Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014


GHI CHÚ VỀ  HIỆN VẬT
PHÁT HIỆN TẠI CHÂN THÁP CÁNH TIÊN
                                                                                 
  Năm 1000, sau những biến động của xã hội, người Chăm chuyển đô về châu ViJaya( Bình Định). Vùng đất kinh đô mới được gọi là Tân đô, phân biệt với Cựu đô, nơi định đô nhiều thế kỷ trước- Inđrapura( Quảng Nam). Với địa thế nằm trung tâm vùng đất người Chăm quản lý từ  châu Ô, châu Lý(Quảng Bình) đến Panduganda (Bình Thuận), cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng ruộng rộng mà phẳng,  đất đai màu mỡ, liên hệ mật thiết với cao nguyên đại ngàn giàu sản vật, nơi có thương cảng Thi Nại mở ra biển thuận giao thông thương mại bốn phương. Kế thừa thành tựu kinh tế văn hoá được xây dựng gần nghìn năm, người Chăm đã tạo nên sức sống mới cho vùng đất kinh đô. đánh dấu một thời kỳ mới phát triển trên nhiều lĩnh vực đựac biệt là văn hoá tín ngưỡng.Gần 5 thế kỷ tồn tại với tư cách vùng đất kinh đô,  cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá nhiều công trình kiến trúc cung đình, tôn giáo được dựng xây với quy mô lớn đồ sộ hình thành nên nền văn hoá cung đình, hội tụ những tinh hoa của văn hoá Champa được dựng xây hơn một thiên niên kỷ.
Do những biến động của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên cùng những biến cố xã hội, dấu vết về một nền văn hoá cung đình toả sáng khi xưa, nay không còn dấu tích, có chăng chỉ còn lại hệ thống kiến trúc tháp Champ sừng sững toả bóng, trong đó có Tháp Cánh Tiên được xây dựng trên vùng đất trung tâm của cố đô xưa.Gương mặt văn hoá cung đình Champa tồn tại gần 5 thế kỷ  trên vùng cố đô ViJaya xưa thế nào cho đến nay khó hình dung được, những tàn tích xưa vô cùng hiếm hoi. Vào những năm cuối của thế kỷ XX,  trong quá trình săn tìm cổ vật trên vùng đất đô cũ, người dân địa phương  đã tìm được một hiện vật khá độc đáo, được coi là ảnh xạ đầu tiên hắt lên để tìm về một thời vàng son đã mất.
 Hiện vật tìm được cách chân tháp Cánh Tiên không xa, được chôn lấp khá sâu trong lòng đất. Đó là một mảnh kim loại màu vàng,  được dát mỏng, có hình dạng không định hình, chiều dài khoảng gần 20cm, chiều rộng trên 15cm được chạm khắc tinh xảo. Hoa văn thể hiện hình uốn xoắn  cong nhẹ như vòi Makara, hay vòng xoắn lượn trang trí đuôi tà Sampot trong trang phục vũ nữ. Bên cạnh là hoạ tiết hoa văn cánh sen nhọn xếp lớp uốn mềm mại nối tiếp nhau thành dải. Mũi sen được chạm những hạt dải chấm tròn li ti kết thành dải tinh xảo. Những hoạ tiết  được thể hiện trong không gian hẹp mềm mại giới hạn bởi những dài chấm tròn li ti kết dải làm viền. Toàn bộ hoa văn thể hiện dày đặc tinh tế, mang vẻ đẹp quyền quý, sang trọng. Kim loại được dát mỏng, kỹ thuật trang trí dập nổi tinh tế thể hiện trình độ kỹ thuật cao, nét gọn, tỉ mỉ mà chi tiết; rậm mà không rối,  làm nên vẻ đẹp sâu lắng trong đề tài được thể hiện.
Mặt phải và trái(miếng kim loại màu vàng tìm được tại chân tháp Cánh Tiên)
 Với chất liệu kim loại quý, được chế tác tinh xảo, hoạ tiết hoa văn thể hiện mang đặc trưng của văn hoá Champa. Phải chăng đây là một hiện vật có nguồn gốc từ văn hoá cung đình Champa để lại.
 Trong những năm gần đây, khi tiếp cận nghiên cứu kinh thành ViJaya cổ đã phát hiện được những tượng sư tử, tượng voi, những tác phẩm điêu khắc đá có giá trị nghệ thuật được tổ chức chôn dấu trong lòng đất vùng thành. Cuộc khai quật gần chân tháp tháp Tiên đã phát hiện một chiếc giếng Chăm cổ, trong lòng giếng chứa nhiều hiện vật quý, đồ gốm, đồ sành, trong đó có chiếc hộp bằng chất liệu Bạc. Thành hộp trang trí hoa văn cúc dây uốn quanh tinh mỹ, phản ánh trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Nhưng có lẽ việc phát hiện ra miếng kim loại màu vàng là lần đầu tiên tìm thấy ở đây sau năm 1975.
Trong văn hoá Champa, kim loại màu vàng được sử dụng không nhiều, được chế tác thành đồ trang sức như hoa tai, vòng tai. Tại Bình Sơn ( Quảng Ngãi đã tìm được một đôi hoa tai trong một vò gốm chôn dấu cảu người Chăm. Nhưng kim loại màu vàng được sử dụng phổ biến chôn trong trụ tâm linh trong lòng kiến trúc tháp. Các cuộc khai quật ở Đại Hữu, Trung Quán( Quảng Bình), Vân Trạch Hoà( Thừa Thiên - Huế),Mỹ Sơn( Quảng Nam); Ponaga( Khánh Hoà), hiện vật kim loại màu vàng thường gắn liền với kiến trúc tháp và được coi là vật linh chôn sâu trong lòng tháp. Những miếng kim loại này được chế tác thành các biểu tượng tôn giáo như con Rùa, hoa sen.Kim loại màu vàng còn được sử dụng trang trí trên các bệ thờ, tượng thờ của người Chăm.
Hộp Bạc(  thành ViJaya- 1999)
Hoa tai, khoá thắt lưng
( Bình Sơn- Quảng Ngãi)
Hoa Sen( Huế)

  Mảnh kim loại tìm được tại chân tháp Cánh Tiên được sử dụng thể nào, chức năng làm gì cho đến nay vẫn cần tìm hiểu. Với độ mỏng của kim loại, độ tinh xảo của hoạ tiết trang trí Phải chăng đây là mảnh trang trí được gắn( dán )vào  tượng thờ như sử liệu Chămpa ghi chép người Chăm dùng vàng để phủ vào bệ vào tượng thờ cho thêm phần trang trọng, thành kính. Hay đây là những mảnh được trang trí trên đồ trang phục trong đời sống cung đình khi xưa. Tất cả chỉ là giả thiết công tác khi tiếp cận hiện vật quý giá này. Dù ít ỏi,  nhiều điều còn tiếp tục tìm hiểu, những việc tìm thấy mảnh kim loại quý trang trí đẹp trong lòng đất kinh thành ViJaya xưa đã manh nha cho thấy hình dung về một nền văn hoá cung đình vàng son lộng lẫy đã qua trong lòng  nền văn hoá Champa cổ xưa trong quá khứ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét