Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

CHUYỆN GẪU 
 HAI CÁI ĐẦU ĐÀN ÔNG
Đàn ông thông minh bởi họ có hai cái đầu. 
Thế mà khi chết, khi cải táng đàn ông hay đàn bà chỉ có một cái đầu (hộp sọ). Cải táng là một phong tục trong tập quán nghi lễ táng tục của người Việt ở phía Bắc đêò Ngang từ Hà Tĩnh trở ra. Còn Nam đèo ngang từ Quảng Bình trở vào hình như phong tục này không phổ biến. Con người khi chết sau tang lễ đem an táng lần đầu gọi là Hung táng. Giai đoạn này cần mồ yên, có nghĩa là ngôi mộ cần được yên tĩnh, tránh sự xáo trộn đào đắp xung quanh. Sau khi chết 3 năm, ngày nay có thể  5 - 7 năm, người nhà đào lên nhặt xương,  xếp vào tiểu sành táng lại lần thứ hai gọi là cải táng. Sau cải táng có thể xây cất Mả vững bền. Tùy theo gia cảnh mà xây đắp quy mô lớn nhỏ, tô vẽ trang trí đẹp đẽ hay đơn giản. Nhưng thường gia chủ làm to đẹp nhất theo khả năng của mình  nên gọi là Mả đẹp (dân gian có câu Mồ Yên Mả đẹp là vậy). Khi cải táng gia chủ thường làm cỗ đãi họ hàng bà con, láng giềng, bạn hữu linh đình. Chính vì thế có thời kỳ văn hóa mới, người ta phản đối phong tục này nên chê bai lễ cải táng là "Bốc xương - ăn thịt". Chuyện dài dòng, để nói con người khi chết được vào Mả mới yên. Nhưng thời nay có chuyện chết cải táng rồi chưa yên. Ở một nơi nọ, khi làm lễ cải táng một vị có danh tiếng trong xã hội và trong vùng. Khi cải táng, con cái thuê người bốc mộ. Khi nhặt hết xương xếp vào Tiểu, người bốc mộ thấy một mảnh xương khá lạ, ông cứ cầm tay xoay ngang xoay dọc rồi ngắm. Con cháu sốt ruột vặn hỏi: còn cái xương gì vậy. Ông đưa lên đặt xuống ngắm mãi  miếng "xương lạ" mà không trả lời được. Con cháu lại càng hỏi rối rít: xương gì. Ông cáu gắt lên: "xương con đầu buồi".
Có lẽ đây là lần đầu tiên con người danh tiếng ấy có xương của hai đầu,  mà người đàn ông có. Chẳng lẽ câu lan truyền " Đầu ánh Bạc, túi ánh Kim, chim ánh Thép" ngày nay là có thật. Cái đầu dưới của ông là thép nên có miếng xương lạ mà người bốc mộ chưa bao giờ thấy được.
 Chuyện này trước định hỏi Giáo sư Nguyễn Huy Phan, người được coi là ông thày về tạo hình thẩm mỹ ở Việt Nam, người cùng quê . Trước ông kể rằng để khắc phục đầu dưới nhỏ không xứng với đầu trên, khi tạo hình ông lấy phần da thịt đùi quấn tạo thành đầu dưới tương xứng. Nhưng không biết ông khi tạo hình có người nào xin ông quấn thép và ông có quấn thép cho ai không? Chưa kịp
 hỏi thì ông đã mất. Tiếc thay.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

CHUYỆN GẪU
QUAN THÁI GIÁM 2
 Ở Việt Nam có quan Thái giám không?
Theo sử sách khi giành được độc lập, chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam có ghi về  chức quan giúp việc vua, đó là Chi hậu Nội nhân (Đỗ Thích) lợi dụng thân cận tìm cách giết vua. Đây có phải Thái giám không thì chịu. Nhưng chắc chắn vào thời Lý có người làm quan cực phẩm là "Thái Giám" đó là Lý Thường Kiệt ( Ngô Tuấn). Chính là Thái Giám cho nên khi tham gia triều chính, mặc dù gần gũi Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan mà chính sử ghi chép không nghi ngờ gì về sự "đoan chính" của bà. Khá hẳn với Thái Hậu Dương Vân Nga, người cũng tột đỉnh quyền lực như Bà dưới triều Đinh, nhưng vị quan phò chính không phải là Thái Giám nên có chuyện bàn mãi về sau. Quan Thái Giám đặc biệt lộng hành vào đầu thời Lê,  Nguyễn Trãi tài hoa, công thần dựng nước nhưng lúc chết cũng phải than rằng vì không nghe theo lời của Hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng.
Thời Lê - Trịnh ( TK 17 -18) Hoạn quan đóng vai trò quan trọng trong triều chính Việt Nam. Nhiều Hoạn quan đã trở thành Danh tướng lừng danh, từng đánh đông dẹp bắc, bảo vệ ngôi vua phủ chúa. Như vậy có thể thấy Hoạn quan thông minh khi chỉ còn sử dụng "một cái đầu" đã góp khá nhiều công lao trong việc gì giữ chế độ quân chủ. Những điều tiếc là sau khi thành Hoạn quan cái " đầu dưới" trở nên vô vị. Hết loạn lạc đến thanh bình. Cái "đầu trên" rỗi việc không bảo được cái "đầu dưới" mà vốn dĩ "đầu trên" quá thông minh nên nó mới có nhiều chuyện.Đầu trên thông minh làm được nhiều việc đại sự thì Đầu dưới ẻo uột mềm như dưa héo không làm nổi chuyện bình thường. Thế là các quan mới nghĩ ra đủ trò. Chuyện bình thường ai cũng làm được thì các quan Hoạn chịu. Chuyện Trạng Quỳnh kể lại Khi chúa tôi vui vầy chúa hỏi thị thần:  Làm xương cho sáo - Làm sao cho sướng. Thị thần đáp: tôi may ngón tóc- Tôi móc ngón tay. Hay Thật?
Đã là Hoạn quan thì không có người nối dõi, lấy ai thờ cúng, trong khi đó quan lại bổng lộc nhiều. Các Hoạn quan dù thành danh nơi biên ải, mãnh tướng một thời, hay chỉ hầu hạ trong cung vua phủ chúa đều lắm tiền nhiều của, nên ngơ ngác nhìn nhau. Thế là họ đưa tiền về quê xây lăng mộ của mình. Mộ to, mộ đẹp, hương án, bình phong, tượng người hầu quỳ đứng, ngựa cưỡi, voi nằm, lính canh cửa đều có cả thành những khu Lăng đẹp nổi tiếng trong vùng cho mọi người để nhớ. Và quả có thế thật, từ đó đến nay trải qua năm tháng, ở  miền Bắc hiện nay theo thống kê có đến gần 100 khu lăng mộ thế này. Nhiều nhất tập trung trên địa bàn Bắc Ninh - Bắc Giang  có hơn 40 khu lăng với những lăng Dinh Hương, Họ Ngô vv... nổi tiếng. Lăng mộ còn có khắp nơi Gia Bình (Bắc Ninh), Hà Tây (cũ), Thanh Hóa vv... làm nên hệ thống lăn mộ Việt Nam. Những lăng mộ này để lại nhiều tác phẩm điêu khắc đá nổi tiếng, điển hình cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam một thời kỳ Lịch sử. Quả là lắm tiền nhiều của bỏ ra không uổng. Ngày nay, truyền thống này được nhiều gia đình các vị quan lại có chức, có tiền noi theo tiền nhân. Đó cũng là việc tốt, nhưng trên lăng mộ nên ghi rõ "đầu dưới"  "đầu trên" đều có đủ, "đầu dưới" lại thông minh hơn nên có  con đàn, cháu đống kẻo hậu thế mai sau xếp  Mả các ngài như lăng Quan Hoạn ngày xưa./.
Tượng Lăng Dinh Hương (Bắc Giang)



Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

CHUYỆN GẪU:
QUAN THÁI GIÁM
Chuyện xưa kể rằng:  Sau một thời gian triều đình được thành lập. Bên cạnh vua còn những vị quan tài giỏi giúp vua trị nước. Bằng tài năng  xuất chúng cùng sự  tận tâm giúp rập hết mình của các quan cận thần, sau một thời gian ổn định, đất nước phát triển ngày càng giàu có, cuộc sống xa hoa. Vua vốn có nhiều vợ, hàng năm lại kén gái đẹp, tuyển thêm cung phi cho thỏa mãn thú vui. Vua cùng các quan cận thần lại thân ái gần gũi, ăn ngủ không phân biệt vua tôi. Quan cận thần vào ra cung cấm tự do thấy dàn cung phi xinh đẹp của vua nảy sinh thèm muốn. Hàng ngày tiếp xúc qua lại, có viên quan thân cận lợi dụng ra vào cung cấm gần gũi cung phi rồi " tình thương, mến thương" với người cung phi được vua sủng ái. Việc bại lộ đến tai, nhà vua tức giận gọi viên cận thần lại quát:
- Nhà ngươi có mấy cái đầu mà dám làm bậy bạ xúc phạm đến ta.Ta chém đầu người đừng oán trách
- Thưa bệ hạ, lỗi tại thần do không điều khiển được máu nuôi hai cái đầu của mình nên dẫn đến sự thể như vậy. Bệ hạ chém đầu nào để thần lo liệu.
-  Sao ngươi lại có hai cái đầu là thế nào. Vua gặng hỏi.
Dạ. Viên cận thần trả lời. Đầu phía trên khi máu lên đầy đủ thì thần sáng suốt vạch mưu bày kế cho Bệ hạ an dân trị quốc. Còn khi máu nuôi đầu phía dưới thì  nó đứng lên cứng đầu cứng cổ làm thần u mê chỉ phục vụ cung phi cho thỏa mãn nên dẫn đến sai lầm. Xin bệ hạ minh xét
Vua vốn người anh minh, thông tuệ,  xét đến  tài năng cùng công lao giúp rập đóng góp của viên cận thần nên phán sử: Hai cái đầu của ngươi cái nào có công thì thưởng, đầu nào có tội thì phạt. Nguyên nhân là do máu nuôi làm cái đầu dưới của ngươi phạm tội. Vậy cắt cái phần máu nuôi đầu dưới làm ngươi u mê, giữ đầu trên cho máu nuôi thêm sáng suốt.
Vua gọi ngự y lôi viên quan đi thiến, cắt cái nguồn máu nuôi đầu dưới để không  còn cứng đầu cứng cổ được nữa. Một thời gian sau, máu tập trung nuôi cái đầu trên nên viên quan ngày càng sáng xuốt. Đầu dưới thì từ đó hết cứng đầu cứng cổ,  cứ ngoặt nghẹo ẻo lả như xác không hồn nên được ra vào cung cấm thoải mái mà  nhà vua yên tâm với đám phi tần của mình, nên y ngày càng được nhà vua tin dùng. Sau này hình thành nên lớp người này được gọi là những viên Hoạn quan. Chính vì thế Hoạn quan  thường là những người thông minh sáng xuốt, có nhiều chi phối trong chính sách triều đình, dẫn đến có những thời kỳ của nhiều triều đại, Hoạn quan lũng đoạn . Lợi dụng sự tin cẩn của nhà vua, nhiều kẻ thiếu thông minh, thừa gian manh tự Thiến làm Hoạn quan chui vào triều đình phá nát  cơ nghiệp cả một vương triều.  Gọi Hoạn quan nghe thế nào ấy nên sau này được triều đình gọi là  quan Thái giám và tự thiến gọi chữ nghĩa là "Tịnh thân" cho sang trọng./.