VÀI NÉT VỀ ĐỒNG TIỀN THỜI TRẦN
(1226- 1400)
Hơn hai
thế kỷ, những đồng tiền thời Lý được phát hành, sử dụng thường xuyên đã phát
huy tác dụng kích thích nền kinh tế dân tộc phát triển, tạo nền móng vững chắc
cho nền tài chính quốc gia độc lập tự chủ. Bước vào thời Trần, những đồng tiền
Việt Nam đã vững mạnh trở thành mạch máu lưu thông cho nền kinh tế, góp phần
vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Sau những biến động thăng trầm
cuối vương triều Lý, năm 1225 nhà Trần kế tục sự nghiệp nhà Lý bằng diễn tiến
hòa bình. Lý Chiêu Hoàng vị vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi cho chồng là
Trần Cảnh sáng lập nên vương triều Trần đầy võ công hiển hách trong lịch sử 3 lần
đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của
dân tộc. Nhà Trần kéo dài 176 năm ( 1225 -1400) với 13 đời vua về cơ bản vẫn ổn
định duy trì phát triển một cơ cấu xã hội như thời Lý, nền kinh tế dần được phục
hưng. Những hoạt động nội thương và ngoại thương được xây dựng đặt tiền đề cơ sở
từ thời Lý đến triều Trần đã phát huy tác dụng. Xã hội xuất hiện tầng lớp con buôn trong đó có vương công quý
tộc nhà Trần (Trần Khánh Dư ). Nhiều ngành nghề liên quan đến tiền xuất hiện như
đánh bạc, cầm cố, cho vay nặng lãi, mua bán chức tước vv... chứng tỏ đồng tiền đã
phát huy tác dụng và chi phối đời sống xã hội khá sâu sắc. Trong 13 vua đời Trần
có 5 đời vua cho đúc tiền, có vua cho đúc nhiều lần với số lượng lớn. Những lần
đúc tiền là những thời điểm bước ngoặt trong đời sống kinh tế cộng đồng, những đồng
tiền được đúc ra đã phát huy tác dụng, làm ổn định xã hội, tăng cường ngân khố
quốc gia, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế thời Trần trong lịch sử.
INhững đồng tiền thời Trần
1.Trần
Thái Tông ( 1226 – 1258) lên ngôi kế thừa di sản cuối mùa của vương triều Lý với
nền kinh tế suy đốn, kho tàng trống rỗng vì loạn lạc. Để phục hưng kinh tế sau
khi ổn định xã hội Trần Thái Tông cho điều chỉnh giá trị đồng tiền và đúc tiền
lưu hành. Sử cũ ghi lại năm 1226 “ Xuống chiếu cho dân gian dùng tiền “tỉnh
bách” mỗi tiền là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước (tiền thượng cung) thì mỗi tiền
là 70 đồng - Đại Việt sử ký toàn thư tập II tr 9”. Hơn 30 năm cầm quyền với 3
niên hiệu, Trần Thái Tông đã nhiều lần cho đúc tiền mang 3 niên hiệu của thời đại . Hiện nay khảo cổ học
còn tìm thấy 3 niên hiệu tiền thời Trần Thái Tông.
- Niên hiệu Kiến Trung (1226 -1232) là tiền Kiến
Trung Thông Bảo.
Tiền đúc
hình tròn, đường kính2,1cm – 2,14cm. Vành biên hơi rộng, phẳng. Giữa lỗ vuông
có gờ nổi.Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm. Cách đọc tròn theo chiều kim đồng
hồ. Mặt sau phẳng
|
Tiền
Kiến Trung Thông Bảo
|
- Niên hiệu Thiên ứng Chính Bình ( 1232 -1251) đúc
tiền Chính Bình thông
bảo.Tiền
đúc hình tròn. Vành biên rộng phẳng, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối
xứng qua tâm. Cách đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau trơn phẳng.
|
Tiền
Chính Bình thông bảo
|
- Niên hiệu
Nguyên Phong ( 1251 -1258) đúc tiền Nguyên Phong thông bảo
Tiền đúc
hình tròn. Vanh biên rộng, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua
tâm. Chữ có hai loại chữ chân và chữ thảo, điều này cho thấy đồng tiền này có
hai lần đúc học khi đúc sử dụng hai khuồn đúc khác nhau
|
Tiền
Nguyên Phong thông bảo.
|
. Cách đọc
vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau trơn phẳng
2. Trần
Thánh Tông ( 1258-1278 )ở ngôi 20 năm có hai niên hiệu là Thiệu Long
và Bảo
Phù. Hiện nay mới tìm được tiền Thiệu Long thông bảo. Tiền đúc hình tròn,
vành biên rộng phẳng, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm,
cách đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau phẳng nhẵn.Đây là đồng tiền
duy nhất được đúc dưới thời Trần Thánh Tông
|
Tiền
Thiệu Long thông bảo
|
3. Sau một
thời gian dài các đời Vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông không thấy sử cũ ghi lại
việc đúc tiền tệ và cũng chưa tìm được đồng tiền đúc vào thời này đến thời Vua
Trần Minh Tông nhà Trần lại tiến hành đúc
tiền cho lưu thông ngoài xã hội. Trong
những niên hiệu được sử dụng, niên hiệu Khai Thái ( 1324 -1329) nhà Trần cho đúc
tiền Khai thái nguyên bảo. Tiền đúc hình tròn, đường
kính
2,37cm. vành biên rộng phẳng, giữa có hình vuông có gờ, lỗ hơi tròn.Mặt trước
chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước, dưới sau; phải trước trái
sau. Mặt sau tiền Khai Thái nguyên bảo có hai loại, một loại mặt sau trơn phẳng;
một loại mặt sau trơn những có chữ Trần.
|
Khai Thái nguyên bảo
|
4. Trần
Dụ Tông là đời vua Trần đúc nhiều tiền nhất, nhiều lần đúc với số lượng lớn.
Niên hiệu Thiệu Phong( 1341- 1357) có hai lần đúc tiền: Thiệu Phong nguyên bảo
và Thiệu Phong thông bảo. Tiền Thiệu Phong nguyên bảo có đến 4 loại khác nhau. Điều
này cho thấy có khả năng nhà nước có 4 xưởng đúc tiền khác nhau, hoặc 4 lần đúc
loại tiền này với thời gian khác nhau. Tiền Thiệu phong
thông
bảo có đến 20 loại khác nhau đã cho thấy nhu cầu sử dụng tiền và đúc tiền rất
rầm rộ, trước nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế.Niên hiệu Đại Trị (
1358 -1369) Trần Dụ Tông lại cho
|
Thiệu
Phong nguyên bảo và thông bảo
|
đúc
liên tiếp các đồng tiền Đại Trị nguyên bảo; Đại Trị thông bảo. Tiền Đại trị
nguyên bảo có đến 5
loại tiền với các lối chữ viết khác nhau. Tiền Đại Trị thông
bảo
còn phong phú hơn với nhiều loại. Những đồng tiền này cơ bản có kích thước giống
nhau, đường kính 2,35cm – 2,38cm. Mặt trước viết chữ, cách đọc trên dưới, phải
trái.
|
Tiền Đại
Trị thông bảo
|
5. Sau Trần
Dụ Tông, Trần ( Dương) Nhật Lễ lên ngôi lấy niên hiệu Đại Định ( 1369 -1370),
ông đã cho đúc tiền Đại Định thông bảo. Tiền Đại Định thông bảo
được đúc hình dáng và kích thước như các đồng
tiền thời Trần khác. Tiền hình tròn, giữa có lỗ vuông. mặt trước chữ viết đối
xứng qua tâm, cách đọc trên trước dưới
sau, phải trước trái sau, nét chữ sắc sảo. Mặt sau để trơn nhẵn.
6. Trần
Nghệ Tông lên ngôi ( 1370 -1372), niên hiệu
|
Đại
Trị thông bảo
|
Thiệu
Khánh ông cho đúc tiền Thiệu Khánh thông bảo. Đồng tiền này được sử liệu ghi
chép, nhưng cho đến nay còn lại rất hiếm hoi
II. Tiền
tệ thời Trần và những hệ quả.
Trong lịch
sử, thời gian cầm quyền của nhà Trần không kéo dài như thời Lý, nhưng việc đúc
và sử dụng đồng tiền nhiều hơn, rộng rãi hơn. Đồng tiền lưu thông trở thành động
lực chính để phát triển kinh tế. Có tiền kinh tế hàng hóa phát triển, các ngành
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, mua bán ngoại thương được đẩy mạnh. Đồng
tiền được sử dụng mua bán ruộng đất. Năm 1253 nhà nước “ bán ruộng công, mỗi diện
là 5 quan tiền( bấy giờ mẫu gọi là diện) cho phép nhân dân mua làm ruộng tư”.Năm
1266 “ Xuống chiếu cho vương hầu công chúa phò mã cung tần chiêu tập dân phiêu
tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng bỏ hoang thành lập điền
trang.”. Tiền hoạt động kinh doanh thương nghiệp trong nước. Hệ thống chợ phát
triển rộng rãi khắp nơi , từ kinh kỳ đến thôn quê. Sứ nhà Nguyên Trần Phu cho
biết “ Chợ ở thôn xóm hai tháng họp một lần, trăm thứ hàng hóa tụ họp ở đây. Cứ
năm dặm thì dựng một cái nhà, bốn mặt đều đặt chỗng để làm nơi họp chợ ”. Hoạt động
thương mại góp phần kích thích nền sản xuất hàng hóa phát triển. Tiền sử dụng
trong hoạt động ngoại thương buôn bán với thương nhân nước ngoài.Ngoài thương cảng
Vân Đồn ( Quảng Ninh) xuất hiện từ thời
Lý do nhà nước kiểm soát thì các thương cảng ven biển cũng hoạt động khá sôi nổi
như cảng Diễn Châu ( Nghệ An); Hội Thống ( Hà Tĩnh). An Nam tức sự của Trần Phu
cho biết “ Phủ Thanh Hóa...cách thành Giao Châu hơn hai trăm dặm. Các thuyền
phiên hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông vv... với lái
buôn các nước Xiêm ; Java; Lộ Hạc; Hồi Hột; đặc biệt là các thương nhân Trung
quốc. Kích thích nền thương nghiệp phát triển, nhà Trần luôn cho đúc tiền bổ
xung làm vật trung gian trao đổi thuận lợi.Nhiều ngành nghề liên quan đến tiền
xuất hiện như đánh bạc, cầm cố, cho vay nặng lãi, mua bán chức tước, phạt lỗi
quan lại vv... chứng tỏ đồng tiền đã phát huy tác dụng và chi phối đời sống xã
hội khá sâu sắc. Đồng tiền đã góp phần
làm tha hóa một bộ phận cư dân cho đến vua quan trong xã hội. Năm 1362 vua “ gọi các nhà giàu trong nước như
ở làng Đình Bảng thuộc Bắc Giang, làng Nga Đình thuộc Quốc Oai vào cung đánh bạc.
Có tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền, ba tiếng thì đã tới gần nghìn quan rồi”.
Các quan cũng đua nhau đánh bạc “thua vài chục quan là vò đầu bứt tóc khổ sở”.
Quan hệ tiền tệ đã kích thích sự phát triển nền kinh tế trong các lĩnh vực công
và ngược lại sự tác quái của đồng tiền cũng xuất hiện chi phối đời sống của con
người.
Cuối thời
Trần vào thế kỷ 14, xã hội phong kiến lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Kinh tế dần suy yếu. Thiên tai địch họa
luôn xảy ra, các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành và Ai Lao kéo dài liên miên
làm cho Vương triều Trần dần suy yếu. Hồ Quý Ly dần tập hợp lực lượng, thâu tóm quyền
hành, tạo ra những uy thế đầu tiên để dần nắm lấy chính quyền. Năm 1400, Quý Ly
truất ngôi Vua Trần Thiếu Đế, tự lập làm
vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Trong 7 năm ở
ngôi, Quý Ly đã thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế, trong đó có cải cách tiền
tệ, đánh dấu một chương mới trong lịch sử tiền tệ Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét