MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH
( tiếp theo)
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất
ở Mỹ Sơn?
27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ
Sơn?
28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần
linh?
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc
sắc như thế nào ?
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào
trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào
trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế
nào?
Thay lời kết luận
Mục lục
Tài liệu tham khảo chính
26.TRIỀU
ĐẠI NÀO XÂY DỰNG NHIỀU NHẤT Ở MỸ SƠN?
Trong 8 nhóm tháp chính với trên 70 công trình kiến trúc hiện còn tài
liệu và hiện trạng di tích hiện nay có thể thấy cả một tiến trình xây dựng theo
suốt chiều dài lịch sử gần 1000 năm trong nghệ
Bệ
thờ nhóm tháp G
thuật kiến trúc,
điêu khắc Champa. Dựa vào nguồn tài liệu này có thể phân định ra các giai đoạn
nghệ thuật kiến trúc khác nhau để tìm ra sự cống hiến của các triều đại Champa
vào việc xây dựng, tu bổ khu thánh địa của tộc người Chăm trong lịch sử. Trước
hết theo dòng lịch sử người Chăm có các vùng đô cũ kế tiếp nhau. Kinh đô Trà
Kiệu ( Quảng Nam) được xác lập kể từ khi người Chăm giành độc lập đến nửa đầu
thế kỷ VIII, với tên gọi Simhapura. Từ nửa cuối thế kỷ VIII đến nửa đầu thế kỷ
IX, người Chăm định đô tại vùng đất
Trang
trí cột cửa tháp B6
phía nam Champa với kinh đô là
Virapura( Ninh Thuận). Nửa cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X, người Chăm lại
quay về định đô ở Đồng Dương ( Quảng Nam) với tên gọi Inđrapura. Những năm cuối
thế kỷ X ( năm 998) đến thế kỷ XV( năm 1471), người Chăm định đô tại vùng đất
Vijaya (Bình Định). Mỗi thời kỳ lịch sử
được người ta gọi ngắn gọn là các vương triều theo địa điểm định đô: vương
triều Simhapura; vương triều Inđrapura hay vương triều Vijaya vv… Dựa vào những
tên gọi và năm tháng tồn tại của các vương triều, chúng ta thử tìm về xem vương
triều nào xây dựng để lại dấu ấn nhiều nhất tại Mỹ Sơn. Với những công trình
kiến trúc còn lại có thể thấy dấu vết của vương triều Simhapura với biểu trưng
để lại là hình ảnh Sư tử chỉ còn lại dấu vết trên trang trí đế kiến trúc tháp
F1. Vương triều Virapura để lại dấu ấn trên kiến trúc tháp C7 với hình ảnh vòm
cuốn cửa giả cuốn tròn thuộc phong cách nghệ thuật Hòa
Lai. Vương triều Inđrapura để lại dấu ấn trên hầu hết các công trình
kiến trúc hiện nay ở Mỹ Sơn gồm các tháp nhóm B- C – D- A’. Những công trình
kiến trúc có quy mô lớn nhất, khắc tạc đẹp nhất đều thuộc thời kỳ vương triều
này trị vì vào thế kỷ IX – X, như tháp A1; C1; C2, C3; B3, B5; B6, B7; D1, D2;
F1, F2; E 6, E7 vv…Điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầu voi được trang trí trên
các tháp C1, B5 mang ý nghĩa là thần Voi vật cưỡi của thần Inđra đồng nghĩa với
kinh đô Inđrapura
Linga nhãm th¸p A
. Vương triều
Vijaya để lại dấu ấn trên các kiến trúc nhóm tháp H; G; K. Như vậy có thể
nói thời kỳ vương triều Inđrapura kéo
dài gần hai thế kỷ, Mỹ Sơn được quan tâm chú trọng xây dựng nhiều nhất, mang vẻ
đẹp huy hoàng, hoàn chỉnh nhất cho khu tôn giáo quan trọng này. Thế kỷ IX. có
thể coi là giai đoạn đầu bùng nổ của nghệ thuật Champa trên các lĩnh vực, đặc
biệt nghệ thuật kiến trúc tháp. Thời kỳ này lịch sử Champa được tiếp nối bởi
vương triều vua
Trang
trí bệ thờ nhóm tháp A
Harivarman I,với
kinh đô Virapura nằm ở miền nam Chăm.Ông
đã nhiều lần dẫn quân ra phía bắc đánh phá trị sở của quan lại Trung Hoa
vào các năm 803, 809, thu nhiều chiến lợi phẩm . Tấm bia ở Ponaga do ông dựng
đã viết lên dòng chữ kiêu ngạo “ cánh tay dài của ông là mặt trời đốt cháy
thuộc dân Trung Quốc đang ở cõi tối tăm”.Về phía nam ông tiến hành đánh phá các
thành thị của Khmer, “ nhờ sức mạnh vô địch của cánh tay, ông đến tận giữa xứ
Cao Miên”,cướp bóc của cải, thu hồi nhiều chiến lợi phẩm. Đây là thời kỳ vương
quốc Champa ổn định và phát triển trên nhiều lĩnh vực, sự đe doạ từ các đế chế phong kiến từ phía nam và phía
bắc hầu như không có, của cải trong nước và thu được qua chiến tranh,ông dành
phần lớn cho việc hiến tặng xây dựng các cơ sở tôn giáo.Thời kỳ này ông đã cho
xây dựng nhiều ngôi đền thờ thần. “Năm 813 và 817 ông dựng một ngôi đền thờ
Linga của CriShandhaka, một đền khác thờ Ganêsa Cri Vinayaka và một ngôi khác
thờ vị thần Cri Malada – Kauthara và làm cho mỗi đền một cái cổng có gác trang
Trang
trí bệ thờ nhóm tháp A
trí lộng lẫy”.
Ông cúng cho thần “ những của cải bằng vàng, bạc,châu báu, quần áo thêu…lại
cúng ruộng cùng với nô lệ nam nữ, trâu…”. Con ông lên nối ngôi là vua
Vikrautavarman III thừa hưởng những thành quả của cha ông để lại.Vua
Vikrautavarman III tiếp nối cúng cho thần “ những vật quý giá, ông dựng một Cri
Mahadevecvara, cúng cho ông một đền và nhiều của cải, rồi lại cúng những động
sản và những kho thóc…”. Đây là thời kỳ hai đời vua trong điều kiện hoà bình và sự phát triển của
nền kinh tế đã liên tiếp cho xây dựng các đền tháp, cúng nhiều tài sản cho thần
linh. Ông mất khoảng năm 854. Nửa sau thế kỷ IX, người Chăm lại chuyển đô về
vùng đất phía bắc, với nơi định đô mới là Inđrapura ( Đồng Dương- Quảng Nam). Tấm
bia tại Đông Dương niên đại vào năm 875 cho biết vua Inđravarman II lên kế vị
Vikrautavarman III đã định đô tại Đồng Dương và là người lập nên vương triều
Inđrapura. Vừa lên ngôi, ngoài việc kế thừa xây dựng lại thành phố Inđra “
thành thị được trang sức bằng thành thị Inđra rất đẹp, lóng lánh những hoa sen
trắng, những hoa sen đẹp nhất, thành thị đó do Bhrgu sáng lập trong thời cổ…”,
ông đã cho xây dựng một ngôi đền
Trang
trí bệ thờ nhóm tháp A
và một tu viện
Phật giáo. Thời kỳ này “ vương quyền trong sự phong túc”, đất nước Champa trở
nên thịnh vượng. Ông cho xây dựng nhiều đền tháp khắp nơi, đặc biệt ở Mỹ Sơn
trung tâm tôn giáo của vương quốc và những vùng phụ cận. Noi gương ông, nhiều
quan lại đại thần trong triều cũng tổ chức xây dựng các đền tháp trong khắp đất
nước, các bia ký để lại ở Bắc Hạ ( Quảng Bình); Hà Trung ( Quảng Trị); Lai
Trung, Phú Lương ( Thừa Thiên – Huế); Đồng Dương, Hoá Quê, Bàn Lãnh ( Quảng
Nam); Ponaga ( Khánh Hoà) Yang Tikuh ( Ninh Thuận)… cho biết các vị quan đại
thần cũng về quê dựng đền thờ thần Siva. Bia Phú Lương cho biết “ những người
Padaraksa đã lập Lingabhumi tại làng của mình để hướng về nhà vua tài giỏi bằng
trái tim sùng kính của mình”, hay bia Lai Trung nói về vị thượng thư đã dựng
nên ngôi đền thờ Siva coi là “ việc làm đáng ca ngợi cho sự giải phóng bản thân
mình cùng cha mẹ của ông khỏi biển khổ cuộc sống” .Bia Hoá Quê nói về dòng tộc
có 3 người làm quan
Đế
tượng
đại thần trong
triều đã dựng đền thờ thần Shiva. Lược qua những tư liệu trên cho thấy thế kỷ
IX, mặc dù có sự biếnđộng chuyển đô của người Chăm, nhưng có thể thấy đây là thời
kỳ dựng xây rầm rộ các kiến trúc Champa, một thời kỳ phát triển song hành cả Ấn
Độ giáo
Linga
– Yony nhóm tháp B
và Phật giáo. Để
có sự phát triển này, ngoài sự phát triển về kinh tế trong nước thời kỳ này
người Chăm vươn ra buôn bán với các nước trong khu vực khá nhộn nhịp, bên cạnh
việc buôn bán thúc đẩy kinh tế phát triển thì những cuộc tiếp xúc văn hoá, đặc
biệt với các quốc gia Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng
đến văn hoá Champa khá rõ nét. Văn bia Champa( bia Nhan Biều) thời kỳ này cho
biết có nhiều vị quan lại trong triều đã ra nước ngoài hành hương, mang những
ảnh hưởng của kiến trúc Inđônexia đến kiến trúc Champa như vị thượng thư
Rajadvara.Tài
Cột kiến trúc tại Mỹ Sơn ( bản vẽ
phục dựng)
liệu khảo cổ học khai quật tại Bãi
Làng- Cù Lao Chàm ( Quảng Nam), Nam Thổ
Sơn ( Đà Nẵng) tìm được khá nhiều gốm, sứ , sành, gương đồng Trung Hoa, đồ gốm Islam, thuỷ tinh Islam có nguồn
gốc vùng Tây á, hay hạt chuỗi thuỷ tinh, đá quý có nguồn gốc các nước Đông Nam
Á đã cho thấy nền kinh tế thời kỳ này khá phát triển tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng các kiến trúc tôn giáo. Chính vì thế, cho đến nay các kiến
trúc thuộc thế kỷ IX còn lại khá nhiều, bên cạnh đó còn hàng loạt các phế tích
kiến trúc như Đại Hữu, Trung Quán ( Quảng Bình); Ưu Điềm ( Thừa Thiên –
Huế)vv…, phản ánh một thời kỳ dựng xây rầm rộ các công trình kiến trúc Champa.
Thế kỷ X, là một giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc tháp
Champa thời kỳ này người Chăm dựng xây khá nhiều tháp, nhiều kiến trúc đạt đến
trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc
tháp Champa. Thế kỷ X, người Chăm vẫn định đô ở Inđrapura ( Đồng Dương), kế
thừa thành tựu của các vị vua trước, các vua Champa thời kỳ này tiếp tục, xây
dựng nhiều công trình kiến trúc trong điều kiện xã hội tương đối ổn định và
kinh tế phát triển khá rầm rộ trên nhiều lĩnh vực.Theo sử liệu cho biết thế kỷ
X có 6 vị vua trị vì tại
Bệ Yony
khối tròn
Đồng Dương gồm
các đời vua: Sri Jaya Sinhavarman I ( năm 898 – 908) được biết đến qua các bia
để lại tại Châu Sa ( Quảng Ngãi- năm 893); Bàn lanh ( Quảng Nam) và Đại Hữu (
Quảng Bình) .Jaya Saktyavarman ( 908- ?) biết đến qua bia Nhan Biều ( Quảng
Trị); Sri Bhadravarman III ( 908 – 916) biết đến qua các bia Châu Sa (Quảng
Ngãi),Bằng An; Hoá Quê (Quảng Nam), Nhan Biều (Quảng Trị); Inđravarman III (
917 – 960?) biết đến qua các bia Ponaga ( Khánh Hoà); Lai Trung ( Thừa Thiên –
Huế); Jaya IndravarmanI ( 960 – 972?) và Phê Mi Thuế( 972 - ?) (1). Đây là thời
gian có thể nói là khá “yên tĩnh” trong lịch sử Champa, một thời kỳ ổn định.
Phía bắc dân tộc Việt bước đầu giành được độc lập ( năm 938) chặn được bước
tiến xuống phía nam của đế chế phong kiến Trung Hoa
Đế
chân cột
và đang ra sức
củng cố nền độc lập, phục hưng nền văn hoá dân tộc làm tiền đề tạo nên văn minh
Đại Việt toả sáng. Phía nam nhà nước Chân Lạp xuất hiện đang từng bước dựng xây hình thành nên nền
Tháp
Mỹ Sơn A’ 2( ảnh chụp đầu thế kỷ XX)
văn minh ĂngKo rực rỡ. Đây cũng là
thời gian mà tộc người Chăm nỗ lực vươn lên trên mọi lĩnh vực mà sau này có ý
kiến cho rằng đó là thời kỳ “cất cánh” của người Chăm trong đó có lĩnh vực kiến
trúc.Trong khoảng một thế kỷ này có thể thấy thời kỳ hai vị vua trị vì là
IndravarmanIII và Jaya Inđravarman I ( 917 – 972) là thời kỳ thịnh trị nhất, có
nhiều đóng góp vào diện mạo kiến trúc tháp Champa. Indravarman III theo bi ký cho biết ông là người
đã tạc tượng thờ Bhagavati tại Ponaga, là người đánh Chân Lạp ( 945 –947). thu
nhiều chiến lợi phẩm Về kinh tế, đây là thời kỳ hải thương Champa phát triển
khá rầm rộ buôn bán với nhiều nước trong khu vực và xa hơn là Trung Hoa, Ấn Độ,
các nước Trung Á. Sản xuất trong nước phát triển không những về nông nghiệp mà
thủ công nghiệp có nhiều bước phát triển mới. Ngoài những kiến trúc, hiện vật
điêu khắc đá vô cùng phong phú được biết, tài liệu khảo cổ học
Trang
trí mi cửa nhóm tháp A
cho thấy nhiều
hiện vật kim loại màu vàng, bạc, đồng được chế tác tinh xảo chứng tỏ trình độ
kỹ thuật của người thợ thủ công thời kỳ đó . Cuộc khai quật khảo cổ học gần đây
tại Núi Chồi ( Quảng Ngãi) tìm thấy một trung tâm sản xuất gốm với sản phẩm là
các phù điêu gốm mang nội dung Phật giáo được chế tác hàng loạt, nung trong lò
nung hoàn chỉnh chứng tỏ nghề sản xuất gốm Champa giai đoạn này có bước phát
triển tiến bộ vượt bậc . Về văn hoá qua buôn bán trao đổi họ có giao lưu mật
thiết với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là GiaVa mà theo bi ký ở Nhan biều
cho biết vị quan Po Klun Pilih Rajadvara đã phục vụ 4 đời vua và hai lần đi
JaVa để học những khoa học thần bí. Những điều kiện đó là cơ sở thuận lợi để
người Chăm tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo trong thời kỳ
này. Cho đến nay những kiến trúc giai đoạn này còn lại không nhiều, phần đổ nát
theo thời gian, phần bị chiến tranh tàn phá kể cả những kiến trúc trước đây
được coi là thể hiện nghệ thuật điêu khắc trên gạch đặc sắc nhất vùng Đông nam
Á như tháp Mỹ Sơn A1 . Những tháp hiện còn tập trung chủ yếu tại địa bàn Quảng
Nam, đặc biệt là tại thung lũng Mỹ Sơn, nhưng có thể nói đây là những công
trình có khối xây đẹp nhất, khắc tạc tinh tế nhất.
Trang trí đế bệ thờ
27
VỊ VUA NÀO ĐÃ ĐÓNG GÓP NHIỀU NHẤT Ở MỸ SƠN?
Dựa vào hai nguồn tài liệu hiện biết về Mỹ Sơn
trong lịch sử : bi kí và tài liệu vật chất, bước đầu chúng ta thử tìm về vai
trò của vị vua nào đã đóng góp xây dựng tại Mỹ Sơn nhiều nhất?
Tài liệu bia kí cung cấp cho chúng
ta một phổ hệ danh sách các vị vua cho xây dựng và cung tiến tài sản quý để
hình thành nên diện mạo khu thánh địa quan trọng này. Trước hết là vua Bhađravađman
I ( Bia Mỹ Sơn I- Thế kỷ IV - V) là vị vua đã dâng hiến, xác định rõ một
vùng đất dâng cho thần linh vùng Mỹ Sơn ngày nay. Tiếp theo là vua Sambhuvarman(
Bia Mỹ Sơn II- Thế kỷ VII) người đầu tiên cho xây các công trình kiến trúc thờ
thần bằng vật liệu bền vững. Vua Prakasadharma – Vikrantavarman ( Bia Mỹ
Sơn III – nửa cuối thế kỷ VII)dâng cúng những tặng vật lên thần linh. Vua Prakasađhadma(
Bia Mỹ Sơn IV – năm cuối thế kỷ VII) dựng đền thờ thần và lần đầu tiên dâng
cúng những Mukuta, Kosa bằng kim loại quý. Bia sốVII nói về vua Vikranta
varma dâng lên một pho tượng bằng vàng. Đây có lẽ là pho tượng bằng
vàng đầu tiên được ghi chép trong văn bia ở Mỹ Sơn. Những năm tiếp theo văn bia
cho biết nhiều vị vua Champa dâng tặng thần linh ở
Bậc cửa kiến trúc ở Mỹ Sơn
đây nhiều tài sản
hiện vật quý. Bia số XII cho biết “Vua Harivarrman đã cúng vào đây
“ Một Kosa bằng vàng dát những viên ngọc đẹp nhất, rực rỡ sáng hơn mặt trời, toả
sáng suốt ngày đêm bằng ngọc phát quang, có trang điểm cả 4 mặt ” .Ít lâu sau
ông lại cúng một Kosa khác “ một cái Kosa vàng, đẹp hơn của mặt trời mặt trăng
với những mặt đính ngọc trai, những ngọn đèn soi bộ mặt của những miền không
gian”. Sau này ông lại tiếp tục cung tiến “ 1Kosa vàng, dát cả 4 mặt…có đủ thứ
châu báu. .. ngài cúng một bộ ( trang sức)…và ngài cúng một mũ miện dát ngọc; 2
vòng;4 Kami; 2 kalasa vàng; 2 vrah kalasa vàng; 8 vrah kalasa bạc;4 suvauk…8suvauk
bạc; 8…bạc; 8tapanah bạc; 3 tralay bạc; 2sanraun bạc; 4paligah bạc;2 hộp bạc;
2von bạc; 1mayur vàng;1 mayur bạc;1 havvai vàng; 1havvai bạc;2 tralai…1paligah
languv; 1lusungoox đàn hương; một đầu bằng gỗ đàn hương …và người còn cúng cả
người, các loại khác nhau…nam tôi , nữ tì ,hàng trăm bò , trâu, voi và những của
cải khác cho thần Srisanabhađrêxvara ”
Chóp tháp góc
Bia số XVI viết ““
Đức vua Sri Jaya Inđravácmađêva biết rằng thần Bhađrêxvara ( thần
Siva) là chúa của muôn loài hữu hình trên thế giới naỳ đã cho làm Kosa vàng có
6 mặt ( Sanmukha) có dát Naga ( thần Rắn) và những viên ngọc nhiều màu sắc dính
ở đầu vương miện. Và cái vật mà người ta gọi là urdhvakosa thì bằng vàng tuyệt đẹp.
Và người ta làm một giá đỡ bên dưới, với một viên đá mặt trời (Suryakanti) ở trên
đỉnh vương miện. Mặt hướng đông có một viên hồng ngọc …ở đỉnh vương miện và chỗ
trang trí Nagaraja. Mặt hướng đông bắc và hướng đông nam có một viên bích ngọc
trong mắt của Nagaraja. Mặt hướng nam có một viên hồng ngọc …ở đỉnh vương miện.
Mặt hướng tây có một viên hồng ngọc ..ở đỉnh vương miện. Mặt hướng bắc có viên
ngọc trai… Cái Kosa vàng này nặng 314 Thil, 9dram…vàng; 6 mặt với vương miệnNagaraja
ở trên…nặng 136Thil; cộng tất cả là 450 Thil 9dram” Bia số XVII nội dung cho biết
“dưới triều vua Sri Haravacsmađêva cháu của vua Sri Jaya Inđravácmađêva...Đức
vua Harivacmađêva
Hệ thống chân tảng còn ở Mỹ Sơn
…cho dựng một đền và tiếp đó một đền khác.
Ngài cho làm …bằng bạc. Ngài làm tất cả những cái đó 2 lần trong năm saka này.
Ngài xây một Prasada ( tháp) cúng thần Srisanabhađrêxvara và ngài cúng : 1
sunok vàng 190 thil; hợp kimbạc nặng 49thil; 1dradik vàng 62 thil; 7 vòng cổ
vàng nạm ngọc 22thil 8dram; 1paduh vàng 30 thil; ; hợp kimbạc nặng 40thil;
1trahayvàng 98thil3dram; sảnonvàng 88thil 8dram; 1kalasa ( ấm)vàng; 1ayan vàng
46thil; hợp kim bạc 100thil….penda 400thil; saron bạc 4penda 420 thil; huluy
sanron 12 thil…vàng 4…9dram bạc; 908 thil… tháp…1109 thil .
Bia số XXIV
thông tin về đức vua “ Đức vua này Sri
Jaya Inđravacmađêva sinh trưởng từ miền đất nổi tiếng Gramapuravijaya….
Biết rằng Srisanabhađrêxvara là một phần của
Hệ thống cột đá còn lại ở Mỹ Sơn
Shiva, thường
xuyên ban ân huệ cho những người sùng kính trong toàn vũ trụ theo sở nguyện của
họ-đã cúng tất cả của cải đồ vật thường dùng cho Srisanađrêxvara để gia tăng niềm
sùng tín cho mọi thời” .Trong nhiều năm liên tiếp ông đã cúng nhiều của cảI, tài sản
Tượng Shiva kim loại Champa
cho
vị thần:”.Đây là vị vua cúng nhiều của cải nhất cho Mỹ Sơn được coi là
người làm giàu và đẹp, trả lại vị trí, giá trị của trung tâm tôn giáo này sau
nhiều năm bị chiến tranh tàn phá.
- Năm 1171 ( năm 1095saka) “ ông đã cúng một
Kosa vàng nặng 137 thil với hợp kim bạc nặng 200 thil, nạm ngọc như dhunl và
bích ngọc ”
- Năm 1172(năm 1096saka) “ ông xây một
antargrha có dùng gỗ đàn hương nặng 2 bhara 9 tul; bạc dùng để trang trí
antargrha này nặng 1096 thil và vàng dùng để dát đỉnh antargrha nặng 26 thil. Một
Kranăn được xây dựng ..bốn Naga vàng trang trí cho Kranăn
Hiện
vật mũ miện Champa
nặng 30 thil
vàng, 17thil bạc. Một tangau bạc 495 thil với một viên đá mặt trời trên đỉnh
chóp…”- Năm 1174(năm 1098 saka) “ ông cúng một Sanrau vàng nặng 17 thil, một
bình vàng nặng 24 thei với hợp kim bạc 26 thei, một ấm vàng nặng 8 thei, một
bát vàng nặng 2 thil, một srumvil vàng nặng 45 thei với hợp kim bạc nặng 99
thil…một Nagapatta bịt vàng”
- Năm 1173 ( năm
1097 saka) “ cúng một tralay vàng nặng 294thei, một hluk vàng 100 thei.” - Năm
1146 ( năm 1070 saka) “ cúng những con voi lớn, tôi tớ nam và nữ”- Năm 1148 ( năm 1072 saka) “ đã trang trí đền
( Prasada) Srisanabhađrêxvara với 10 bhara 3 tul 5kar 17 thil bạc; đã dùng 82
thei vàng để dát phủ mái đền”
Bia số XXV nói về
đức vua Sri Jaya Paramêxvaravácđêva sau chiến tranh “ ngài khôi
phục toàn bộ các Linga ở miền Nam …các Linga ở miền Bắc như ở Srisanabhađrễxvara.
Ngài cúng một Kosa bằng bạc có bộ mặt vàng và một Kosa cho Bhrgu với mọi thứ đồ
dùng bằng vàng và bằng bạc. Tổng
cộng 100 thil vàng ” vào năm 1232 ( năm 1156 saka).
Trang
trí điểm góc tháp
Văn bia còn ghi
lại một người khác ( quan đại thần ?) năm 1228 ( năm 1152 saka) dâng “cúng thần Srisanađrêxvara: 1 con voi cái; 1 Klong
vàng nặng 3 thil;1…bạc nặng 20 thil;1 Pralong bạc nặng 20 thil;1 vrah omkara
vàng nặng 1 thil, 1 viên ngọc…Ông cúng … 1thil vàng, những chân .. 2 thil;
1Pranin… 2 thil vàng; 2 bình bằng đồng; 1 vò đất nung… một người Khmer, một đàn
ông, một phụ nữ… ” vv…
Như vậy tài liệu
văn bia cho biết chỉ sau thế kỷ X, việc dâng cúng tài sản vào Mỹ Sơn được tiến
hành rầm rộ với nhiều vị vua, nhưng về lịch sử đây là thời kỳ người Chăm đã
chuyển đô về Vijaya ( Bình Định), mặc dù nơi đây là thành địa nhưng các công
trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng rầm rộ tại vùng đất kinh đô mới và các
vùng phía nam. Các kiến trúc Bình Lâm, Bánh Ít ( Bình Định), tháp Nhạn( Phú Yên
) Ponaga ( Khánh Hòa) được xây dựng tôn tạo trong thời kỳ này hình thành nên một
phong cách kiến trúc mới- phong cách kiến trúc Bình Định. Tại thánh địa Mỹ Sơn, nơi vẫn được coi là trung
tâm tôn giáo dân tộc, các vị vua thời kỳ này cũng quan tâm tu bổ. Các
nhóm tháp H; G ; K; B1 được xuất hiện trong thời kỳ này bổ xung vào
quần thể kiến trúc ở Mỹ Sơn. Thực tế hiện nay, những
Chóp
tháp góc
công trình kiến
trúc ở Mỹ Sơn đa phần đều được xây dựng vào thế kỷ IX – X, thuộc thời kỳ các
triều đại vua định đô tại Đồng Dương. Vương triều Inđrapura định đô ở đây khi vua Vikrautavarman III trị vì và kéo dài đến
đời vua Phê Mi Thuê ( 972 - ?). Thời kỳ này ngoài việc xây dựng tu bổ khu di tích
Đồng Dương với khoảng trên 70 kiến trúc được
dựng xây, thì tại Mỹ Sơn nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn, to đẹp được
xây dựng. Các tháp Mỹ Sơn A1, A10; B3; B4, B5, B6, B7; C1, C2, C3; D1, D2 vv…được
xây dựng hàng loạt dưới thời kỳ vương triều Inđrapura. Với gần hai thế kỷ tồn tại,
vương triều Inđrapura nổi bật lên hai thời kỳ: thế kỷ IX, dưới sự trị vì của
vua Vikrautavarman III nhiều công trình kiến trúc được dựng xây hình thành nên
phong cách kiến trúc Đồng Dương trong lịch
sử kiến trúc tháp Chămpa và thế kỷ X, với
6 vị vua trị vì đã xây dựng
Kiến trúc nhóm K- Mỹ Sơn
tôn tạo nên bộ mặt Mỹ Sơn trong lịch
sử, hình thành nên phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1- đỉnh cao trong nghệ thuật kiến
trúc Champa. Từ hai nguồn tài liệu trên cho thấy hai vương triều để lại dấu ấn đậm
nhất ở Mỹ Sơn là vương triều Đồng Dương về các kiến trúc và vương triều Vijaya
về các vật dâng tặng, trong đó vua Sri Jaya Inđravácmađêva là người
dâng cúng nhiều tặng vật có giá trị nhất lên các vị thần. Nếu các vật dâng tặng,
chúng ta chỉ biết đến qua tài liệu văn bia, thì các công trình kiến trúc để lại
khá rõ ràng ghi nhận những đóng góp tiêu biểu của vương triều Inđrapura cho
trung tâm tôn giáo quan trọng này.
28.TẠI SAO GỌI MỸ SƠN LÀ THUNG LŨNG CỦA
THẦN LINH
Cho đến hôm nay vùng đất Mỹ Sơn vẫn
thấm đẫm những câu chuyện của thần linh, những câu chuyện mà theo năm tháng
ngày càng được bồi đắp như một màn sương dần che phủ, tạo nên sự huyền ảo và
bình yên cho khu di tích này. Chuyện kể rằng ngày xưa khi đến khai phá vùng đất
này, người dân ở đây chứng kiến những đêm trăng mờ tỏ hay những đêm tối trời âm
u, từ thung lũng Mỹ Sơn những khối cầu lửa đỏ rực bay lượn trên các đền tháp,
vút xa đến tận đỉnh hòn Đền đầy bí ẩn, đan đi đan lại làm sáng rực một vùng. Họ cho rằng đó là tinh
khí của các vị thần linh bay đi bay lại thăm nhau quản lý vùng đất. Trong thung
lũng ấy những đêm bình
Phù
điêu chiến binh Champa
yên từng đàn lợn
vàng, vịt vàng trong đêm thanh vắng chạy hàng đàn trong thung lũng mà không ai
bắt được, bởi đó là những báu vật thuộc
thần linh. Hay những đêm giông bão, gió gầm thét rền rĩ trong khu rừng
già, hú gào qua các đỉnh núi, như sức mạnh từ các vị thần tỏa ra chứng tỏ sự
oai linh của mình. Những ngày bình yên, từng dải mây bay uốn lượn bao phủ đỉnh
Hòn Đền, trên đó có các vị thần đã chán cuộc
rong chơi quay lại ngôi nhà cũ. Chính từ những câu chuyện tưởng như
hoang đường đó đã thêu dệt nên phần hồn của khu di tích góp cho sự bình yên của
vùng đất này qua những năm tháng biến động của lịch sử. Chỉ có tự nhiên là vô
tình, nắng, mưa, gió bão can thiệp dần làm hư hại các kiến trúc ở đây. Những
Một
góc Mỹ Sơn
câu truyện đó
còn duy trì cho đến mãi sau này dần đi vào tiềm thức của các người dân thế hệ
tiếp nối. Chuyện ngày nay, khi Mỹ Sơn còn bị cây rừng che phủ, chiến tranh tàn
phá nhiều kẻ táo gan đã tìm đến đây cậy phá hay lấy đi những bức tượng đá mang đi bán mong kiếm lợi cho bản thân, rồi
sau hứng chịu không biết bao nhiêu kiếp họa,lại quay đầu về đây cúi xin thần
linh tha tội. Hay chuyện một thương nhân sau những làm ăn thất bát thành kính đến
đây cầu xin thần rủ lòng thương che chở làm
ăn rồi từ đó gặp biết bao may mắn bởi được thần Phúc Lộc ( Kubera) ban cho.
Không quên ơn xưa họ trở về thành kính tạ ơn. Những lời đồn đại xưa và nay hòa
quyện vào nhau dần đi vào huyền thoại tạo nên niềm sùng kính thiêng liêng và họ
cho rằng mỗi viên gạch, hòn đá, gốc cây ở đây đều thuộc về thần, như lời nguyền
thiêng liêng ghi tạc trên đá. Từ đó người ta gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần
linh.Mỹ Sơn – Thung lũng của thần linh đó là một điều khẳng định. Nguồn
tư liệu trình bày trên cho biết vùng đất này là vùng đất dành riêng cho thần
linh, vùng đất thiêng, nơi ngự trị của thần linh, do thần linh quản lý đã được
các vương triều Champa sớm khẳng định. Đó là vùng đất giới hạn được bao quanh bởi
các dãy núi, nơi đó có những biểu tượng thiêng,
tạo nên không gian thiêng, được người dân tôn sùng bảo vệ. Khi tiếp xúc
vùng đất này, từ vua quan đến thứ dân đều phải tuân thủ theo giáo lý của thần
linh quy định như văn bia đã ghi như một pháp lệnh “Thu hoạch trên khuôn viên
lãnh địa này thì phải nộp 1/10 cho thần thánh”. Những quy định này
Linga
– Yony nhóm tháp F
cho biết ngoài
thần linh không ai được vi phạm đến vùng đất, và cho đến nay hơn 100 năm nghiên
cứu Mỹ Sơn chưa bao giờ tìm thấy dấu vết cư trú của cộng đồng người sinh sống
trong lòng thung lũng này. Trong không gian thiêng đó, một hệ thống thần linh được
thờ tại đây, có thể nói trong Ấn Độ giáo thờ những vị thần chính nào thì vị thần
đó đều được thờ tại Mỹ Sơn, hình thành nên hệ thống thần linh phong phú đa dạng,
trong đó 3 vị thần tối cao được chú trọng, vượt trội lên là hình ảnh của thần
Shiva. Sự hội nhập đó đã làm nên hình ảnh
thiêng liêng của thung lũng thần linh. Men theo suối Khe Thẻ dẫn vào Mỹ Sơn, trước
hết là sự cảm nhận về sự u tịch bí ẩn của không gian. Trong không gian thung lũng
bốn bề núi non trùng điệp khép kín, dưới tán cây rừng rậm rạp xanh thẫm, tiếng
nỉ non của côn trùng, những dòng suối nhỏ uốn quanh tạo nên sự tĩnh lặng huyền
bí khiến con người có cảm giác nhỏ bé trước
thiên nhiên hiển hiện đầy tôn nghiêm bí ẩn, khiến cho tâm hồn con người tĩnh lặng
suy tư về cuộc sống. Dưới những bóng tháp cao vời vợi,
Mặt
bằng đế tháp E4 mô phỏng hình ảnh Yony
trầm mặc, con người
như nhỏ bé trước thiên nhiên, trước thần linh, đứng dưới tháp họ cầu mong sự
che trở của thần linh.Trong không gian hẹp đầy hư ảo, biểu tượng các vị thần đầy quyền năng được
tôn vinh tạo nên đời sống tinh thần thấm đẫm trong mỗi con người khi họ đến đây.
Sức sống tinh thần của Mỹ Sơn về hình thức
là khu kiến trúc được các triều đại Champa xây dựng thờ các vị thần Ấn Độ, nhưng nội dung lại ẩn chứa đầy bí ẩn.Cả vùng đất
chìm trong màn sương huyền thoại, thấm đẫm những huyền tích về các vị thần hòa quyện cùng sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên vào
nhau, tạo nên sức sống của thần linh làm mê hoặc con người. Tiếp xúc với các đền tháp sẽ gặp những
hình ảnh tôn nghiêm được khắc tạc từ bên ngoài về hình ảnh những vị tu sĩ đứng
trầm tư thành kính, những vị thần được khắc tạc chứa, hội tụ nhiều tín ngưỡng của
tộc người Chăm.Ngay từ khi xây dựng các vị vua Champa đã sử dụng hình ảnh các vị thần với những quyền năng vô
hạn làm nơi núp bóng của mình, tên vương hiệu các vị vua thường gắn với tên các
vị thần, một hình thức đồng nhất giữa nhà vua và thần, vương quyền
Biểu
tượng Linga trên đỉnh tháp
với thần quyền
làm hậu thuẫn cho mình và vương triều. Sau này
tục thờ tổ tiên ông bà, cùng được
các vị vua Champa đưa vào thờ cúng ở Mỹ
Sơn nấp dưới vỏ bọc thờ các vị thần. Từ tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp,
tục thờ âm – dương, nguồn sống sinh sôi nảy nở của mọi giống loài được coi trọng,
khi hòa nhập cùng tôn giáo, yếu tố này được người dân coi trọng khi thể hiện hình ảnh các vị thần, các
công.trình kiến trúc. Vị thần được kính trọng nhất là thần Shiva mang nội dung
sáng tạo được thể hiện qua biểu tượng hình thức âm dương ( Linga – Yony) được sử
dụng nhiều nhất, lấn át cả những hình thức thể hiệncon người cụ thể. Thần tính
dương là Linga, tính âm là Yony, hợp nhau thành bộ hoàn chỉnh tạo ra sự sống.
Hình tượng này không những thể hiện trên các vật thờ linh thiêng mà ngay trong
các kiến trúc tháp thờ chính mô hình kiến trúc cũng được xây dựng theo biểu tượng
này. Đế tháp là hình ảnh phóng to của phần âm ( Yony), phía thân tháp thể hiện
hình ảnh của Linga ( phần dương), kết hợp với nhau thành một bộ phận âm
Chóp
tháp góc – Biểu tượng Linga
dương hoàn chỉnh gắn chặt với nhau. Để
thể hiện rõ ý tưởng này, trên nóc đỉnh của tháp được thể hiện rõ hình ảnh của
chiếc Linga ngự trị. Biểu tượng âm – dương núp dưới bóng thần linh hầu như là yếu
tố chủ đạo, xuyên xuốt trên các công trình kiến trúc điêu khắc ở đây. Như vậy
có thể thấy, yếu tố thần linh được thờ phụng ở Mỹ Sơn có 3 nguồn hội nhập: tín
ngưỡng dân gian ( tục thờ phồn thực); tục thờ cúng tổ tiên và tôn giáo ngoại nhập.
Sức hấp dẫn của tôn giáo ngoại nhập đã cuốn hút tín ngưỡng và phong tục, hình
thành nên tinh thần chủ đạo ở Mỹ Sơn. Chính vì thế hình ảnh các vị thần có mặt ở Mỹ Sơn đông đảo, nhiều loại hình, thể hiện
dưới nhiều hình thức làm nên hệ thống thần linh phong phú, kéo dài theo suốt thời
gian tồn tại của khu thánh địa này và cho đến ngày nay. Có thể nói Mỹ Sơn là
thung lũng của thần linh.( còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét