Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

CHUYỆN GẪU
QUAN THÁI GIÁM 2
 Ở Việt Nam có quan Thái giám không?
Theo sử sách khi giành được độc lập, chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam có ghi về  chức quan giúp việc vua, đó là Chi hậu Nội nhân (Đỗ Thích) lợi dụng thân cận tìm cách giết vua. Đây có phải Thái giám không thì chịu. Nhưng chắc chắn vào thời Lý có người làm quan cực phẩm là "Thái Giám" đó là Lý Thường Kiệt ( Ngô Tuấn). Chính là Thái Giám cho nên khi tham gia triều chính, mặc dù gần gũi Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan mà chính sử ghi chép không nghi ngờ gì về sự "đoan chính" của bà. Khá hẳn với Thái Hậu Dương Vân Nga, người cũng tột đỉnh quyền lực như Bà dưới triều Đinh, nhưng vị quan phò chính không phải là Thái Giám nên có chuyện bàn mãi về sau. Quan Thái Giám đặc biệt lộng hành vào đầu thời Lê,  Nguyễn Trãi tài hoa, công thần dựng nước nhưng lúc chết cũng phải than rằng vì không nghe theo lời của Hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng.
Thời Lê - Trịnh ( TK 17 -18) Hoạn quan đóng vai trò quan trọng trong triều chính Việt Nam. Nhiều Hoạn quan đã trở thành Danh tướng lừng danh, từng đánh đông dẹp bắc, bảo vệ ngôi vua phủ chúa. Như vậy có thể thấy Hoạn quan thông minh khi chỉ còn sử dụng "một cái đầu" đã góp khá nhiều công lao trong việc gì giữ chế độ quân chủ. Những điều tiếc là sau khi thành Hoạn quan cái " đầu dưới" trở nên vô vị. Hết loạn lạc đến thanh bình. Cái "đầu trên" rỗi việc không bảo được cái "đầu dưới" mà vốn dĩ "đầu trên" quá thông minh nên nó mới có nhiều chuyện.Đầu trên thông minh làm được nhiều việc đại sự thì Đầu dưới ẻo uột mềm như dưa héo không làm nổi chuyện bình thường. Thế là các quan mới nghĩ ra đủ trò. Chuyện bình thường ai cũng làm được thì các quan Hoạn chịu. Chuyện Trạng Quỳnh kể lại Khi chúa tôi vui vầy chúa hỏi thị thần:  Làm xương cho sáo - Làm sao cho sướng. Thị thần đáp: tôi may ngón tóc- Tôi móc ngón tay. Hay Thật?
Đã là Hoạn quan thì không có người nối dõi, lấy ai thờ cúng, trong khi đó quan lại bổng lộc nhiều. Các Hoạn quan dù thành danh nơi biên ải, mãnh tướng một thời, hay chỉ hầu hạ trong cung vua phủ chúa đều lắm tiền nhiều của, nên ngơ ngác nhìn nhau. Thế là họ đưa tiền về quê xây lăng mộ của mình. Mộ to, mộ đẹp, hương án, bình phong, tượng người hầu quỳ đứng, ngựa cưỡi, voi nằm, lính canh cửa đều có cả thành những khu Lăng đẹp nổi tiếng trong vùng cho mọi người để nhớ. Và quả có thế thật, từ đó đến nay trải qua năm tháng, ở  miền Bắc hiện nay theo thống kê có đến gần 100 khu lăng mộ thế này. Nhiều nhất tập trung trên địa bàn Bắc Ninh - Bắc Giang  có hơn 40 khu lăng với những lăng Dinh Hương, Họ Ngô vv... nổi tiếng. Lăng mộ còn có khắp nơi Gia Bình (Bắc Ninh), Hà Tây (cũ), Thanh Hóa vv... làm nên hệ thống lăn mộ Việt Nam. Những lăng mộ này để lại nhiều tác phẩm điêu khắc đá nổi tiếng, điển hình cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam một thời kỳ Lịch sử. Quả là lắm tiền nhiều của bỏ ra không uổng. Ngày nay, truyền thống này được nhiều gia đình các vị quan lại có chức, có tiền noi theo tiền nhân. Đó cũng là việc tốt, nhưng trên lăng mộ nên ghi rõ "đầu dưới"  "đầu trên" đều có đủ, "đầu dưới" lại thông minh hơn nên có  con đàn, cháu đống kẻo hậu thế mai sau xếp  Mả các ngài như lăng Quan Hoạn ngày xưa./.
Tượng Lăng Dinh Hương (Bắc Giang)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét