Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014


MỸ SƠN THUNG LŨNG THẦN LINH( tiếp theo)
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                           
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                               
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                 
Mục lục                                                                                                             
Tài liệu tham khảo chính       
         

20. TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC NÀO CỔ NHẤT Ở MỸ SƠN?
Những tác phẩm điêu khắc đá  còn lại ở Mỹ Sơn ngày nay không nhiều, ít tác phẩm còn nguyên vẹn bởi khu tích tích này bị quá
Bệ thờ E1( bản vẽ phục dựng)
nhiều thăng trầm của biến động xã hội. Khi tái phát hiện khu di tích, nhiều tác phẩm có giá trị nhất không còn, những tác phẩm còn lại có giá trị nghệ thuật được đưa về bảo quản bảo quản tại các bảo tàng trong và ngoài nước. Theo tài liệu được công bố cho biết, tác phẩm điêu khắc đá có niên đại sớm nhất thuộc vào thế kỷ VII, được các nhà nghiên cứu  gọi là phong cách nghệ thuật cổ điển, hay phong cách Mỹ Sơn E1, bởi những tác phẩm này chủ yếu tìm được tại nhóm tháp E và tập trung tại tháp E1 gồm: bệ thờ, mi cửa và tượng Ganêsa
Múa khăn - Điêu khắc bệ thờ E1
. Bệ thờ Mỹ Sơn E1  được phát hiện trong lòng tháp E1, gồm nhiều phiến đá  gá lắp vào nhau thành một bệ thờ hoàn chỉnh. Đáng chú ý ở đây là phần đế bệ gồm 15 phiến đá ghép lại thành một đế bệ hình
Tu sĩ bệ thờ E1
vuông được trang trí hoàn chỉnh. Kích thước đế bệ 2,73m x 2,73m ; cao 0,5m được khắc tạc trang trí hoàn hảo với nhiều đề tài khác nhau thể hiện, giáo lý, nội dung tôn giáo của những người theo tôn giáo này . Những đề tài thể hiện trên mặt đứng thành bệ  gồm các cảnh liên quan đến cảnh tu luyện của các Tu sĩ Balamôn như: cảnh múa khăn trang trí thành bậc, tu sĩ ngồi giảng kinh, tu sĩ ngồi chơi đàn, thổi sáo, hay đang hành lễ, đọc kinh dưới cây cao bóng cả,
Cảnh tu sĩ giảng kinh
hoặc trong hốc đá thâm u trong không khí tĩnh lặng u tịch miền sơn cước. Bên cạnh đó là những hình ảnh thú vật, hổ, lợn rừng,  chim sóc, vẹt…những con vật gắn bó với người tu hành trong núi. Những hình ảnh khắc tạc với khối nhỏ gọn, chi tiết, họa tiết chau chuốt,
 
Cảnh tu sĩ giảng kinh
mang nội dung sâu sắc, chuyển tải cả quá trình tu luyện của con người khi muốn đến với thần linh. Mi cửa Mỹ Sơn E1 là tác phẩm độc lập, trang trí trên vòm cửa ra vào. Mi cửa có hình cung tù nằm ngang,  dài 2,18m, rộng 1,14m; nội dung điêu khắc thể hiện trọn vẹn một thần thoại Ấn Độ về quá trình tạo dựng nên thế giới của thần Visnu,sự ra đời của thần Bhrama. Tượng Ganeesa tháp E5 cao 0,95m, khối tròn  được khắc tạc tỉ mỉ chi tiết hình tượng thần Ganêsa một vị phúc thần trong tư thế đứng với những họa tiết
Mi cửa tháp E1
trang trí tỉ mỉ, khối gọn, nổi chau chuốt, thể hiện đẹp. Đây được coi là những tác phẩm điêu khắc có niên đại sớm nhất. đẹp nhất tại Mỹ Sơn, có niên đại vào nửa sau thế kỷ VII “ khoảng năm 640 sau Công nguyên” và được coi là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc
Tượng Ganêsa tháp E5
trong giai đoạn nghệ thuật này không những của Champa mà của cả Đông Nam Á. Nếu các tác phẩm đêu khắc trên được định niên đại bằng phong cách nghệ thuật, thì bệ thờ hình khối tròn nhóm tháp E lại được xác định khá rõ ràng bằng tài liệu chữ viết. Dựa vào bi kí cùng dòng chữ viết khắc trên thân bệ cho biết vào thời kỳ vua Vikrantavarman I ( năm 653 – 685) ông đã tôn tạo dâng cúng nhiều hiện vật quý cho Mỹ Sơn. Chiếc bệ thờ còn lại có thể là một trong
Bệ thờ Yony – nhóm tháp E
những vật dâng cúng  của thời kỳ đó. Đây là chiếc bệ thờ tròn khá độc đáo khắc tạc đơn giản mà đẹp với những họa tiết hoa văn cánh sen thể hiện tinh tế trong nghệ thuật điêu khắc Champa. Sau này loại hình bệ thờ khối tròn  tiếp tục được chế tác nhưng thể hiện  hình khối và điêu khắc đơn giản hơn, họa tiết thể hiện đơn giản hơn, khối thô hơn chỉ mang tính biểu tượng tôn giáo mà kém phần mỹ thuật
Bệ thờ Yony – Nhóm B
21.  TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC NÀO CÓ GIÁ TRỊ  MỸ THUẬT Ở MỸ SƠN?
          Trước hết phải nói, mỗi tác phẩm điêu khắc đá ở Mỹ Sơn đều có giá trị nghệ thuật riêng biệt, bởi mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn, hơi thở của thời đại sản sinh ra. Sản phẩm nghệ thuật đó mang ý nghĩa thần thánh, người nghệ nhân đã trút hết tâm tư tình cảm cùng tài hoa của mình để tạo nên, vẻ đẹp đó vừa thực vừa hư gần gũi mà xa vời. Chính vì thế, cho đến nay khi tiếp xúc mỗi tác phẩm ở đây
Vòm cửa C1 bị bom làm sụp vỡ
vẫn làm say đắm lòng người, bởi nó có đời sống tinh thần và thời đại của người xưa gửi lại cho hậu thế, ẩn chứa bao nhiêu thông điệp mà con người cần khám phá. Một trong những tác phẩm ở Mỹ Sơn
Múa lễ thần linh- Điêu khắc vòm cửa C1
được mọi người quan tâm đó là tấm mi cửa trang trí vòm cửa tháp C1. Trang trí vòm cửa tháp C1 là một tác phẩm điêu khắc đã bị bom làm sụp vỡ không còn ở vị trí nguyên trạng. Đầu thế kỷ XX, khi khảo sát khu di tích, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận lại hiện trạng khá nguyên vẹn và thể hiện trên bản vẽ của mình. Đó là trang trí vòm cửa khá hoàn chỉnh dẫn vào lòng tháp C1. Sau này khi dọn dẹp phục hồi , vòm cửa này được gắn chắp lại, đưa về trưng bày tại nhà D1. Vòm cửa( Tympan) tháp C1 khắc tạc đề tài thần Shiva nhảy
Trang trí vòm cửa tháp C1
múa say xưa theo điệu múa vũ trụ ( Naja hata) tư thế người uốn cong theo nhịp, phía trên có 10 cánh tay, mỗi tay cầm một vật tượng trưng, phía trên là bầu trời rộng lớn uốn cong với hình ảnh nhiều vị thần đến chiêm ngưỡng, thần Bhrama cưỡi Hamsa, thần Visnu cưỡi Garuđa.Phía dưới tạc đến 6 nhân vật gồm các nhạc công thổi sáo đánh trống, người đứng hầu dưới tán cây, hay vợ là thần Uma. Tất cả được thể hiện ngồi đứng trên các bệ thờ, chính giữa bệ của Shiva là bò Nandin. Trong một diện tích không gian thể hiện hẹp, vòm cửa hình cung tròn, cao 1,72m, rộng đáy 1,13m, người nghệ nhân đã khắc tạc thể hiện cả một thế giới thần linh thu nhỏ, đầy sống động, chuyển tải nội dung của một lễ hội thuộc thế giới thần linh. Hình ảnh của thế giới hư ảo được thể hiện hiện hữu trên một tác phẩm như những con người cụ thể, khắc tạc chi tiết tỉ mỉ, giàu tính nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được coi là đẹp nhất, giàu tính nghệ thuật và nội dung nhất trong những tác phẩm điêu khắc đá Champa thuộc thế kỷ X. Một tác phầm được chú ý, có giá trị nội dung đặc biệt được chú ý là vòm cửa trang trí tháp F3, đề tài thể hiện theo một nội dung thần thoại Ấn Độ kể về cuộc thi tài giữa thần Shiva với Quỷ Vương Ravana trên đỉnh núi Kaisalai. Hiện vật này đã bị bom làm vỡ nát, mới được tìm thấy trong cuộc khai quật
Mi cửa tháp F3
khảo cổ năm 2004. Dựa vào hình dáng còn lại cho biết tấm phù điêu được tạo dáng hình cung tù. Kích thước phần phù điêu còn lại chiều dài 0,97, cao 1.49m, dày 0,19m. Chính giữa tấm phù điêu còn lại cho thấy một phần thân của thần Shiva được thể hiện trong tư thế ngồi thoải mái trên mặt một chiếc bệ hình vuông, một chân co đặt trên mặt bệ, lòng bàn chân ngửa, một chân duỗi, mũi chân hơi ấn xuống. Cổ chân đeo vòng trang sức. Hai tay buông dọc theo thân, một tay đặt trên đầu gối, một tay đặt xuống mặt bệ. Chính giữa, phía dưới bệ thần Shiva ngồi là hình ảnh quỷ chúa Ravana thể hiện trong tư thế đứng khom nhìn lên. Quỷ chúa với  gương mặt nhìn nghiêng với 10 lớp mặt xếp lớp nhìn hướng lên. Đầu quỷ đội mũ chóp trụ tròn, tai đeo đồ trang sức to nặng chảy dài xuống vai. Thân để trần hơi vặn xoay nghiêng quay lưng ra ngoài. Vai vuông, từ vai tỏa ra 20 cánh tay, mỗi bên 10 chiếc xòe ra như nam quạt đối xứng
Hình ảnh tháp nhiều tầng
nhau. Mười tay bên phải vỡ chỉ nhận rõ 3 chiếc phía trên, 10 tay bên trái còn nguyên vẹn, cánh tay thon dài, ngón tay thanh mảnh, cổ tay và cánh tay đeo đồ trang sức. Phía dưới thể hiện vua quỷ có 3 chân, một chân choãi chống thẳng, một chân chân khụy gối, mũi chân xuống đất, chân còn lại để chống ngang, trong tư thế như đang chịu sức nặng từ trên xuống, quanh bụng mặc chiếc quần cụt, ống bỏ lửng bó sát thân. Phần bên phải tấm phù điêu bị vỡ, phần bên trái còn lại cho thấy là một tòa tháp 3 tầng thu nhỏ dần lên trên, đặt trên một tán cây cổ thụ, dưới tán cây là hình ảnh con voi đang tung vòi ra phía trước hướng lên. Phân cách các tầng tháp là hệ thống diềm. Tầng đế khối hộp vuông thắt giữa, chính giữa có bậc lên xuống, tầng 1 hình khối chữ nhật đứng, chính giữa ô cửa có  hình tu sĩ đứng chắp tay trước ngực cung kính. Trên diềm có vòm cửa hình vòm cung tù, các tầng thu nhỏ kết thúc là đỉnh chóp nhọn. Trên đỉnh
Phù điêu trang trí tháp F3
tháp hai bên là hình ảnh Ganêsa ngồi hai chân bắt chéo nhau, hai tay chắp trước ngực, phía dưới là cây cổ thụ. Một bên là hình ảnh con bò Nandin trong tư thế động, đầu ngẩng cao hướng lên thần Shiva, thân thon tròn, bốn chân co, đuôi vắt về phía trước. Đây là bức phù điêu thể hiện nội dung thần thoại thần Shiva đấu trí lực với quỷ chúa Ravana trên dỉnh núi Kailaisa. Trong toàn bộ nghệ thuật điêu khắc đá Champa,tác phẩm duy nhất này chỉ có  mặt ở Mỹ Sơn mà không nơi nào có được. Tấm trang
Tấm phù điêu khi phát hiện.
trí vòm cửa tháp H1 cũng được coi là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất của phong cách nghệ thuật điêu khắc tháp Mẫm thế kỷ XIII.Tác phẩm này trước đây bị bom hất lộn, nay đã được phục dựng, hiện đang trưng bày tại  tháp D1.Tấm phù điêu được chế tác từ 3 phiến đá ghép lại tạo dáng hình lá đề nhọn , cao 1,72m, đáy rộng 1,12m, bề ngang rộng nhất 1,13m; dày 0,17m thể hiện thần
Tấm phù điêu sau khi phục dựng
Shiva múa.Thần Shiva trong tư thế đứng hai chân khuỳnh rộng, gót chân chụm vào nhau, bàn chân nhún, mũi chân hướng ra hai bên. Gương mặt thần nhìn thẳng với trán cao, mi mắt nhỏ dài, sống mũi cao , cánh mũi to, miệng rộng, trên có ria mép. Tai đeo đồ trang sức hình búp nhọn chảy dài xuống vai. Đầu đội Mukuta ( bị vỡ mất).  Thân để trần thon gọn, bụng hơi phệ, trước ngực có trang trí dây Balamôn thể hiện là rắn Seka. Từ vai thần toả ra 8 cánh tay, mỗi bên 4 chiếc đăng đối nhau. Hai cánh tay trên chắp qua đầu, ngón tay giơ chụm vào nhau theo thế  AnJali Muđra ( lòng tôn kính).Tiếp đến là hai cánh tay đối xứng hai bên giơ lên, trong mỗi tay cầm một vật, chỉ nhận ra tay phải cầm roi da. Hai tay tiếp theo trong tư thế tương tự. Hai tay phía trước, tay trái giơ trước ngực, tay phải giơ ngang, mỗi tay cầm một vật gì đó. Cánh tay thon, cổ và cánh tay đeo vòng trang sức. Quanh bụng thần quấn Sampot nhỏ uốn vành ra, tà hình tam giác rủ giữa khe chân. Hai chân đứng khuỳnh trong tư thế động, đầu gối hơi chùng, gót chân nhón lên, cổ chân đeo vòng trang sức. Dưới chân thần hai bên là hai đầu Makara thể hiện đối xứng, quay đầu vào nhau. Đầu Makara thể hiện to thô với hai vòi to uốn cong cuộn cành sen tựa vào đầu gối thần, miệng há rộng, răng nah cong nhọn, hàm răng lởm chởm. Trên đầu Makara có hai người ngồi quỳ, hai tay chắp giơ lên trong tay có một cành sen dâng cung kính lên thần.Trên đây là những tác phẩm nghệ thuật có thể coi là tiêu biểu khẳng định giá trị nghệ thuật điêu khắc đá ở Mỹ Sơn trong nhiều giai đoạn lịch sử
22. TÁC PHẨM ĐIấU KHẮC ĐÁ NÀO LỚN NHẤT Ở MỸ SƠN?
       Đến thăm Mỹ Sơn, giữa một quần thể kiến trúc tháp nhấp nhô cao thấp, sự bừa bộn của những thành phần kiến trúc bị đổ nát theo thời gian và bom đạn, ngoài vật liệu gạch là chủ yếu, chất liệu đá cũng chiếm số lượng đáng kể, những cột đá to dài nằm ngổn ngang, cả một đế tháp xây bằng đá ghép lại đồ sộ trơ gan cùng năm tháng, bia đá, tượng đá để lại dấu vết khắp mọi nơi và câu hỏi cũng đặt ra, tác phẩm điêu khắc đá nào có kích thước lớn nhất ở Mỹ Sơn ? Theo tài liệu thống kê để lại cho biết, tại Mỹ Sơn có nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá có kích thước lớn như bệ thờ tháp E1 dài 2,73m, hay những tượng mi cửa kích thước lớn, nhưng để có được tác phẩm phải ghép nhiều phiến đá  với nhau tạo nên. Ở đây chúng ta đề cập đến tác phẩm điêu khắc đá được chế tác trên một phiến đá duy nhất, tạo nên tác phẩm. Vòm cưả tháp được tìm thấy trong nhóm tháp A, khu di tích Mỹ Sơn, một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là tấm phù điêu trang trí vòm cử tháp A13 đã bị sụp đổ (?). Hiện nay tấm phù
Vòm cửa tháp A hiện nay(?)
điêu này  hiện dựng bảo quản trước kiến trúc nhà dài Mỹ Sơn D2, nhưng đã bị vỡ mất phần giữa. Vòm trang trí cửa được tạo dáng hình cung tù uốn tròn; kích thước hiện còn dài 2,13m, cao 1,66m, dày 24cm. Dựa vào tư liệu biết được khi mới phát hiện cho thấy khả năng tấm phù điêu này cao khoảng 1,75m. Nội dung khắc tạc hình ảnh 3 con Sư tử. Ba con được thể hiện  nhìn thẳng, đầu đội mũ giống nhau đó là một hình lá đề mũi lá nhọn, mắt hình thoi dựng, lồi xếch, miệng há rộng răng nhe dữ tợn. Cổ đeo vòng kiềng chảy xuống giữa ngực hình lá nhọn, trên có họa tiết trang trí, hai chân trước giơ ngang trước ngực cân xứng. Con chính giữa trong tư thế đứng, quanh bụng quấn tà vải chéo nhau. Hai con hai bên trong tư thế ngồi xổm, hai mũi chân choãi ra hai bên. trước bụng buông tà khố vạt uốn tròn giữa khe chân. Bức phù điêu này có kích thước lớn, được khắc tạc khối to thô, gân guốc khỏe mạnh, bố cục lấy tính đăng đối làm chủ đạo. Dựa vào các họa tiết trang trí, có ý kiến cho rằng vòm cửa tháp được khắc tạc vào thế kỷ XII – XIII, thuộc phong cách nghệ thuật Tháp Mẫm. Nhưng dựa vào những kiến trúc tháp nhóm A, nơi tìm được tấm phù điêu,  cùng hình dáng tấm phù điêu có ý kiến cho rằng niên đại tấm phù điêu này thuộc vào cuối thế kỷ X. Đây có thể coi là tác phẩm điêu khắc đá có kích thước nguyên khối lớn nhất ở Mỹ Sơn nói riêng và trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa nói chung
Trang trí vòm cửa tháp khi phát hiện
23. MỸ SƠN CÓ TƯỢNG  THẦN BẰNG KIM LOẠI QUÝ HAY KHÔNG?
     Với vai trò là thánh địa tôn giáo của dân tộc Chăm kéo dài gần 1000 năm trong lịch sử, được nhiều triều đại quan tâm xây dựng, nơi đây xuất trình những công trình kiến trúc có giá trị đặc sắc nhất, những tác phẩm điêu khắc được coi là đỉnh cao của nghệ thuật Champa; nhưng ở đây có những tượng, tác phẩm tôn giáo bằng kim loại quý hay không, cho đến nay vẫn là vấn đề để ngỏ. Trước đây khi nghiên cứu Mỹ Sơn, các nhà nghiên cứu đã tìm được một bộ sưu tập bằng kim loại quý  tại tháp C7. Những tài liệu văn bia ở Mỹ Sơn cho biết nhiều triều đại hoàng tộc Chăm đã dâng cúng cho thần nhiều hiện vật tài sản có giá trị bằng kim loại quý, đá quý. Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Champa cho đến nay, nhiều hiện vật bằng kim loại quý, đá quý được phát hiện, gần đây nhất là việc tìm thấy một Kosa bằng kim loại quý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cách Mỹ Sơn không xa. Vậy với tư cách là trung tâm tôn giáo của dân tộc, chắc chắn ở Mỹ Sơn trước kia có những hiện vật bằng kim loại quý
Bệ thờ kim loại Linga – Yony Champa
như sử liệu trên văn bia ở đây ghi chép. Theo tài liệu văn bia cho biết vào thế kỷ VII vua Prakasadharma– Vikranvarma đã dâng cúng cho thần SriBhađrêxvara cũng là Prabhasesa ở Mỹ Sơn một chiếc Mukuta và một Kosa bằng vàng “ hai vật Kosa và Mukuta giống như hai cột đài chiến thắng”, mở đầu cho việc dâng tặng kim loại quý ở đây. Kosa là vật bao đầu biểu tượng Linga có hình trụ, trên vỏ có khắc tạc hình ảnh các thần. Ngoài Kosa nhà vua còn hiến tặng vào đây một tượng thần bằng vàng thể hiện “ Lòng tôn kính với Suvarnaksa. Hình Paramesvara bằng vàng này được Vikrantavarma vua Chăm người hiểu chân lý, dựng lên với lòng thành kính”. Tiếp theo các thời kỳ sau, sự có mặt của tượng kim loại, Bia sốVII  thuộc cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII, nói về vua Vikranta varma dâng lên một pho tượng bằng vàng  cùng các vật dâng cúng thần.  Như vậy có thể thấy tại Mỹ Sơn có tượng kim loại bằng vàng rất sớm. Sau thế kỷ X, việc dâng cúng có phần phong phú hơn theo điều kiện

Tượng Shiva Champa
Kosa Champa
kinh tế và  thể hiện lòng sùng kính thần linh của các thời đại. Bia số X nói về việc vua vuaVikrantavarman “ phủ lên bên ngoài bàn thờ đá bằng vàng bằng bạc”. Bia số XII cho biết Vua Harivarrman đã cúng vào đây “ Một Kosa bằng vàng dát những viên ngọc đẹp nhất, rực rỡ sáng hơn mặt trời, toả sáng suốt ngày đêm bằng ngọc phát quang, có trang điểm cả 4 mặt ”. Ít lâu sau ông lại cúng một Kosa khác “ một cái Kosa vàng, đẹp hơn của mặt trời mặt trăng với những mặt đính ngọc trai, những ngọn đèn soi bộ mặt của những miền không gian” để thờ thần Srisannabhaddrêxvara. Tiếp theo
Đồ cúng kim loại Champa
vua Harivacman lại tiếp tục cúng vào Mỹ Sơn cho thần “ 1Kosa vàng, dát cả 4 mặt…có đủ thứ châu báu. .. ngài cúng một bộ ( trang sức)…và ngài cúng một mũ miện dát ngọc; 2 vòng; 4 Kami; 2 kalasa vàng; 2 vrah kalasa vàng; 8vrah kalasa bạc;4 suvauk…8suvauk bạc; 8…bạc; 8tapanah bạc; 3 tralay bạc; 2sanraun bạc; 4paligah bạc;2 hộp bạc; 2von bạc;
Tượng Shiva kim loại Champa
1mayur vàng;1 mayur bạc;1 havvai vàng; 1havvai bạc;2 tralai…1paligah languv; 1lusungoox đàn hương; một đầu bằng gỗ đàn hương …và người còn cúng cả người, các loại khác nhau…nam tôi, nữ tì, hàng trăm bò , trâu, voi và những của cải khác cho thần Srisanabhađrêxvara ”. Bia số XVI tại nhóm tháp G viết “  “ Đức vua Sri Jaya Inđravácmađêva biết rằng thần Bhađrêxvara ( thần Siva) là
Đồ thờ cúng kim loại Champa
chúa của muôn loài hữu hình trên thế giới naỳ đã cho làm Kosa vàng có 6 mặt (sanmukha) có dát Naga ( thần Rắn) và những viên ngọc nhiều màu sắc dính ở đầu vương miện. Và cái vật mà người ta gọi là urdhvakosa thì bằng vàng tuyệt đẹp. Và người ta làm một giá đỡ bên dưới, với một viên đá mặt trời (suryakanti) ở trên đỉnh vương miện. Mặt hướng đông có một viên hồng ngọc …ở đỉnh vương miện và chỗ trang trí Nagaraja. Mặt hướng đông bắc và hướng đông nam có một viên bích ngọc trong mắt của Nagaraja. Mặt hướng nam có một viên hồng ngọc …ở đỉnh vương miện. Mặt hướng tây có một viên hồng ngọc ..ở đỉnh vương miện. Mặt hướng bắc có viên ngọc trai… Cái Kosa vàng này nặng 314 Thil, 9dram…vàng; 6 mặt với vương miện Nagaraja ở trên…nặng 136Thil; cộng tất cả là 450 Thil 9dram”. Bia số XVII, dựng năm 1112  viết “dưới triều vua Sri Haravacsmađêva cháu của vua Sri Jaya Inđravácmađêva...Đức vua Harivacmađêva cho làm …cho dựng một đền và tiếp đó một đền khác. Ngài cho làm …bằng bạc. Ngài làm tất cả những cái đó 2 lần trong năm saka này. Ngài xây một Prasada ( tháp) cúng thần
Bệ thờ kim loại  Champa
Srisanabhađrêxvara và ngài cúng : 1 sunok vàng 190 thil; hợp kimbạc nặng 49thil; 1dradik vàng 62 thil; 7 vòng cổ vàng nạm ngọc 22thil 8dram; 1paduh vàng 30 thil; ; hợp kimbạc nặng 40thil; 1trahayvàng 98thil3dram; sảnonvàng 88thil8dram; 1kalasa ( ấm)vàng; 1ayan vàng 46thil; hợp kim bạc 100thil….penda 400thil; saron bạc 4penda 420 thil; huluy sanron 12 thil…vàng 4…9dram bạc; 908 thil… tháp…1109 thil” vv… Có thể nói rất nhiều văn bia tại Mỹ Sơn cho biết trong các thời kỳ khác nhau, dưới triều đại các vị vua khác nhau, thần linh thờ ở Mỹ Sơn đã được các nhà vua cung tiến nhiều tài sản, đồ thờ bằng kim loại quý. Thực tế hiện nay ở Mỹ Sơn chúng ta chưa tiếp xúc một hiện vật nào, có chăng chỉ còn dấu vết. Tượng Linga tháp F1 cho thấy phần trụ tròn có những vết khoan nhỏ tròn ăn sâu vào chứng tỏ trước kia có những Kosa gắn vào đó là những lỗ khoan dùng để gá lắp Kosa cho chắc chắn. Tại nhóm tháp A, hiện thấy những bệ tượng trên mặt có những vết bàn chân nhỏ, chứng tỏ trước đây đã từngđược đặt tượng kim
Kỹ thuật gắn tượng kim loại tại bệ thờ
loại kích thước nhỏ gắn vào. Dù ít ỏi, nhưng có thể khẳng định trước đây ở Mỹ Sơn đã từng tồn tại một số tượng kim loại được thờ phụng ở Mỹ Sơn
 Yony – Linga bäc vµng Champa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét