Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

KHẢO CỔ HỌC THỜI LÝ
                                                                          
       Sau những biến động triều chính và xã hội dưới triều Lê. Năm 1009 quần thần suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, mở đầu một triều đại mới ở Việt Nam. Một triều đại được coi là đặt nền móng cơ bản cho dân tộc thăng hoa, định danh trên bản đồ khu vực. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long “… ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”(1).  Sự chuyển đô này đã đánh dấu một thời kỳ mới, tạo tiền đề cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đại Việt, khẳng định bản lĩnh dân tộc.
Để xây dựng một quốc gia tự chủ lớn mạnh trên các lĩnh vực, trước tiên nhà Lý cải cách hành chính, xây dựng chính quyền tập quyền Trung ương vững mạnh. Sau dời đô việc đầu tiên là nhà Lý tổ chức lại đơn vị hành chính cuối năm 1010 “ đổi 10 đạo làm 24 lộ, châu Hoan, châu Ái đổi làm trại”.  Dưới các lộ là các Châu – Phủ. Sử chép “ Đổi Châu Cổ Pháp gọi là Phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là PhủTrường Yên ” (2). Dưới châu phủ là Hương. Năm 1068 “  Đổi hương Thổ Lỗi làm hương Siêu loại” (3); dưới hương là các thôn ấp, ở kinh thành có đơn vị phường: năm 1108 “ Mùa thu tháng 2 đắp đê ở phường Cơ Xá” (4).Phong các Hoàng tử làm vương trấn giữ các phủ quan trọng. Đưa quân đánh dẹp các nhóm tộc người chưa quy phục triều đình, hay kết thân giao hảo tạo mối liên minh giữa các tộc người xây dựng nên chủ quyền độc lập của dân tộc. Sự nỗ lực liên tục của các đời vua Lý đã xây dựng nên một ý thức quyền lợi dân tộc, gắn bó tất cả các tộc người với nhau; khác hẳn thời kỳ trước đó chỉ chú ý đến quyền lợi của một nhóm, vùng người như loạn 12 sứ quân. Từ ý thức cộng đồng tộc người nhà Lý đã xây dựng nên ý thức dân tộc đó là tiền đề  tạo nên sự ổn định xã hội làm cho kinh tế văn hóa phát triển
I. Những yếu tố kinh tế nền tảng của văn hóa thời Lý.
Do tình hình chính trị ổn định, nhà nước tập quyền được xây dựng ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế dân tộc phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
 1.1. Kinh tế nông nghiệp:
Dưới thời Lý, ruộng đất được biết gồm hai hình thức sở hữu
- Ruộng công gồm ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý như ruộng Sơn Lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, đồn điền và ruộng đất công của làng xã được chia cho các thành viên cộng đồng cày cấy và nộp thuế cho nhà nước theo quy định.
- Ruộng đất được phân phong cho những người có công với vương triều “ ban thực ấp một vạn hộ” cho Lý Thường Kiệt; hay Lưu Khánh Đàm được phong 6.700 hộ thực ấp vv...
- Ruộng sơ hữu tư nhân gồm các ruộng của các quan lại cao cấp và các nhà dòng tộc, ruộng được triều đình ban thưởng khi có công, thường lấy từ nguồn gốc ruộng đất công làng xã. Ruộng  sở hữu của các nông dân làm và nộp thuế cho triều đình.
- Ruộng sở hữu của các chùa do nhà nước cấp hoặc do các quan lại, người giàu cung tiến vào chùa.(5).
Những tư liệu trên cho thấy nhà nước quản lý chặt chẽ các loại ruộng đất, hoạt động kinh tế chính của dân tộc để có điều kiện tạo ra tiềm lực kinh tế xây dựng đất nước.Sự đa dạng chế độ sở hữu ruộng đất gắn chặt với quyền lợi của người sở hữu đã góp phần kích thích thúc đẩy sản xuất phát triển. Để quản lý ruộng đất nhà Lý đặt ra các loại thuế. Năm 1013 “ Định các lệ thuế trong nước: 1- Ao hồ ruộng đất, 2-Tiền và thóc về bãi dâu, 3- Sản vật ở núi nguồn các phiên trấn, 4- Các quan ải xét hỏi về mắm muối,5- Sừng tê, ngà voi, hương liệu của người Man Lão, 6- Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn”  và khi cần cũng sẵn sàng miễn tô thuế khi có dịch bệnh, thiên tại để nới sức dân. Với nền kinh tế nông nghiệp là
 ( 1-2 3- 4 - 6) Đại Việt sử ký toàn thư. NXBKHXH – Hà Nội 1998 tr 241 -285
(5)  Tham khảo thêm - Nguyễn Thị Phương Chi: Tình hình ruộng đất và đời sống kinh tế nông nghiệp thời Lý. Kỷ yếu: 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long. Hà Nội 2009
nền tảng, nhà Lý luôn chú tâm phát triển nông nghiệp, các vua Lý thương cổ vũ sản xuất nông nghiệp bằng các lễ cày tịch điền có từ thời tiền Lê . năm . Năm 1038 “ Vua ngự ra cửa Hải Bố cày ruộng tịch điền. Sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần nông, tự cầm cày để làm lễ tự cày”. Mỗi khi có hạn hán, mưa dầm ảnh hưởng đến sản xuất  các vua Lý đều chủ trì tiến hành lễ cầu mưa,cầu tạnh.Năm 1071 “ Bấy giờ mưa dầm, rước phật Pháp Vân về Kinh để cầu tạnh”. Năm 1137 “ Vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ phật Pháp vân để cầu mưa” . Để đảm bảo nguồn sức kéo phục vụ sản xuất nhà Lý luôn quan tâm xuống chiếu cấm giết Trâu bò để bảo vệ nguồn sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1042 đến năm 1143 có đến 4 lần cấm giết trâu, mổ trộm trâu và có hình phạt thích đáng khi vi phạm hành động này
1.2. Kinh tế  thương nghiệp .
- Nội thương: Với nền kinh tế sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, thời nhà Lý ban hành  nhiều chính sách khuyến nông cởi mở đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất tăng lên, nhu cầu trao đổi các vùng ngày càng lớn, nhu cầu mua và bán đẩy mạnh lưu thông tiền tệ thông qua hệ thống chợ tại kinh đô cũng như các vùng quê. Sử liệu cho biết ngoài chợ Đông trong kinh thành, năm  1035 “Mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài ở chợ ấy”. Những hoạt động kinh tế trong một thời kỳ dài khá ổn định như sử liệu ghi chép , năm 1016 “ 30 bó lúa giá 70 đồng”.
- Ngoại thương:
 Kinh tế hàng hóa phát triển là tiền đề để thúc đấy ngoại thương phát đạt, các thương điếm buôn bán ven biển xuất hiện. Năm 1149 “ Mùa xuân tháng 2. thuyền buôn ba nước Trảo Oa; Lộ Lạc; Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để buôn bán hàng hóa quý”.  Năm 1184 “ Người buôn các nước Xiêm La và tam Phật Tề vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán”. Như vậy vào thời Lý bên cạnh những thương nhân Trung Hoa, ngoại thương Việt Nam đã có sự tham gia của các thương nhân các nước trong khu vực Đông Nam á. Bên cạnh  ngoại thương đường biển, ngoài thương đường bộ cũng đẩy mạnh với  “Bạc dịch trường” dọc tuyến biên giới vơi các địa điểm: Vĩnh Bình, Như Hồng, Hoành Sơn, Tô Mậu vv... Để có được nền ngoại thương nhộn nhịp, sống động, sự đóng góp của tiền tệ – vật trung gian là không thể thiếu.Số vốn một chuyến đi buôn bán trong một năm lên đến hàng nghìn quan. Như vậy, ở thời Lý, tiền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nội thương và ngoại thương  để xây dựng đất nước. Kinh đô  Thăng Long đã trở thành một trung tâm kinh tế thương mại về hàng nông nghiệp và thủ công nghiệp của cả nước. Giá cả ổn định, tiền tệ lưu thông phản ánh nền kinh tế nói chung và nội thương – ngoại thương có bước phát triển. Giao lưu trao đổi hàng hóa rộng khắp trong và ngoài nước đã kích thích nền kinh tế  sản xuất hàng hóa tạo nên ngành kinh tế nội   phát triển rộng khắp.Bên cạnh đó các nghề sản xuất phục vụ cuộc sống cư dân như dệt lụa, làm gốm sứ, chế tác kim loại, đồ gỗ vv.. đều được quan tâm và có điều kiện phát triển. Năm 1042 “ Vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc ”.Sự lớn mạnh của các ngành kinh tế phải kể đến sự xuất hiện và sử dụng rộng rãi các đồng tiền do nhà Lý đúc ra phục vụ cho nền kinh tế với tư cách đồng tiền của quốc gia độc lập tự chủ. Từ một nền kinh tế được phục hưng, với sức mạnh tự chủ, cùng cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộc nhà Lý đã xây dựng nên một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên nhiều lĩnh vực mà dấu vết để lại qua các công trình kiến trúc.
II. Những ghi chép về kiến trúc thời Lý.
Với ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ, ngay từ buổi đầu chuyển kinh đô về Thăng Long nhà Lý đã chú trọng xây dựng một bộ máy nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh và xây dựng ý thức hệ dân tộc trên cơ sở tinh thần Phật giáo.  Với điều kiện kinh tế phát triển, tập trung cùng với hệ thống chính quyền nhà nước tập quyền vững mạnh  nhà Lý đã cho xây dựng rầm rộ các cơ sở vật chất của chính quyền trung ương và các cơ sở phật giáo  hình thành nên trung tâm chính trị và tinh thần của cộng đồng. Theo các nguồn sử liệu ghi chép: Tại kinh đô Thăng Long, ngay những năm đầu tiên đã “ Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào... Lại xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu,  bên tả làm điện Tập Hiền,  bên hữu dựng điện Giảng Võ... đều có thềm rồng”  các đời vua Lý đều xây dựng mở rộng hệ thống cung điện, đền thờ, sơn lăng với quy mô bề thế. Bên cạnh đó các hoàng thân quốc thích, quan lại câc cấp cũng đua nhau xây dựng tạo nên diện mạo mới cho nền kiến trúc dân tộc. Sự phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu xây dựng của người dân ngày càng nhiều. Năm 1084 “ Xuống chiếu cho thiên hạ nung ngói lợp nhà”. Việc xây dựng thường xuyên rầm rộ khiến cho ngành vật liệu xây dựng phát triển hình thành nên các  vùng thủ công sản xuất chuyên biệt phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Cùng với các công trình cung điện, nhà Lý quan tâm xây dựng phát triển cơ sở phật giáo quy mô lớn. Sử  liệu ghi chép nhiều về các năm xây dựng chùa thời Lý. Tháng 7 năm 1010“ Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở Phủ Thiên đức”.Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên....Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm... Lại hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại. ( tr 242). Năm ấy, độ dân làm sư. Phát bạc ở kho 1680 lạng để đúc chuông lớn treo ở chùa Đại Giáo.Năm 1011 “ năm ấy trong thành, bên tả dựng cung đại Thanh, bên hữu dựng chùa Van Tuế. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên vương và các chuà Cẩm Y; Long Hưng; Thánh Thọ.Năm 1016 “ Độ cho hơn nghìn người ở Kinh sư làm Tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô bốn pho tượng Thiên đế”Năm 1023 “ Mùa thu tháng 9 làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh”
Năm 1031”  Xuỗng chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ.Năm 1049 “ Mùa đông tháng 10, dựng chùa Diên Hựu” .Năm 1056. “ Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài minh”. Năm 1057 “ Mùa xuân tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng theo kiểu 12 tầng( tức là tháp Báo Thiên)..... Mùa đông tháng 12 làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ . Năm 1058 ban cho tên cây tháp ở Đồ Sơn là tháp Tường Long. Năm 1066. “ Mùa thu tháng 9 sai Lang tướng là Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du” vv... có chùa được xây dựng kéo dài hơn 5 năm như chùa Lãm Sơn.Năm 1088. “ Mùa đông tháng 10, cho xây tháp chùa Lãm Sơn” Năm 1094 “ Mùa hạ tháng 4, tháp chùa Lãm Sơn xây xong” . Năm 1108 cho xây tháp ở núi Chương Sơn. Năm 1117 khánh thành tháp Vạn phong thành thiện. Năm 1122 khánh thành Bảo tháp Sùng Thiện diên linhvv..
Thống kê sơ bộ cho  thấy riêng đời vua Lý Công Uẩn đã cho xây dựng hơn 11 chùa mới ở kinh đô Thăng Long với quy mô lớn. Các đời vua tiếp theo các chùa mới đều được xây dựng bên cạnh việc trùng tu tôn tạo các chùa cũ đổ nát.Bên cạnh xây chùa, nhà Lý sử dụng nhiều tiền của để đúc chuông đắp tượng. Năm 1010 “Phát bạc ở kho 1680 lạng để đúc chuông lớn treo ở chùa Đại Giáo”. Năm 1014 “Mùa thu tháng 9 xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm. Mùa đông tháng 10 xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và Tinh lâu Ngũ Phượng”. Năm 1033 “ xuống chiếu đúc quả chuông một vạn cân để ở lầu chuông Long Trì”. Năm 1035 “ Xuống chiếu phát 6000 cân đồng để đúc chuông đặt ở chùa Trùng Quang  hay năm 1041 “  xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ Tát Hải Thanh” năm 1057 “Mùa đông tháng 12 làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ ” Năm 1129 “  Mở hội khánh thành 8 vạn 4 nghìn bảo tháp ở gác Thiên Phù” vv...Sử cũ ghi lại  năm 1097 “ Bấy giờ trong nước giàu đủ. Thái hậu làm nhiều chùa Phật”. Những hoạt động xây chùa, đúc chuông, tạc tượng đã tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển, khai thác nguyên liệu đồng, kỹ thuật nấu kim loại, kỹ thuật đúc vv...
Những ghi chép trên cho thấy việc xây dựng rầm rộ các công trình kiến trúc, tôn giáo dưới thời Lý cơ bản do nhà nước tiến hành không những tập trung ở Thăng Long mà còn có mặt khá nhiều nơi trên địa bàn cả nước. Tháp Tường Long ( Hải Phòng); chùa Đọi Sơn, tháp Chương Sơn (Nam Hà); chùa Dạm, chùa Phật Tích ( Bắc Ninh); chùa Quỳnh Lâm ( Quảng Ninh). Huy động được sức người sức của của cả cộng đồng các công trình kiến trúc này đều có quy mô lớn, trang trí mỹ thuật đẹp trở thành biểu tượng của nền mỹ thuật Lý để lại cho đến ngày nay.
III Những phát hiện khai quật khảo cổ học.
Với quy mô to lớn, xây dựng vững chắc bề thế, các công trình kiến trúc thời Lý thường có tính bền vững cao, được các sử gia đời sau chú ý ghi chép. Mặc dù vậy trải qua thời gian, thiên nhiên khắc nghiệp các công trình kiến trúc này đều có phần hư hại. Tháp  Đại Thắng tự thiên ( Báo Thiên tự tháp - Hà Nội) cao 13 tầng luôn bị sét đánh. Năm 1246 “ Mùa hạ tháng 5 tháp trên núi Long Đội đổ” (1) hay năm 1258 “ Mùa thu tháng 8 gió to, đỉnh tháp Báo thiên rơi xuống” (2)vv.. Chính vì thế cho đến nay, hầu hết các công trình kiến trúc thời Lý chỉ được biết đến trong ghi chép cùng dấu tích để lại.
1. Những cuộc khai quật khảo cổ học di tích thời Lý.
Những di tích thời Lý được biết đến qua các cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học. Trước hết phải nói đến việc bỏ di tích chùa Báo Thiên  lấy mặt bằng xây dựng nhà Thờ lớn Hà Nội đầu thế kỷ đã tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc đá thời Lý. Cuộc khai quật tại tháp Chương Sơn ( Hà Nam) đã tìm được nền móng cũ của cây tháp đổ cùng hàng trăm hiện vật điêu khắc đá thể hiện các đề tài khác nhau. Cuộc khai quật chùa Phật Tích đã tìm thấy móng kiến trúc tháp cùng hàng trăm hiện vật điêu khắc đá, đất nung, cuộc khai quật tại chùa Đọi Sơn tìm thấy nhiều di vật  điêu khắc đá, đất nung thời Lý. Cuộc khai quật tháp Tường Long tìm được móng kiến trúc tháp và nhiều tác phẩm điêu khắc đá. Cuộc khai quật chùa Lạng tìm được một số tác phẩm điêu khắc, móng kiến trúc. Đặc biệt cuộc khai quật 18 Hoàng Diệu ( Hà Nội) tìm đượck khá nhiều tác phẩm nghệ thuật đất nung được coi là của thời Lý.Cùng với các cuộc khai quật các cuộc điều tra khảo sát tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc thờ Lý như: cột đá chùa Dạm ( Bắc Ninh), tượng sư tử, trang trí thành bậc đền Bà Tấm. Bệ đá chùa Huỳnh Cung, chùa Đồng Nhân ( Hà Nội) vv... Những hiện vật tìm được góp nguồn tư liệu tin cậy nhận diện văn hóa thời Lý trong lịch sử.
2. Những di vật xác định niên đại và phong cách nghệ thuật
2.1.Trước hết nói về các kiến trúc thời Lý tìm được. Cho đến nay các cuộc khai quật khảo cổ học đều được tiến hành trên các di tích, công trình kiến trúc liên quan đến Phật giáo, đó là những tháp được ghi chép trong chính sử. Dấu tích các kiến trúc này nằm chìm trong lòng đất, khi xuất lộ cho thấy đây là những móng đế tháp hình khối hộp vuông, xây gạch liền khít nhau thành khối. Kích thước các móng bề thế: móng tháp Phật Tích cạnh dài 8,6m x 8,6m, móng tháp Tường Long dài 7,86m x 7,86m. Điều đáng lưu ý là các viên gạch xây móng đều có kích thước khá lớn, màu đỏ nhạt được nung với nhiệt độ cao, chịu lực tốt. Một số
(1 -2) Đại Việt sử ký toàn thư tập II . NXBKHXH- Hà Nội 1998 tr 21- 30
viên gạch có đề ghi niên đại như: Long thụy Thái bình Lý gia đệ tam đế niên tạo” được xây trong móng tháp, điều này xác tín tháp được xây dựng vào thời Lý.

Móng tháp và gạch ghi niên đại - chùa Phật Tích
2.2 Điêu khắc thời Lý.
Điêu khắc  thời Lý cho đến nay hiện vật thu được qua các cuộc khai quật và sưu tầm cho thấy có nhiều loại hình khác nhau, thể hiện nhiều đề tài gồm điêu khắc đá và đồ đất nung.
- Điêu khắc chất liệu đá:
Điêu khắc chất liệu đá, do tính chất bền vững của vật liệu, điêu khắc đá thời Lý để lại đến ngày nay khá phong phú với nhiều loại hình, đề tài khác nhau.  Hiện vật này còn lưu giữ tại địa điểm các di tích hay phát hiện qua các cuộc khai quật khảo cổ học.Dưới đây là một số hiện vật
+ Cột đá chùa Dạm.
Chùa Dạm được dựng trên sườn núi Đại Lãm Sơn thuộc địa bàn xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. Theo tài liệu lịch sử cho biết ngôi chùa được xây dựng từ thờ Lý năm1086). Qua thời gian,  do điều kiện tự nhiên và xã hội can thiệp, hiện nay dấu vết chùa xưa chỉ còn lại phần móng nền chùa 3 cấp  với chiều dài khoảng 120 m chiều rộng 70 m, mỗi cấp nền chênh nhau khoảng 5m -6m. Dấu vết để lại cho đến nay  đáng chú ý là cột đá chùa Dạm, được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một tác phẩm điêu khắc đá thời Lý.Cột chùa Dạm được chế tác từ đá liền khối, cao trên 3,2m, thể hiện hình trụ tròn nhiều lớp thu nhỏ lên trên. Lớp trên
cùng hình khối tròn đầu hơi nhọn, phía dưới  khối tròn  khắc tạc hình rồng uốn xung quanh. Rồng thể hiện có mào, bờm nhô cao, thân uốn hình sin nhỏ dần, thân trơn mang đặc điểm của rồng nghệ thuật thời Lý.
 + Chùa Phật tích được xây dựng trên một ngọn thấp thuộc địa bàn huyện Tiên Du.  Theo tư liệu lịch sử chùa được xây dựng từ thời Lý ( năm 1057). Viên gạch tìm được tại đây đã ghi rõ niên hiệu Long Thuỵ thái bình Lý gia đệ tam đế là vật liệu
 tham gia xây dựng chùa đã xác tín niên đại này.Qua thời gian, sự can thiệp 
của tự nhiên và xã hội chùa bị đổ nát, sau này dần được khôi phục có diện mạo như hiện nay. Trên di tích hiện nay dấu vết của chùa xưa để lại là những khuôn viên nền chùa cũ dài trên 100m rộng trên 60m với 3 bậc nền chênh nhau 4m – 6m được kè đá khá
Đá kè nền chùa Phật Tích
chắc chắn. Hiện vật lưu giữ tại chùa có nguồn gốc từ thời Lý khá nhiều
+ Tượng Phật Adiđà
 Tượng được chế tác từ đá lièn khối màu trắng xanh ngà thể hiện  trong tư thế ngồi kiết già trên toà sen. Kích thước tượng cao 1,87m. Toà sen chế tác khối với hai lớp cánh sen đối nhau. Trên mặt cánh sen khắc tạc hình ảnh con rồng thời Lý với mào cao, thân dài uốn hình sin tắt dần, thân trơn nhẵn.

Tượng Phật và bệ sen chùa Phật Tích
Bệ tượng là khối đá hình bát giác đều nhau gồm nhiều tầng thu nhỏ dần lên trên đỡ bệ sen. Kích thước bệ cao 0,65m. Hai phần trên hình khối bát giác vuông vức, cách cạnh đều nhau.Mặt đứng thành bệ khắc tạc trang trí những hình ảnh con rồng nối đuôi nhau. Rồng có mào lớn vươn lên, thân nhỏ dài uốn hình sin, thân trơn nhẵn. Phía dưới các phần được chế tác uốn lượng nhẹ, mặt đứng trang trí hoa văn hình thuỷ ba nhiều lớp nhô lên cùng . Lớp dưới cùng là hình bát giác trang trí hình ảnh các con rồng. Đây là một tác phẩm điêu khắc trang trí đẹp, đăng đối, hoạ tiết tỉ mỉ, khối khắc gọn nổi, được coi là một tác phẩm điêu khắc điển hình của nghệ thuật thời Lý. Ngoài ra ở đây còn một tượng Hộ Pháp nay được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trang trí bệ tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích.
+ Tượng các con thú.
Tại trước của chuà Phật Tích hiện nay còn lưu giữ 12 tác phẩm điêu khắc đá khối tròn thể hiện các con thú như: voi, ngựa, trâu, Hà mã…
Tượng Trâu và Voi chùa Phật Tích
Các tác phẩm đều được chế tác từ đá liền khối, có kích thước lớn,  trong nhiều tư thế khác nhau, mỗi chủ đề mang một đặc trưng riêng, điển hình của mỗi loài thú được đặc tả. Mỗi con thú lại được đặt trên bệ thắt giữa, mặt đứng bệ trang trí hoa văn cánh sen hai lớp quay đối nhau. Đây là những tác phẩm điêu khắc khá độc đáo
+ Chân tảng đá.
Tại chùa Phật Tích hiện nay có khá nhiều chân tảng đá cùng trụ đá với hình dáng, kích thước khác nhau được điêu khắc trang trí khá đẹp
Đá chân tảng hình khối hộp; kích thước 0,72m x 0,72m dày 0,22m.Trên mặt là khối hình tròn nhô cao 5cm, đường kính 0,48m; xung quanh tạc họa tiết cánh sen kết dải hai lớp vây quanh. Lớp trên gồm 16 cánh, bản to rộng, đầu mũi sen thon vểnh. Trên mặt cánh tạc trang trí hình ảnh hai con rồng thân uốn lượn đối xứng nhau.Bốn mặt đứng tạc hình người nhảy múa
Một số chân tảng đá tại chùa Phật Tích
 Đá chân tảng khối hộp hai chiếc tương tự nhau, kích thước 0,74m x 0,72m x 0,23m . Mặt có hình tròn, xung quanh trang trí cánh sen hai lớp. Mặt đứng trang trí hoa văn hình người, sóng nước  Chân tảng  hình trụ tròn với phần trên là hai lớp cánh sen mũi tròn phủ xuôi.
+Tháp Tường Long cùng với những viên gạch có đề ghi niên đại, tại đây qua khai quật tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc đá. Chân tảng trang trí hình cánh sen kép. Mặt cánh sen để trơn không trang trí. Một bệ đá hình tròn, xung quanh trang trí hoa văn thủy ba nhiều lớp vươn lên lô xô như trang trí bệ đá chùa Phật Tích. Tháp Tường Long được khánh thành năm 1057.
Chân tảng( Tường Long- HP)
Thủy ba trang trí  bệ ( Tường Long- Hải Phòng)
+ Chùa Đọi Sơn.
 Chùa được xây dựng trên ngọn đồi tháp thuộc xã Đọi Nhì ( Duy Tiên – Hà Nam). Hiện nay chùa còn lưu giữ khá nhiều tác phẩm điêu khắc đá.
- Bia chùa Đọi Sơn với đế bia trang trí hình rồng ổ với thân rồng tròn nhẵn uốn mềm mại. Những chân tảng với hai lớp cánh sen kép mập để trơn không trang trí.

Chân tảng và đế bia chùa Đọi Sơn
Bên cạnh đó tại đây còn 6 pho tượng hộ pháp kích thước lớn cao 1,65 m được
Tượng Hộ Pháp chùa Đọi Sơn
trang trí đẹp với hoa văn chi tiết cầu kỳ tinh xảo. Bên cạnh đó cuộc khai quật còn thấy dấu móng kiến trúc cùng những tác phẩm bằng đất nung mang phong cách nghệ thuật và đề tài thể hiện như tác phẩm điêu khắc đá.
+ Tháp Chương Sơn
Tháp Chương Sơn được xây dựng trên ngọn đồi cao ( Hà Nam) khai quật và công bố kết quả vào những năm 1970 cùng với dấu tích kiến trúc, hàng trăm hiện vật điêu khắc đá được tìm thấy. Những hiện vật được khắc tạc nhiều chủ đề khác nhau, trong đó đề tài Rồng chiếm vị trí quan trọng. Con Rồng được thể hiện  tương tự như cong rồng chùa Phật Tích.
+Đền Bà Tấm
Đền Bà Tấm nằm trên vùng đất cao thuộc địa bàn xã Dương xá, huyện Gia Lâm. Vùng đất này trước  năm 1961 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội quản lý. Theo tài liệu lịch sử cho biết, đền được xây dựng từ thời Lý, hiện nay tại chùag còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc đá thời Lý như thành lan can bậc kiến trúc khắc tạc hình ảnh chim phượng có mào và đuôi thể hiện như mào và thân rồng thời Lý. Trên thành bậc là hình ảnh con sóc với tư thế động, chiếc đuôi dài uốn hình sin doãng như sóng nước trang trí trên bệ chùa Phật Tích.

 trăm hiện vật điêu khắc đá được tìm thấy. Những hiện vật được khắc tạc nhiều chủ đề khác nhau, trong đó đề tài Rồng chiếm vị trí quan trọng. Con Rồng được thể hiện  tương tự như cong rồng chùa Phật Tích.
+Đền Bà Tấm
Đền Bà Tấm nằm trên vùng đất cao thuộc địa bàn xã Dương xá, huyện Gia Lâm. Vùng đất này trước  năm 1961 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội quản lý. Theo tài liệu lịch sử cho biết, đền được xây dựng từ thời Lý, hiện nay tại chùag còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc đá thời Lý như thành lan can bậc kiến trúc khắc tạc hình ảnh chim phượng có mào và đuôi thể hiện như mào và thân rồng thời Lý. Trên thành bậc là hình ảnh con sóc với tư thế động, chiếc đuôi dài uốn hình sin doãng như sóng nước trang trí trên bệ chùa Phật Tích.
Đầu sư tử đền Bà Tấm
+ Bia chùa Quỳnh Lâm ( Đông triều – Quảng Ninh)
 Chùa Quỳnh Lâm- một trung tâm phật hiaos lớn của dòng Trúc Lâm; tại chùa còn lưu gĩũ được một số tác phẩm điêu khắc thời Lý. Đó là rộng thành bậc và tấm bia trước cửa chùa. Con rồng được thể hiện thân uốn lượn mềm mại mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý.
Trang trí trán bia và thành bậc chùa Quỳnh Lâm
Chùa Đồng Nhân ( Hai Bà Trưng – Hà Nội) hiện còn lưu giữ một bệ đá thời Lý có cấu trúc khá đặc biệt. Mặt bệ sen là 3 lớp cánh sen hướng lên, giữa là mô típ núm vú gồm 16 chiếc vây tròn, phía dưới là cánh sen hai lớp úp xuôi. Đế bệ hình bát giác như bệ thờ chùa Phật Tích. Đây là chiếc bệ thờ duy nhất ảnh hướng rõ của nghệ thuật bệ thờ văn hóa Champa.
+ Bệ đá chuà Đồng Nhân ( Hà Nội)

- Điêu khắc trên chất liệu đất nung.
 Điêu khắc trên chất liệu đất nung được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình kiến trúc thời Lý. Có lẽ do chất liệu dễ chế tác, nên loại hình hiện vật này khá phong phú, đa dạng trong cách thể hiện. Đất nung được chế tác thành tượng tròn, phù điêu, lá đề.. trang trí trên gạch ngói, gốm sứ vv...Những tác phẩm đất nung: đầu sư tử, chim thần Garuda..cho biết phần nào về nghệ thuật điêu khắc thời Lý trên vùng đất Bắc Ninh tại chùa Phật Tích .
Tượng đất nung Krisna và đầu sư tử chùa Phật Tích
Tại chuà Đọi Sơn tìm được gạch đất nung trang trí hình rồng với thân hình uốn lượn, sử dụng trang trí cho kiến trúc.
Rồng đất nung chùa Đọi Sơn
. Các hình lá đề đất nung tìm được tại chùa Cao ( Bắc Ninh) hay Hoàng thành Thăng Long đã cho thấy hình ảnh con rồng thời Lý được khắc tạc chi tiết tỉ mỉ
 Rồng trên lá đề chùa Cao ( Bắc Giang)
 Rồng trên lá đề Thăng Long( Hà Nội)
Bên cạnh đó một số đồ gốm  thời Lý cũng được trang trí hoa văn đẹp, mang đặc trưng thời đại, đó là hình ảnh con rồng uốn lượn.
2.3 Những  đề tài và đặc trưng của nghệ thuật Lý.
Những hiện vật thời Lý cho đến nay được phát hiện số lượng khá lớn với nhiều đề tài trang trí khác nhau, họa tiết vô cùng phong phú. Những hiện vật nêu trên có thể cho thấy một số đặc trưng riêng của nghệ thuật thời Lý.
- Trước hết nói về hình ảnh con rồng, con rồng được sử dụng trang trí trên nhiều loại hình kiến trúc, cột đá, bệ thờ, chân tảng, mặt trán bia, gạch trang trí,  lá đề, đầu ngói ống và có mặt ở khắp nơi; từ kinh đô Thăng Long đến miền châu thổ Hà Nam, miền Trung du Bắc Giang hay vùng biển xã xôi Hải Phòng. Dù được sử dụng trang trí ở loại hình nào hay địa phương nào  nhưng hình ảnh con rồng vẫn mang nét chung như thân rồng nhỏ mảnh uốn mềm mại theo hình Sin tắt dần, thân tròn nhẵn trơn chưa có vẩy và vây. Chân rồng nhỏ mảnh, có 3 móng nhỏ dài cong. Đầu rồng thon nhỏ, được trang trí đẹp với mào lớn vươn cao, các họa tiết tạc tỉ mỉ chau chuốt. Rồng được thể hiện trong không gian với nhiều họa tiết phụ trợ phù hợp đẹp, tôn vẻ sang trọng của con rồng. Hình ảnh con rồng thường thể hiện từng cặp đối xứng nhau hoặc nối nhau thành bộ đôi hoàn chỉnh. Hình uốn thân rồng còn được sử dụng trong trang trí các đề tài khác như đuôi chim Phượng thành bậc, hay các họa tiết đầu rồng còn được thể hiện biến tướng trên mào chim phượng. Có thể nói hình ảnh con rồng là đề tài thể hiện chủ đạo đẹp nhất, thường xuyên xuất hiện trong các điêu khắc thời Lý. Đề tài này phản ánh tinh thần lịch sử của sự tích kinh đô Thăng Long - “ rồng bay”; phù hợp, gần gũi với khát vọng tâm linh của cư dân nông nghiệp lúa nước với các hiện tượng tự nhiên mây mưa, sấm chớp “ rồng đen lấy nước được mùa, rồng trắng lấy nước thì vua đi cày”
- Đề tài Thủy Ba ( sóng nước) được thể hiện khá phổ biến trên cột đá hay bệ thờ. Hình ảnh  sóng nước nhiều lớp nhô lên uốn đều đặn nhau, mềm mại nhiều lớp được thể hiện khá thống nhất trong các hiện vật tìm được. Đây cũng là họa tiết đặc trưng của thời Lý.
- Hoa văn cánh Sen được sử dụng khá nhiều với những cánh sen thon đầu vê tròn hơi vê lên. Mặt cánh sen thường hơi nổi so với rìa cánh. Sen thể hiện nhiều lớp đan xen nhau làm nền cho cánh sen chính tạo nên cảm giác sống động. Mặt cánh sen còn được trang trí các hình ảnh rồng đẹp mặt.
- Đầu tượng Sư tử là một đề tài sử dụng khá nhiều trên chất liệu đá và gốm. Đầu Sư tử được thể hiện sống động với hình khối nổi khỏe, hoa văn trang trí dày đặc với đường nét thể hiện mềm  tạo nên tác phẩm nghệ thuật đẹp.
- Tượng Hộ Pháp cho đến nay được biết đến tại chùa Phật Tích và Đọi Sơn nhưng đã cho thấy đây là loại tượng bán thân, có kích thước lớn, được thể hiện trang trí đẹp. Hoa văn được khắc tạc phủ trang trí toàn thân với nhiều họa tiết nông sâu, thể hiện chi tiết tỉ mỉ làm nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.
Hoa văn trang trí diềm tượng Hộ pháp - chùa Đọi Sơn
Trong những hoa văn cho thấy, hoa tiết hoa văn vòng tròn nhiều lớp khắc tạc chi tiết tỉ mỉ với những hình ảnh cánh sen nhìn nghiêng, bát sen, cùng những hình ảnh người kích thước nhỏ điểm xuyết rất sống động.
Nhìn chung các đề tài trang trí thời kỳ này có hai đặc điểm:
Về nội dung thường được thể hiện liên quan đến Phật giáo: rồng phun nước tắm cho phật, hoa sen, sư tử đều liên quan đến phật. Nhưng hình ảnh con rồng cũng biểu tượng cho dân tộc đó là vương quyền. Vương quyền kết hợp với tôn giáo tạo nên biểu tượng chung được sử dụng là biểu tượng chính của thời kỳ này. Nên vì thế hình ảnh con rồng là biểu tượng được thể hiện đẹp nhất, cầu kỳ nhất trong các hoa văn trang trí thời Lý.
 Phong cách thể hiện lấy tính đối xứng đối xứng làm chủ đạo và sự chi tiết hoa văn làm tổng thể . Tính đối xứng được thể hiện trên các đề tài khá chặt chẽ tạo nên sự cân đối hài hòa khi thể hiện các chi tiết. Các chi tiết hoa văn trong nghệ thuật Lý thể hiện chi tiết, tỉ mỉ chau chuốt đến từng họa tiết nhỏ tạo nên những tác phẩm điêu khắc đẹp dù trên chất liệu đá hay đất nung. Có thể thấy, nội dung đề tài, phong cách cách thể hiện nghệ thuật  thời Lý mang sắc thái riêng đặc sắc, mang đậm tính phật giáo đó chính là linh hồn tạo nên nền nghệ thuật thời Lý.

Cho đến nay khi nghiên cứu các hiện vật điêu khắc thời Lý, nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề, các tác phẩm điêu khắc đá thời Lý xuất hiện khá đột ngột, hoàn chỉnh, có nghệ thuật cao trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam mà những giai đoạn trước chưa xuất hiện. Sự xuất hiện này lý giải có những nguyên nhân xa xôi từ một nền nghệ thuật truyền thống xa xưa của dân tộc, đến thời Lý có đủ điều kiện kinh tế và nhà nước tập quyền có đủ sức mạnh tạo điều kiện cho nền nghệ thuật trỗi dậy và phát triển. Các công trình kiến trúc lớn đều mang nội dung phật giáo và do nhà nước đứng ra xây dựng. Bên cạnh đó có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa bên ngoài đưa lại. Nền nghệ thuật thời Lý xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Champa. Các tượng Hộ Pháp mang dáng dấp tượng Drappala canh cửa tháp Champa. Các Họa tiết hoa văn tròn nối nhau liên tiếp là hình ảnh các băng trang trí cột góc tháp Chăm, hay tượng sư tử mang nhiều yếu tố Champa. Đặc biệt bệ thờ với núm vú vây quanh là sản phẩm đặc trưng trong nghệ thuật Champa thời kỳ phát triển rực rỡ với phong cách Trà Kiệu ( thế kỷ X). Điều đó cho thấy nghệ thuật Lý có ảnh hưởng nhiều của văn hóa Champa, tiếp thu có chọn lọc bổ xung vào nền nghệ thuật dân tộc. Điều này được phản ánh trong chính sử ghi lại, các cuộc tiếp xúc Việt Chăm thời Lý, nhiều thợ thủ công người Chăm  đã có mặt Việt Nam và góp công xây dựng nên các công trình kiến trúc và dấu ấn của họ để lại trên tác phẩm điêu khắc mà ngày nay được biết đến./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét