CHUYỆN GẪU 4
LẮM ĐIỀU VÀ HAY NÓI
Sau nhiều năm ra trường, hai anh bạn đã trở thành những nhà nghiên cứu ngôn ngữ lớn. Gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình.
Anh thứ nhất ca thán: Tớ lấy phải cô vợ lắm điều.
- Lắm điều là thế nào. Anh bạn hỏi lại.
- Lắm điều là cô ấy nói suốt ngày, nói mọi lúc, mọi nơi, mọi vấn đề. Lắm là nhiều; điều là các vấn đề. Bất kỳ chuyện gì cô ấy cũng đề cập đến, trong mọi không gian và thời gian của gia đình.
- Nội dung của lắm điều là gì?
- Là ca thán, chỉ bảo, đề nghị mọi lĩnh vực, công việc trong gia đình.
- Mọi việc có tốt không.
- Thì cũng tốt, cuộc sống ổn định, con cái chăm ngoan... Nhưng chỉ phải cái tội lắm điều.
Thế còn ông thế nào?. Người bạn hỏi lại.
- Cô vợ tớ được cái hay nói.
- Thế thì tốt vui cửa vui nhà.
- Vui cái nỗi gì, tai họa chung thân đấy ông ạ. Này nhé cô ấy hay nói ríu rít cả ngày, nói hay lắm...anh ơi em
muốn, anh ơi em thèm, anh ơi anh giúp em, anh ơi cố lên.... Nói như đài, nhưng cô ấy chẳng làm gì, không động chân, động tay, chỉ đề ra đường lối, mọi việc nhà đổ lên đầu mình, vất vả cả ngày chỉ để nghe cô ấy nói.Tôi sợ nhất trên đời này là những người nói hay. Hay nói và nói hay là một thảm họa.
-Bây giời ai chẳng nói hay, lại hay nói, gọi là độc diễn đấy. Nói hay và hay nói là đỉnh cao trí tuệ của thời nay.
- Thôi con lạy bố, cứ lắm điều đi mà được việc, còn hơn nói hay mà chẳng đâu vào đâu.
Nghe hai ông bạn kể chuyện, tôi chẳng hiểu gì, vốn dốt về ngôn ngữ.Trong cuộc sống lại có: Lắm điều hay hơn nói hay. Xin kể lại để mọi người cùng biết.
Như ông bà ta bảo" Nói thật mất lòng". Lắm điều nhưng là sự thật, còn hơn nói hay mà giả tạo?
Nhân chuyện này, xin kể về câu chuyện ngôn ngữ trong tiếng Việt:
Có một anh bạn Nghiên cứu sinh về tiếng Việt. Để thuận lợi trong giao tiếp anh xin trọ trong xóm của những người dân lao động để làm phong phú thêm ngôn ngữ của mình. Hàng ngày tiếp xúc anh học thêm được nhiều từ ngữ lạ không có trong từ điển.
Một hôm anh nghe mấy bà hàng xóm gọi nhau:
Ra chợ mua rau đi. Hôm nay rau rẻ thối.
Lần khác lại nghe thấy họ bảo nhau: Hôm nay ra mà mua cá, cá nhiều rẻ thối ra.
Ngày khác lại bảo nhau: Hoa quả hôm nay bán rẻ thối.
Anh không hiểu từ Thối, bèn tra từ điển, thấy chữ thối là bẩn thỉu( chuối thối, thịt thối, lòng thối....thối nát vv...). Anh về hỏi lại thối là gì. Mấy bà hàng xóm giải thích rẻ thối là rẻ lắm, rẻ lắm lắm ấy. Anh ghi vào sổ tay: thối = lắm lắm.
Sau kỳ học, hôm bảo vệ Luận văn, anh muốn cảm ơn Hội đồng, những Giáo sư đáng kính. Để chứng tỏ tiếng Việt của mình khá thuần thục, phong phú anh nói.
Để bảo vệ xuất sắc Luận văn ngày hôm nay. Một lần nữa tôi xin cảm ơn Hội đồng các Giáo sư Thối Thối. ( Thật ra anh muốn nói tôi xin cảm ơn Hôị đồng các Giáo sư lắm lắm)
Khốn nạn! Khổ thân cho ngôn ngữ Việt.
Như ông bà ta bảo" Nói thật mất lòng". Lắm điều nhưng là sự thật, còn hơn nói hay mà giả tạo?
Nhân chuyện này, xin kể về câu chuyện ngôn ngữ trong tiếng Việt:
Có một anh bạn Nghiên cứu sinh về tiếng Việt. Để thuận lợi trong giao tiếp anh xin trọ trong xóm của những người dân lao động để làm phong phú thêm ngôn ngữ của mình. Hàng ngày tiếp xúc anh học thêm được nhiều từ ngữ lạ không có trong từ điển.
Một hôm anh nghe mấy bà hàng xóm gọi nhau:
Ra chợ mua rau đi. Hôm nay rau rẻ thối.
Lần khác lại nghe thấy họ bảo nhau: Hôm nay ra mà mua cá, cá nhiều rẻ thối ra.
Ngày khác lại bảo nhau: Hoa quả hôm nay bán rẻ thối.
Anh không hiểu từ Thối, bèn tra từ điển, thấy chữ thối là bẩn thỉu( chuối thối, thịt thối, lòng thối....thối nát vv...). Anh về hỏi lại thối là gì. Mấy bà hàng xóm giải thích rẻ thối là rẻ lắm, rẻ lắm lắm ấy. Anh ghi vào sổ tay: thối = lắm lắm.
Sau kỳ học, hôm bảo vệ Luận văn, anh muốn cảm ơn Hội đồng, những Giáo sư đáng kính. Để chứng tỏ tiếng Việt của mình khá thuần thục, phong phú anh nói.
Để bảo vệ xuất sắc Luận văn ngày hôm nay. Một lần nữa tôi xin cảm ơn Hội đồng các Giáo sư Thối Thối. ( Thật ra anh muốn nói tôi xin cảm ơn Hôị đồng các Giáo sư lắm lắm)
Khốn nạn! Khổ thân cho ngôn ngữ Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét