Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

DẤU TÍCH VĂN HÓA CHĂM
 TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA THĂNG LONG

            Vào cuối thế kỷ X, khi dân tộc Việt giành được độc lập, định đô tại Hoa Lư, mối quan hệ Việt – Chăm được xác lập trên tầm cao mới - mối quan hệ của hai tộc người độc lập. Nếu trước kia khi dân tộc Việt chìm trong đêm trường tăm tối ngàn năm Bắc thuộc, thì người Chăm đã giành được độc lập từ thế kỷ II ( 192) và xây dựng nên một nền văn hóa dân tộc đặc sắc tỏa sáng trên vùng Đông Nam á. Trong điều kiện mới, buổi đầu độc lập, văn hóa Việt sau ngàn năm gìn giữ nay có điều kiện dần phục hồi, xây dựng và tỏa sáng thì mối quan hệ với  văn hóa Chăm có tiền đề phát triển. Mối quan hệ đó diễn ra đa chiều, trên mọi lĩnh vực và văn hóa Chăm đã phần nào góp thêm những màu sắc làm phong phú văn hóa Việt trong lịch sử. Theo sử liệu ghi chép dưới triều Lê Đại Hành:Năm 982, "Vua Thân đi đánh nước Chiêm Thành thắng được...bắt sống được binh sĩ không biết bao nhiêu mà kể; bắt được kỹ nữ trong cung trăm người và một người thầy tăng người Thiên Trúc; lấy các đồ quý mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tôn miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư" . Những người Chăm được đưa về Hoa Lư đã để lại dấu ấn khá nhiều trên vùng đất kinh đô này.  Những phát hiện về cột kinh tại Hoa Lư mang đậm yếu tố Mật Tông của phật giáo có ảnh hưởng  phảng phất  của  Phật giáo Chămpa tại Kinh đô Đồng Dương thế kỷ IX –X. Những viên ngói mũi lá tìm được ở Hoa Lư là sự kế thừa của loại hình ngói lợp Champa. Nhiều phong tục, lễ hội của người dân trong vùng cho đến nay vẫn còn những yếu tố văn hóa Chăm ẩn tàng trong các nghi thức.
 Vào thế kỷ XI ( năm 1010) khi nhà Lý chuyển đô về Thăng Longlà nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.  Sự chuyển đô này đã đánh dấu một thời kỳ mới, tạo tiền đề cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đại Việt, khẳng định bản lĩnh dân tộc. Vương triều Lý tồn tại trên 200 năm ( 1009 – 1225) với nhiều thành tựu hội tụ, phát triển tinh hoa văn hóa của cả dân tộc  trong một thời kỳ lịch sử, trong những đóng góp đó có sự góp mặt của các nền văn hóa từ những  tộc người anh em, trong đó có dân tộc Chăm, một tộc người sinh sống quản lý trên dải đất phương nam
 I Những điều kiện lịch sử
Khi triều Lý lên ngôi, định đô ở Thăng Long mở đầu mối quan hệ  với tư cách của hai vương triều,  năm 1011 người Chăm đã tỏ lòng hữu hảo bằng cách dâng Sư Tử lên tiến cống, ngay sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi một năm  Mối bang giao thân hữu ấy được thể hiện theo thống kê ghi chép của Việt sử lược, riêng thời Lý, triều đình Champa cử hơn 43 đoàn sứ bộ sang Đại việt tiến cống sư tử, voi trắng, cá sấu cùng nhiều sản vật địa phương  như tơ lụa, vàng bạc vv... Năm 1198 là năm sứ bộ cuối cùng của Chiêm Thành sang cống nhà Lý và xin cầu phong. Mật độ sứ giả bang giao rất nhộn nhịp có giai đoạn 2 năm sai sứ sang Đại Việt một lần như các năm 1057 đến 1065; hoặc mỗi năm một lần như các năm từ 1081 đến 1089. 
Về quân sự theo sử liệu ghi chép vương triều Lý đã 6 lần tiến quân xuống phương nam. Hơn hai trăm năm cầm quyền với 6 lần tiến quân, bình quân trên 30 năm mới có một lần người Việt tiến xuống phía nam. Năm 1020 sai Khai Thiên Vương Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính. Năm 1044 Lý Thái Tông  thân chinh cầm quân xuống phương nam, người Việt tiến vào vùng đất VịJaya ( Bình Định) quốc đô của Champa. Năm 1069 Lý Thánh Tông  cầm quân đi đánh Chămpa bắt vua nước ấy cùng dân chúng hơn 5 vạn người. Năm 1075 trước khi lập phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn cuộc xâm lược của nhà Tống. Lý Thường Kiệt đã đem quân di đánh Chiêm Thành. Năm 1104 Lý Thường Kiệt lại cầm quân đi đánh Chiêm Thành.Năm 1167. Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh Chiêm Thành
 Ngược lại theo sử liệu ghi chép kể từ khi vương triều Lý cầm quyền người Chăm có đến  8 cuộc người Chiêm Thành đem quân ra cướp phá biên giới. Năm 1043 tháng 4 giặc sóng gió Chiêm Thành cướp bóc dân ven biển; năm 1068 Chiêm Thành quấy nhiễu biên giới. Năm 1074 Chiêm Thành lại quấy rối biên giới; năm 1104 Vua Chiêm thành là Chế Ma Na đem quân vào cướp, năm 1132 Chiêm thành vào cướp châu Nghệ An; năm 1166 sứ Chiêm thành đi đến miền Ô Lý dùng quân phong thủy mà vượt biển cướp bóc nhân dân ven biển nước ta. Năm 1177 Chiêm thành đến cướp châu Nghệ An. Năm 1218 Chiêm thành đến cướp châu Nghệ An. Các cuộc xung đột biên giới này thường dân đến hệ quả là các cuộc tiến quân  của Đại Việt xuống Champa.
Hệ quả của các cuộc tiến quân là năm 1069 Lý Thánh Tông bắt được vua Chế Củ “ Chế Củ xin dâng 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng tha cho Chế Củ về nước”. Lần đầu tiên một phần đất phía nam được hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Đây là  sự sát nhập tự nguyện  trao đổi có điều kiện. Để củng cố quyền quản lý lãnh thổ năm 1075 cùng với việc sai Lý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành… Thường Kiệt bèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở”. Những hoạt động quân sự hay ngoại giao đã tạo điều kiện thuận lợi đa chiều cho văn hóa Champa dần từng bước hội nhập vào văn hóa Việt trong đó có không gian văn hóa Thăng Long.
Trong những mối quan hệ , đáng chú ý: Năm  1044 Lý Thái Tông  đánh kinh thành bắt sống hơn 5.000 người đưa về Đại Việt cho ở từ trấn Vinh khang ( Nghệ An) đến Đăng châu( Yên Bái – Lào Cai) sinh sống cho các tù binh được nhận người cùng bộ tộc, đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chiêm Thành. Đặc biệt hơn một bộ phận người Chăm được nhà Lý  tạo điều kiện cho định cư tại chính trung tâm Thăng Long. Lý Thái Tông khi vào Phật Thệ ( ViJaya) bắt vợ cả vợ lẽ… và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên đưa về Thăng Long.  Năm 1045 sau cuộc chinh phạt phương nam, vua Lý chế xe Thái Bình lấy vàng trang sức “ Bồng La nga” tức cái bành voi của Chiêm Thành để kéo...năm 1046 “ dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành”
 Năm 1060 lại “ Tháng 8 phiên dịch nhạc khúc và điệu đánh trống của Chiêm Thành sai nhạc công ca hát”. Năm 1203  “ Sai nhạc công chế khúc nhạc gọi là nhạc Chiêm Thành, tiếng trong trẻo ai oán buồn rầu, người nghe phải chảy nước mắt”.Đặc biệt hơn về tinh thần năm 1069 Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, trong số những tù binh bắt được đưa về Thăng Long có một nhà sư Trung Quốc. Là người hâm mộ đạo phật, tiếp thu những giáo lý Phật giáo; Lý Thánh Tông  đã đưa vị sư này về chùa Khai Quốc, phong làm Quốc sư  khai sinh ra phái Thảo đường, một thiền phái của phật giáo vương triều và tự mình  trở thành thế hệ đầu của thiền phái này.. Thiền phái Thảo đường duy trì được 5 thế hệ trong đó có 3 vị vua tham gia ( Lý Anh Tông thế hệ thứ ba;  Lý Cao Tông thế hệ thứ năm) cùng nhiều vị quan lại đại thần trong triều như Tham chính Ngô Ích ( thế hệ thứ hai); Thái phó Đỗ  Anh Vũ(thế hệ thứ  ba); thái phó Đỗ Thường ( thế hệ thứ tư) và Quản giáp Nguyễn Thức ( thế hệ thứ năm). Từ nền tảng ban đầu mà nhà Lý tạo bước đột phá, các triều đại  Trần – Lê tiếp nối, các cuộc hội nhập văn hóa Việt – Chăm diễn ra thường xuyên trong lịch sử để đến cuối thế kỷ XV ( năm 1472) cơ bản phần đất người Chăm quản lý đã hội nhập vào lãnh thổ chung và văn hóa Champa trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
Hệ quả của việc giao lưu tộc người và văn hóa  là văn hóa Việt tiếp nhận và chọn lọc  đưa những giá trị văn hóa tinh thần từ văn hóa Chăm vào tham gia thành tố văn hóa Việt, mà trong đó Thăng Long là nơi hội tụ kết tinh.
II Những bằng chứng lịch sử.
          Trước đây khi nghiên cứu về  văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần, những nhà nghiên cứu đã chú ý về những dòng ghi chép trong lịch sử về sự có mặt của những nhóm người Chăm sinh sống, cùng những phong tục mang ảnh hưởng của văn hóa Chăm với nhóm cộng đồng người vùng đất xung quanh Thăng Long. Tuy nhiên, những công trình hay bài viết về những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội chưa được chú ý nhiều. Chúng ta chỉ bắt gặp những phát hiện, những nghiên cứu  đơn lẻ về dấu ấn của văn hóa Chăm nằm chìm trong nền văn hóa Việt. Những phát hiện này được tìm thấy qua các cuộc điều tra điền dã khảo cổ học như: Nguyễn Vinh Phúc: tìm ra thôn Bà Già ( 1986); Những pho tượng phỗng Chàm trong các di tích ở Hà Nội của Nguyễn Xuân Diện; Làng Phú Gia từ truyền thống tới hiện tại của Công Phương Khương(1999); Hai bức tượng Chăm ở chùa Bạch Sam (Hà Nội) của Nguyễn Tiến Đông và Nguyễn Hữu Thiết ( 2004) hay về Tượng uyên ương thời Lý ở chùa Bà Tấm, Phật tích, Dạm…của Trần Anh Dũng, Trần Thị Trúc Đào ( 2007). Và xa hơn nữa là công trình nghiên cứu về : Thần người đất Việt của Tạ Chí Đại Trường cũng đề cập một vài  dấu ấn văn hóa Chăm trên vùng đất Thăng Long.Nhìn chung những nghiên cứu về  văn hóa Việt - Chăm có số lượng không nhiều, chỉ dừng lại ở những nghiên cứu trường hợp nhỏ lẻ, thiếu hệ thống.
Đáng chú ý về khảo sát là tìm ra thôn Bà Già, một làng người Chăm được tụ cư sinh sống từ thời Lý, nay chính là thôn Phú Gia ( Từ Liêm- Hà Nội). Dựa vào cuốn sách cổ “ Bản xã thần ký”  truy tìm trong lịch sử đã cho thấy nhóm người Chăm được Lý Thánh Tôn sau khi chinh phạt Champa ( 1044) đã đưa nhóm người này đến vùng ven Thăng Long cư trú lập ra thôn Đa da li ( sau được phiên âm là Bà Già). Làng Chăm này đến thời Trần khá thịnh đạt, tướng Trần Nhật Duật thường đến đây ngao du. Tài liệu này phù hợp với lịch sử ghi chép 
Theo suốt dặm dài lịch sử, dấu ấn văn hóa Champa để lại cùng ảnh hưởng từ nền văn hóa này đã lan tỏa và để lại dấu ấn trong lòng văn hóa Đại Việt, văn hóa Thăng Long vô cùng đa dạng dưới nhiều loại hình và hình thức khác nhau, vật thể và phi vật thể.
Tại kinh thành Thăng Long, cuộc khai quật khảo cổ học tại di tích Hoàng thành xưa ( 18 Hoàng Diệu) trong những hiện vật tìm được có một viên gạch viết chữ

Chăm cổ ( tự dạng Skanrit). Bên cạnh đó là hàng loạt các hiện vật đồ gốm có men mang đặc trưng của  gốm Champa tại Bình Định ( ViJaya).Các di tích khác như tháp Báo Thiên xây thời Lý có dấu ấn của văn hóa Chăm qua các điêu khắc; chùa Bà Đanh “ Xây dựng từ đời Hồng Đức nhà Lê để cho dòng dõi Lâm ấp ở (Tống gọi là Chiêm Thành, tục ta gọi là Xiêm?). Đời hậu Lê đã phá bỏ „ cho đến
 Gạch chữ Chăm tại Thăng Long
nay chỉ còn lại trong sử liệu ghi chép
Những vùng ngoại vi Thăng Long, đền Bà Tấm ( Gia Lâm – Hà Nội) cho đến nay vẫn còn hai hai đầu tượng Sư Tử mang dấu ấn từ văn hóa Chăm
Tượng Sư Tử Champa
Đầu Sư tử đền Bà Tấm
Một số chùa ở Hà Nội bên những tín ngưỡng Phật giáo của người Việt, trong chùa xuất hiện những tượng thờ mang  yếu tố Champa. Chùa Chài ( Đông Anh – Hà Nội), tượng Phật bà thể hiện như tượng thần Mẹ xứ sở trong văn hóa Champa trong đó có những nét tương đồng về phong cách, hình thái thể hiện, hay tượng thần Shiva là vị thần Ân Độ giáo cũng được gia nhập vào phật điện chùa Việt
T­ượng Mẹ PoNaga ( Champa)
T­ượng Phật chùa Chài ( Đông Anh – Hà Nộ)

T­îng Shiva – BT Đà nẵng
T­îng Shiva chúa Chài
 Tại các công trình kiến trúc Phật giáo không xa Thăng Long như chùa Phật Tích ( Bắc Ninh), ngoài yếu tố xây dựng tháp trên núi cao theo truyền thống địa điểm xây dựng tháp Champa theo phong cách Bình Định ( thế kỷ XI – XIII)Thì các điêu khắc trang trí tháp mang nhiều đề tài theo nghệ thuật điêu khắc Champa như Kirana, tượng đất nung Uyên ương
Đầu tượng Sư Tử và tượng Kirana ( chùa Phật Tích- Bắc Ninh)Đầu tượng Sư Tử và tượng Kirana ( chựa Phật Tích- Bắc Ninh)
Các chùa  tháp như Tường Long ( Hải Phòng); Chương Sơn, Đọi Sơn (  Hà Nam)
dấu ấn văn hóa Champa để lại khá phong phú trên các tác phẩm điêu khắc trang trí tháp. Nhưng tài liệu vật chất hiện thấy cho biết văn hóa Champa theo năm tháng có ảnh hưởng khá rộng đến cư dân văn hóa Việt, nhất là nơi có cộng đồng người Chăm cư trú đang dần hội nhập vào văn hóa Việt, trong đó trung tâm là Thăng Long.
Bên cạnh những di tích vật thể,  dấu ấn văn hóa phi vật thể vẫn hiện hữu trong đời sống tinh thần của những nhóm cộng đồng cư dân.. 

Những cuộc thăm đất nước Champa “ không chính thức” bằng vũ lực đã đưa hàng ngàn người dân Chăm về sinh sống trên Đại Việt từ Nghệ An cho đến Yên Bái – Lao cai. Những người dân Chăm đến sinh sống có nhiều tầng lớp, người theo tôn giáo, cung nhân, thợ thủ công. Đến sống trên vùng đất mới được quy tụ theo bộ tộc hương ấp, văn hóa Champa lại có điều kiện tồn tại trong lòng nền văn hóa Việt. Tại Hà Nội cho đến nay còn nhiều làng gốc người Chăm cũ như thôn Bà Già ( Từ Liêm – Hà Nội). Các vùng ven Thăng Long như Yên Sở, Hoài Đức, Chương Mỹ  cho đến nay còn nhiều dấu ấn văn hóa Chăm như kỹ thuật khai thác đá ong, kỹ thuật xây giếng nước cùng nhiều phong tục, tập quán của ngươì Chăm để lại. Có ý kiến cho rằng, cây dừa là biểu tượng của người Chăm ( thị tộc Dừa), cho nên khi đến cư trú nơi sống mới họ thường mang theo cây dừa để nhớ về quê cũ. Hoài Đức xứ xở  của Dừa ven Thăng Long; Thanh Hóa quê hương của Dừa  xứ bắc được coi là một tiêu chí văn hóa Chăm lan tỏa trong không gian văn hóa Việt. Các trí thức, nghệ nhân, nghệ sĩ, tôn giáo, người Chăm đã mang đôi tay tài hoa và khối óc thấm đậm văn hóa Chămpa ngàn năm dần hội nhập vào văn hóa Việt. Nếp sống của người Chăm hòa lẫn vào văn hóa Việt theo thời gian.Văn hóa Champa không chỉ hòa trộn trong không gian văn hóa Thăng Long; với  số lượng người đông được phân bố rộng khắp  trên lãnh thổ Đại Việt chắc chắn sẽ diễn ra quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm mạnh mẽ, kéo dài qua nhiều thế kỷ Lý – Trần – Lê tạo nên sắc màu cuộc sống phong phú, đa dạng trong lòng văn hóa Việt truyền thống.  Văn hóa Chăm trong không gian văn hóa Thăng Long  là một trong những tâm điểm của quá trình hội nhập lâu dài đó./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét