Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

MỸ SƠN THUNG LŨNG THẦN LINH
( tiếp theo)

26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                 
Mục lục                                                                                                             
Tài liệu tham khảo chính                 
 

26.TRIỀU ĐẠI NÀO XÂY DỰNG NHIỀU NHẤT Ở MỸ SƠN?
    Trong 8 nhóm tháp chính với trên 70 công trình kiến trúc hiện còn tài liệu và hiện trạng di tích hiện nay có thể thấy cả một tiến trình xây dựng theo suốt chiều dài lịch sử gần 1000 năm trong nghệ
Bệ thờ nhóm tháp G
thuật kiến trúc, điêu khắc Champa. Dựa vào nguồn tài liệu này có thể phân định ra các giai đoạn nghệ thuật kiến trúc khác nhau để tìm ra sự cống hiến của các triều đại Champa vào việc xây dựng, tu bổ khu thánh địa của tộc người Chăm trong lịch sử. Trước hết theo dòng lịch sử người Chăm có các vùng đô cũ kế tiếp nhau. Kinh đô Trà Kiệu ( Quảng Nam) được xác lập kể từ khi người Chăm giành độc lập đến nửa đầu thế kỷ VIII, với tên gọi Simhapura. Từ nửa cuối thế kỷ VIII đến nửa đầu thế kỷ IX, người Chăm định đô tại vùng đất
Trang trí cột cửa tháp B6
phía nam Champa với kinh đô là Virapura( Ninh Thuận). Nửa cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X, người Chăm lại quay về định đô ở Đồng Dương ( Quảng Nam) với tên gọi Inđrapura. Những năm cuối thế kỷ X ( năm 998) đến thế kỷ XV( năm 1471), người Chăm định đô tại vùng đất Vijaya (Bình  Định). Mỗi thời kỳ lịch sử được người ta gọi ngắn gọn là các vương triều theo địa điểm định đô: vương triều Simhapura; vương triều Inđrapura hay vương triều Vijaya vv… Dựa vào những tên gọi và năm tháng tồn tại của các vương triều, chúng ta thử tìm về xem vương triều nào xây dựng để lại dấu ấn nhiều nhất tại Mỹ Sơn. Với những công trình kiến trúc còn lại có thể thấy dấu vết của vương triều Simhapura với biểu trưng để lại là hình ảnh Sư tử chỉ còn lại dấu vết trên trang trí đế kiến trúc tháp F1. Vương triều Virapura để lại dấu ấn trên kiến trúc tháp C7 với hình ảnh vòm cuốn cửa giả cuốn tròn thuộc phong cách nghệ thuật  Hòa  Lai. Vương triều Inđrapura để lại dấu ấn trên hầu hết các công trình kiến trúc hiện nay ở Mỹ Sơn gồm các tháp nhóm B- C – D- A’. Những công trình kiến trúc có quy mô lớn nhất, khắc tạc đẹp nhất đều thuộc thời kỳ vương triều này trị vì vào thế kỷ IX – X, như tháp A1; C1; C2, C3; B3, B5; B6, B7; D1, D2; F1, F2; E 6, E7 vv…Điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầu voi được trang trí trên các tháp C1, B5 mang ý nghĩa là thần Voi vật cưỡi của thần Inđra đồng nghĩa với kinh đô Inđrapura
Linga nhãm th¸p A
. Vương triều Vijaya để lại dấu ấn trên các kiến trúc nhóm tháp H; G; K. Như vậy có thể nói  thời kỳ vương triều Inđrapura kéo dài gần hai thế kỷ, Mỹ Sơn được quan tâm chú trọng xây dựng nhiều nhất, mang vẻ đẹp huy hoàng, hoàn chỉnh nhất cho khu tôn giáo quan trọng này. Thế kỷ IX. có thể coi là giai đoạn đầu bùng nổ của nghệ thuật Champa trên các lĩnh vực, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc tháp. Thời kỳ này lịch sử Champa được tiếp nối bởi vương triều vua
Trang trí bệ thờ nhóm tháp A
Harivarman I,với kinh đô Virapura nằm ở miền nam Chăm.Ông  đã nhiều lần dẫn quân ra phía bắc đánh phá trị sở của quan lại Trung Hoa vào các năm 803, 809, thu nhiều chiến lợi phẩm . Tấm bia ở Ponaga do ông dựng đã viết lên dòng chữ kiêu ngạo “ cánh tay dài của ông là mặt trời đốt cháy thuộc dân Trung Quốc đang ở cõi tối tăm”.Về phía nam ông tiến hành đánh phá các thành thị của Khmer, “ nhờ sức mạnh vô địch của cánh tay, ông đến tận giữa xứ Cao Miên”,cướp bóc của cải, thu hồi nhiều chiến lợi phẩm. Đây là thời kỳ vương quốc Champa ổn định và phát triển trên nhiều lĩnh vực, sự đe doạ  từ các đế chế phong kiến từ phía nam và phía bắc hầu như không có, của cải trong nước và thu được qua chiến tranh,ông dành phần lớn cho việc hiến tặng xây dựng các cơ sở tôn giáo.Thời kỳ này ông đã cho xây dựng nhiều ngôi đền thờ thần. “Năm 813 và 817 ông dựng một ngôi đền thờ Linga của CriShandhaka, một đền khác thờ Ganêsa Cri Vinayaka và một ngôi khác thờ vị thần Cri Malada – Kauthara và làm cho mỗi đền một cái cổng có gác trang
Trang trí bệ thờ nhóm tháp A
trí lộng lẫy”. Ông cúng cho thần “ những của cải bằng vàng, bạc,châu báu, quần áo thêu…lại cúng ruộng cùng với nô lệ nam nữ, trâu…”. Con ông lên nối ngôi là vua Vikrautavarman III thừa hưởng những thành quả của cha ông để lại.Vua Vikrautavarman III tiếp nối cúng cho thần “ những vật quý giá, ông dựng một Cri Mahadevecvara, cúng cho ông một đền và nhiều của cải, rồi lại cúng những động sản và những kho thóc…”. Đây là thời kỳ hai đời vua  trong điều kiện hoà bình và sự phát triển của nền kinh tế đã liên tiếp cho xây dựng các đền tháp, cúng nhiều tài sản cho thần linh. Ông mất khoảng năm 854. Nửa sau thế kỷ IX, người Chăm lại chuyển đô về vùng đất phía bắc, với nơi định đô mới là Inđrapura ( Đồng Dương- Quảng Nam). Tấm bia tại Đông Dương niên đại vào năm 875 cho biết vua Inđravarman II lên kế vị Vikrautavarman III đã định đô tại Đồng Dương và là người lập nên vương triều Inđrapura. Vừa lên ngôi, ngoài việc kế thừa xây dựng lại thành phố Inđra “ thành thị được trang sức bằng thành thị Inđra rất đẹp, lóng lánh những hoa sen trắng, những hoa sen đẹp nhất, thành thị đó do Bhrgu sáng lập trong thời cổ…”, ông đã cho xây dựng một ngôi đền
Trang trí bệ thờ nhóm tháp A
và một tu viện Phật giáo. Thời kỳ này “ vương quyền trong sự phong túc”, đất nước Champa trở nên thịnh vượng. Ông cho xây dựng nhiều đền tháp khắp nơi, đặc biệt ở Mỹ Sơn trung tâm tôn giáo của vương quốc và những vùng phụ cận. Noi gương ông, nhiều quan lại đại thần trong triều cũng tổ chức xây dựng các đền tháp trong khắp đất nước, các bia ký để lại ở Bắc Hạ ( Quảng Bình); Hà Trung ( Quảng Trị); Lai Trung, Phú Lương ( Thừa Thiên – Huế); Đồng Dương, Hoá Quê, Bàn Lãnh ( Quảng Nam); Ponaga ( Khánh Hoà) Yang Tikuh ( Ninh Thuận)… cho biết các vị quan đại thần cũng về quê dựng đền thờ thần Siva. Bia Phú Lương cho biết “ những người Padaraksa đã lập Lingabhumi tại làng của mình để hướng về nhà vua tài giỏi bằng trái tim sùng kính của mình”, hay bia Lai Trung nói về vị thượng thư đã dựng nên ngôi đền thờ Siva coi là “ việc làm đáng ca ngợi cho sự giải phóng bản thân mình cùng cha mẹ của ông khỏi biển khổ cuộc sống” .Bia Hoá Quê nói về dòng tộc có 3 người làm quan
Đế tượng
đại thần trong triều đã dựng đền thờ thần Shiva. Lược qua những tư liệu trên cho thấy thế kỷ IX, mặc dù có sự biếnđộng chuyển đô của người Chăm, nhưng có thể thấy đây là thời kỳ dựng xây rầm rộ các kiến trúc Champa, một thời kỳ phát triển song hành cả Ấn Độ giáo
Linga – Yony nhóm tháp B
và Phật giáo. Để có sự phát triển này, ngoài sự phát triển về kinh tế trong nước thời kỳ này người Chăm vươn ra buôn bán với các nước trong khu vực khá nhộn nhịp, bên cạnh việc buôn bán thúc đẩy kinh tế phát triển thì những cuộc tiếp xúc văn hoá, đặc biệt với các quốc gia Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến văn hoá Champa khá rõ nét. Văn bia Champa( bia Nhan Biều) thời kỳ này cho biết có nhiều vị quan lại trong triều đã ra nước ngoài hành hương, mang những ảnh hưởng của kiến trúc Inđônexia đến kiến trúc Champa như vị thượng thư Rajadvara.Tài

Cột kiến trúc tại Mỹ Sơn ( bản vẽ phục dựng)
liệu khảo cổ học khai quật tại Bãi Làng- Cù Lao Chàm ( Quảng Nam),  Nam Thổ Sơn ( Đà Nẵng) tìm được khá nhiều gốm, sứ , sành, gương đồng  Trung Hoa, đồ gốm Islam, thuỷ tinh Islam có nguồn gốc vùng Tây á, hay hạt chuỗi thuỷ tinh, đá quý có nguồn gốc các nước Đông Nam Á đã cho thấy nền kinh tế thời kỳ này khá phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các kiến trúc tôn giáo. Chính vì thế, cho đến nay các kiến trúc thuộc thế kỷ IX còn lại khá nhiều, bên cạnh đó còn hàng loạt các phế tích kiến trúc như Đại Hữu, Trung Quán ( Quảng Bình); Ưu Điềm ( Thừa Thiên – Huế)vv…, phản ánh một thời kỳ dựng xây rầm rộ các công trình kiến trúc Champa. Thế kỷ X, là một giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc tháp Champa thời kỳ này người Chăm dựng xây khá nhiều tháp, nhiều kiến trúc đạt đến trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc tháp Champa. Thế kỷ X, người Chăm vẫn định đô ở Inđrapura ( Đồng Dương), kế thừa thành tựu của các vị vua trước, các vua Champa thời kỳ này tiếp tục, xây dựng nhiều công trình kiến trúc trong điều kiện xã hội tương đối ổn định và kinh tế phát triển khá rầm rộ trên nhiều lĩnh vực.Theo sử liệu cho biết thế kỷ X có 6 vị vua trị vì tại
 Bệ Yony  khối tròn
Đồng Dương gồm các đời vua: Sri Jaya Sinhavarman I ( năm 898 – 908) được biết đến qua các bia để lại tại Châu Sa ( Quảng Ngãi- năm 893); Bàn lanh ( Quảng Nam) và Đại Hữu ( Quảng Bình) .Jaya Saktyavarman ( 908- ?) biết đến qua bia Nhan Biều ( Quảng Trị); Sri Bhadravarman III ( 908 – 916) biết đến qua các bia Châu Sa (Quảng Ngãi),Bằng An; Hoá Quê (Quảng Nam), Nhan Biều (Quảng Trị); Inđravarman III ( 917 – 960?) biết đến qua các bia Ponaga ( Khánh Hoà); Lai Trung ( Thừa Thiên – Huế); Jaya IndravarmanI ( 960 – 972?) và Phê Mi Thuế( 972 - ?) (1). Đây là thời gian có thể nói là khá “yên tĩnh” trong lịch sử Champa, một thời kỳ ổn định. Phía bắc dân tộc Việt bước đầu giành được độc lập ( năm 938) chặn được bước tiến xuống phía nam của đế chế phong kiến Trung Hoa
Đế chân cột
và đang ra sức củng cố nền độc lập, phục hưng nền văn hoá dân tộc làm tiền đề tạo nên văn minh Đại Việt toả sáng. Phía nam nhà nước Chân Lạp xuất hiện  đang từng bước dựng xây hình thành nên nền
Tháp Mỹ Sơn A’ 2( ảnh chụp đầu thế kỷ XX)
văn minh ĂngKo rực rỡ. Đây cũng là thời gian mà tộc người Chăm nỗ lực vươn lên trên mọi lĩnh vực mà sau này có ý kiến cho rằng đó là thời kỳ “cất cánh” của người Chăm trong đó có lĩnh vực kiến trúc.Trong khoảng một thế kỷ này có thể thấy thời kỳ hai vị vua trị vì là IndravarmanIII và Jaya Inđravarman I ( 917 – 972) là thời kỳ thịnh trị nhất, có nhiều đóng góp vào diện mạo kiến trúc tháp Champa.  Indravarman III theo bi ký cho biết ông là người đã tạc tượng thờ Bhagavati tại Ponaga, là người đánh Chân Lạp ( 945 –947). thu nhiều chiến lợi phẩm Về kinh tế, đây là thời kỳ hải thương Champa phát triển khá rầm rộ buôn bán với nhiều nước trong khu vực và xa hơn là Trung Hoa, Ấn Độ, các nước Trung Á. Sản xuất trong nước phát triển không những về nông nghiệp mà thủ công nghiệp có nhiều bước phát triển mới. Ngoài những kiến trúc, hiện vật điêu khắc đá vô cùng phong phú được biết, tài liệu khảo cổ học
Trang trí mi cửa nhóm tháp A
cho thấy nhiều hiện vật kim loại màu vàng, bạc, đồng được chế tác tinh xảo chứng tỏ trình độ kỹ thuật của người thợ thủ công thời kỳ đó . Cuộc khai quật khảo cổ học gần đây tại Núi Chồi ( Quảng Ngãi) tìm thấy một trung tâm sản xuất gốm với sản phẩm là các phù điêu gốm mang nội dung Phật giáo được chế tác hàng loạt, nung trong lò nung hoàn chỉnh chứng tỏ nghề sản xuất gốm Champa giai đoạn này có bước phát triển tiến bộ vượt bậc . Về văn hoá qua buôn bán trao đổi họ có giao lưu mật thiết với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là GiaVa mà theo bi ký ở Nhan biều cho biết vị quan Po Klun Pilih Rajadvara đã phục vụ 4 đời vua và hai lần đi JaVa để học những khoa học thần bí. Những điều kiện đó là cơ sở thuận lợi để người Chăm tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo trong thời kỳ này. Cho đến nay những kiến trúc giai đoạn này còn lại không nhiều, phần đổ nát theo thời gian, phần bị chiến tranh tàn phá kể cả những kiến trúc trước đây được coi là thể hiện nghệ thuật điêu khắc trên gạch đặc sắc nhất vùng Đông nam Á như tháp Mỹ Sơn A1 . Những tháp hiện còn tập trung chủ yếu tại địa bàn Quảng Nam, đặc biệt là tại thung lũng Mỹ Sơn, nhưng có thể nói đây là những công trình có khối xây đẹp nhất, khắc tạc tinh tế nhất.( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét