NGÀY XƯA
Ngày xưa khi còn bé, qua những biến động chiến tranh, xã hội trong nhà vẫn giữ được đôi câu đối, bức đại tự viết chữ Hán làm đồ thờ. Cụ bảo cháu học mấy chữ để đọc và hiểu nội dung sau giữ nếp nhà. Ở trường được học đó là tàn dư của phong kiến thối nát, nên chả mấy khi chú ý. Những buổi học Hán tự sơ đẳng do cụ dạy chán ngắt: nhân chi sơ tính bản thiện, hay quan quan thư cưu vv... xa lạ đâu háo hức bằng: Đất nước ta rừng vàng biển bạc... Cho thế giới đại đồng, tiến lên quân hồng vv...Học mãi chữ Tác đáng chữ Tộ thế là vứt...
Cụ thay đổi cách, đêm nằm ngắm sao trời, cụ lại kể những việc của người xưa của người làm trai:
Nhân , Lễ, Nghĩa, Trí, Tín là căn cốt của người làm trai. Công , Dung, Ngôn , Hạnh là căn cốt người con gái.
Cụ còn đọc thơ"
Trai thì Trung Tín làm đầu
Gái lấy Trinh tiết làm câu giữ mình.
Nằm nghe đúng là cụ phong kiến thật.
Chưa hết, cụ còn kể nghiệp của người làm trai:
Lập nghiệp:con người ai sinh ra trên đời cũng phải lập nghiệp, đó là cái nghề nuôi sống mình. xã hội có nhiều nghề thì có bấy nhiêu nghiệp: làm nông, buôn bán, học chữ, làm thợ.... làm nghề gì thì chuyên nghề ấy, sống chết vì nó. Nhất nghệ tinh thì mới có công
Lập Công: từ nghề của mình, say mê công việc, làm nên những chuyện hữu ích, được mọi người thừa nhận, ghi công. Lập được công rồi mới có danh được mọi người biết đến, tìm về học hỏi.
Lập Công: từ nghề của mình, say mê công việc, làm nên những chuyện hữu ích, được mọi người thừa nhận, ghi công. Lập được công rồi mới có danh được mọi người biết đến, tìm về học hỏi.
Lập Danh: con người có nghệ thì có danh, danh ấy trong nghề, trong vùng, rộng hơn trong mọi vùng. Danh ấy phải do nghề tạo nên mới bền vững. Nếu có danh mà không có thực thì " mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"
Lập Ngôn: có danh rồi thì con người mới Lập Ngôn, nói những câu nói nổi tiếng, được mọi người ghi nhớ, làm theo mà bây giờ người ta gọi là danh ngôn.
Lập Thuyết: lập ngôn vững vàng thì lập thuyết. Đây là những con người cao siêu lập ra các chủ thuyết để người đời noi, làm theo. Họ trở thành thần tượng, lãnh tụ của nhóm người theo chủ thuyết ấy.
Hỏi cụ mỗi người thì làm thế nào trong Ngũ lập ấy?
- Lập nghiệp thì ai cũng phải làm rồi, không làm lấy gì mà sống. Nên ai cũng có nghiệp, đấy là Bách tính ( trăm họ).
- Lập công: ai theo nghề gì mà chẳng muốn lập công, muốn được ghi danh: giấy khen, bằng khen, danh hiệu, huân huy chương. Đấy cũng là việc thường của dân Bách tính, Bách nghệ.
- Lập công: ai theo nghề gì mà chẳng muốn lập công, muốn được ghi danh: giấy khen, bằng khen, danh hiệu, huân huy chương. Đấy cũng là việc thường của dân Bách tính, Bách nghệ.
- Lập Danh thì của những người Tuấn Kiệt. Hơn vạn người thì gọi là Tuấn; Hơn mười vạn thì gọi là Kiệt. Họ là những người ưu tú trong cộng đồng, làm được những việc hơn người, đóng góp có ích hơn cho xã hội.
- Lập Ngôn thì theo địa vị, công sức đóng góp cho cộng đồng mà nói. Địa vị là vị trí đứng nói: người đứng trên đỉnh đồi nói vọng xa hơn người đứng dưới chân đồi nói. Ngôn (lời) nói là theo kết quả mình đóng góp được mà nói. Địa vị cao mà làm dở thì nói không ai tin, làm được mà đứng dưới chân đồi nói thì vang không xa.
- Lập thuyết: là hệ thống hóa thành một chủ thuyết để mọi người noi theo. Chủ thuyết đó đúng thì người theo đông, chủ thuyết đó sai thì người nào có quyền lợi theo chủ thuyết ấy họ sẽ làm theo.
Vì thế con người phải nhận biết thân phận mình để lập gì cho phù hợp. Muốn biết thân phận mình thế nào thì phải học mới biết.Tài đức ra sao, hưởng danh là vậy. Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Trong mỗi con người có một số phận khác nhau, tùy theo tri thức học được mà thành người.
- Người có Nhân thì lập được nghiệp. Nhân là tính người. Sống đời hiền lành, chăm lo học hỏi, an tâm học nghề, vui vẻ làm nghiệp, không phân biệt nghề sang hèn, thuận ý làm ăn, hòa đồng người khác. Đó là người có nghiệp.
- Người có Lễ thì lập được công.Người sống biết kính trên nhường dưới. Kính trên thì dạy bảo lại cho, truyền trao kinh nghiệm. Nhường dưới thì biết nghe người dưới nói phải. Thu nhận dưới trên thực hành tác nghiệp tất lập nên công để đời sau phải ghi nhận.
- Người có Nghĩa thì lập được Danh. Sống trọn nghĩa tình, có trước có sau. "Giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ". Danh chính ngôn thuận, việc làm quang minh, thuận theo lẽ phải, để lại việc tốt trên đời . Đó là người có Danh.
- Người có Trí thì lập Ngôn. Học rộng, biết nhiều làm theo điều hay lẽ phải, ích quốc lợi dân, sống vì thiên hạ. Nói một lời muôn người hưởng ứng, vạn người tuân theo. Đó là người lập Ngôn.
- Người có Tín thì lập Thuyết. Hiểu biết lòng người, thuận theo quy luật, nắm bắt thời cơ, đề ra chủ thuyết được mọi người theo. Giữ được chữ Tín thì thuyết được thực hành, người người hưởng ứng. Không giữ được chữ Tín thì lòng người nghi ngờ rời xa, thuyết ấy tất đổ.
Trong con người khi sinh ra ai cũng có tính bản thiện. Rèn luyện Ngũ thường thì mới làm nên Ngũ Nghiệp. Nhưng đời biến khôn lường, lòng người thay đổi. Khó thay.
Lời cụ dặn đến bây giờ con cũng không hiểu, đúng là phong kiến, may lắm con tự nhận mình lập nghiệp còn dang dở, có nghề không ra nghề. Nhìn ra bên ngoài cũng thế: ai đời có nghề gia truyền như: nấu phở, mổ chó. Gặp người thì danh nổi như cồn nhưng họ làm được gì ai biết, có chăng chỉ nói giỏi mà bọn trẻ bây giờ gọi là chém gió, chém chuối gì ấy. Lập ngôn thì chẳng thấy đâu nói chi đến lập thuyết.... Nhưng nghĩ lại đời nay cái gì cũng có, không có được thì mua.
Trong mỗi con người có một số phận khác nhau, tùy theo tri thức học được mà thành người.
- Người có Nhân thì lập được nghiệp. Nhân là tính người. Sống đời hiền lành, chăm lo học hỏi, an tâm học nghề, vui vẻ làm nghiệp, không phân biệt nghề sang hèn, thuận ý làm ăn, hòa đồng người khác. Đó là người có nghiệp.
- Người có Lễ thì lập được công.Người sống biết kính trên nhường dưới. Kính trên thì dạy bảo lại cho, truyền trao kinh nghiệm. Nhường dưới thì biết nghe người dưới nói phải. Thu nhận dưới trên thực hành tác nghiệp tất lập nên công để đời sau phải ghi nhận.
- Người có Nghĩa thì lập được Danh. Sống trọn nghĩa tình, có trước có sau. "Giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ". Danh chính ngôn thuận, việc làm quang minh, thuận theo lẽ phải, để lại việc tốt trên đời . Đó là người có Danh.
- Người có Trí thì lập Ngôn. Học rộng, biết nhiều làm theo điều hay lẽ phải, ích quốc lợi dân, sống vì thiên hạ. Nói một lời muôn người hưởng ứng, vạn người tuân theo. Đó là người lập Ngôn.
- Người có Tín thì lập Thuyết. Hiểu biết lòng người, thuận theo quy luật, nắm bắt thời cơ, đề ra chủ thuyết được mọi người theo. Giữ được chữ Tín thì thuyết được thực hành, người người hưởng ứng. Không giữ được chữ Tín thì lòng người nghi ngờ rời xa, thuyết ấy tất đổ.
Trong con người khi sinh ra ai cũng có tính bản thiện. Rèn luyện Ngũ thường thì mới làm nên Ngũ Nghiệp. Nhưng đời biến khôn lường, lòng người thay đổi. Khó thay.
Lời cụ dặn đến bây giờ con cũng không hiểu, đúng là phong kiến, may lắm con tự nhận mình lập nghiệp còn dang dở, có nghề không ra nghề. Nhìn ra bên ngoài cũng thế: ai đời có nghề gia truyền như: nấu phở, mổ chó. Gặp người thì danh nổi như cồn nhưng họ làm được gì ai biết, có chăng chỉ nói giỏi mà bọn trẻ bây giờ gọi là chém gió, chém chuối gì ấy. Lập ngôn thì chẳng thấy đâu nói chi đến lập thuyết.... Nhưng nghĩ lại đời nay cái gì cũng có, không có được thì mua.
May mắn thay, các Cụ đều xa rồi Diễm ơi, nếu các cụ sống lâu như cụ Bành Tổ thì không biết dạy con cháu gì đây khi mà: thuyết đổ, ngôn rối, danh hư, công hão, nghiệp gian...Ai mà tin đây. Khủng hoảng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét