Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

THÁP DƯƠNG LONG ( BÌNH ĐỊNH)
Tư liệu mới – nhận thức mới

I . Những tư liệu về tháp Dương Long
Tháp Dương Long là một  trong những nhóm 3 tháp, được xây dựng trên một vùng đồi cao phẳng thuộc địa bàn thôn Vân tường xã Bình An huyện Tây Sơn.Tháp Dương long có nhiều tên gọi khác nhau: tháp Bình An, Vân tường, An Chánh…nhưng tên gọi  Dương long là phổ biến và được nhiều người biết đến. “ Tháp Dương long gồm có 3 ngọn đứng ngang nhau trên nổng gò cao, một nửa thuộc thôn Vân tường, một nửa thuộc thôn Trường Định, quận Bình Khê.Ngọn tháp chính ở giữa đứng cao hơn hai ngọn bên,một mười một tám.Người Pháp gọi tháp này là Tour d’ Ivoire ( Tháp Ngà)”( Quách Tấn -2001) (1). Sách Đại Nam nhất thống chí viết “Tháp Dương long ở thôn Vân Tường huyện Tuy viễn”( Đại Nam nhất thống chí -1977) (2). Tên gọi tháp Ngà chỉ xuất hiện khi người Pháp biết đến khu tháp này mà đến nay vẫn chưa lý giải được vì sao có tên gọi đó.
Tháp Dương Long – Bình Định
Cuối thế kỷ 19 khi đến đây khảo sát tháp Dương Long, Ch.Lemire cho biết: “ Trên các bờ của sông Đông Phố, gần cái chợ lớn gọi là chợ đình hiện còn 3 cái tháp Chàm mà người Pháp gọi là các tháp Ngà voi, người Việt nam gọi là Dương long.Chúng được xây dựng trên một ngọn đồi,trong một cánh rừng mít và xoài tuyệt đẹp….Chúng rất cao, rất được chau chuốt và được bảo vệ tốt hơn các tháp ở Thi nại.Tháp ở chính giữa lớn hơn và được trang trí đẹp hơn hai chiếc kia.Tháp lớn nhất được xây bằng gạch đỏ nhưng nó được trang trí rất nhiều các tượng hoặc phù điêu bằng đá sa thạch có hình voi và rồng.Bên trên các cửa là các hình chạm nổi trình bày các vũ nữ,các sư tử đứng, các quái vật, các súc vật, các phụ nữ và các con voi.Các góc là các đầu rồng hoặc súc vật khổng lồ có bộ mặt nhăn nhó nối tiếp nhau và nhỏ dần đi, điều này đã gây ra ấn tượng hư ảo.Chung quanh các tháp nàyvẫn còn giữ được các đường chỉ và đường gờ chạm nổi trên đá Granít .Các cửa đều được hợp thành từ bốn cái cửa bằng đá nguyên khối, và thường hơi cao hơn mặt đất một ít.Bên trong là những cái vòm được thu hẹp lại đỉnh giống như cái lò sưởi của một phòng thí nghiệm.Đỉnh của chúng được đắp một bông sen nở … Cho đến nay, ba tháp này là ba tháp đẹp nhất mà chúng tôi đã được chiêm ngưỡng.Chúng đáng lưu ý trước hết về chiều cao của chúng, về khía cạnh đồ sộ và phong phú của các công trình điêu khắc nổi bật trên các khối lớn đá Granít” (Ch.Lemire -1887) (3).Trong công trình nghiên cứu của mình công bố đầu thế kỷ XX; H.Parmentier đã khảo tả khu tháp này khá chi tiết: “ Các tháp này người Pháp gọi là tháp Ngà, người An Nam gọi là Dương long, thuộc làng Vân tường , tổng Mỹ Thuận , phủ An nhơn. Nhóm 3 ngôi điện đó được dựng trên một gò đất bao quát những ruộng đồng xung quanh, nó quay lừng vào ngọn đồi thấp cách chừng vài trăm mét.Nhóm điện này quay mặt về hướng Đông, chếch Nam 3,5 o, dường như có quan hệ một hướng với tháp Thủ Thiện dựng ở trên cánh đồng ở bên kia sông An nhơn. Các tháp Ngà hình như là một bộ phận của tổng thể quan trọng mà một số vết tích còn thấy khá rõ.Mặt bằng chung có lẽ bao gồm một khu vực rộng gần như là vuông , ở giữa là các tháp; trước khu vực đó có một khoảng chữ nhật khác gắn vào theo chiều dài , cạnh dài này ngắn hơn cạnh vuông kia.Các khu khác nhau đó được biểu lộ bằng những vệt tường rất rõ. Ngoài các tháp ra, khu chính dường như có một toà nhà dài theo hướng Nam, nhưng chỉ còn lại những đống gạch.Có lẽ trước kia cũng có hai hoặc ba kiến trúc nhỏ ở đằng sau các tháp…Một phòng nhiều cột kiểu Đồng Dương hình như trước đây nối liền hai khu vực.Bây giờ chỉ còn nhận ra được các phòng đó qua những cuộc đào bới của những người đi tìm gạch.Trong khu vực này ở phía Nam còn thấy vết tích của một toà nhà nối dài qua những đống sụp đổ.Nơi đây chúng tôi đã tìm được một tượng ở góc và chuyển vào tiền phòng của tháp Nam… Ba ngọn tháp đồ sộ này thuộc vào loại thông dụng trái với lẽ thường, cả ba tháp trông như là đã được dựng cùng một lúc.Quả thật những tháp bên ngoài hầu như giống nhau về kích thước, cùng cách đều ngọn tháp trung tâm và đều nằm trên một trục chung, chỉ có một vài chi tiết trang trí phân biệt chúng với nhau.
Bản vẽ Tháp Dương Long
Nguồn: H.Parmentier 1909 -1918
Tháp xây bằng gạch, những bộ phận quan trọng bằng đá,dường như chúng đều nằm trên một mặt thềm liên tục.Các tháp Trung tâm và tháp Bắc cho thấy rằng gần gũi với loại giản lược, song tiền đường trong dạng đặc biệt của loại giản lược, có một tầm quan trọng lớn.Cái làm cho những tháp này khác với mặt bằng thường lệ trước hết là do sự có mặt của 3 cái khám lớn không sâu lắm ở bên trong và cũng là nhất là ở bên ngoài do nguyên tắc nhô ra của của mỗi trụ ốp khi chúng càng tiến gần vào giữa.Kiểu này dẫn các tháp đến mặt bằng vuông cạnh cong và được tiếp tục ở các bộ phận trên thì dễ dàng chuyển sang hình dáng tròn ở chóp đỉnh tháp.Đây là kiểu hoàn toàn Cao Miên và cũng chính là nguyên tắc xây dựng phần lớn các Prasát.Ngoài ra còn nhiều chi tiết trang trí xích nghệ thuật này gần với nghệ thuật Cao Miên, đặc biệt trong sự trống vắng rất hiếm hoi các hình điểm góc và những bộ phận trang trí nóc góc.Tháp trung tâm to lớn hơn các tháp khác đôi chút, tuy không được trang trí nhiều bằng .Các khám bên trong chỉ sâu độ vài cm,có hai lớp, bề rộng gần bằng cửa lớn.Một đường gờ làm chức năng mi trụ cho khám và chạy quanh gian.Cửa lớn có 4 mi cửa đồ sộ bằng loại sa thạch rất chắc.Những mi cửa đó ở đây cũng như ở Mỹ sơn, dường như trước đây làm nhiệm vụ chống.Ngưỡng hậu , mi cửa hậu có những cối cửa kích thước khác thường của chúng dường như chứng tỏ là có những cánh cưả đá.Tiền đường được xây mái vút bằng gạch, chi tiết lý thú, một thứ phòng không có cửa mở ra ngoài , hình như đãđược xắp đặt bên trên tiền đường này để giảm nhẹ cho mái vút. Ngọn tháp này cũng như ở hai tháp kia cái nền chung và cái chân không còn tý gì, ở đoạn sau chúng sẽ dẫn ra những cứ liệu chung mà chúng tôi có được về bộ phận này của 3 kiến trúc.Trụ ốp có 7 chiếc, rộng bản và để trơn, các mặt giữa trụ trang trí những khung và những đường gờ đơn giản.Cái chân cũng vậy đã mất hoàn toàn,chúng tôi suy luận là nó xây bằng đá hoặc lát đá ở ngoài, không có gì chứng tỏ là nó có hình áp.Bộ diềm loại gờ lượn bằng đá, ở mặt lớn có một dải trang trí hình người nhỏ, chân gập tay dang, chắc là những con khỉ.Chúng tôi đã xếp vào kho một mảng rơi xuống đất. U nóc là một bộ gờ gồm có hai hoặc ba gờ lượn và ở tận cùng bên trên bằng một mặt đá trang trí hình thoi. Các cửa giả bị sụp đổ khá nhiều, được tạo thành từ một phiến đá ốp ba phần tư vẫn còn sù sì.Phối hợp các tư liệu thu được trên các phần còn lại ở ba mặt có thể kết luận rằng cửa giả ở ngọn tháp này tương tự với cửa giả ở tháp Nam, nhưng tỷ lệ vút cao hơn. Các bộ phận trên của kiến trúc gồm 4 tầng, vuông có diềm và ụ nóc với những mặt đá chạm và một tầng trên có nhiều hàng trang trí, nghĩa là ít nhất nhiều hơn bố cục của một tầng, mỗi một tầng vuông cũng như thân tháp,có 4 cạnh và một khám ở giữa.Mặt tường nghiêng của các bộ diềm và ụ nóc cũng giống như thân chính, nhưng là xây bằng gạch và có hai mặt lớn bằng đá. Các khám giả chỉ có một thân, gồm có hai trụ, một mi cửa và một lá nhĩ bằng đá có thân rắn bao quanh và vểnh lên ở cả hai đầu thành 3 Naga.Một trong các khám ở tầng một hình như có chứa một hình người ngồi xếp bằng (mặt Bắc),các khám ở tầng ba và có lẽ ở cả tầng 4 lại có hình người múa.Tầng trong ở trên cùng có một hàng lá sen to hai lớp và một hàng khác nhỏ hơn.Mỗi nhóm dọc hai lá được kết thúc bằng một kiểu nụ hình cung nhọn.Một hàng nụ thứ hai chồng lên hàng đầu.Số lượng các nhóm đó hình như là 16, con số tương ứng với điểm xuất phát của bố cục hình vuông.Phần nhô ra của cửa lớn làm thành tiền đường có một bộ diềm kiểu gờ lượn rất giản lược, nó nâng một bộ diềm khác bằng gạch, thay cho ụ nóc hầu như còn nguyên với 4 mặt bằng đá.Bên trên dựng nên một mái vòm, bên ngoài xây thành hai tầng, tầng dưới hình mũi tàu úp ngược, tầng trên hình cung nhọn, giữa hai tầng có hai mặt lớn bằng đá ngăn cách.
Diềm mái tháp Bắc – Dương Long
Trong số 3 tháp, tháp Nam là ngọn tháp còn tốt nhất, tuy là có thể lo ngại rằng chỉ trong một thời gian ngắn khung cửa bên trong sẽ đổ, tháp còn giữ được một cửa giả hầu như trọn vẹn: cửa Bắc. Bên trong tháp cũng có những khám hai lớp vươn lên khá cao đến tận một chỗ thụt vào mới dừng lại.Chỗ thụt vào này chạy bên trên vòm cửa, chắc là để lấp trần.Mái của hành lang bên trong có mặt cắt hình mũi  thuyền úp ngược. Vách tường ngoài được xử lý như ở tháp Trung tâm song không có trụ ốp, cũng không có mặt giữa trụ.Bộ diềm bằng đá thuộc loại gờ lượn biến đổi chút ít.Giữa hai hàng gờ lượn thường lệ có một hàng hạt châu rất có tác dụng trang trí.Cách đẽo phác dải trang trí tràng hoa được xử lý ở đây như là một dải trang trí đơn giản có hai mặt khoét một hàng lỗ nhỏ trong gạch.Kiểu bố trí này gây được nhiều hiệu quả xem ra giống những dãy con tiện nhỏ trong các kiến trúc cổ ở Mỹ sơn. Trên mặt lớn có một dải trang trí nhộn nhịp những Gajasimhas trông thẳng mặt. U nóc được tạo thành bởi mặt gờ lượn đơn giản trang trí hình quả tim và một mặt lớn trang trí hình hoa thị.Cửa giả phía Bắc hầu như còn nguyên gồm 3 thân có những đầu cột tỷ lệ thích hợp ở những độ cao khác nhau.Cửa này chưa được làm xong hoàn toàn.Thân giữa và trước tạo thành bởi một kiểu khám có hai trụ ốp lớn đội một kiểu đầu trụ rất đơn giản, một gờ cung lõm hơi biến dạng thành gờ lượn. Trên các đầu cột đó có một mi cửa trang trí thành dải.Chính giữa là đầu một quái vật ngậm những vòng hoa cuộn.Hầu như toàn bộ lá nhĩ này vẫn còn trong tình trạng phác thảo.Chỉ phân biệt được ngoài rìa hai thân rắn đang trườn xuống giữa hai hàng quả xoài Chàm để rồi ngóc đầu lên thành đầu Makara ở chân lá nhĩ.Thân sau gồm có, bên trong những cột tương tự, một kiểu ụ nóc chân đế rất lớn và
Trang trí diềm mái tháp Dương Long
bộ diềm rất đơn giản.Thân này đỡ một lánhĩ bị hỏng khá nhiều với những bố cục tương tự như lá nhĩ trước và ở giữa  thì chỉ mới đẽo vát mà thôi.Thân này tiếp tục kéo dài đến bộ nóc của thân thứ ba bởi những phần nhô ra của đầu tường ở mỗi tầng, nếu như cứ suy ra từ những bộ phận trên cao còn lại của các cửa khác .Quả thật, thân thứ ba từ trên xuống dưới chỉ là một dãy những mảng ngang mà hai mô típ trước liên kết lại.Những mảng đó tạo thành như kiểu những tầng của bộ nóc một ngọn tháp mà có cái thân chính níu xuống sau hai thân khác .Trên những đầu cột trang trí quả xoài Chàm, dựng nên 5 tầng có ụ nóc và diềm, chúng tôi nghĩ phải có đến 6 tầng.Vị trí của chúng giống nhau, tuy rằng càng lên cao càng giảm dần kích thước.Bộ diềm chung là một gờ lõm một phần tư đường tròn có hình chàm dưới một dải trang trí.Từ dưới lên ta thấy trước hết là một dãy quái vật, từng đôi một tranh nhau một con Dê, mỗi con túm lấy con Dê trong tay và dơ lên, còn tay kia thì vung một lưỡi gươm, có lẽ đây là những con sư tử ; chân gập khuỷu chúng giang rộng tay và chân ra.Dải trang trí ở tầng trên tiếp theo có những động vật nhỏ, dường như là những con Dê quỳ chân trước xuống, mồm ngậm một cành cây, và con khỉ thì quay đầu ra trước, con thì ngoảnh ra sau.Tầng thứ 4 và thứ 5 có một dải trang trí hình quả trám. Góc của ụ nóc ở tầng một có một con sư tử chỉ mới đẽo phác , còn ở 3 tầng trên thì là những con Naga dáng đẹp chạm khắc tinh tế, năm chiếc đầu tách ra trên một nền đầy những đoá hoa.Khoảng cách giữa các con Naga với mô típ trung tâm dô ra rồi tiếp tục kéo dài tầng thứ hai theo chiều cao, là rồng ở tầng thứ nhất; ở tầng thứ 2 khoảnh đó hoạ nên chỉ thấy dường như một con thú đang leo dọc lá nhĩ lên ; ở tầng thứ 3 có lẽ cũng con thú đó nhưng chồm lên.Con này đang đi, hơi giống con sư tử ở Cao Miên.Tầng thứ 4 cũng thấy có, nhưng nằm xuống.Phần này đáng tiếc bị mất ở tầng thứ 5. Tại cửa phía Nam, bên trên con sư tử nóc, dải trang trí gồm một dãy khỉ đang chiến đấu với những con chim cổ dài, chim đang ăn cánh tay khỉ, giống như một mảnh bị rơi xuống đất.U nóc ở tầng 2 có 3 hình nhỏ, hai hình có mặc quần áo cầm tay nhau, một hình khác không quần áo trông như là một con khỉ dường như vừa đi vừa nói với hai hình kia.Ơ’ cửa Tây không còn gì.  Những phần trên cao của tháp Nam hư hỏng khá nhiều, có lẽ là tầng trên hầu như vẫn còn nguyên.Các tầng vuông, cũng bố trí giống như ở tháp chính, lặp lại kiểu mặt bằng về bệ gờ của tầng chính.Mặt phẳng lớn của bộ diềm ở tầng 1 trang trí một dãy cung nhọn nở hoa, trong hình cung có một người nhỏ đội mũ trụ, tay chắp ngồi xếp bằng cái khám giả ở mặt Đông, trông thấy được rõ ràng bày lộ ra giữa hai trụ ốp.Một mặt gạch có hai phần dưới một mi cửa trang trí hình trám. Ơ’ đây tầng của bộ nóc đầy đủ hơn.
Trang trí nóc tháp Dương Long
 Từ chân bộ nóc xuống gồm có một hàng lá sen bằng đá hình bát giác , ở dưới cũng có những trụ bằng gạch hình bát giác đỡ lấy, các trụ này lại dựng trên tầng vuông cuối cùng .Ơ’ tháp Bắc thì mô típ này chạy tròn , ở tháp Trung Tâm không có .Tầng trên dường như có một chuỗi nút , và bên trên chuỗi nút đó là phiến đá đỉnh nóc, mà đáng tiếc chỉ còn một mảng tròn đầy đủ , chắc là nó phải giống hình quả bom thân tròn to, trang trí một đường lá sen ở chân Tháp Bắc nhiều bộ phận bị huỷ hoại nặng nề nhất, ngược lại có cái cửa giả được giữ lại tốt nhất .Nó thuộc loại khác các cửa giả khác. Bên trong tập hợp những yếu tố đặc biệt của các phòng trước , khám lớn , mi cửa và phần thụt vào, song mi cửa lại ở ngang tầm với chân vòm hành lang bên trong.Cửa thân thụt vào lại ở đoạn giữa của vòm.Cả hai yếu tố đều chạy quanh phòng. Bố cục của phần xây ốp bên ngoài cũng giống như tháp Nam. Bộ diềm bên trên là một kiểu diễn dải mới cái mặt nghiêng thông thường , song hầu như cũng đạt như ở tháp Nam. Gờ lượn kép ở đây được thay thế bằng một mẫu rất đơn giản, những sư tử chồm lên thẳng mặt , đôi khi là những hình người nhỏ, ở góc có những con khác ngồi xổm, tay đưa lên cao.Mặt trên có một dãy hình cung nhọn mỗi hình tạo thành bởi hai con rắn đầu rụt lại ở chân cung, dưới một hình người nhỏ ngồi xếp bằng. Có hai cửa giả  thì đã bị hoàn toàn huỷ hoại, cửa thật ngược lại được gìn giữ rất tốt, không bị mất mát gì cả, chỉ có lá nhĩ hình như bị vạt đi hoặc bị vỡ do đá ở tháp Trung Tâm rơi xuống. Cửa thật gồm 3 thân, thân giữa chỉ là phụ cho thân trước .Ngược lại thân sau lại chia thành 3 phần theo chiều rộng; các thân được chia ngang này không cao bằng thân giữa .Thân trước là một cái khám có hai trụ ốp lớn mà đầu cột trụ chỉ vào một phiến đá thôi  - như thể phiến đá đó vì một lý do gì đó, hoặc là để cho chắc chắn, hoặc là bị làm dở dang – không bị hoàn toàn đục thủng ra.Bản thân các đầu cột cũng đỡ một mi cửa trang trí những hình người nhỏ nhảy múa, song chỉ còn mỗi một hình. Tư thế và trang phục hao hao giống những vũ nữ ở bệ Trà Kiệu. Lá nhĩ được tạo thành bởi một hình cung nhọn, đỉnh cao có một đầu quái vật đồ sộ ở trên, có lẽ cái đầu có đội một hình người, từ mõm quái vật thoát ra một đôi rắn có cái đầu Makara, rồi từ đầu Makara lại sinh ra ba Nagas . Ở bên ngoài cũng như ở bên trong, những đoá hoa Chàm đặt nghiêng theo thân rắn.Ơ’ giữa hình tượng chính, tuy đã hoàn toàn bị đục vỡ nát vẫn còn nhận ra được qua nhát đục đó là một hình người múa, hai chân đều gập, tay trái đưa lên cao. Đầu đội một mũ trụ rất cao, dái tai căng dài có những đôi khuyên nặng.Thân giữa lặp lại mọi yếu tố của thân trước , có một bộ diềm bố cục trang nhã với những dạng thông thường , những gờ lượn dưới thường đối xứng với gờ lượn trên trong nhóm hai gờ lượn, thì ở đây được thay thế bằng một tràng hạt, giữa hai gờ lượn lớn trang trí những đoá hoa trông nghiêng, trên những đoá hoa có những hình tượng dáng dấp người mà có đuôi, chắc là khỉ.Mặt trên có một dải trang trí hình hoa thị trong đó có hình người.
Cửa giả tháp giữa – Dương Long
Cái băng nhỏ ở trên cửa ngạch, mà thân trước để lộ ra cho nom thấy trang trí đầy đoá hoa Chàm ở chung quanh , ở trên lại có một kiểu con sò, ở dưới thì một con Naga phía trước mặt, hai con ở cạnh. Thân sau, ở các mặt ngang cho thấy hai bộ diềm cùng loại kết thúc  bằng hai mặt phẳng trang trí thành dải, ở dải dưới là những hình đĩa rất phong phú , đĩa ở góc đựng một đầu quái vật, đĩa liền đó có một hình người quỳ tay đưa lên cao.Dải ở trên mặt Đông Nam có nhiều đầu quái vật  đội một khám lá hình cung nhọn ở bên trên , giữa các đầu đó có những con sư tử nhỏ đối mặt nhau.Trên cạnh đối xứng có những hình người nhỏ nhảy múa. Trên các đâù tường đó có hai Naga ba đầu đẹp, những guột lá hình lửa nằm ngang thay cho cái đầu thứ tư và thứ năm.Mỗi cổ rắn có một hình hoa thị và một hoa thị chung cho thân rắn chung.những con rắn này thoát ra từ mõm một con rắn nhả ra. Chân rắn được thể hiện khá vụng về khiến ta tưởng những chân đó nằm dọc theo thân giữa . Cái thân này đội một bộ diềm dẹt vỡ, nhất là ở chỗ gờ lượn lớn, gờ này trang trí đoá hoa, còn mặt phẳng lớn của diềm trang trí hình hoa thị nhưng chưa làm xong.Bộ phận đầu tường này đỡ lấy lá nhĩ , một hình cung nhọn bè ra gồm những thân rắn với một dãy lá kiểu Chàm bao quanh thoát ra từ đầu một quái vật to lớn. Các con rắn này lại kết thúc ở bên dưới bởi những đầu Makara, và từ đầu Makara lại thoát ra , nhưng lần này quay vào trong những Naga ba đầu khác . Ở chính giữa là là một hình người đã bị vỡ, ngồi xếp bằng trên một cái đế có gờ, đưa tay trái lên cao. Trên đầu quái vật cũng có một người ngồi như vậy, khuỷu tay chống lên đầu gối, bàn tay đưa lên cao, bàn tay trái cầm một cái gậy con.Trang phục là một kiểu Sampót, đầu đội Mukuta nhọn đầu, trang sức vòng có ở tay và một vòng cổ, có lẽ có cả hoa tai. Bộ nóc của tháp có 4 tầng vuông và một tầng tròn.Những tầng vuông là sự lặp lại của tầng chính.Các cửa giả có vách bằng gạch xây thành hai khung trông tựa cánh cửa; các tấm lá nhĩ chắc là có chứa những hình người nhảy múa giữa Naga, nếu như cứ suy ra từ cái khám giả ở tầng một mặt Nam.Ơ’ đây thấy có một hình người đàn ông nhảy múa giữa hai người ngồi xổm, tay đưa cao; ở mặt Tây hình người trông cũng giống song những người phụ tá lại được thay thế bằng những thú vật. Ơ’ bên trên dựng lên một tầng trên dường như có hai mươi lá và cũng được bố cục như tháp Trung Tâm. Ơ’ cửa chính chỉ còn một đoạn nhô ra của tiền đường ,đó là thân sau,đoạn nhô này cho ta thấy cách xắp xếp của bộ mái của phần này.Ơ’ giữa là lưng mái hình quả chuông, ở hai bên là hai bán vòm hình đầu tàu.Hai bán vòm trang trí một dãy quái vật, thân tách ra khỏi nền.Đầu là của sư tử nhưng lại giống đầu Naga. Có thể rút ra được từ những nét khác nhau những dẫn liệu chung cho cả 3 tháp trên. Chúng tôi có nói là nền chung và chân của các tháp đó hầu như không còn gì .Dù thế nào thì
Mặt bằng kiến trúc tháp Dương Long( Nguồn: H.Parmentier 1909 -1918)
tầng nền cũng bị cắt bởi các cửa thật và cửa giả, và có lẽ cái cửa giả Bắc của tháp Nam vẫn còn giữ cho chúng ta thấy một đoạn nhô ra; từ dẫn liệu nhỏ bé đó hẳn ta có thể kết luận được là nền được xây ốp đá ở ngoài.Cứ liệu này được minh xác bởi sự có mặt của rất nhiều tảng đá la liệt mặt đất xung quanh…Nếu nền được xếp bằng gạch, thì chắc hẳn ta sẽ khó giải thích được tại sao chỉ có bộ phận này trong kiến trúc  mái bị huỷ hoại đến như thế trong lúc những phần còn lại được gìn giữ tốt đến như vậy.” (4). Ngoài những khảo tả đã nêu, dựa vào hiện trạng hiện còn, H. Parmentier đã thể hiện bản vẽ về mặt bằng của tháp.Do giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc của tháp Dương Long, sau này có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhóm tháp này. Nhưng về cơ bản tài liệu chỉ dừng trên tư liệu khảo sát hiện trạng trên mặt đất hiện còn, bổ xung thêm nhận thức cùng giá trị nghệ thuật của tháp” (  Ngô Văn Doành 1998; Lê Đình Phụng 2002 )(5).
II. Thỏp Dương Long- Tư liệu  qua khai quật khảo cổ học
 Để chuẩn bị cho việc trùng tu tôn tạo các kiến trúc trong  nhóm tháp Dương Long; năm 2006 – 2007 hai cuộc khai quật khảo cổ học được tiến hành tại đây. Cuộc khai quật năm 2006 được tiến hành trên diện tích hơn 20­00m2, cuộc khai quật năm 2007 khai quật 1088m2 lấy các kiến trúc tháp làm trung tâm. Sau khi bóc toàn bộ lớp đất phủ dày xung quanh tháp, toàn bộ công trình kiến trúc xuất lộ. Với cuộc khai quật năm 2006 thu được hơn 1000 hiện vật liên quan đến tháp. Năm 2007 tiếp tục thu được thêm  155 hiện vật, những hiện vật này góp thêm những hiểu biết về thành phần trang trí kiến trúc trên tháp. Đặc biệt qua khai quật đã là xuất lộ hệ thống đá ốp trang trí chân tháp còn lại.(6)
1. Những hiện vật tiêu biểu .
Với trên 2000 hiện vật thu được qua hai cuộc khai quật, trước hết phải nói các hiện vật này đều có nguồn gốc từ  tháp Dương Long rơi  xuống, hoặc phần đế tháp bị bóc dỡ đưa ra. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số hiện vật tiêu biểu.
-Phù điêu trang trí vòm cửa.






Trang trrí vòm cửa tháp Dương Long phát hiện năm 2006 - 1986
Hiện nay cả 3 tháp Dương Long hệ tjhống vòm cửa dẫn vào lòng tháp đều không còn, nhưng những hiện vật liên quan đến bộ phận kiến trúc này vãn được biết đến qua cuộc  thám sát năm 1986 đó là tấm phù điêu trang trí vòm cửa ( Typam)  thể hiện hình ảnh thần Bhrama( Lê Đình Phụng – 2002).(7)
Cuộc khai quật năm 2006 tìm được một tấm trang rí vòm cửa khác. Trang trí vòm cửa được tạo dáng hình lá đề nhọn. Kích thước cao 1,2m, rộng nhất 0,9m. Điều đáng tiếc là tấm phù điêu bị đục phá nhưng vẫn nhận thấy chủ đề thể hiện là  hình ảnh thần Bhrama  trong tư thế ngồi, hai chân xếp bằng; có tấm cánh tay. Hai tay trước  đặt trước lòng, phía sau mỗi bên 3 chiếc cân xứng. Về  khối điêu khắc hai tấm tương tự nhau, tư thế thể hiện khác nhau , nhưng phong cách thể hiện tương đồng, đặc biệt  3 cánh tay phía sau mỗi bên thì tư thế giống nhau
- Mảnh đế Chóp tháp.
Cuộc khai quật tìm được một phần nóc đế chóp tháp, đây là một phần khối đá tạo dáng hình tròn, dày hơn 0,5m; đường kính khoảng 1,2m – 1,5m;  mặt đứng tạc hoa văn cánh sen hai lớp thô mập,  chính giữa cánh có sống nổi, mũi sen bẻ uốn cong xuống, cánh sen hướng lên làm nền cho chóp tháp vươn cao
Phần đế chóp tháp ( phát hiện năm 2006)
Chóp tháp (Bản vẽ của H.Parmentier 1909 -1918)
Việc tìm thấy phần đế chóp tháp cho biết tính chân xác của bản vẽ do H. Parmentier thực hiện, giúp cho việc phục dựng trùng tu chân xác di tích này
- Khối tượng Makara.
Khối tượng Makara tìm được qua khai quật có kích thước lớn nhất trong các hiện vật tìm được, cao 1,65m, dày nhất khoảng 0,8m, mặt đứng khắc tạc hình ảnh Makara, từ miệng nhả ra rắn Naga nhiều đầu. Makara thể hiện khá dữ tợn
Điêu khắc Makara
Với mắt tròn lồi miệng há rộng ranh nanh chìa nhọn hoắt nổi trên những họa tiết hoa văn hình móc xoắn to thô. Rắn Naga nhiều đầu từ miệng Makara nhả ra với thân tròn  vẩy xếp lớp, đầu vươn cao, miệng nhọn, mắt tròn lồi, lông mi dựng nhiều lớp trông khá sinh động. Vị trí của khối tượng được gắn tại lan can phần chân đế tháp
- Khối tượng  rắn Naga.
Đây là khối tượng được sử dụng trang trí bộ phận góc, tầng dưới mái tháp. Khối tượng có hình gần bán nguyệt uốn cong, đáy dài, đỉnh hơi thót lại, cao 0,9m, dài nhất 1,3m
Hiện vật tìm được qua khai quật
Trang trí góc mái tháp hiện còn
thể hiện mỗi bên 3 đầu rằn Naga vươn lên. Rắn thể hiện miệng nhọn, mắt tròn lồi dữ tợn, mi nhiều lớp chồng lên nhau, đầu đội vương miện trang trí hạt chấm tròn kết dải, phía trên là những dải họa tiết hoa văn móc xoắn. Bộ phận này ghép với phần dưới đẻ tạo nên một đề tài trang trí hoàn chỉnh. Nhìn chung những hiện vật thu được đa phần đều từ những bộ phận trang trí kiến trúc tháp (mái tháp, hệ thống cửa) rơi xuống, các hiện vật có nhiều kích thước, tùy theo vị trí đảm nhận trong trang trí mà được trang trí các đề tài khác nhau. Chủ đề thường gặp là hình ảnh các con Makara, Naga, sư tử, các họa tiết hoa văn móc xoắn kết dải vv…
2. Hệ thống đá trang trí chân tháp.
Kết quả các cuộc khai quật năm 2006 -2007 sau khi bóc toàn bộ lớp đất phủ dưới chân các tháp đã làm xuất lộ toàn bộ hệ thống đá trang trí chân tường. Mặc dù đã phần nào bị dỡ bỏ, nhưng có thể nói cả ba tháp còn để lại dấu vết
Hiện trạng mặt bằng khai quật tháp Dương Long
đá trang trí  chân tháp còn khá  rõ ràng, được điêu khắc trang trí đẹp, bị vùi sâu trong lòng đất, từ đó cho thấy mặt bằng kiến trúc của bộ phận đế tháp.
- Tháp Bắc.
Tháp Bắc  là di tích còn khá nguyên vẹn, riêng hệ thống cửa giả phía nam còn nguyên vẹn. Sau khi bóc lớp đất phủ chân tháp cho biết hệ thống đá ốp diềm chân tháp bị dỡ bỏ gần hết,  phía trước chân cửa chính còn lại dải 3 phiến đá  khói hộp kè chắc chắn, mặt đứng không có trang trí. Dưới chân cửa giả phía Nam còn lại một dải đá khối hộp kè dọc theo cạnh chân tháp gồm 3 lớp cao 0,85m – 1,05m; dài 2,8m – 3,2m. Phần kè đá này  hầu như không được khắc tạc trang trí. Trên mặt đứng khối đá cho thấy có các gờ chỉ chạy dài tạo viền trang trí, phía trên có hai lớp cánh sen nhỏ nhọn hướng lên. Chính giữa có tạc sơ sài hình cột hai đầu loe. Hình dạng mới ở dạng phác thảo
Đá trang trí chân tháp Bắc
- Tháp Trung tâm( Tháp Giữa)
Tháp Trung Tâm
. Kết quả khai quật chân tháp cho thấy hệ thống diềm đá trang trí đế tháp  phía bắc kéo dài trên 10m, bắt góc cùng với dải diềm phía đông thành hệ thống diềm  chân tháp tương đối hoàn chỉnh. Diềm đá còn lại  3 lớp, cao 1,42m. Lớp trên cùng  còn hai phiến, lớp dưới còn lại 10 phiến ; tầng cuối có 13  khối, phía đông còn lại 3 khối. Các khối đá được mài cắt vuông vức, ghép liền khối với nhau tạo nên tạo nên góc bẻ dưới vị trí chân cửa giả tháp. Kích thước các khối
Đá trang trí chân tường bắcđế tháp Trung Tâm
 đá dài từ 0,6m -1,4 m, cao  0,55m, dày 0,45m, mặt đứng có khắc tạc trang trí.
 Tầng 1 mặt đứng để trơn, phía trên cắt gờ chỉ thu hẹp vào làm nền cho tầng trên.Tầng 2, phía dười là gờ mỏng làm nền, tiếp đến là họa tiết cánh sen nhọn lết dải nối nhau thể hiện hướng lên. Cánh sen thể hiện kép, mặt cánh sen chạm khắc hoa văn móc xoắn nối nhau. Tiếp đến là gờ uốn cong thành bát, phí trên là hai lớp cánh sen kết dải thể hiện phủ mềm, mũi sen quay xuống. Ngăn cách hai lớp cánh sen là khe hẹp sâu tạo không gian trang trí riêng biệt. Cánh sen thể hiện mặt cánh to, riềm cánh uốn móc xoắn hướng tâm. Khối thể hiện to, rõ.
Tầng 3 chỉ còn lại hai phiến đá, mặt đứng phía dưới trang trí họa tiết cánh sen úp xuôi, phía trên là dải núm vú gồm 13 chiếc và 8 chiếc kết  thẳng hàng. Các núm vú thể hiện căng tròn đầy sức sống.
Dải trang trí chân tháp diềm phía nam còn khá nguyên vẹn, toàn bộ chiều dài cạnh nam tháp dài 18,2m, cao 2, 2m gồm nhiều phiến đá ghep lại với nhau tạo nên. Cũng như dải đá trang trí phần chân phía bắc, dải trang trí phía nam cung cấp khá hoàn chỉnh về họa tiết trang trí chân đế tháp Trung tâm.
Đá trang trí phía nam tháp Trung Tâm
Đầu dải trang trí là một cột đá được khắc tạc hoàn chỉnh. Cột thể hiện khối vuông thắt giữa chia 3 phần tương xứng; phía trên cùng là họa tiết núm vú tròn căng tạc 4 mặt mỗi mặt 4 chiếc  đăng đối nhau. Phía dưới là họa tiết cánh sen kết dải vây quanh, mũi sen phủ xuôi, cánh sen mặt rộng, nhiều lớp chồng lên nhau, mũi sen xoắn tròn, khối nổi căng. Phía dưới  tiếp theo là một tầng trang trí họa tiết cánh sen như tầng trên. Tiếp theo tầng dưới là hạo tiết cánh sen úp xuôi. Cánh sen lớp này thể hiện uốn cong mềm hơn, bản cánh rộng,  khối nổi ít, mép cánh uốn cong xoắn. Lớp dưới cùng là họa tiết cánh sen nhọn thể hiện kép so le nhau, mũi sen nhọn uốn hướng lên. Mặt cánh trang trí họa tiết hoa văn móc xoắn.
Trụ góc dải trang trí  chân đế phía nam tháp trung tâm
Toàn bộ dải trang trí đế tháp phía nam tháp Trung Tâm được trang trí các dải hoa văn thống nhất. Chính giữa là dải trang trí các núm vú chạy dài. Núm vú tròn căng nhô lên được khắc tạc chi tiết thể hiện sự sống. Phần phía dưới là 4
Trang trí núm vú chân đế tháp Trung Tâm
lớp cánh sen.  Lớp cuối sát chân đế là dải cánh sen thể hiện kép so le nhau, mũi sen nhọn thể hiện hướng lên. Ba lớp trên thể hiện cánh sen to bản kết dải nối nhau thành băng liên hoàn. Mũi cánh sen uốn cong móc xoắn thể hiện quay xuống phủ xuôi. Đối xứng phía trên  là 3 lớp trang trí. Hai lớp dưới trang trí họa tiết cánh sen thể hiện hướng lên đăng đối với lớp dưới. Lớp tên cùng thể hiện đầu rắn Naga nhìn thẳng kết dải. Phía sau rắn là tấm tựa hình cung tròn, diềm vòng cung khắc tạc hoa văn móc xoắn, đầu rắn nhô ra với miệng nhọn, mắt tròn lồi, tai như tai thú  nhìn dữ tợn. Trên đầu rắn là họa tiết mặt Kala kết dải. Mặt Kala thể hiện nhìn thẳng dữ tợn, mắt tròn lồi, mi xếch, mũi to thô, miệng há rộng, răng nanh chìa lởm chởm.
MÆt KaLa
                Trang trí rắn Naga
Đây là dải trang trí chân tháp Dương Long được phát hiện hoàn chỉnh nhất, với đề tài trang trí phong phú, khắc tạc tỉ mỉ, họa tiết chau chuốt thể hiện đẹp sống độn, giàu tính thẩm mỹ.
- Tháp Nam.
 Kết quả khai quật cho thấy  đá trang trí đế tháp Nam còn lại một dải duy nhất gồm hai lớp đá phiến chồng khớp lên nhau, dài trên 10m, cao 0,65m gồm nhiều phiến đá ghép thẳng hàng với nhau tạo thành tại chân phía bắc và một phần phía đông và tây của tháp. Mặt đứng lớp dưới không khắc tạc trang trí , phía trên trang trí hình ảnh bệ thờ thắt giữa được giới hạn bởi khung trang trí có gờ trên và gờ dưới nhô ra.. Điều đáng chú ý là các góc bắt của  góc chân tháp được khắc tạc hình ảnh chim Garuđa thể hiện đứng trấn các điểm góc. Chim Garuđa trong tư thế đứng, với hai tay giơ cao đối xứng hai bên, cổ tay đeo vòng trang sức.  Gương mặt tròn, mỏ nhọn, thô, mắt tròn lồi, long mi nhiều lớp xếch ngược. Ngực nở vươn về phía trước, cổ đeo vòng trang trí là những hạt chấm tròn buông hình tam giác chảy trước khe ngực, mông nở hai chân
Trang trí chân tháp Nam
đứng choãi vững chắc. Dưới chân Garuđa thể hiện đầu Sư tử với miệng há rộng dữ tợn. Trong những con Garuđa thể hiện ở các góc, tư thế thể hiện giống nhau, nhưng có sự khác nhau về chi tiết. Nhìn chung phần còn lại của chân đế tháp Nam, điêu khắc trang trí có phần đơn điệu về đề tài, nghệ thuật điêu khắc đơn giản lấy vẻ đẹp của khối làm chủ đạo.
Garuđa tạc trang trí góc chân đế tháp Nam
 Kết quả hai cuộc khai quật đã làm rõ toàn bộ cấu trúc ban đầu của mặt bằng kiến trúc tháp, cung cấp nhiều tác phẩm điêu khắc đá quý về nghệ thuật điêu khắc đá Champa, góp những tư liệu quý chân xác tìm về giá trị nghệ thuật và lịch sử kiến trúc của nhóm tháp quan trọng này trên địa bàn Bình Định và giai đoạn nghệ thuật ViJaya.
III Những nhận thức mới.
Trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa ở Bình Định nói riêng và trên dải đất miền Trung nói chung, nhóm tháp Dương Long có vị trí đặc biệt. Theo các nhà nghiên cứu tháp Dương Long là sự hội tụ của hai nền nghệ thuật có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau đó là nghệ thuật kiến trúc tháp Champa và nghệ thuật kiến trúc tháp Khmer. Kết quả khai quật, với tài liệu thu được đã minh chứng cho điều đó.
- Trước hết nói về mặt bằng kiến trúc; nếu trước đây dựa vào kiến trúc, các nhà nghiên cứu cho rằng mặt bằng kiến trúc đa cạnh, khá riêng biệt trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa thì kết quả khai quật cho thấy mặt bằng kiến trúc tháp ban đầu có mặt bằng hình vuông theo truyền thống kiến trúc tháp Champa
Mặt bằng kiến trúc tháp Dương Long( Nguồn BT tổng hợp tỉnh Bình Định)
Trong kiến trúc này có sự kết hợp giữa hai mặt bằng: mặt bằng kiến trúc đế tháp và mặt băng thân tháp tạo nên hiện tượng biệt lệ trong kiến trúc tháp Champa.Đây là sự kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống kiến trúc lớn trong khu vực, được hội tụ trên một công trình kiến trúc.
- Vật liệu kiến trúc khác với các kiến trúc tháp Champa gạch là vật liệu truyền thống  tạo nên hình hài khối kiến trúc,  ở tháp Dương Long cho thấy đá ở đây giữ vai trò quan trọng. Đá sử dụng trong nhiều bộ phận kiến trúc: đế tháp, cửa giả, diềm mái tháp, đỉnh nóc. Khác với các công trình kiến trúc tháp khác, đá chỉ chiếm một số vị trí khiêm tốn thì chất liệu đá ở đây giữ vai trò là vật liệu chính, đặc biệt bộ phận chân đế làm nền cho toàn bộ khối kiến trúc vươn lên. Sự kết hợp hài hòa giữa hai vật liệu không đồng chất liệu đã tạo nên không những hiệu quả về độ bền vững của khối kiến trúc mà còn tạo nên hiệu ứng mỹ thuật, mang vẻ đẹp riêng biệt vừa bền vững vừa ấm áp. Đây cũng chính là thành công  trên kiến trúc, sự kết hợp giữa vật liệu kiến trúc tháp Khmer với vật liệu đá là chủ yếu và vật liệu gạch Champa.
- Điểm nổi bật  của tháp Dương  Long là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống nghệ thuật Champa với nghệ thuật Khmer, ảnh hưởng từ bên ngoài đưa lại.Nghệ thuật Champa được thể hiện qua các đề tài trang trí trên khối kiến rúc và họa tiết trang trí.Các đề tài trang trí mặt Kala được khắc tạc thuần thục mang đặc trưng Champa. Hình ảnh khối chân trụ hình vuông trang trí các núm vú kết dải vây quanh được kế thừa từ núm vú trang trí bệ thờ Trà Kiệu. Dải núm vú tròn trĩnh căng sức sông trên thân tháp, đế tháp là những đặc trưng riêng trong nghệ thuật điêu khắc Champa. Những dải họa tiết cánh sen tạc mềm mại, tỉ mỉ chi tiết là sự kế thừa từ những họa tiết trang trí của các phong cách nghệ thuật trước đều nói lên tính kế thừa, phát triển của nghệ thuật điêu khắc đá Champa thể hiện trên tháp Dương Long. Tính kế thừa ấy được phát triển lên trong giai đoạn nghệ thuật mới với khối nổi to, tạc rậm dày, thể hiện  đầy sức sống nội tại, góp phần định hình, tạo nên một giai đoạn nghệ thuật mới trong điêu khắc Champa.
- Bên cạnh những yếu tố nghệ thuật truyền thống, các yếu tố văn hóa, nghệ thuật Khmer ảnh hưởng đến kiến trúc giai đoạn này được thể hiện khá rõ.  Đỉnh nóc tháp Dương Long được tạo khối thể hiện tương tự những đỉnh tháp tại AngKo Thom, đó là những bông sen khổng lồ nở xòe cánh vươn lên chiếm lĩnh không gian. Đỉnh tháp Dương Long lớn nhất có đường kính đến 3,7m,  gồm nhiều cánh sen đá ghép lại với nhau tạo thành được coi là bông sen lớn nhất trong nghệ thuật Champa.
Đỉnh tháp tại AngKo Thom
 Nhưng ở Dương Long là sự kết hợp giữa vật liệu gạch làm cốt và đá là họa tiết trang trí bên ngoài. Ngoài bộ đỉnh tháp, thân các tháp tại Dương Long cũng được xây dựng mô phỏng theo bình đồ tháp đa cạnh của tháp Khmer.  Bốn góc chốt mái tháp là hình ảnh rắn Naga nhiều đầu vươn ra gần gũi với nghệ thuật
Vòm cửa giả tháp tháp Dương Long
kiến trúc tháp Khmer. Đặc biệt là hệ thống cửa giả chất liệu đá cho thấy đô nhô cửa giả ít, bộ vòm cửa cuốn hình lá đề tù, từ mặt Kala  trên đỉnh các đầu rắn Naga nhiều đầu nhô ra với thân dài uốn lượn. Naga ở tháp Dương Long được khắc tạc thể hiện như rắn Naga trong nghệ thuật điêu khắc Khmer với thân dài tròn co vẩy, cổ bành rộng, nhiều đầu rắn nhô ra dữ tợn, phía trên là tán che xòe rộng. Mô típ này được thể hiện khá phổ biến trên điêu khắc tháp Dương Long
Rắn Naga trong nghệ thuật Khmer
- Về đề tài thể hiện trên các phẩm điêu khác đá cho thấy bên cạnh những đề tài truyền thống trong nghệ thuật Champa như trang trí vòm cửa ( Typam) thể hiện hình ảnh các vị thần; dải núm vú  trang trí kéo dài; mặt Kala kết dải vây quanh; dải cánh sen nhiều lớp thể hiện  thì ở đây xuất hiện các mô típ được khắc tạc trang trí ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer như rắn Naga; hình ảnh chim thần Garuđa thể hiện đứng trang trí góc tương tự như hình ảnh chim thần Garuđa trong nghệ thuật Angko Thom ( Bayon)
Như vậy có thể thấy tháp Dương Long là một sự kết hợp hài hòa, thành công trên cơ sở nền tảng của hai dòng nghệ thuật  có truyền thống lâu đời ở Đông Nam á: nghệ thuật kiến trúc tháp Champa và nghệ thuật kiến trúc Khmerr.Để tạo nên diện mạo, hình hài kiến trúc, điều nhận thấy yếu tố truyền thống trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa thể hiện qua bình đồ chân tháp, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng cùng các đề tài trang trí truyền thống có mặt sớm thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử điêu khắc Champa. Đây là những yếu tố cơ bản hình thành nên kiến trúc tháp Dương long. Bên cạnh đó, do yếu tố chi phối của lịch sử giai đoạn này, nghệ thuật Khmer có điều kiện gia nhập vào nền kiến trúc bản địa, các yếu tố nghệ thuật Khmer được thể hiện trên mặt bằng kiến trúc, khối  kiến trúc cùng nhiều họa tiết trang trí. Sự gia nhập này đưa
Garuđa tại di tích Angko Thom – TK12-13
kiến trúc Champa vào một thời kỳ mới, việc sử dụng chất liệu đá phổ biến trong xây dựng trang trí đã đưa ra bình đồ mới  với khối kiến trúc có quy mô lớn tạo nên công trình có quy mô hoành tráng, trang trí mỹ thuật đẹp.. Nếu trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long ( Tháp Ngà) “ có mặt bằng không phải Chàm và ảnh hưởng của Khmer ở đây rất đậm nét…”( J.Boisselier – 1963) (7), thì kết quả khai quật cho thấy tháp Dương Long là sự kết hợp giữa hai loại mặt bằng Champa ( đế tháp) và Khmer ( thân tháp).H.Parmentier nhận ra “ Hình như ở đây nhà công trình sư ngoại quốc này phải thể hiện ý nghĩ của mình qua những tay thợ bản xứ.”( H. Parmentier 1909 -1918)(8). Sự hội nhập đã tạo nên hiệu quả mới trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Champa thể hiện rõ tính thống nhất trong đa dạng, nói lên không gian mở của nền văn hóa này trong lịch sử./.
Tài liệu tham khảo:
1.Quách Tấn: Nước non Bình Định. NXB Thanh Niên -2001)
2.  Đại Nam nhất thống chí  NXB KHXH Hà Nội-1977
3. Ch.Lemire Les tours Kiames de la province de Bình Định. Sài Gòn -1887
4. H. Parmentier – Inventaire descriptif monuments Chams de l’Annam, Avol.Paris 1909 – 1918(Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học).
5. Tham khảo thêm:
-  Lê Đình Phụng: Di tích Văn hoá Champa ở Bình Định. NXB KHXH. Hà Nội 2002.
- Ngô Văn Doanh: Văn hoá  cổ Champa. NXB Văn hoá Dân tộc. Hà Nội 2002
-Ngô Văn Doanh: Tháp cổ Champa sự thật và huyền thoại.NXB VHTT. Hà Nội 1998
6. Tham khảo thêm:
- Đinh Bá Hòa: Báo cáo sơ bộ khai quật tháp Dương Long năm 2006. Tư liệu BT tỉnh Bình Định.
- Bùi Chí Hoàng: Báo cáo sơ bộ Khai quật khảo cổ học khu di tích tháp Dương Long ( Tây Sơn – Bình Định).  2007.Tư liệu BT tỉnh Bình Định
7.J.Boisselier – Lastatuaire du Champa. Pa ris 1963( Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học).

8.H. Parmentier – Inventaire descriptif monuments Chams de l’Annam, Avol.Paris 1909 – 1918(Bản dịch tư liệu Viện Khảo cổ học).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét