CHUYỆN GẪU:
QUAN THÁI GIÁM
Chuyện xưa kể rằng: Sau một thời gian triều đình được thành lập. Bên cạnh vua còn những vị quan tài giỏi giúp vua trị nước. Bằng tài năng xuất chúng cùng sự tận tâm giúp rập hết mình của các quan cận thần, sau một thời gian ổn định, đất nước phát triển ngày càng giàu có, cuộc sống xa hoa. Vua vốn có nhiều vợ, hàng năm lại kén gái đẹp, tuyển thêm cung phi cho thỏa mãn thú vui. Vua cùng các quan cận thần lại thân ái gần gũi, ăn ngủ không phân biệt vua tôi. Quan cận thần vào ra cung cấm tự do thấy dàn cung phi xinh đẹp của vua nảy sinh thèm muốn. Hàng ngày tiếp xúc qua lại, có viên quan thân cận lợi dụng ra vào cung cấm gần gũi cung phi rồi " tình thương, mến thương" với người cung phi được vua sủng ái. Việc bại lộ đến tai, nhà vua tức giận gọi viên cận thần lại quát:
- Nhà ngươi có mấy cái đầu mà dám làm bậy bạ xúc phạm đến ta.Ta chém đầu người đừng oán trách
- Thưa bệ hạ, lỗi tại thần do không điều khiển được máu nuôi hai cái đầu của mình nên dẫn đến sự thể như vậy. Bệ hạ chém đầu nào để thần lo liệu.
- Sao ngươi lại có hai cái đầu là thế nào. Vua gặng hỏi.
Dạ. Viên cận thần trả lời. Đầu phía trên khi máu lên đầy đủ thì thần sáng suốt vạch mưu bày kế cho Bệ hạ an dân trị quốc. Còn khi máu nuôi đầu phía dưới thì nó đứng lên cứng đầu cứng cổ làm thần u mê chỉ phục vụ cung phi cho thỏa mãn nên dẫn đến sai lầm. Xin bệ hạ minh xét
Vua vốn người anh minh, thông tuệ, xét đến tài năng cùng công lao giúp rập đóng góp của viên cận thần nên phán sử: Hai cái đầu của ngươi cái nào có công thì thưởng, đầu nào có tội thì phạt. Nguyên nhân là do máu nuôi làm cái đầu dưới của ngươi phạm tội. Vậy cắt cái phần máu nuôi đầu dưới làm ngươi u mê, giữ đầu trên cho máu nuôi thêm sáng suốt.
Vua gọi ngự y lôi viên quan đi thiến, cắt cái nguồn máu nuôi đầu dưới để không còn cứng đầu cứng cổ được nữa. Một thời gian sau, máu tập trung nuôi cái đầu trên nên viên quan ngày càng sáng xuốt. Đầu dưới thì từ đó hết cứng đầu cứng cổ, cứ ngoặt nghẹo ẻo lả như xác không hồn nên được ra vào cung cấm thoải mái mà nhà vua yên tâm với đám phi tần của mình, nên y ngày càng được nhà vua tin dùng. Sau này hình thành nên lớp người này được gọi là những viên Hoạn quan. Chính vì thế Hoạn quan thường là những người thông minh sáng xuốt, có nhiều chi phối trong chính sách triều đình, dẫn đến có những thời kỳ của nhiều triều đại, Hoạn quan lũng đoạn . Lợi dụng sự tin cẩn của nhà vua, nhiều kẻ thiếu thông minh, thừa gian manh tự Thiến làm Hoạn quan chui vào triều đình phá nát cơ nghiệp cả một vương triều. Gọi Hoạn quan nghe thế nào ấy nên sau này được triều đình gọi là quan Thái giám và tự thiến gọi chữ nghĩa là "Tịnh thân" cho sang trọng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét