Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

MỸ  SƠN THUNG LŨNG THẦN LINH
( tiếp theo)                              
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                               
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                 
Mục lục                                                                                                             
Tài liệu tham khảo chính   


24. MỸ SƠN  CÓ BAO NHIÊU BIA KÝ?
             Thăm Mỹ Sơn hôm nay, du khách thấy những tấm bia đá nằm rải rác khắp nơi, hình thù khá đa dạng, chiếc còn nguyên, chiếc sứt mẻ, chữ mờ dần theo năm tháng. ít có ai biết rằng trước kia nơi đây có cả một “rừng bia” ghi chép về lịch sử văn hóa không những của Mỹ Sơn mà còn cả của tộc người Chăm. Theo các nhà nghiên cứu khi lần đầu tiếp cận Mỹ Sơn cho biết tại đây có đến 32 tấm bia ký. Chính vì thế việc khảo sát nội dung bi ký ở đây là công trình đầu tiên được L Finot công bố “ bia ở Mỹ Sơn có 32 bản kí hiệu từ C72 đến C103, 21 bia vẫn để nguyên tại chỗ, 9 tấm bia khác được chuyển về Bảo tàng Hà Nội – L Finot: Les Inscription – Le Cirque de Mỹ Sơn . Hà Nội 1904”. Kết quả khai quật khảo cổ học trong nhiều năm gần đây cho biết lòng đất Mỹ Sơn còn ẩn chứa nhiều mảnh bi ký bị vỡ nát vùi trong lòng đất, chính vì thế nhiều nhà nghiên cứu cho rằng số lượng bi ký trên chưa phản ánh hết được số


 Bia nhóm tháp E
lượng bi ký đã được dựng tại đây. Trong 21 bia ký còn giữ lại Mỹ Sơn, cho đến hôm nay con số này lại hao hụt qua năm tháng chiến tranh. Bia chỉ còn thấy khá nguyên vẹn tại các nhóm tháp F và G. Tại đây có hai tấm bia niên đại vào thế kỷ IX và XII, nói về việc thờ thần Shiva tại Mỹ Sơn.Ngoài ra còn một số tấm bia tại nhóm tháp B, D; hay một số tấm bia bị sứt mẻ tại nhóm tháp A. Nhìn chung số lượng bia ký hiện còn ở Mỹ Sơn ngày nay quá ít so với khi phát hiện, nên vấn đề bảo quản các “trang sử đá” này cần được quan tâm đặc biệt, đó chính là linh hồn để hiểu về Mỹ Sơn thời đã qua. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, trên toàn bộ dải đất miền Trung, trước đây khi khảo sát văn hóa Champa để lại khoảng 130 tấm bia được khắc tạc dưới nhiều dạng khác nhau. Bia được dựng độc lập hai mặt, bốn mặt, bia được khắc trên các thành phần kiến trúc: cột cửa,
Bia Mỹ Sơn III
mi cửa, tượng thờ vv… Từ năm 1975 cho đến nay, nhiều bi ký mới được phát hiện qua các cuộc khai quật khảo cổ học tại Chiên Đàn ( Quảng Nam) tháp Đôi ( Bình Định); Hòa Lai ( Ninh Thuận) hay tại Ninh Chữ ( Khánh Hòa) cho thâý số lượng bia Champa không chỉ dừng ở đây. Tình trạng này cũng cho thấy ở Mỹ Sơn không dừng lại ở số lượng 32 bia kí đã biết. Trong những bia kí Champa được nghiên cứu tài liệu cho biết trong 128 bia đã dịch biết nội dung thì 92 bia nói về  tôn giáo liên quan đến thần Shiva; 5 bia nội dung liên quan đến thần Bhrama; 3 bia liên quan đến thần Visnu; 7 bia nội dung liên quan đến đạo phật và 21 bia nội dung liên quan đến các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa. Với 32 bia tại Mỹ Sơn cho thấy về số lượng đây là nơi tập trung nhiều nhất bia kí Champa mà không di tích nào có được. Nội dung các bia kí chủ yếu liên quan đến thần Shiva và khu di tích, điều này khẳng định tầm quan trọng nhất của khu di tích trong hệ thống văn hóa Champa hiện còn đóng góp vào lịch sử văn hóa dân tộc.
 Bia nhóm D – Mỹ Sơn
25. BIA KÝ Ở MỸ SƠN VIẾT GÌ?
              Trong 32  bia ký tìm được ở Mỹ Sơn cho đến nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thông qua nguồn tư liệu này có thể hiểu rõ hơn về các mặt lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kinh tế của xã hội Champa. Chính vì thế nội dung các văn bia được khai thác triệt để. Trước hết  về hình thức có thể chia bia ký ở đây thành các nhóm: đầu tiên bia được khắc tạc trên các phiến đá tự nhiên, mặt phẳng có đề ghi tự dạng,  hai là bia được chế tác thành tác phẩm riêng biệt,  có hình lá sen nhọn, hai mặt mài phẳng viết tự dạng lên; ba là bia được ghi chép vào các thành phần kiến trúc như cột cửa, bệ thờ vv…Về chữ viết bia thường được viết chìm vào mặt đá, tự dạng Sankrits và chữ Chăm cổ. Niên đại các bia cho biết bia sớm nhất có niên đại vào thế kỷ IV – V; bia muộn nhất có niên đại vào thế kỷ XIII.
           Vậy nội dung văn bia thể hiện gì?
Cho đến nay việc khai thác tư liệu văn bia ở đây còn nhiều hạn chế, trước đây các tư liệu này đã bước đầu dịch sang tiếng Pháp. Từ nguồn tài liệu ban đầu, sau này một số học giả dịch sang tiếng Anh. Riêng về tiếng Việt hiện nay, ở Mỹ Sơn có khoảng 22 văn bản được dịch. Mặc dù chưa hiểu được đầy đủ, nhưng có thể thấy nội dung văn bia cung cấp cho chúng ta hiểu một số vấn đề về Mỹ Sơn nói riêng và lịch sử văn hóa tôn giáo tộc người Chăm nói chung trên các lĩnh vực:
Bia trưng bày tại Mỹ Sơn
- Văn bia cho biết tín ngưỡng của người Chăm trước khi ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo Ấn Độ, họ thờ các vị thần tự nhiên “ Kính lạy đất, gió không gian, nước và thứ năm là lửa”
 .Khi văn hóa tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng vào vùng đất, người Chăm đã dành riêng một vùng đất linh thiêng cho thần linh.Những tấm bia đầu tiên thông tin về một vùng đất được các vua Champa hiến dâng cho thần làm nơi thờ phụng, đó là vùng đất Mỹ Sơn với giới hạn cụ thể “ kính dângBhađrêxvara một tài sản vĩnh viễn. Núi Suhala ở phía đông; Đại Sơn ( Mahaparvata) ở phía nam; núi Kucaka ở phía tây và sông Lớn ở phía bắc, cùng cả dân cư ở vùng đất ấy” . Điều
Tượng Tu sĩ nhóm tháp A
này được khẳng định vào thời gian sau trên tấm bia do vua Sambhuvarman  khắc ghi rõ “ Một lần nữa cần phải nhớ rằng đất đai cùng dân chúng mà vua Bhadravarman cúng được bao bởi ranh giới là núi Subalaở phía đông, núi Lớn ở phía nam, núi Kucaka ở phía tây….Vật dâng cúng này phải được gìn giữ chứ không được phá hủy..” - Ban đầu khi tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng vào cư dân họ thờ đủ các vị thần của  Ấn độ giáo “ Kính lạy Mahêxvara và Uma; Bhrama và Visnu”.Sau này trong quá trình  hội nhập, phát triển họ lựa chọn vị thần chính phù hợp với tín ngưỡng và nhận thức của họđưa thần Shiva trở thành vị thần được thờ chính
- Vị thần chính  được thờ phụng ở đây là thần Shiva, đây là vị thần được coi là chủ soái các vị thần cai quản Mỹ Sơn. Vị thần này được thờ suốt thời gian tồn tại của Mỹ Sơn nói riêng và của người Chăm nói chung cho đến ngày nay.
- Về xã hội, văn bia cho biết vị vua đầu tiên của người Chăm xưng là đại vương, tên quốc gia là Campa. Sau này các vua Chăm đã tự “ thần hóa” mình, gắn vương hiệu của mình với các vị thần, nấp dưới bóng thần linh để đề cao bản thân và hoàng tộc. Sau này các vị vua Champa còn đưa  tục thờ tổ tiên, rước các vị vua, hoàng hậu khi mất  vào thờ chung cùng thần linh dưới vỏ bọc tôn giáo.
 - Tư liệu văn bia cho biết, cư dân Champa vốn có hai tộc người lớn chiếm đa số đó là thị tộc Dừa( Narikela) và thị tộc Kau(Kramuka) hai thị tộc cao quý nhất làm nền tảng của nước Champa.  Xã hội Champa do ảnh hưởng của  văn hóa Ấn Độ, người dân đã chia thành các đẳng cấp khác nhau trong đó đẳng cấp Balamôn là thành phần ưu tú nhất của xã hội. Địa vị của những người thuộc đẳng cấp Balamôn là cao quý bất khả xâm phạm “ không một tội ác nào lớn hơn tội giết một người Balamôn”.

Tu sĩ giảng kinh
Các vị vua Champa đều “xuất thân gia đình Dừa ( Narikela) lại sinh hạ trong gia đình Kramuka(Cau)” và cho biết “Kramukavamsa, thị tộc Cau(pinan) dòng giống kiệt xuất của nước Champa” và họ là “con trai của những người Balamôn xuất sắc”. Đa phần xã hội là những tầng lớp dưới bình dân và đáy xã hội là những người nô lệ chỉ biết phục vụ thần linh và đẳng cấp trên.
- Về kinh tế, văn bia cho biết những hình thức hoạt động kinh tế, sản xuất của người dân Chăm, những đơn vị đo lường ruộng đất vv.. Như văn bia số XX, dựng tại nhóm tháp G cho biết phần đất nhà vua cúng cho thần “Đây là tất cả nhà cửa ,ruộng vườn của nước Campa mà đức vua Sri Jaya Harivavácmađêva cúng thần Sri Harivacsmêxvara:
- Ruộng Salavan từ sông Simhapura đến rừng Lak toàn bộ 170 Jak.
- Ruộng SinJol 200Jak. Tổng cộng 370 Jak.
-Ruộng Palei( làng)Gunam, từ ruộng của Srisanabhađrêxvara ăn về hướng Đông đến làng này: ruộng Makil 150 Jak; ruộng Sinjol 150Jak. Tổng cộng 300Jak.
 Tu sĩ đọc kinh ?
- Ruộng Palei Bhanh , từ phía Tây đường cái…lớn đến … rừng , từ …đến kênh lớn: ruộng Makil 300 Jak; ruộng Malau 100Jak; ruộng satam 100Jak; ruộngSinjol 50 Jak. Tổng cộng 550Jak.
- Ruộng nằm ở đường vòng của Palei Sukintut gọi là đồng bằng: ruộng Makil 100Jak; ruộng Malau 50Jak. Tổng cộng 150 Jak.
- Ruộng ở Njran ăn về phía Tây đến thác, về phía Đông…”
- Đặc biệt hơn nội dung văn bia đã phần nào phản ánh lịch sử đầy biến động của tộc người Chăm, đó là các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến quý tộc Chăm. các cuộc chiến chống xâm lược Khmer cùng tình hình xã hội Champa qua các thời kỳ lịch sử. Tóm lại những bi ký ở Mỹ Sơn nói riêng,  bi ký Champa nói chung, là những biên niên sử trên đá để hiểu về văn hoá Champa một thời kỳ đã qua trong lịch sử.Văn bia ở Mỹ Sơn đã góp những nguồn tài liệu trung thực, chân xác cho việc nghiên cứu văn hoá Champa đó là những đóng góp quan trọng mà không một  nơi nào có được.( còn tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét