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật điêu khắc, đề tài trang trí thể hiện, nhưng ảnh hưởng khối kiến trúc Khmer đã rõ nét. Bình đồ thân tháp chuyển sang đa cạnh ( tháp Dương Long), bộ mái tháp hình khối hộp hay khối tròn thu dần lên trên. Sự ảnh hưởng này tạo nên kiến trúc tháp có hình khối to thô, đồ sộ, khoẻ mạnh có tính hoành tráng hơn. Đây là nét riêng biệt độc đáo của giai đoạn kiến trúc tháp Bình Định mà không nơi nào có được. Dựa vào bình đồ, khối kiến trúc, đặc biệt là các hoa văn trang trí, kỹ thuật điêu khắc các nhà nghiên cứu đã định niên đại cho các tháp ở Bình Định. Có mặt sớm nhất là tháp Bình Lâm (  cuối thế kỷ XI),  tháp Bánh ít vào đầu thế kỷ XII; tháp Đôi, Dương Long có niên đại vào thế kỷ XIII và các tháp cahnhs Tiên, thủ Thiện, Phú Lốc có niên đại vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Niên đại của các tháp đã phần nào phản ánh lịch sử, kinh tế, nhận thức thẩm mỹ nghệ thuật của người Chăm trong mỗi giai đoạn lịch sử thời kỳ mà họ định đô ở đây
3 Điểm qua một vài đặc trưng cơ bản  cho thấy Bình Định là vùng đất hiện còn tập trung số lượng tháp  nhiều nhất trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện nay ( nếu không kẻ Mỹ Sơn – Quảng Nam được coi là một trung tâm tôn giáo lớn trong lịch sử của người Chăm). Căn cứ vào số lượng phế tích tháp đổ  nát và tháp hiện còn có thể nói trong lịch sử vùng đất này có một rừng tháp Champa. Điều đó phù hợp với lịch sử dân tộc Chăm khi họ định đô ở đây kéo dài gần 5 thế kỷ ( thế kỷ XI – XV). Đây trở thành trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, nghệ thuật của cả tộc người, hội tụ được đầy đủ các yếu tố kinh tế, văn hoá, tôn giáo để họ đủ điều kiện dựng xây các công trình tôn giáo thoả mãn những yêu cầu tinh thần của cả một tộc người. Chính vì thế các tháp ở Bình Định  được xây dựng có quy mô lớn nhất,  hình khối đa dạng nhất, được trang trí khắc tạc  mang vẻ đẹp riêng khoẻ khoắn, ấn tượng. Vẻ đẹp đó được kế thừa từ truyền thống nghệ thuật kiến trúc Tháp Champa trong lịch sử cùng sự tiếp nhận hài hoà các yếu tố văn hoá bên ngoài đưa lại tạo nên một thời kỳ kiến trúc riêng, mang vẻ đẹp riêng mà không thời kỳ nào có được.
4. Cũng như các công trình kiến trúc Tháp Champa khác trên dải đất miền trung, các tháp đều được xây dựng với mục đích tôn giáo. Tháp được coi là ngôi nhà, nơi trú ngụ của thần linh, được xây dựng theo biểu tượng và giáo lý tôn giáo. Các tháp Champa ở Bình Định được xây dựng mô phỏng theo  biểu tượng của núi Meru, nơi trú ngụ của thần linh. Các tháp đều thờ  các tác phẩm điêu khắc thể hiện các vị thần từ tôn giáo  Ấn Độ đưa lại như thần Shiva, Visnu, Bhrama, hay biểu tượng của các thần như Yony – Linga; bên cạnh đó là các cơ sở thờ các vật linh liên quan đến các vị thần như bò Nandin, thần Ganêsa, chim thần Garuđa vv… hình thành nên những quần thể kiến trúc tôn giáo to lớn phục vụ cho đời sống tinh thần của vương triều cùng nhân dân địa phương. Chính vì thế những công trình kiến trúc tôn giáo đó vẫn được duy trì tồn tại  bấp chấp thời gian cùng những biến động của xã hội. Cho đến  ngày nay, gần một thiên niên kỷ đã trôi qua, xuyên qua thời gian, mặc dãi dầu mưa nắng, các tháp Champa ở Bình Định vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt trở thành những di sản văn hoá vô giá của dân tộc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét