Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

ĐÂY LÀ PHẦN CUỐI CỦA CUỐN SÁCH: KHU DI TÍCH CÁT TIÊN- LỊCH SỬ & VĂN HÓA.
Ch­¬ng III

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA cña di tÝch c¸t tiªn

        Phát hiện về di tích Cát Tiên trong những thập niên cuối của thế kỷ XX được coi là những phát hiện quan trọng của ngành Khảo cổ học Việt Nam. Những ẩn chứa trong lòng đất với những công trình kiến trúc quy mô to lớn, cùng sự phong phú của hiện vật thu được là những  bằng chứng vật chất quan trọng góp phần tìm hiểu lịch sử, văn hoá vùng đất phương Nam mà nhiều thế hệ các nhà khoa học đang gắng công tìm kiếm. Gần 100 năm nghiên cứu các nền văn hoá trên dải đất Việt Nam, dấu chân các nhà khoa học thực dân đã đặt chân đến đây, nhưng họ không hề biết rằng, nơi đây trong lòng đất ẩn chứa dấu tích huy hoàng của một nền văn minh đã tắt. Sự hiểm trở của địa hình tự nhiên, sự rậm rạp của vùng rừng á nhiệt đới, sự kỳ thị về cuộc sống lạc hậu của các tộc người cư dân cư trú trên vùng đất đã hạn chế tầm nhìn của họ. H. Maitre  từng lội suối băng rừng tìm kiếm khắp vùng rừng núi Tây Nguyên đại ngàn để đi đến các di tích Chăm trên đất Cao nguyên, len lỏi qua những cánh rừng rậm rạp, lại qua các buôn làng nam Tây Nguyên kiếm tìm các di tích của người dân bản địa. J Boulbet  mạo hiểm theo dọc sông Đồng Nai đến các buôn làng người Mạ, Kơho, Chu ru vv…nhưng cũng không biết rằng nơi đây có một quần thể di tích còn tồn tại  từ ngàn xưa dưới tán rừng cây rậm rạp. L. Mallere  dày công khảo sát , khai quật Khảo cổ học khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, kiếm tìm những gì còn lại của nền văn hoá Óc Eo đã tắt, nhưng cũng chưa hề biết đến một quần thể di tích trên vùng đất thượng nguồn sông Đồng Nai (1).Chính vì thế, sự phát hiện của các nhà Khảo cổ học Việt Nam  tạo nên sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo giáo sư YAOYAGI( Chủ tịch Hội khảo cổ học Đông Nam  Á của Nhật Bản) khi thăm khu di tích Cát Tiên cho rằng: ông có ấn tượng mạnh khi đi thăm khu di tích Cát Tiên. Những loại hình di tích này ở Đông Nam  Á vào thời điểm hiện nay đang gây sự chú ý đối với giới khảo cổ học thế giới. Theo ông quần thể di tích Cát Tiên vô cùng quan trọng, có khả năng so sánh với các di tích nổi tiếng ở Inđônêxia(2). Sau hai mươi năm được biết đến, mặc dù cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng những hiểu biết ban đầu đã khẳng định giá trị lịch sử văn hoá vô giá của di tích này.
1. Không gian văn hoá
 Nằm trên vùng địa hình hiểm trở, tưởng chừng như di tích Cát Tiên được xây dựng trên vùng đất không gian khép kín. Những di tích ở đây được xây dựng rải rác trên một không gian rộng trải dài trên
(1)     Tham khảo thêm:
- H. Maitre:  Les Jungle Moi. Paris 1912
- J. Boulbét: Kỹ thuật xứ Mạ.- Tài liệu dẫn.
-          L.Mallere: Khảo cổ học vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long- Bản dịch tư liệu Viện KCH 1.Không gian văn hoá
(2)Thảo luận về di tích Cát Tiên tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng –1999.
15km dọc ven sông Đồng Nai với những trung tâm lớn trên địa bàn Quảng Ngãi, Đức Phổ ( Cát Tiên). Những vùng lân cận như Đạ Hoai(Lâm Đồng); Tân Phú ( Đồng Nai) cũng xuất hiện những di tích có cùng tính chất. Những di tích này được xây dựng trên các ngọn đồi thấp nổi lên trong các bồn địa ven thượng nguồn sông Đồng Nai  Có thể thấy di tích được phân bố trên không gian khá rộng, không chỉ ở  địa bàn Cát Tiên mà còn rộng hơn cả một vùng đất ven sông Đồng Nai. Những di tích này gắn chặt với sông Đồng Nai và các vùng đất xung quanh. Có thể nói, những di tích vùng đất này là sản phẩm văn hoá của sông Đồng Nai tạo dựng trong lịch sử. Nằm trên địa bàn nam Cao nguyên, nơi chuyển tiếp nối liền với vùng đất Đông Nam Bộ trù phú giàu có. Có thể thấy địa hình vùng Cát Tiên  gắn bó chặt chẽ với vùng đất Đông Nam Bộ  mà sông Đồng Nai là nhịp cầu nối. Sông Đồng Nai là một dòng sông lớn ở vùng đất phía nam có chiều dài 586km, diện tích lưu vực 36.000km2 với hệ thống sông suối phụ lưu chằng chịt, con đường giao thông thuỷ quan trọng nối vùng đất cao nguyên giàu có với  hệ thống đồng bằng hạ lưu ven biển giàu có trù phú, con đẻ của dòng sông và là cửa ngõ của vùng đất vươn ra biển khơi. Bắt nguồn từ phía bắc dãy núi Lang Biang, từ trăm con suối nhỏ hợp lưu, dòng sông uốn mình chảy theo địa hình vùng đất, nhận thêm nguồn nước của hệ thống sông, suối liên quan tạo nên dòng chảy đổ về  xuôi, cần mẫn tải phù sa đất cao nguyên hình thành  nên  vùng đồng bằng châu thổ Đông Nam Bộ giàu có, trù phú và đổ ra biển với hai cửa chính cửa Cần Giờ (sông Sài Gòn) và cửa Soài Rạp( sông Nhà Bè). Về trắc diện dọc của sông Đồng Nai  được các nhà địa chất chia làm 3 đoạn chính: thượng lưu từ đầu nguồn cho tới Đan Kir ( Lâm Đồng) đoạn này lòng sông hẹp độ dốc lớn, lòng sông đá lởm chởm, không thuận lợi về giao thông; trung lưu  có chiều dài từ Đan Kir tới Tân Uyên, lòng sông mở rộng, độ dốc giảm, lượng nước sông nhiều nên giao thông đi lại khá thuận lợi; hạ lưu kéo dài từ Tân Uyên cho
Sơ đồ lưu vực sông Đồng Nai
( Nguồn : Thiên nhiên Việt Nam)
đến cửa biển Cần Giờ lòng sông rất rộng và sâu, giao thông thuận lợi hình thành nên các cảng chính vận tải trên sông và ven biển. Những di tích tìm được ở Cát Tiên và các vùng xung quanh được xây dựng trên vùng đất đoạn trung lưu của dòng sông, nơi  tiếp giáp với vùng thượng lưu. Vùng đất này là điểm giao nhận giữa đồng bằng và cao nguyên, nơi giao thông thuỷ thuận lợi. Nơi hội tụ nhiều yếu tố, về địa lý hiểm trở nhưng không khép kín, kinh tế nhận được sự giàu có trù phú của cả vùng đất cao nguyên, đồng bằng mà sông Đồng Nai đưa lại. Như vậy, có thể nói sự hình thành các di tích ở Cát Tiên gắn liền với dòng sông. Đây là cầu nối giữa đồng bằng Đông Nam Bộ  với vùng thượng nguồn, làm cơ sở kinh tế, xã hội, văn hoá cho sự hình thành các di tích trong lịch sử. Tính chất lịch sử và văn hoá của di tích Cát Tiên chính là gương mặt lịch sử văn hoá của vùng đất Đông Nam Bộ. Nói rộng ra, không gian văn hoá của di tích Cát Tiên là không gian văn hoá vùng đất Đông Nam Bộ và nam Tây Nguyên, xa hơn là cả vùng đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai(1).. Nơi con sông chảy về biển cả. Cát Tiên là nơi tập trung của cải vật chất, tựu trung tinh hoa, tài lực  của cả vùng rộng lớn phần lãnh thổ phía nam
2.Đặc trưng của di tích
      Do đặc thù địa hình vùng đất, sự biến động của lịch sử, sự tàn phá của tự nhiên, tất cả những gì còn lại của nền văn hoá dựng xây trong lịch sử, cho đến nay vẫn còn là ẩn số. Với  kết quả thu được qua 7 lần khai quật khảo cổ học, dù chưa biết được trọn vẹn tổng thể các công trình di tích, di vật  tại đây, nhưng với hàng loạt các di tích được xuất
(1)Tham khảo - Nguyễn Văn Hậu: Sông ngòi Việt Nam. NXB Giáo Dục . Hà Nội 1983.
 lộ, hàng trăm hiện vật được biết đến  đủ loại hình, kích cỡ phản ánh nội dung khác nhau, có thể  nêu ra những đặc trưng điển hình của di tích này trên nhiều lĩnh vực.
a.Kiến trúc
 Cũng như các công trình kiến trúc tôn giáo ở phía Nam được dựng xây trong lịch sử, các di tích kiến trúc ở Cát Tiên được xây dựng với tính chất  vì mục đích tôn giáo. Kết quả khai quật khảo cổ học khẳng định những kiến trúc tôn giáo được xây theo mô hình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo, văn hoá  Ấn Độ về không gian cũng như mô hình kiến trúc  đó là những đền và tháp thờ. Trước hết phải nói các kiến trúc được xây dựng, quy hoạch hoàn chỉnh theo một mô hình riêng biệt, nằm gọn trong các thung lũng với địa hình khép kín được coi là vùng đất thiêng, vùng đất dành riêng cho các thần linh. Trong vùng đất thiêng, các kiến trúc được xây dựng tuân thủ nguyên tắc có trục kiến trúc chính theo hướng đông tây. Các di tích trên địa bàn xã Quảng Ngãi cho thấy trục chính chi phối các kiến trúc là trục hướng đông – tây. Trục chính đông tây được thể hiện qua 3 công trình kiến trúc giữ vai trò quan trọng, linh hồn của nhóm di tích. Gò số I , số IV và số VI được xây thẳng hàng hướng đông – tây có chức năng đặc biệt. Gò số I  dựng đền tháp chính- núi chủ - đền thờ chủ của khu tôn giáo,  chiếm vị trí cao nhất, quy mô kiến trúc lớn nhất, hiện vật phong phú nhất; Gò số IV dựng tháp thờ, kiến trúc xây dựng quy chỉnh, được khắc tạc trang trí đẹp, sang trọng nhất và Gò số VI nơi có đền mộ lớn nhất,  chôn theo nhiều hiện vật có giá trị mỹ thuật nhất. Từ trục chính  của vùng đất thiêng, các công trình kiến trúc liên quan được xây dựng bổ xung tạo nên gương mặt hoàn chỉnh cho khu tôn giáo: hồ nước, khu tháp thờ ( Gò số II, Gò số III), đền mộ (  Gò số V; Va)vv… làm nên một quần thể kiến trúc  đậm đặc, đa dạng về loại hình. Giữa các kiến trúc được nối với nhau bằng những con đường lát gạch phẳng tạo nên một khu tôn giáo hoàn chỉnh đầy đủ với hệ thống kiến trúc tôn giáo và các công trình phụ trợ. Kiến trúc ở Cát Tiên khá đa dạng, được xây dựng trên nhiều địa hình khác nhau, tuỳ theo chức năng tôn giáo  mà các kiến trúc đặt trên các vị trí khác nhau. Tháp thờ thường đặt trên các đồi gò cao vươn hẳn trên mặt bằng thung lũng. Riêng đền tháp chính ( Gò số I) được đặt trên đỉnh đồi cao nhất , từ đây có thể bao quát toàn bộ địa hình thung lũng.
Mặt bằng kiến trúc: Do các loại hình kiến trúc được xây dựng trong các thời gian khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, cho nên ở đây có hai loại mặt bằng kiến trúc. Mặt bằng hình chữ nhật chiếm chủ yếu, gồm loại hình đền thờ, tháp thờ và nhà dài ( Mandapa); mặt bằng hình vuông gồm tháp thờ, đền mộ. Bản thân trong mỗi loại mặt bằng tuỳ theo quy mô kiến trúc mà được xử lý bộ mái khác nhau. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật có kích thước không lớn, lòng dài  3,6m x 3,4m ( tháp IIa) hay kích thước 2,8m x 2,47m( tháp IIb), kích thước 5,4m x 4,6m ( tháp Gò số IV) là bộ mái tháp nhiều tầng gồm nhiều lớp xây giật cấp nhô lên. Loại hình này thường được khắc tạc trang trí đẹp, chi tiết trên một số bộ phận kiến trúc. Mặt bằng kiến trúc có kích thước nhỏ hình vuông cũng được xử lý tương tự với bộ mái nhiều tầng giật cấp thu nhỏ dần lên, như tháp Gò số III ( diện tích lòng 3m x3m). Những kiến trúc có quy mô lớn, mặt bằng chữ nhật như kiến trúc  IIc; IId, VIa; VI b, hay VII a, b, c; Đức Phổ có chiều dài trên 10m, rộng trên 6m là bộ mái  gồm khung vật liệu nhẹ( gỗ tre), lợp ngói hay  tre lá. Mặt bằng có kích thước lớn như kiến trúc Gò số I      ( 6,4m x 6,4m) bộ mái có thể là khung tre gỗ, trên lợp vật liệu nhẹ. Cũng có những kiến trúc mặt bằng hình vuông phần trên thu nhỏ dần lên, kết thúc đỉnh đặt bộ tượng thờ Yony - Linga ( Gò số V- Va) phía trên có thể là bộ khung gỗ tre, lợp lá. Như vậy riệng bộ mái trong các kiến trúc đã có sự xử lý khá đa dạng, phù hợp với kiến trúc, trình độ kỹ thuật xây dựng trong mỗi thời kỳ lịch sử . Loại hình kiến trúc: dựa vào dấu vết kiến trúc còn lại cùng những hiện vật thu được trong lòng kiến trúc có thể thấy ở đây có bốn loại hình kiến trúc  khác nhau gồm đền thờ ( Templ), tháp thờ ( Tour), nhà dài ( Mandapa) và đền mộ. Cá biệt ở đây xuất hiện duy nhất loại hình đền - tháp thờ ( Sanctuaire) tại di tích Đức Phổ. Phân biệt các loại hình này dựa vào mặt bằng, kết cấu hình khối kiến trúc và hiện vật thờ. Sự đa dạng về loại hình đã nói lên vị trí vai trò quan trọng của khu di tích này.Mỗi loại hình kiến trúc lại được xử lý một không gian hẹp riêng. Các nhóm kiến trúc như Gò số II; IV, hay Đức Phổ; ngoài giới hạn không gian thiêng chung của di tích là toàn bộ lãnh thổ thung lũng thì  mỗi kiến trúc này  lại có không gian thiêng riêng - nơi ngự trị của thần linh được giới hạn bởi hệ thống tường bao vây quanh xây bằng gạch vững trãi, trên có mái lợp ngói tăng độ bền vững. Vật liệu tham gia tạo nên hình dáng kiến trúc gồm 3 loại: đá, gạch và ngói, trong đó gạch là vật liệu xây dựng chủ yếu trong tạo nên hình hài  mỗi kiến trúc. Gạch  ở Cát Tiên có nhiều loại hình, nhiều kích cỡ. Gạch chế tác hình khối hộp chữ nhật, đúc vuông vức, kích thước trung bình dài 22cm - 38cm, rộng 12cm - 18cm, dày 7cm -9cm. Loại có kích thước nhỏ dài 10cm - 12cm, rộng 12 cm -14cm, dày 5cm - 7cm. Cá biệt có loại kích thước rất lớn dài 0m89m, rộng 0,24m dày 0,24m. Gạch ở Cát Tiên cho đến nay mới được phân tích 02 mẫu tại các kiến trúc Gò số I và IIa,  nhưng có thể thấy những đặc trưng cơ bản sau: nguyên liệu chế tác gạch là đất sét được trộn lẫn tro trấu, tỷ lệ này khá lớn, tạo cho gạch có độ xốp, độ hút ẩm cao( 24,4%). Độ nung gạch khá cao, độ cứng và cường độ chịu lực nén cao ( 74,1 daN/ cm2). Gạch có độ bền tốt, đảm bảo cho sự bền vững của công trình kiến trúc, cấu trúc xương gạch mịn dễ đục chạm trang trí. Vật liệu nung gạch sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ tre có sẵn tại địa bàn, chất liệu tre gỗ cung cấp nhiệt lượng cao.Với khối lượng gạch sử dụng lớn, đòi hỏi nguồn nguyên liệu đốt nhiều. Những cánh rừng ở đây cung cấp nguồn nguyên liệu khá dồi dào, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất. Nguyên liệu chế tác gạch chủ yếu là đất sét, nguồn nguyên liệu ở đây khá dồi dào. Theo tài liệu địa chất cho biết nguồn nguyên liệu đất sét ở đây có nhiều mỏ trữ lượng lớn, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Sét có màu xám, xám xanh, trắng phớt vàng, vàng nhạt, có nơi  sét có màu xám đen thuộc nhóm sét có nguồn gốc Bentonít. Khi ướt sét rất mịn, dẻo dính nhờn tay.Qua phân tích cho thấy hàm lượng các chất  trong  sét như sau:
Sio2
Al2 O3
Fe2O3
CaO
MgO
Na2O
52-58 %
21 - 27 %
2- 6 %
0,2- 1,3%
1,9- 4,6%
0,1-1,6%
Hàm lượng các chất trong sét Bentinít  không chênh lệch nhiều so với hàm lượng các chất đã được phân tích trong gạch xây dựng tại các di tích ở Cát Tiên.(1) Điều này có thể khẳng định gạch xây dựng Cát Tiên là vật liệu được chế tác tại chỗ, hoặc chế tác dọc theo sông Đồng Nai rồi vận chuyển về đây xây dựng. Để tạo ra số lượng gạch khổng lồ  sử dụng  xây  số lượng lớn di tích với nhiều kích cỡ gạch khác nhau, chất lượng khá ổn định, những người chế tạo phải làm chủ được kỹ thuật chế tác và kỹ thuật nung để tạo ra sảm phẩm có chất lượng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong xây dựng.Đá là vật liệu xây dựng ít được sử dụng trong  các kiến trúc ở Cát Tiên, đá được sử dụng chủ yếu trên các thành phần được coi là chịu lực, hoặc có giá trị trang trí
như bậc cửa, thanh ốp cửa, mi cửa, lát nền  tháp. Đá ở đây chủ yếu có màu xám đen nhạt, độ cứng khá cao. Đây là nguồn nguyên liệu khá
hiếm trên địa bàn Lâm Đồng, nhưng lại  phong phú trên địa bàn lân cận, vùng trung lưu sông Đồng Nai. Loại đá này hiện nay vẫn thường gặp trên vùng núi dọc theo sông Đồng Nai với  trữ lượng lớn. Những vật liệu đá có thể được khai thác, chế tác thành khối rồi vận chuyển ngược dòng Đồng Nai lên tham gia xây dựng di tích. Khi tham gia vào thành phần kiến trúc, đá được đục đẽo trang trí trực tiếp, tạo nên
(1)Tham khảo thêm - Song Kim:Vài nét về khoáng sản Lâm Đồng. T/C  Thông tin khoa học công nghệ Lâm Đồng số 3 – 1993
những thành phần kiến trúc với những hoạ tiết trang trí có giá trị như tác phẩm nghệ thuật.Ngói là loại vật liệu thường được sử dụng lợp bộ mái kiến trúc. Số lượng ngói tìm được ở đây không nhiều, có 2 loại chính, loại có thân cắt ngang hình cánh chim và loại thân cắt ngang có hình uốn cong lòng mo, xương ngói dày mịn, kích thước lớn. Ngói được chế tác từ đất sét, độ nung khá cao, cứng. Ngói ở đây có lẽ  được sử dụng hạn chế, dùng lợp mái đền thờ như trong công trình kiến trúc Gò IId,  ngoài ra còn được sử dụng lợp tường bao kiến trúc.
- Kỹ thuật xây dựng:
Trước hết phải nói các công trình kiến trúc ở đây được xây bằng những viên gạch đã nung sẵn hoàn chỉnh. Kiến trúc ở Cát Tiên cơ bản được xây bằng gạch, quy mô lớn, sử dụng số lượng nhiều, tạo nên các bộ phận trong kiến trúc khá đa dạng: đế, bậc,thân, cột cửa, trụ áp tường… cho nên đòi hỏi  kỹ thuật xây dựng phải có trình độ cao. Các viên gạch gắn  kết nhau thành khối tạo nên công trình kiến trúc không những đồ sộ, vững vàng mà  phải còn có giá trị thẩm mỹ.Khối kiến trúc còn lại cho thấy gạch ở đây được xây theo kỹ thuật mài chập khối với nhau, các viên gạch xây xếp liền khít hầu như không có mạch chất kết dính. Gạch  xây câu móc so le nhau tạo nên khối tường dày, khá vững chắc. Phân tích mối liên kết giữa các viên gạch với nhau có thể thấy một số công trình các viên gạch được kết dính bằng lớp “ vữa” bột sét mỏng mịn, độ liên kết các viên gạch với nhau kém bền vững. Sự bền vững của  tường cơ bản dựa theo khối và lực nén của vật liệu để tạo nên sự bền vững cho kiến trúc. Một số tháp có khả năng được sử dụng nhựa cây làm chất kết dính, tại tháp Gò IIa cho thấy  giữa hai lớp gạch có màng nhựa  mỏng màu trắng đục liên kết các viên gạch với nhau; lòng tháp được quét một lớp nhựa màu trắng lên tường. Có lẽ  do nhựa cây có độ liên kết cao hơn, nên tường tháp IIa còn lại khá cao so với các công trình kiến trúc khác?. Tường lòng tháp được xây phẳng, thẳng đứng, liền khít như một khối thống nhất. Bên ngoài tường thân tháp thường được khắc tạc trang trí, hoa văn cánh sen, hoa văn thực vật, hoa lá, hình học, hay hình tia lửa. Nhưng việc khắc tạc chỉ chú trọng trên một số bộ phận kiến trúc. Với độ dày tường kiến trúc không dày lắm  thường từ 0,8m đến 0,9m, quy mô kiến trúc lại lớn, độ liên kết của các viên gạch không cao, cho nên các kiến trúc ở Cát Tiên trải qua năm tháng hầu hết bị sụp đổ thành gò. Nguyên nhân của sự sụp đổ này, ngoài các yếu tố tự nhiên hay con người can thiệp thì yếu tố kỹ thuật xây dựng cũng đóng vai trò quyết định  độ bền của di tích. Ngoài kỹ thuật xây gạch tạo nên hình dáng các công trình kiến trúc, ở Cát Tiên còn cho thấy kỹ thuật đổ “bê tông”  trong một số công trình xây dựng. Tường bao ở đây dày từ 1,4m - 1,6m, bên ngoài là hai lớp gạch xây phẳng thẳng đứng, ruột tường sử dụng đá, gạch vỡ trộn lần cát sỏi đầm lèn chặt, tạo nên phần ruột bức tường vững chắc. Nhưng bản thân sự kết dính này cũng kém cho nên hệ thống tường bao dù được lợp ngói vẫn bị sụp đổ. Kỹ thuật đổ “ bê tông” còn xuất hiện trong nền lòng tháp IIa nhưng ở đây xuất hiện chất kết dính là nhựa cây nên tạo ra sự ổn định vững chắc, các viên đá, gạch vỡ kết dính với nhau thành khối bền vững. Nếu kỹ thuật xây gạch ở đây bộc lộ những hạn chế, thì  kỹ thuật chế tác đá sử dụng trong di tích lại xuất trình một kỹ thuật hoàn hảo. Đá ở đây có độ cứng khá cao, được cắt gọt hoàn chỉnh tạo nên những khối đá vuông vức phù hợp với vị trí được sử dụng trong kiến trúc. Đá lát nền cắt góc vuông vức, mặt mài phẳng nhẵn sử dụng lát nền  tạo nên nền lòng phẳng có độ bền cao. Đá bậc cửa hình khối hộp chữ nhật cạnh vuông vức lát bậc lên xuống chắc chắn. Hai cột đá tiện tròn đều, khắc tạc trang trí hoa văn đẹp, nét đục chạm tinh tế, gá lắp với mi cửa bằng hệ thống mộng tiện tròn ổn định. Mi cửa trang trí đẹp nét đục chau chuốt, đường nét uốn cong mềm mại, bố cục đăng đối, giàu tính hiện thực. Đặc biệt hệ thống khung cửa đá lắp ghép hoàn chỉnh với mộng hình chữ nhật chắc chắn. Những hiện vật phản ánh trình độ chế tác cao, người thợ làm chủ được chất liệu chế tác, họ đã tạo ra những sản phẩm hoàn thiện có tính mỹ thuật cao.Theo dấu vết còn lại cho biết ở Di tích Cát Tiên còn sử dụng các công trình kiến trúc có bộ khung gỗ, mái lợp vật liệu nhẹ  khá phổ biến, trên nền lát gạch đền tháp thờ        ( Gò số I), các nhà dài Mandapa Gò số VI, Đức Phổ; đền mộ ( Gò số V) để lại những lỗ cột tròn ăn sâu xuống nền kiến trúc. Về chức năng đây là những lỗ chôn cột đỡ bộ khung mái kiến trúc nhưng cho đến nay chúng ta chưa có tài liệu về kỹ thuật ghép bộ khung này, ở đây chúng tôi chỉ ghi lại như một giả thiết công tác.
b. Hiện vật.
Với một bộ sưu tập thu được qua các cuộc khai quật khảo cổ học vô cùng phong phú đủ các loại hình, chất liệu, kích cỡ khác nhau đã xuất trình một phức hệ kỹ thuật phức tạp, đa dạng tạo tác ra chúng. Để hiểu về kỹ thuật các chất liệu, loại hình này trước hết phải nhận ra đặc trưng chung của những hiện vật tìm được ở đây.
- Bệ thờ: Loại hình bệ thờ ở Cát Tiên tìm được không nhiều chỉ còn ba hiện vật không đầy đủ nhưng có thể thấy bệ thờ ở đây có hình khối đơn giản, ít chạm khắc mỹ thuật. Bệ thờ tại đền thờ Gò số I, số V chỉ là những phiến đá kích thước khác nhau, vuông vức ghép lại tạo thành. Kỹ thuật gá lắp này dẫn đến sự liên kết không ổn định, kém bền vững. Với bộ Yony - Linga có kích thước lớn phía trên như Gò số I nên dễ bị sụp đổ. Một số bệ thờ trong lòng các kiến trúc khác được xây bằng chất liệu gạch trên đặt Yony - Linga hiện nay cũng không còn. Ba chiếc bệ thờ còn lại, hai chiếc tại Gò số II ( tháp IIa; IIb) là bệ khối hộp hình vuông , kích thước không lớn, gồm nhiều phiến đá được chế tác với kỹ thuật tạo từng khối riêng, gá lắp chồng khít lên nhau. Chính giữa có lỗ mộng  thông suốt các phần. Lỗ mộng được tạo tác mang ý thức tâm linh, đưa sức mạnh siêu nhiên từ các hiện vật tâm linh chôn trong lòng trụ giới  theo lỗ đó lên tiếp sức cho biểu tượng  Yony - Linga phía trên. Trên bệ là bộ ngẫu tượng thờ Yony – Linga, linh hồn của kiến trúc thờ.
-Yony – Linga là vật thờ biểu tượng được đặt ở vị trí cao nhất trên bệ thờ. Theo thống kê số lượng Yony- Linga tìm được ở đây khá nhiều, chất liệu kích thước khá nhau. Nhiều bộ Yony - Linga còn lại khá hoàn chỉnh như Gò số I; số V, nhưng đa phần do biến động chỉ còn lại Yony hoặc Linga.
Bảng thống kê  Yony – Linga tìm được ở Cát Tiên
Loại hình
Gò I
Gò II
Gò III
Gò IV
Gò V
Gò VI
Gò VII
Đức Phổ
Gia Viễn
Yony
8
2
1
1
1
1
-
2
1
Linga
6
-
-
1
1
5
2
1

Về Yony  có thể chia làm hai loại chất liệu khác nhau. Yony chế tác từ chất liệu đá, có kích thước lớn, tạo tác đẹp, được đặt trang trọng trong lòng đền tháp thờ. Yony chế tác từ chất liệu gạch là những viên gạch được đục chạm mang hình dáng Yony, thường có kích thước nhỏ, tạc đẽo sơ sài chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Yony này lắp với viên cuội tự nhiên có hình trụ tròn thon dài giống như hình Linga là thành một bộ tượng thờ hoàn chỉnh. Đây có thể là những hiện vật của các tín đồ khi hành lễ tại đây đã chế tác đưa vào bên ngoài di tích. Yony chế tác từ chất liệu đá có  khi từ một khối đá nguyên tạo thành, có khi được lắp ghép từ hai mảnh tạo thành, điểm chung là Yony có hình vuông,  vòi dẫn nước có thể ngắn hoặc vươn dài ra, giữa có lỗ mộng đục thủng dùng để gá lắp Linga. Độ dày Yony thường mỏng khoảng 9cm - 10cm, điều đó cho thấy Yony phải được đặt trên bệ thờ bằng đá ghép hay xây gạch. Lỗ mộng đục chính giữa lòng Yony có 3 loại , mộng hình lục giác gắn với phần giữa thân Linga; mộng hình vuông gắn với phần chân Linga và mộng hình chữ nhật cho đến nay chưa hiểu công năng khi gá lắp Linga vào để thành bộ đồ thờ hoàn chỉnh (?). Đặc biệt ở Cát Tiên xuất hiện dạng Yony tạc liền khối với Linga có mộng như một trục trụ tròn nhô lên gắn với Linga hình chóp tròn rỗng giữa úp vào tạo nên bộ đồ thờ hoàn chỉnh. Kỹ thuật gá lắp này lần đầu tiên biết đến ở Cát Tiên cũng như ở Việt Nam về loại hình này. Linga: là loại hình hiện vật có số lượng nhiều được chế tác từ các chất liệu khá nhau, đặt ở vị trí khác nhau. Linga chất liệu đá có kích thước lớn được tạo dáng hình khối trụ với ba phần riêng biệt: trụ tròn phía trên, hình lục giác phần giữa và hình khối hộp vuông phía dưới, ba phần này được chế tác với  hình khối gọn, tỷ lệ cân xứng tạo nên sự hài hoà, thanh thoát. Đây là biểu tượng của hình ảnh ba vị thần chính trong  Ấn Độ giáo: Sihva - Visnu - Brahma. Trên Linga có tạc mi thiêng , trụ thiêng. Đặc biệt trên Linga Gò số V và VI phần trụ tròn có tạc hình ảnh mặt thần Sihva khá sinh động. Cùng với Linga - Mukha Linga là hiện vật duy nhất tìm được tại Gò số VI được chế tác bằng chất liệu đồng.Linga chất liệu kim loại vàng sắt, đồng, bạc được chôn trong lòng trụ giới có kích thước nhỏ, chế tác như hình ảnh thu nhỏ của các Linga chất liệu đá đặt thờ phía trên với ba phần trụ tròn, lục giác và hình khối vuông có tỷ lệ cân đối hài hoà. Đặc biệt ở đây có Linga đồng bọc bạc hay Linga bằng chất liệu sắt. Với kích thước nhỏ, được chế tác tinh mỹ cho thấy kỹ thuật đúc đạt trình độ kỹ thuật cao. Người thợ đúc nắm vững bản chất kim loại, đúc ra những sản phẩm có trình độ kỹ thuật, mỹ thuật  theo ý muốn của mình.Linga bằng chất liệu đá quý gồm ba hiện vật. Đá chế tác là đá thạch anh        ( Crysta)  màu trắng, trong suốt độ cứng cao.Những hiện vật chất liệu này thường có kích thước nhỏ. Yony - Linga liền khối tìm được tại Gò IIa tạc từ một khối đá màu trắng trong xuốt, tạo dáng Yony hình vuông, giữa là Linga khối trụ tròn nhô lên thành bộ ngẫu tượng thờ hoàn chỉnh. Linga Gò số I và số IV được chế tác hình trụ tròn thon dài, trên có tạc mi thiêng, cột thiêng . Linga tháp thờ Gò số IV được coi là Linga bằng thạch anh lớn nhất tìm được tại Việt Nam.(1)
Tượng tròn ở Cát Tiên tìm được số lượng ít : 4 hiện vật, 3 tượng Ganêsa, 1 tượng Uma. Ba tượng Ganêsa có kích thước khác nhau , đều được thể hiện trong tư thế ngồi, nhưng cùng một  phong cách thể hiện, hình khối khá thô, các chi tiết có tính ước lệ cao, mang nặng thể hiện nội dung mà ít chú ý đến thẩm mỹ. Tượng Uma cũng thể hiện tương tự,  hình thức khắc tạc sơ sài, hình khối đơn giản, chỉ  chuyển tải về nội dung tôn giáo thể hiện mà ít chú ý đến tính nghệ thuật.Hiện vật những lá vàng là một bộ sưu tập quý hiếm. Không những  nhiều về số lượng và kích thước, mà đây còn là những thông điệp về nội dung tôn giáo, kỹ thuật tạo tác Thông qua các hình ảnh, kỹ thuật thể hiện cho thấy những hình ảnh về các vị nam thần, nữ thần, tu sĩ, những con vật linh, những vật biểu tượng của các thần. Tập hợp lại có thể nói những lá vàng là một cuốn sách thể hiện nội dung thần thoại, sử thi, trường ca trong văn hoá Ấn Độ  bằng hình ảnh. Kỹ thuật thể hiện gồm có 2 phương pháp; dập nổi và khắc vạch chìm. Từ những lá vàng dát mỏng người ta sử dụng kỹ thuật dập nổi làm các hình ảnh đó nổi bật lên, khối nổi gọn gàng, đường nét tinh tế, hình ảnh sống động (1)Tham khảo thêm -  Lê Đình Phụng: Yony - Linga ở Cát Tiên ( Lâm Đồng). NPHMVKCH Hà Nội 1999.
, có giá trị nghệ thuật cao hoặc từ những lá vàng mỏng người ta sử dụng dụng cụ mũi nhọn vạch chìm lên các nét, nét vẽ tỉ mỉ chi tiết làm rõ chủ đề trang trí. Thông qua những hình ảnh thể hiện, chủ nhân tạo tác ra chúng đã thể hiện tài hoa của mình bằng những nét vẽ điêu luyện giàu cảm xúc, qua ngôn ngữ hình ảnh, phản ánh nhận thức về nội dung tôn giáo thấm đậm trong tâm tư tình cảm của cộng đồng cư dân, chủ nhân tạo tác sử dựng di tích này trong lịch sử.
- Đồ đồng tại Cát Tiên tìm được không nhiều, cơ bản có mặt  tại loại hình di tích đền mộ ( Gò số V -VII). Nguồn gốc, vị trí các hiện vật tìm được không rõ ràng do thu hồi được từ những người đào phá di tích. Đồ đồng  mỗi loại hình thường có một cặp: chân đèn, ống hình trụ, cốc chân cao, ly, hiện vật hình chuông… Duy có một đĩa đồng là hiện vật đơn lẻ được biết tại Gò số V và số VII. Hiện vật đồng thường không được trang trí, chỉ được tạo dáng phân biệt chức năng sử dụng. Riêng chiếc đĩa đồng thu được tại gò số VII được trang trí khá đẹp với kỹ thuật đúc nổi, đường nét thể hiện gọn, sắc sảo, đề tài khá phong phú. Đây là những hiện vật đồ thờ sử dụng trong các kiến trúc. Theo một số nhà nghiên cứu, với số lượng hiện vật ít, được sử dụng làm đồ thờ, laị có mặt ở nơi hiếm có nguyên liệu đồng, kỹ thuật đúc đồng không có, nên  những hiện vật này có thể có nguồn gốc từ Kusana ( Trung Á)   được nhập  vào đây qua con đường giao thương buôn bán. (1)
(1) Bùi Chí Hoàng: Khu Di tích Cát Tiên - Tư liệu và nhận thức mới. Tư liệu Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lâm Đồng
Đồ gốm ở đây khá nhiều đa phần là các mảnh gốm của nhiều loại hình vỡ ra như bình, vò , nồi, bát, cốc chân cao…Đặc trưng về đồ gốm ở đây,  chất liệu có hai loại gốm mịn và gốm thô. Gốm mịn xương chắc, độ dày mỏng, gốm có màu đỏ nhạt hay vàng nhạt, độ nung cao, xương cứng, thường chế tác các loại đồ đựng có kích thước nhỏ, trên có hoa văn trang trí, thể hiện tính mỹ thuật cao. Gốm thô  xương dày có pha bã thực vật hoặc cát, độ nung không cao lắm, xương bở thường chế tác các loại hình có kích thước lớn, ít được trang trí. Đáng chú ý trong đồ gốm có hai loại hình cốc chân cao và vòi ấm( hay vòi Kendi?). Cốc chân cao có hình dáng đẹp với thân thấp  miệng loe rộng, đáy thân hơi thót vào, giữa chân và thân cốc có
trụ nối, chân cốc cao hơi choẽ ra gần tương xứng với phần thân. Gốm thường mỏng mịn, độ nung khá cao, vành miệng trang trí hoa văn vẽ uốn đơn giản với kỹ thuật khắc vạch. Vòi ấm thường ngắn trên vòi có những khoang tiện tròn thường gọi chung là vòi ấm con tiện. Trên đây là những đặc trưng cơ bản  các loại hình kiến trúc và hiện vật của
di tích Cát Tiên. Từ những đặc trưng này, giúp chúng ta tìm về thời gian xây dựng và chủ nhân tạo dựng ra chúng.
3.Mối quan hệ giữa di tích Cát tiên với các nền văn hoá khu vực.
        Từ địa hình, kiến trúc và các di vật tìm được khẳng định Di tích Cát tiên là một khu di tích tôn giáo, được xây dựng và thờ phụng theo mô hình tôn giáo  Ấn Độ. Đây là một trong những vùng văn hoá chịu ảnh hưởng của văn hoá  Ấn Độ ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung trong lịch sử. Như vậy ngoài các di tích thuộc văn hoá Champa ở miền trung; các di tích thuộc văn hoá Óc Eo thuộc đông và tây Nam Bộ đã biết ở nước ta; nay chúng ta phát hiện thêm di tích Cát Tiên cũng được xây dựng và tồn tại, cùng chịu ảnh hưởng từ văn hoá, tôn giáo Ấn Độ. Di tích Cát Tiên là của một nền văn hoá riêng, một tộc người riêng, hay di tích Cát Tiên là một bộ phận của văn hoá Champa hay  Óc Eo trong lịch sử, đó là một vấn đề đặt ra cần giải quyết. Kể từ khi phát hiện cho đến nay, dựa vào di tích hiện còn, di vật tìm được, qua nghiên cứu so sánh đối chiếu, đã có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ. Để định vị cho di tích Cát Tiên trong nền văn hoá dân tộc, từ những đặc trưng của di tích, di vật đã nêu hãy thử so sánh với các nền văn hoá thân thuộc liên quan cùng chịu ảnh hưởng từ văn hoá tôn giáo  Ấn Độ.
a.Văn hoá Champa
          Văn hoá Champa là một nền văn hoá lớn trên dải đất miền trung và có ảnh hưởng rộng lên cao nguyên, nhưng chủ yếu tập trung trên dải đất đồng bằng duyên hải ven biển. Văn hoá Champa với chủ thể sáng tạo là người Chăm, từ nguồn gốc văn hoá bản địa với sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo Ấn Độ, họ đã xây dựng nên nền văn hoá độc đáo, riêng biệt mang đậm bản sắc  tộc người. Nền văn hoá đó tồn tại và phát triển suốt hơn nghìn năm trong lịch sử để đến cuối thế kỷ XVIII hoà nhập vào dòng chảy văn hoá chung của dân tộc. Về không gian văn hoá Champa có mặt từ tỉnh Quảng Bình đến bờ bắc sông Đồng Nai tỉnh Bình Thuận,và có ảnh hưởng khá sâu sắc lên vùng nam cao nguyên, địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày nay. Văn hoá Champa để lại cho nền văn hoá dân tộc nhiều di sản quý, trong đó có  một hệ thống tháp thờ  xây dựng dọc dải đất ven biển miền trung mà tháp Phố Hài  ( Posưna - Bình Thuận ) là kiến trúc xa nhất về phương nam.Trên cao nguyên là các kiến trúc tháp Yang Prong ( Đắc Lắc); Yang Mun ( Gia Lai); hay các phế tích tháp tại EaKtua ( Đắc Nông). Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc tháp Champa  tựu trung tại  khu di tích Mỹ Sơn( Quảng Nam), được nhân loại công nhận là Di sản văn hoá Thế giới ( năm 1999). Niên đại kiến trúc tháp Champacó sớm nhất vào thế kỷ VII ( tháp Mỹ Sơn E1), niên đại tháp  muộn nhất vào thế kỷ XVII ( tháp Po Rome – Ninh Thuận).(1) Về điêu khắc văn hoá Champa để lại hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá, trong đó có nhiều tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc đá Đông Nam Á. Niên đại sớm nhất vào thế kỷ VII( bệ thờ Mỹ Sơn E1 – Quảng Nam) và muộn nhất vào thế kỷ XVIII ( các tượng Kút – Ninh Thuận) (2). Bên cạnh đó là các hiện vật chế tác từ chất liệu kim loại quý, đồng, bạc vv.. có giá trị về nghệ thuật. Những công trình kiến trúc, hiện vật điêu khắc, kim loại quý đều được xây dựng theo mô hình, hay thể hiện theo nội dung  văn hoá, tôn giáo  Ấn Độ. Đó chính là cơ sở để so sánh đối chiếu với các di tích , di vật tìm được tại Cát Tiên.Trước hết về địa hình không gian vùng xây dựng, cũng như Cát
(1)     Lê Đình Phụng: Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa. NXB Văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2005
(2) Lê Đình Phụng: Tượng Kút Champa. T/C KCH số 4- 2005
Tiên, các công trình kiến trúc Champa được xây dựng thường lấy các dòng sông là một yếu tố không thể thiếu trong không gian kiến trúc; đặc biệt là các dòng sông lớn giữ vai trò quan trọng trong vùng đất. Nhóm kiến trúc quan trọng nhất của Champa cũng chọn vùng thung lũng khép kín, lòng chảo Mỹ Sơn ( Quảng Nam) làm nơi xây dựng trung tâm tôn giáo của dân tộc mình. Vùng đất đó được coi là không gian thiêng theo quan niệm tôn giáo Ấn Độ. Các công trình xây dựng ở Cát Tiên cũng được xây dựng tại địa điểm thoả mãn giáo lý tôn giáo đó. Trong không gian thiêng ấy các kiến trúc xây dựng trên các địa điểm thiêng, giới hạn địa điểm thiêng là hệ thống tường bao, điều này cho thấy ở Mỹ Sơn hay Cát Tiên những địa điểm kiến trúc quan trọng đều có hệ thống tường bao vây quanh. Trong tổng thể hệ thống kiến trúc, văn hoá Champa có nhiều loại hình, đền thờ, tháp thờ, nhà dài, tháp cổng với các mặt bằng kiến trúc khác nhau với loại hình xuất hiện đầu tiên là các đền thờ có mặt bằng hình chữ nhật, sau chuyển thành tháp thờ mặt bằng hình vuông, bộ mái từ lợp vật liệu nhẹ sau chuyển dần sang kỹ thuật xây giật cấp tạo nên bộ mái nhiều tầng. Di tích Cát tiên cũng xuất hiện đầy đủ các loại hình này. Cửa ra vào kiến trúc trong các tháp Champa thường mở về hướng đông, nơi nhận sớm nhất ánh sáng mặt trời, thì các kiến trúc ở Cát Tiên cũng tuân thủ theo nguyên tắc này. Như vậy về địa điểm dựng xây, bình đồ kiến trúc, quy luật hướng kiến trúc di tích Cát Tiên có sự tương đồng với các di tích văn hoá Champa. Cấu trúc trong lòng tháp ở Cát Tiên cũng có nét tương đồng như cấu trúc lòng một số tháp Champa được biết đến. Đó là những hộp  nằm chìm dưới lòng tháp trong có chứa các hiện vật liên quan đến tâm linh như tháp Mỹ Sơn F1, G1 hay Đại Hữu , Trung Quán ( Quảng Bình); Vân Trạch Hoà ( Thừa Thiên - Huế).  Cũng như các công trình kiến trúc Champa, gạch là vật liệu chủ yếu được sử dụng xây dựng các công trình kiến trúc.Gạch xây dựng tại Cát Tiên và các di tích Champa  với kích thước tương tự nhau, nhưng chất lượng gạch của Champa đồng đều hơn, tốt hơn. Gạch Cát Tiên có màu sắc kém hơn, độ nung tháp hơn, độ hút ẩm cao hơn, nên độ bền kém hơn. Kỹ thuật xây dựng giữa các kiến trúc Champa  và Cát Tiên có nét tương đồng, đó là kỹ thuật xây mài chập khối, các viên gạch câu móc liên kết nhau tạo nên hình hài kiến trúc nhưng kỹ thuật xây dựng ở Champa cao hơn, các viên gạch được xây mài khít, liên kết bằng nhựa thực vật tạo ra sự bền vững, trong khi đó các di tích ở Cát Tiên việc sử dụng nhựa làm chất kết dính hạn chế, khối các kiến trúc kém bền vững hơn. Mặc dù sự thể hiện trên các công trình kỹ thuật có sự tương đồng nhau tạo nên các kiến trúc trong lòng tường phẳng nhẵn, bên ngoài xây mài chập giật cấp thu nhỏ dần lên nhưng độ dày tường tháp Cát Tiên  mỏng từ 0,8m - 0,9m, độ dày tường tháp Champa lớn hơn từ 1,6m - 2,4m, cho nên các kiến trúc Champa được xây với kỹ thuật cao hơn, đồ sộ hơn, chắc chắn hơn và còn nguyên vẹn đến ngày nay. Chất liệu đá, cũng như ở Champa, vật liệu đá ít sử dụng, đá được sử dụng trên những thành phần chịu lực chính trong kiến trúc như cột cửa, mi cửa. Đá thường được chế tác hoàn chỉnh, trên có khắc tạc hoa văn trang trí. Tại Cát Tiên và Mỹ Sơn xuất hiện loại cột tiện tròn hoàn chỉnh trang trí mỹ thuật đẹp ( Gò IIa- Cát Tiên)  và ở Champa tháp Mỹ Sơn E1 có niên đại vào thế kỷ VIII . Ở đây nhận thấy  tính tương đồng về loại hình, kích thước và hoa văn trang trí trên  bộ phận kiến trúc cột. Mi cửa ở Cát Tiên tại Gò IIa được khắc tạc đẹp hoàn chỉnh với đề
Cột đá tiện tròn tại Mỹ Sơn E1
tài hoa lá, đặc biệt là bông sen, đề tại này cũng được sử dụng trongủtang trí mi cửa tìm được tại Trà Kiệu ( Quảng Nam), có niên đại thế kỷ X. Hình ảnh bông sen trên hai mi cửa được thể hiện giống nhau với cuống dài, tiện khắc, cánh sen thon dài đang toả ra, toàn bộ bông hoa nằm trong khung hoa dây uốn lượn . Bệ thờ ở Cát Tiên ít được biết hoàn chỉnh, hai chiếc bệ thờ tìm được tại Gò IIa, IIb  là khối hộp hình vuông  gồm nhiều phần gá lắp chồng khít với nhau tạo nên. Hình khối bệ đơn giản, tạo dáng mỹ thuật khối đơn điệu.Cấu trúc bệ thờ này không thấy sử dụng trong kỹ thuật chế tác bệ thờ Champa Trong văn hoá Champa, bệ thờ là một loại hình được chú trọng khi chế tác được coi là linh hồn gắn chặt với biểu tượng
Mi cửa tại Trà Kiệu ( Quảng Nam)
thờ Yony – Linga, nên được tạo tác đẹp, tính thẩm mỹ cao, được khắc tạc trang trí hoàn chỉnh với nhiều đề tài thể hiện nội dung tôn giáo, sử thi sâu sắc  . Kỹ thuật chạm khắc tinh tế, hình khối nuột nà giàu cảm xúc. Nhiều bệ thờ được coi là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị mỹ thuật nổi tiếng trong nghệ thuật điêu khắc đá như bệ thờ Mỹ Sơn E1, Trà Kiệu , Đồng Dương vv… Trái lại bệ thờ ở Cát Tiên thể hiện đơn giản, để trơn không trang trí. Hai bệ thờ này tương tự như bệ thờ tại tháp Phố Hài ( Posanư - Bình Thuận ), đó là những khối hộp trơn nhẵn, trên đặt ngẫu tượng Yony – Linga thờ. Những bệ thờ này chỉ có giá trị sử dụng mà thiếu giá trị nghệ thuật.Yony- Linga là đề tài được thể hiện khá nhiều, có thể thấy Linga gò số I có hình dáng tương tự như Linga tại Mỹ Sơn tháp A’ 1 có niên đại thế kỷ IX. Yony - Linga tại Đức Phổ thể hiện tương tự như Yony - Linga tại tháp  Mỹ Sơn F1 . Điều đặc biệt là ở Cát Tiên xuất hiện hình tượng mặt thần Sihva tạc trên Linga. Loại hình này ở Champa xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ IX,  thể hiện qua hình tượng “búi thiêng” sau này thể hiện qua hình dạng
Trang trí ở Bệ thờ Mỹ Sơn E1 ( Quảng Nam)
MukhaLinga chụp lên đầu Linga. Vào thế kỷ XIV xuất hiện mặt thần Sihva tạc trên Linga( tháp PoKLongGialai - Ninh Thuận) và sử dụng đến thế kỷ XVII ( tháp PoRome - Ninh Thuận). Điều đó cho thấy sự khác nhau về thời điểm xuất hiện loại hình nghệ thuật trang trí này giữa hai di tích của hai vùng đất khác nhau.Những lá vàng trong di tích Cát Tiên lại xuất trình nét riêng của di tích này khác hẳn hoàn toàn các di tích những lá vàng trong văn hoá Champa. Những lá vàng trong văn hoá Champa được tìm trong trụ giới, hộp chứa trong lòng các tháp Đại Hữu, Trung Quán ( Quảng Bình); Vân Trạch Hoà, Mỹ Khánh ( Thừa Thiên Huế).Có thể bắt gặp nét tương đồng về đề tài thể hiện như hình ảnh con Rùa, bông sen, nhưng cách thể hiện khác hẳn. Trong văn hoá Champa các lá vàng được thể hiện đơn giản, có tính
Lin ga tại Mỹ Sơn ( Quảng Nam)
ứơc lệ,  tỷ lệ vàng thấp, chất lượng vàng kém hơn. Trong khi đó các lá vàng tìm được ở Cát Tiên tỷ lệ vàng cao, chất lượng vàng tốt, kỹ thuật chế tác cao hơn, trình độ thẩm mỹ tinh tế, như một tác phẩm nghệ thuật. Hình ảnh các vị thần kjhắc trên các lá vàng hầu như không có , nhưng lại bắt gặp hình ảnh tương tự thể hiện trên điêu khắc đá giống như một lá vàng tại Gò số I, đó là hình ảnh vị thần ngồi giữa với hai người hầu quỳ hai bên. Hay chiếc mũ đội hình tròn dẹt chóp có núm nhọn nhô lên của các vị thần khắc trên các lá vàng Gò số IIa giống như mũ tu sĩ tạc trên chất liệu gạch tháp Mỹ Sơn A1 có niên đại thế kỷ X. So sánh trên một số lĩnh vực về kiến trúc, đề tài điêu khắc cho thấy Di tích Cát Tiên có nhiều nét tương đồng với văn hoá Champa. Sự tương đồng này có nguồn gốc cùng ảnh hưởng của  văn hoá,
Lá vàng tìm được ở Champa và lá vàng tìm được ở Cát Tiên
tôn giáo  Ấn Độ, nhưng mỗi di tích lại có nét đặc thù riêng, mang bản sắc riêng, kỹ thuật riêng của vùng đất cùng chủ nhân sản sinh ra chúng. Điều khác biệt rõ nhất của di tích Cát Tiên với các di tích văn hoá Champa thể hiện trên đồ gốm. Đây là hai dòng gốm hoàn toàn khác nhau về chất liệu, hình dáng, kỹ thuật tạo tác, gốm Champa xương mịn, mỏng, hình dáng đẹp có giá trị mỹ thuật cao. Gốm ở Cát Tiên thường thô, giá trị mỹ thuật thấp. Nhwngx sự khác biệt đó phản ánh dù có nét tương đồng nhưng đây là hai nền văn hoá khác nhau của hai tộc người tạo ra bản sắc riêng của mình, dù cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo  Ấn Độ. Đây chính là sự độc đáo riêng, giá trị văn hoá riêng của di tích Cát Tiên đóng góp vào nền văn hoá dân tộc.
Mũ tu sĩ trên tháp Mỹ Sơn A1 và điêu khắc
trên cột đá tháp F1 – Mỹ Sơn ( Quảng Nam)
b.Văn hoá Óc Eo.
Văn hoá  Óc Eo là một nền văn hoá lớn, mang nét đặc thù riêng của miền đất Nam Bộ. Về không gian văn hoá  Óc Eo bao phủ toàn bộ địa bàn đông và tây Nam Bộ, trong đó tập trung đậm đặc tại vùng đất tây Nam Bộ với trung tâm là  Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang. Về thời gian văn hoá  Óc Eo kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ IX, thường được coi  là trùng khớp với thời gian tồn tại của vương quốc Phù Nam trên vùng lãnh thổ này. Gần một thế kỷ từ khi phát hiện nghiên cứu cho đến nay, vấn đề thời gian tồn tại của văn hoá  Óc Eo vẫn còn nhiều nhiều ý kiến cần thảo luận. Có ý kiến chia văn hoá  Óc Eo thành ba giai đoạn: tiền  Óc Eo -  Óc Eo và  hậu  Óc Eo. Dù nhiều vấn đề còn để ngỏ nhưng điều thừa nhận là từ một nền văn hoá tín ngưỡng bản địa, sau khi tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo Ấn Độ, cư dân ở đây đã xây dựng nên một nền văn hoá phát triển rực rỡ  để lại cho đến ngày nay nhiều loại hình di tích, di vật có giá trị đặc sắc góp  vào nền văn hoá chung dân tộc đa sắc màu trong lịch sử. Cùng với các nguồn sử liệu để lại, sau hàng thập niên khai quật khảo cổ học, nghiên cứu, diện mạo văn hoá  Óc Eo dần hiện rõ, với 89 di tích cùng hàng ngàn di vật đủ các loại hình, chất liệu, kích cỡ, niên đại khác nhau  được biết đến là  nguồn tư liệu phong phú tin cậy, là cơ sở để so sánh với những tài liệu tìm được ở di tích Cát Tiên. Trước hết nói về kiến trúc tháp, cho đến nay hầu hết các kiến trúc thuộc văn hoá Óc Eo không còn, các cuộc khai quật khảo cổ học chỉ tìm thấy dấu vết móng cùng vật liệu các công trình đã sụp đổ. Trên địa bàn đông và tây Nam Bộ hiện nay chỉ còn 3 kiến trúc hình hài không nguyên vẹn: tháp Bình Thạnh, Chóp Mạt ( Tây Ninh); Vĩnh Hưng ( Bạc Liêu). So sánh 3 kiến trúc hiện còn với các kiến trúc di tích Cát Tiên dễ dàng nhận thấy nét tương đồng. Vật liệu xây dựng gạch có cùng kích thước, màu sắc, độ nung tương tự nhau. Kỹ thuật xây dựng mài chập khối ít sử dụng chất kết dính, tường kiến trúc thường mỏng nên độ bền vững thấp dễ bị sụp đổ. Tại di tích Bà Chúa Xứ ( Đồng Tháp), gạch có kích thước trung bình dài 29cm - 30 cm, rộng 15cm - 18cm, dày 7cm- 10cm; di tích Gò Tháp Mười gạch dày trung bình 32cm - 33cm; rộng  16cm - 17cm, dày 7,5cm - 9cm. Đặc biệt di tích Gò Tháp Mười để lại khung cửa đá hoàn toàn giống khung cửa đá ở Cát Tiên có mộng ghép hình chữ nhật mà trong kết cấu kỹ thuật ghép đá Champa hoàn toàn không hề có. Mặt bằng kiến trúc các tháp hình chữ nhật gần vuông. Tháp Vĩnh Hưng  có kích thước lòng dài 3,9m, rộng 3,2m tương tự như mặt bằng lòng tháp Gò IIa. Trong lòng các kiến trúc này
Tháp Bình Thạnh và tháp Chóp Mạt ( Tây Ninh)
thường có hộp lòng tháp và trụ giới nơi chứa các hiện vật liên quan đến nội dung tôn giáo của kiến trúc. Về trang trí kiến trúc cho thấy phong cách thể hiện, hoạ tiết trang trí trên mi cửa đá tháp IIa, có cùng một phong cách, đề tài, kỹ thuật thể hiện như trang trí mi cửa khắc tạc của tháp Bình Thạnh. Như vậy có thể thấy về kiến trúc, các di tích ở Cát Tiên có nét gần gũi, tương đồng với các kiến trúc trong văn hoá  Óc Eo của miền đất Nam Bộ, gần gũi hơn cả là di tích ở Đông Nam Bộ. Bệ thờ  tháp IIa ở Cát Tiên được chế tác tương tự như bệ thờ tìm được tại di tích đá Nổi. Đó là những khối hộp vuông xếp chồng khít lên nhau tạo nên bệ thờ. Thể hiện rõ ràng hơn là bộ ngẫu tượng Yony - Linga bằng đá thạch anh tìm được tại Thới Sơn ( An Giang) giống hệt  bộ ngẫu tượng tìm được tại tháp IIa Cát Tiên. Bệ Yony hình
Yony – Linga ở Cát Tiên
Yony – Linga trong văn hoá  Óc Eo( bên phải)
( Nguồn: Văn hoá  Óc Eo – những khám phá mới)
vuông, giữa là Linga hình trụ tròn nhô lên được chế bằng đá thạch anh trong xuốt.Yony tìm được ở Cát Tiên  có hình dáng như các Yony tại các di tích Rộc Chanh, Gò Tháp ( Long An), đó là những Yony hình vuông, vòi dài, thân mỏng với những lỗ đục thủng gá lắp Linga đa dạng: hình tròn, hình vuông , hình chữ nhật…Linga là loại hình hiện vật  tìm được trong văn hoá Óc Eo khá nhiều với nhiều kích cỡ, phong cách thể hiện khác nhau. Theo thống kê hiện nay có 21 Linga trong đó có 13 Linga thể hiện 3 phần ( trụ tròn, lục giác - khối vuông), 4 Linga thể hiện 2 phần ( chỉ có trụ tròn và lục giác) và 4 linga thể hiện 1 phần     ( chỉ có phần trụ tròn). Trong 13 chiếc Linga thể hiện đủ 3 phần có 4 chiếc được định niên đại vào thế kỷ VII - IX. Linga ở Cát Tiên chủ yếu là thể hiện đủ cả 3 phần, nhưng sự khác biệt thể hiện khá rõ ràng trên phần trụ tròn. Trong các di tích văn hoá  Óc Eo đầu Linga thường to tù tròn lớn hơn hẳn phần Lục giác phía dưới, nhấn mạnh hơn về năng lực thần thánh. Đầu Linga ở Cát Tiên thường thon tròn hài hoà với khối thể hiện phía dưới thể hiện có tính biểu tượng hơn và mỹ thuật hơn.
Linga trong văn hoá  Óc Eo và Linga Cát Tiên
MukhaLinga tại di tích văn hoá óc Eo hiện nay được biết đến 12 chiếc có mặt khá sớm trong các di tích, riêng ở Cát Tiên có một hiện vật duy nhất. MukhaLinga có mặt sớm trong các di tích văn hoá  Óc Eo, từ loại hình mũ chụp phát triển lên khắc tạc trực tiếp lên Linga. CácLinga ở Cát Tiên cũng phát triển theo bình tuyến này. Từ MukhaLinga gò ssố VI, đến các Linga khắc tạc mặt thần Sihva trực tiếp gò số V hay gò số VII. Đặc biệt sự tương đồng thể hiện rõ giữa di tích Cát Tiên và các di tích văn hoá  Óc Eo qua các lá vàng tìm được trong lòng kiến trúc. Kỹ thuật thể hiện các đề tài trang trí đều có 2 phương pháp: dập nổi và khắc miết nét chìm. Đề tài trang trí là hình ảnh các vị nam thần nữ thần, các con vật linh( bò , rắn, rùa…), các vật biểu tượng của các vị thần ( đinh ba, tù và hình con ốc, bánh xe) hay các bông sen vv.. có những điểm trùng khớp nhau không những về nội dung mà cả về phong cách thể hiện. Nhưng kỹ thuật thể hiện trên các lá vàng Cát Tiên tinh mỹ hơn, trau chuốt hơn, có niều nét kế thừa và phát triển trên một trình độ cao hơn. Những chữ viết trên các lá vàng càng khẳng định sự thống nhất trong hệ thống ký tự giữa các lá vàng tìm được tại Cát Tiên và các di tích thuộc văn hoá  Óc Eo
Lá vàng ở Cát Tiên và trong văn hoá óc Eo
Đồ gốm tìm được ở Cát Tiên không nhiều nhưng cho thấy gốm ở đây  có mặt nhiều loại hình bình, bát đĩa, ấm, cốc chân  cao…trong đó vòi ấm ( Ken di?) hình con tiện được sử dụng khá phổ biến. Đây là những loại hình gốm có mặt phổ biến trong đồ gốm Văn hoá  Óc Eo.  Qua so sánh cho thấy mối liên hệ phổ biến, chặt chẽ giữa các di tích văn hoá  Óc Eo với di tích Cát Tiên trong lịch sử ,trên mọi loại hình, chất liệu. Đặc biệt là mối quan hệ gần, của nhau với các di tích vùng Đông Nam Bộ.Từ những đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của Cát Tiên, so sánh  với các di tích di vật trong văn hoá Champa và  Óc Eo cho thấy giữa di tích này có nét tương đồng với các nền văn hoá xung quanh. Ngoài những yếu tố văn hoá nội sinh, ở đây xuất hiện những yếu tố tương đồng văn hoá Champa; nhiều yếu tố của văn hoá  Óc Eo, nhưng cũng không thuộc văn hoá Champa hay văn hoá óc Eo mà các di tích ở đây có tuyến phát triển riêng, mang đặc trưng văn hoá riêng của vùng đất, tộc người sản sinh ra chúng.
Bản vẽ vòi ấm trong văn hoá  Óc Eo và Cát Tiên
(Nguồn:Viện Khảo cổ học – BT Lâm Đồng)
C. Các nền văn hoá khác
 Cùng với sự ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo  Ấn Độ  đến các vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Trong lịch sử, văn hoá tôn giáo Ấn Độ  còn ảnh hưởng, chi phối đến nhiều nền văn hoá của các tộc người trong khu vực, hình thành nên các nền văn hoá riêng của các tộc người trên vùng Đông Nam Á trong đó có văn hoá Khmer. Dù có sự riêng biệt, nhưng các nền văn hoá có những điểm  chung  đó là văn hoá tín ngưỡng bản địa của mỗi tộc người, mà nguồn gốc là cư dân nông nghiệp kết hợp với ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo Ấn Độ hình thành nên bản sắc văn hoá riêng, cho nên các nền văn hoá có những nét tương đồng, đặc biệt là các kiến trúc, tác phẩm điêu khắc đều thể hiện nội dung, tôn giáo Ấn Độ giáo. Văn hoá Khmer được hình thành trên nền tảng văn hoá, tín ngưỡng của tộc người Môn – Khmer, khi tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo  Ấn Độ đã hình thành nên bản sắc văn hoá riêng. Mặc dù vậy, do điều kiện gần về địa lý, cùng ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo  Ấn Độ, nên văn hoá Khmer có nhiều nét tương đồng với các nền văn hoá ảnh hưởng của văn hoá  Ấn Độ trên đất Việt Nam. Các tượng phật thuộc  giai đoạn nghệ thuật Phnom Dã ( thế kỷ VI) được thể hiện tương tự như các tượng phật tìm được trong văn hoá  Óc Eo. Các kiến trúc tại Sambor Prei Kuk, Prei Khmeng, Kampong Preah( thế kỷ VII – VIII) có mặt bằng, vật liệu xây dựng, khối trang trí tương tự các kiến trúc văn hoá Champa. Đặc biệt kiến trúc Đamrai Kráp “ di tích cổ xứ  Khmer, nhưng chúng tôi tin rằng được kiến trúc sư người Chăm xây dựng”, được coi là một kiến trúc Champa trên đất Campuchia “ (1). Đối với những di tích ở Cát Tiên có thể thấy có những nét tương tự nhau về mặt bằng kiến trúc, vật liệu xây dựng, hệ thống tượng thờ, bệ thờ như những di tích Khmer giai đoạn sớm. Đó là những kiến trúc tháp thờ, xây dựng chủ
yếu từ chất liệu gạch, kỹ thuật xây câu móc vào nhau, nhưng ở tháp Khmer có sử dụng chất kết dính là vôi hàu, còn ở Cát Tiên sử dụng đất sét hay nhựa cây gần gũi với kỹ thuật xây dựng tháp Champa. Khối kiến trúc ở Cát Tiên  xây gọn khoẻ, khắc tạc trang trí khá đẹp, khối tháp Khmer xây thô, ít trang trí. Điêu khắc chủ yếu thể hiện trên
Tháp Neang Khmao ( tỉnh Takeo – Campuchia)
(1) Ph.Stesn: L’artdu Champa et son Evolution. Toulous 1942
bộ khung cửa ra vào. Hệ thống bệ tượng thờ cũng tạc khối đơn giản, biểu tượng thờ, tượng thờ cũng có nét tương tự nhau. Sự khác nhau được thể hiện rõ từ thế kỷ IX, các di tích ở Cát Tiên được xây dựng  với  những đặc điểm riêng,  gần gũi với các kiến trúc Champa hay óc Eo hơn, trong khi đó nghệ thuật Khmer mở đầu là phong cách Kulên,  phát triển theo tuyến riêng, làm cơ sở tầng nền cho nghệ thuật  ĂngKo sau này phát triển rực rỡ, hình thành nên nền nghệ thuật Khmer toả sáng trong lịch sử.
Yony và Linga  tại di tích Phnom Chiso và Bảo tàng Phnom Pênh
Những so sánh sơ lược giữa các di tích ở Cát Tiên với những nền văn hoá xung quanh cho thấy, dù có những nét chung, nhưng di tích Cát Tiên vẫn là một nhóm di tích  có tuyến phát triển riêng, độc lập của một tộc người dựng xây và phát triển hình thành nên khu di tích này.
4. Trình tự xây dựng các di tích
Di tích Cát Tiên là một quần thể di tích với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng với quy mô và chức năng khác nhau. Để định ra trình tự xây dựng các di tích, trước hết phải xác định  tính chất của khu di tích này. Với địa hình các kiến trúc được xây dựng  nằm trong các thung lũng khép kín, với chức năng là  các đền thờ, tháp thờ, đền mộ có thể khẳng định đây là khu di tích tôn giáo. Những kiến trúc tìm được, những hiện vật được biết đến khẳng định đây là khu tôn giáo theo  Ấn Độ giáo - một khu di tích được xây dựng, vật thờ tuân thủ theo những quy tắc, nội dung  Ấn Độ giáo. Từ nhận định đó cho thấy quá trình xây dựng hình thành  di tích Cát Tiên phải đặt trong tổng thể chung của hệ thống di tích cùng chịu ảnh hưởng văn hoá tôn giáo  Ấn Độ ở Việt nam và các quốc gia trong khu vực. Trước đây dựa vào kết quả khai quật khảo cổ học, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những khung niên đại khác nhau. Có ý kiến cho rằng các di tích ở Cát Tiên có 3 giai đoạn xây dựng:
- Giai đoạn I, gồm kiến trúc VIa, VIb và mộ hố thám sát H2
- Giai đoạn II, gồm các kiến trúc IIc. IId, Gò số I và Đức Phổ
- Gia đoạn III, gồm các kiến trúc  IIa, IIb, số III, VIIa và VIIb
Khung niên đại của di tích kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII (1).
Với tư liệu của các kiến trúc Gò số I; IIa, IIb; Gò số IV; V , sau khi nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với các di tích, di vật của các nền văn hoá liên quan, có ý kiến cho niên đại của nhóm tháp này từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ IX( 2). Đa phần những ý kiến khi tiếp xúc nguồn
(1)Bùi Chí Hoàng: Khu di tích Cát Tiên- Tư liệu và nhận thức mới. Tư liệu BT Lâm Đồng.
(2) Nguyễn Tiến Đông: Khu di tích Cát Tiên ( Lâm Đồng). Luận án Tiến sĩ Lịch sử. Hà Nội 2002. Tư liệu Viện Khảo cổ học

tư liệu này đều cho rằng nhóm kiến trúc này thuộc thế kỷ VIII (1). Như vậy vấn đề niên đại của di tích Cát Tiên chưa có tiếng nói thống nhất và cần được tiếp tục trao đổi, thảo luận. Từ những kết quả khai quật khảo cổ học như đã trình bày, cho thấy các công trình kiến trúc ở Cát Tiên không có cùng thời điểm xây dựng. Để tìm ra niên đại và tiến trình dựng xây hình thành di tích cần tách bạch từng kiến trúc, nhóm kiến trúc khác nhau, từ đó định niên đại cụ thể và mối liên quan giữa các kiến trúc trong tổng thể di tích này.
+ Gò số I là công trình kiến trúc độc lập, được xây dựng quy mô lớn, trên địa điểm biệt lập. Trên mặt bằng di tích này có 2 kiến trúc, đền tháp thờ chính và tháp nhỏ thờ tượng Ganêsa. Trước hết phải nói rằng kiến trúc và hiện vật trong lòng kiến trúc có cùng một thời điểm. Niên đại của di tích này phải phù hợp giữa di tích và di vật. Về mặt bằng kiến trúc, so sánh với mặt bằng, hướng kiến trúc của các công trình kiến trúc Champa có niên đại thế kỷ IX có những nét tương đồng. Hiện vật gồm hệ thống bệ, ngẫu tượng thờ Yony- Linga lại cho thấy chúng có nhiều nét tường đồng với các bệ thờ, Linga của thế kỷ IX trong văn hoá Champa. Linga này cũng tương đồng trong nhóm 4 chiếc Linga thuộc văn hoá óc Eo có niên đại thế kỷ VII - IX. Các hiện vật vàng tìm được tại Gò số I có nhiều điểm giống với các hiện vật của di tích Đá Nổi có niên đại vào thế kỷ V- VI. Những lá vàng tìm được ở đây lại thể hiện trình độ kỹ thuật cao hơn, tinh tế hơn. Do (1) Tham khảo thêm : Kỷ Yếu hội thảo khoa học di tích Khảo cổ họcCát Tiên. Sở văn hoá thông tin Lâm Đồng 2001
vậy chúng tôi cho rằng di tích đền thờ Gò số I phải có niên đại vào thế kỷ IX là phù hợp. Đây là một di tích được xây dựng muộn trong tổng thể di tích Cát Tiên. Nằm trên vị trí quan trọng, đỉnh đầo cao nhất, lớn nhất của thung lũng, có thể nơi đây trước kia là địa điểm thờ ngoài trời thờ tín ngưỡng bản địa, sau này được nâng lên thành đền thờ chính của khu di tích.  Điểm cao trên đỉnh đồi nằm cạnh Gò số I có lẽ là nơi thờ lộ thiên còn lại đứng song hành cùng kiến trúc thờ tôn giáo trên cùng một địa điểm. Đây là sự kết hợp hài hoà giữa tín ngưỡng bản điạ và tôn giáo du nhập trên một địa điểm
+ Gò số II.
Gò số II là một nhóm kiến trúc, gồm các kiến trúc được xây dựng các thời điểm khác nhau. Tư liệu khai quật cho thấy về tháp thờ, tháp IIb được xây dựng sau tháp IIa, bằng chứng là  hai kiến trúc này xây gần nhau, móng kiến trúc tháp IIb xây đè lên tháp IIa. Kiến trúc nhà dài IIc, IId được xây dựng cùng thời điểm, nhưng nhà dài IId được xây dựng nối thêm về thời gian sau do nhu cầu sử dụng. Tháp thờ Ganêsa, tháp cổng  có cùng niên đại. Để hình thành nên nhóm kiến trúc này, ban đầu  là một nhóm kiến trúc được xây dựng khá hoàn chỉnh, bên ngoài là tường bao vây quanh, tháp thờ thần Ganêsa, tháp cổng, bên trong tháp thờ chính IIa, nhà dài IIc, IId. Sau này được xây dựng bổ xung thêm tháp thờ IIb và nối thêm nhà dài IId. Vậy niên đại nhóm kiến trúc này khi nào?Trước hết đề cập đến cặp cột cửa tiện tròn, đây là loại cột ít tìm thấy trong văn hoá  Óc Eo, loại hình này xuất hiện duy nhất một cặp cửa tại văn hoá Champa có niên đại thế kỷ VIII và xuất hiện khá phổ biến trong các di tích thời kỳ tiền ĂngKo một nền văn hoá ảnh hưởng chung từ văn hoá  Ấn Độ. Với các phong cách nghệ thuật Sambor ( thế kỷ VII); phong cách Prei Khmeng ( thế kỷ VIII) và phong cách Kompong Preah ( nửa cuối thế kỷ VIII), những cột đá tiện tròn có trang trí hình bán khuyên nằm trong phong cách Prei Khmeng.Mi cửa tại tháp thờ IIa được thể hiện như mi cửa loại thứ hai trong nghệ thuật điêu khắc đá cổ Chân Lạp ( thế kỷ VI - đầu thế kỷ IX) với đặc trưng hình hoa dây uốn lượn thay cho đầu thuỷ quái Makara và hình bông hoa thay cho hoạ tiết hình huy chương       ( 1). Như vậy niên đại bộ cột và mi cửa tháp IIa được coi vào thế kỷ VIII. Theo chúng tôi, cột cửa ở đây có thể thấy ngoài di tích Mỹ Sơn E1 có thể thấy sự tương đồng với cột cửa tiện tròn có hình bán khuyên trên chất liệu gạch tháp Phố Hài, mi cửa giống như trang trí mi cửa các tháp Phố Hài , Bình Thạnh. Bệ thờ Yony giống bệ thờ tháp Phố Hài. Tháp IIa có niên đại thế kỷ VIII là phù hợp. Nếu tháp IIa có niên đại thế kỷ VIII thì các kiến trúc tường bao tháp thờ Ganêsa, tháp cổng, nhà dài IIc, IId cũng có chung niên đại này. Tháp IIb, phần nối thêm nhà dài IId có niên đại sau vào cuối thế kỷ VIII.
+ Tháp Gò số III.
Tháp Gò số III  được xây dựng có những yếu tố tương đồng với các kiến trúc Gò IIa, IIb, đó là hệ thống khung cửa bằng đá, nhưng  quy mô nhỏ hơn, thể hiện đơn giản hơn. Các lá vàng chôn trong lòng tháp (1) Ngô Văn Doanh: Về niên đại chủ nhân khu di tích Cát Tiên. Kỷ yếu… Tài liệu đã dẫn
cũng tương tự như các kiến trúc tháp IIa, IIb về đề tài và kỹ thuật thể hiện, nhưng số lượng ít hơn. Về vị trí xây dựng nằm ngoài hệ thống kiến trúc Gò số II. Điều đó cho thấy kiến  trúc này có nhiều yếu tố kế thừa của giai đoạn  kiến trúc trước. Như vậy kiến trúc này có niên đại sau các kiến trúc IIa, có thể tương đồng với kiến trúc IIb và phần nối thêm nhà dài IId, niên đại vào cuối thế kỷ VIII.
+ Tháp Gò số IV
Tháp thờ Gò số IV là một kiến trúc được xây quy chỉnh, có hệ thống tường bao vây quanh, phía trước là hệ thống hồ nước nhân tạo. Tháp xây chất liệu gạch là chủ yếu, điêu khắc trang trí đẹp với nhiều hoạ tiết khác nhau. Hiện vật thờ xuất hiện Linga đá quy có kích thước lớn, Yony có hình dáng khác lạ với vòi dẫn vươn dài. Loại hình này thường xuất hiện sớm trong văn hoá  Óc Eo. So sánh với tháp IIa có nét tương đồng là nền tháp lát đá phiến, kỹ thuật sử lý lòng tháp sơ sài hơn, chưa quy chuẩn như tháp IIa . Những yếu tố trên cho thấy có khả năng tháp IV được xây dựng trước tháp IIa; niên đại có thể vào đầu thế kỷ VIII. Sau này khi hoàn thiện tổng thể kiến trúc ở đây, hồ nước trước tháp được tạo dựng vào thời điểm cùng niên đại tháp IIa.
+ Đền mộ Gò số V.
Gò số V, được xây dựng loại hình là đền mộ. Điều nhận thấy là quy mô, hình khối nhỏ, thể hiện đơn giản, nếu so sánh có thể thấy  bộ ngẫu tượng thờ và trụ lòng tháp kiến trúc Gò số I là được xây dựng theo mô hình của kiến trúc gò số V. Điều ngược lạI, Gò số V để lại Yony và Linga lại tương tự như  kiến trúc Gò số I, nhưng sự khác biệt là Linga ở đây có thể hiện hình tượng Sihva. Đây là một đề tài có mặt sớm trong các di tích văn hoá  Óc Eo. Điều đó cho thấy Gò số V phải có  niên đại trước  kiến trúc Gò số I. Với đồ gốm tìm được, sự có mặt của đồ đồng cùng những yếu tố về Linga - Yony, vật liệu xây dựng có thể thấy niên đại đềm mộ này xuất hiện sớm, vào cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII.
+ Gò V.a.
Tìm về niên đại Gò Va là vấn đề khó, bản thân di tích bị phá hoại nặng nề chỉ còn mặt bằng kiến trúc và hệ thống máng dẫn nước. Về loại hình có thể xác định đây là dạng tháp thờ với máng dẫn nước thiêng xây bằng gạch kéo dài từ bệ thờ trong lòng tháp dẫn ra  bên ngoài. Về máng nước thiêng, có mặt trong các công trình kiến trúc tháp thờ, được xây dựng ảnh hưởng của  Ấn Độ giáo, đoa là những máng dẫn nước được chế tác bằng chất liệu đá dùng để dẫn nước thiêng từ tượng thờ ra bên ngoài cho các tín đồ trong những ngày cúng tế. Nhưng máng dẫn nước thiêng được xây dựng kéo dài và bằng chất liệu gạch không nhiều, máng dẫn nước thấy được, tương đồng với máng dẫn nước thiêng được phát hiện tại di tích tháp Vĩnh Hưng, được xây gạch dẫn từ tháp ra bồn chứa nước mặt bắc tháp(1). Như vậy có thể tạm coi kiến trúc này có niên đại vào thế kỷ VII - IX.
(1)Bùi Chí Hoàng- Đào Linh Côn: Báo cáo sơ bộ khai quật thấp cổ Vĩnh Hưng( Bạc Liêu). Tư lỉệu Viện Khoa học công nghệ  xây dựng.2002


+ Kiến trúc Gò số VI.
Trước hết phải định rõ là cả 3 kiến trúc phát hiện tại đây  được xây dựng cùng một thời điểm. Thứ hai đây là loại hình kiến trúc đền  mộ.(?). Do kiến trúc không rõ về kết cấu, dựa vào hiện vật thu được có thể thấy hai nhóm hiện vật khác nhau.Hiện vật trên mặt đất gồm Linga với 3 phần cân đối, hình khối hài hoà có trang trí mi thiêng, có hình khối, thể hiện tương tự Linga Gò số I, như vậy Linga này có sớm nhất vào thế kỷ IX. Hiện vật trong lòng đất với các Linga kim loại đựng trong hộp gốm , hộp bạc hay trên các lá vàng thể hiện hình ảnh vị thần nhiều đầu nhiều tay giống như hiện vật tại Gò số I. Niên đại của các nhóm kiến trúc này sớm hơn thế kỷ IX, có thể vào cuối thế kỷ VIII. Có thể lý giải đây là loại hình kiến trúc đền mộ có  phần  phía trên là vật liệu nhẹ. Phần dưới có tính bền vững được xây dựng trước, phần trên xây dựng sau và bổ xung thêm bộ ngẫu tượng thờ Yony Linga tạo nên điểm thờ tôn giáo hoàn chỉnh.
+ Gò số VII.
Mặt bằng tổng thể các di tích Gò số VII được xây dựng hoàn chỉnh với tháp thờ, nhà dài Mandapa, tương tự như mặt bằng kiến trúc Gò số II. Hiện vật ở đây cho thấy có khung cửa đá, Linga có 3 phần cân đối. Đặc biệt là nhóm hiện vật chất liệu đồng với chân đèn, đĩa, vật hình chuông vv… mà có nhà nghiên cứu cho rằng có mối giao lưu xa, nguồn gốc từ Trung á ( 1). Với hiện vật tượng Uma đánh quỷ Trâu
(1) Bùi Chí Hoàng: Khu di tích Cát Tiên – Tư liệu và nhận thức mới. TàI liệu đã dẫn
một đề tài thể hiện khá sớm trong các di tích ảnh hưởng của văn hoá  Ấn Độ, thường có niên đại trước thế kỷ VIII.  Điều đó cho thấy khả năng niên đại của nhóm di tích này có cùng hoặc sau không xa niên đại của nhóm Gò II. Dù tài liệu còn cần được bổ xung cho thuyết phục hơn, nhưng niên đại của nhóm này thuộc thế kỷ VIII là chấp nhận được.
+ Di tích Đức Phổ.
Di tích tại Đức Phổ có mặt bằng kiến trúc khá đặc biệt, kiến trúc tháp được xây dựng trong lòng trung tâm đền thờ. Đây là loại hình đền tháp. Mặt bằng này thường có mặt sớm trong các kiến trúc ảnh hưởng từ văn hoá tôn giáo Ấn Độ. Hiện vật ở đây cũng khá đặc biệt với bộ ngẫu tượng Yony - Linga ghép với nhau bằng kỹ thuật mộng chốt trụ tròn nhô lên. Linga chỉ có phần trụ tròn, một cách thể hiện sớm trong các Linga có mặt tại các di tích ảnh hưởng từ  Ấn Độ giáo. Đặc biệt hơn bộ hiện vật chất liệu đồng ở đây với các loại hình cốc chân cao, ly, hiện vật hình ống, bao tay có những điểm tương đồng gần gũi với nhóm hiện vật tìm được tại tháp Vĩnh Hưng ( Bạc Liêu). Với những tư liệu đã biết có thể thấy nhóm di tích Đức Phổ  có mặt khá sớm trong các di tích ở Cát Tiên, di tích này được xây dựng vào cuối thế kỷ VII. Niên đại này phù hợp với ý kiến các nhà khai quật, họ cho niên đại di tích này vào thế kỷ V- VII (1)
(1)     Bùi Chí Hoàng- Đào Linh Côn: Báo cáo khai quật khảo cổ học địa điểm Đức Phổ… Tài liệu đã dẫn

+ Di tích tại Gia Viễn.
Dù chưa biết được về kiến trúc, tài liệu chỉ có một Yony cho nên khó đoán định niên đại của di tích này. Nhưng với cách thể hiện Yony với kỹ thuật gá lắp Linga phía trên bằng kỹ thuật chồng khớp, chính giữa có trụ tròn nhô lên thì ở Cát Tiên chỉ có 2 hiện vật sử dụng kỹ thuật đặc biệt này đó là tháp thờ Gò số III và di tích Đức Phổ. Hai di tích này qua phân tích kiến trúc lại có niên đại khác nhau vào cuối thế kỷ VII ( Đức Phổ) và cuối thế kỷ VIII ( Gò số III), vậy di tích này phải nằm trong khung niên đại ấy, có thể vào thế kỷ VIII. Đây chỉ là giả thiết công tác, chúng tôi chỉ nêu lên để tham khảo.
Ngoài các di tích đã nêu, tại Cát Tiên một số hố đào thám sát  cung cấp thêm nhiều tư liệu về niên đại khu di tích này. Tại hố thám sát ký hiệu 03 - CT - H2 tìm thấy dấu vết một di tích đền mộ có quy mô nhỏ. Trong lòng đền có mộ chum, trong đó có chứa tro hoả táng, những lá vàng. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngôi mộ này có niên đại vào thế kỷ IV - V (1). So sánh những lá vàng tìm được với các lá vàng trong văn hoá  Óc Eo, lá vàng tìm được tại Cát Tiên, chúng tôi cho rằng mộ chum này có niên đại thuộc thế kỷ VI. Sự xuất hiện của mộ chum tại đây, hay sau này lại tiếp tục được sử dụng mộ chum được chôn trong lòng kiến trúc IId cho thấy truyền thống táng tục này được bảo lưu khá lâu dài trongđời sống tinh thần của cộng đồng cư dân. Trong một số hố thám sát còn cho thấy dấu tích các kiến trúc được
(1) Bùi Chí Hoàng: Khu di tích Cát Tiên…. Tài liệu đã dẫn
xây dựng trên lớp đất cư trú với các hiện vật là đồ gốm có niên đại khá sớm thế kỷ III - IV đã cho biết trước khi nơi đây được xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo, đây đã là nơi cư trú của một tộc người có mặt sớm khai thác và sử dụng vùng đất.Từ nguồn tư liệu đã nêu có thể dựng lại quá trình hình thành, phát triển của các di tích trên vùng đất Cát Tiên trong lịch sử. Trước hết đây là vùng đất sớm có người cư trú sử dụng, khi  văn hoá, tôn giáo  Ấn Độ ảnh hưởng đến cộng đồng người, vùng đất này được lựa chọn làm nơi xây dựng một trung tâm tôn giáo lớn. Các công trình kiến trúc ở Cát Tiên có thể chia làm ba nhóm chính sau đây:
- Nhóm có niên đại sớm gồm mộ chum H2; kiến trúc tại Đức Phổ; kiến trúc Gò số VI, niên đại của nhóm này vào cuối thế kỷ VI đến cuối thế kỷ VII.
- Nhóm kiến trúc gồm Gò số IV, Gò số II; Gò số III; Gò số VII  và di tích tại Gia Viễn có niên đại thế kỷ VIII.
-Nhóm kiến trúc Gò số V và Gò số I có niên đại đầu thế kỷ IX. Trong đó Gò số V sớm hơn Gò số I
Như vậy khung niên đại của các kiến trúc ở di tích Cát Tiên kéo khá dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX, trong đó lại ẩn chứa nhiều yếu tố có niên đại sớm hơn hoặc muộn hơn trong lịch sử, đó chính là những bí ẩn của di tích này cần được nghiên cứu và trả lời xác đáng.
5. Tìm về cội nguồn lịch sử- văn hoá
Cho đến nay nguồn tư liệu lịch sử về vùng đất phương nam nói chung, vùng đất Cát Tiên nói riêng còn nhiều vấn đề để ngỏ, cần đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa làm sáng tỏ. Riêng vùng đất Cát Tiên lại càng thiếu vắng. Việc phát hiện, khám phá di tích Cát Tiên đã góp phần từng bước tìm về lịch sử văn hoá vùng đất này. Theo tài liệu khảo cổ học cho biết với điều kiện địa hình sông suối, sự phong phú của quần thể động thực vật nơi đây đã có sự xuất hiện của con người khá sớm. Tại  thị trấn Đồng Nai ( Cát Tiên) đã tìm được 3 chiếc cuốc đá của thời đại đá mới là những bằng chứng xa xưa của vùng đất này . Những chiếc cuốc đá có kích thước lớn, phù hợp với điều kiện canh tác nương đồi, chứng tỏ chủ nhân của chúng đã sinh sống trên vùng đất Cát Tiên( 1). Năm 1998 cuộc khai quật khảo cổ học tại xã Phù Mỹ  có tầng văn hoá dày 0,25m với hiện vật vô cùng phong phú: rìu đá, khuôn đúc đồng, bàn xoa đập đồ gốm, dọi xe sợi cùng 28.850 mảnh gốm của các loại hình bát, nồi, cà ràng… cho biết cách đây  hơn 3.000 năm đã có cộng đồng người cư trú.  Với tầng văn hoá dày, số lượng hiện vật nhiều, phong phú chứng tỏ nơi đây, vùng thượng nguồn dòng sông đã có những nhóm người khá đông đúc, định cư xây dựng nên đời sống văn hoá tín ngưỡng ban đầu(2).Thời kỳ tiếp theo là sự bùng nổ của các di dích con người cư trú dọc theo sông Đồng Nai  từ vùng trung lưu đổ xuống hạ lưu, được biết đến qua các di tích Cái Lăng, Cái Vạn, Rạch lá, Gò Me vùng hạ lưu; di tích Giồng
 (1) Hoàng Xuân Chinh – Lê Đình Phụng: Ba chiếc cuốc đá tìm được tại huyện Cát Tiên ( Lâm Đồng). NPHMVKCH. Hà Nội 1994
(2) Trịnh Sinh….: Báo cáo khai quật di tích Phù Mỹ ( Cát Tiên – Lâm Đồng). Tư liệu Viện Khảo cổ học.
Cá Vồ, Giồng Phệt vùng cửa  sông Đồng Nai đổ ra biển. Sự bùng nổ đã tạo nên nhịp sống mới ven sông Đồng Nai,  cư dân đông đúc, nền kinh tế phát triển, có mối giao lưu với bên ngoài, đã tạo tiền đề ra đời nhà nước sơ khai,  quản lý vùng đất lưu vực sông Đồng Nai. Cho đến nay tài liệu lịch sử vùng đất phương nam cho biết về một nhà nước quốc hiệu là Phù Nam.Theo Tấn thư “ Nước Phù Nam cách Lâm Ấp về phía Tây hơn ba nghìn lý, ở trong vùng vịnh biển lớn, đất rộng hơn ba nghìn lý”.Nam Tề thư chép “ Nước Phù Nam ở trong vùng dân Man, phía tây của biển lớn, ở miền nam của Nhật Nam, dài rộng hơn 3.000 lý. Lương thư ghi chép cụ thể “  Nước Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn, phía tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7.000 lý, cách Lâm Ấp ở phía tây – nam đến hơn 3.000 lý, đất trũng ẩm thấp, nhưng bằng phẳng rộng rãi”. Truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Phù Nam, Tấn thư cho biết “ Vua nước đó vốn là người con gái, tên là Liễu Diệp. Thời đó, có người nước ngoài là Hỗn Hội, thờ tiên thần, nằm mộng thấy thần ban cho cây cung và dạy là phải đi thuyền lớn ra biển…thuyền lênh đênh trên biển tới ấp ngoài của nước Phù Nam. Liễu Diệp đưa nhiều người ra chống lại. Hỗn Hội dương cung bắn, Liễu Diệp sợ hãi xin hàng. Hỗn Hội bèn lấy làm vợ và chiếm cứ đất nước..”.. Nam Tề thư cho biết “ người nước ngoài cõi tên là Hỗn Điền đến miếu thờ thần nhặt được cây cung dưới gốc cây…Hỗn Điền lấy Liễu Diệp làm vợ…cai trị nước đó, con cháu truyền cho nhau”, đóng đô ở  Vyadapura. Hỗn Điền là một Balamôn  Ấn Độ khi cai trị vùng đất này đã đưa tôn giáo văn hoá  Ấn Độ  gia nhập vào vùng đất mới Vào thế kỷ III đoàn sứ giả đầu tiên của Trung Quốc do Khang Thái và Chu ứng dẫn đầu đã đến nước này và được vua trị vì Phạm Tầm đón tiếp long trọng và những năm 268, 286 sứ giả Phù Nam đã có mặt tại Trung Quốc. Vương quốc Phù Nam phát triển, thời vua Phạm Sư Man “ Ông cho đóng tàu to vượt biển lớn tiến đánh Khuất Đô Côn, Cửu Trĩ, Điển Tôn… cả bọn hơn 10 nước . Mở rộng đất đai hơn 5.000- 6.000 lý” trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Những dòng sử liệu trên cho thấy, có thể nhà nước sơ khai quản lý vùng đất  ven sông Đồng Nai, là một trong 10 nước bị Phù Nam khuất phục, sau một thời gian phát triển độc lập đã dần bị sát nhập trên danh nghĩa vào vương quốc Phù Nam sau này. Vào đầu thế kỷ VII vương quốc Phù Nam dần suy yếu và bị  Chân Lạp một thuộc quốc nổi lên  thôn tính “ Vương quốc Chân Lạp nằm ở phía tây nam nước Lâm ấp, trước kia vốn là một thuộc quốc của Phù Nam… Vua Chân Lạp thuộc dòng dõi Kơxatơria tên là Chitơrasena… các đời vua trước đã không ngừng mở rộng thế lực của Chân Lạp và cuối cùng đã đã đánh bại và chinh phục Phù Nam…”. Vương quốc Chân Lạp cường thịnh và mở rộng lãnh thổ, sai sứ sang triều cống Trung Quốc và có mối quan hệ thân thuộc với vương quốc Champa. Theo Đường thư vào đầu thế kỷ thứ VIII tình hình nội bộ Chân Lạp bị chia rẽ, hình thành nên hai quốc gia: Lục Chân Lạp ở vùng đất cao và Thuỷ Chân Lạp ở vùng đất thấp “ Sau đời Thần Long( năm 705 – 707) chia làm hai, nửa phía bắc nhiều núi gọi là Lục Chân Lạp; nửa phía nam giáp biển nhiều đầm gọi là Thuỷ Chân Lạp”.  Số phận hai vương quốc này đầy biến động. Lục Chân Lạp “ duy trì nền độc lập và thống nhất của mình cho đến giữa thế kỷ X thì bị các vua nước Campuchia sau này thôn tính”. Thuỷ Chân Lạp “ bị chia cắt thành nhiều công quốc độc lập, bán độc lập” (1). Theo bút ký của Chu Đạt Quan ,viên sứ thần  Trung Quốc khi đến Chân Lạp cho biết sau khi Phù Nam tan rã, vương triều Chân Lạp kế thừa, có đến 9 tiểu quốc là chư hầu chịu ảnh hưởng của Chân Lạp và nước nào cũng có điện tháp thờ.(2).Nhìn chung trong  buổi đầu lịch sử vùng đất phương nam nổi lên rõ nét về sự xuất hiện của hai nhà nước kế thừa nhau theo dòng chảy lịch sử: Phù Nam và Chân Lạp. Về  con người, đời sống của cư dân vùng đất này có thể tóm tắt qua nguồn sử liệu Trung Hoa. Tấn thư viết “ Người đều đen đúa xấu xí, búi tóc, thân trần, đi chân đất, tính chất phác, thẳng thắn, không trộm cướp, theo nghề cày cấy trồng trọt, một năm trồng thu hoạch 3 năm…bát đĩa phần nhiều bằng bạc…. Người Phù Nam đúc vòng bằng vàng, bát đĩa bằng bạc, đốn gỗ làm nhà….Phù Nam cũng có sách vở,  có nhà lưu giữ sách vở, tài liệu. Văn tự giống chữ người Hồ. Ma chay hôn nhân đại khái cũng giống như Lâm Ấp..”. Nam Tề thư cho biết “ Người Phù Nam thông minh, lanh lợi và giảo quyệt, đánh phá các thành ấp lân cận, bắt dân không phục làm nô tỳ…. Tục nước đó thờ thiên thần”. Lương thư cho biết “
(1)Tham khảo thêm Phạm Việt Trung: Lịch sử Campuchia. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1982
(2) Chu Đạt quan :  Chan Lạp phong thổ ký. Bản dịch tư liệu Viện KCH
phong tục thờ cúng thiên thần, lấy đồng đúc tượng, tượng hai mặt bốn tay, bốn mặt tám tay, tay bồng đứa bé, chim, hình mặt trăng, mặt trời…. Vua Phù Nam có khả năng viết sách chữ nước Thiên Trúc, sách có khoảng 3000 lời nói về nguyên do kiếp trước kiếp sau của vua..”(1). Như vậy có thể thấy Phù Nam – Chân Lạp là những quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo Ấn Độ khá sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cho đến nay, dựa vào tài liệu thu được qua các cuộc khai quật khảo cổ, các nhà nghiên cứu thường cho rằng văn hoá  Óc Eo gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước Phù Nam và Chân Lạp.Vậy vùng đất Cát Tiên nói riêng và vùng đất dọc sông Đồng Nai nói chung trong tiến trình lịch sử ấy nằm trong sự quản lý của vương quốc nào. Đây là câu hỏi chưa có sự trả lời thoả đáng. Nằm trên vùng đất giữa các quốc gia Champa và Phù Nam – Chân Lạp, dấu tích các nền văn hoá để lại ở đây phát triển liên tục theo một tuyến riêng; không tương đồng với các nền văn hoá tạo nên diện mạo văn hoá Champa; Óc Eo sau này. Các di tích từ thời đại đá phát hiện dọc ven bờ sông Đồng Nai như Dốc Mơ; Dầu Giây, Núi Đất; Cẩm Tiên, Cầu Sắt… hay các di tích thời đại Kim khí như  suối Chồn, Phú Hoà, Hang Gòn, Bình Đa, Cù lao Rùa, Ngải thắng, Cái Lăng, Cái Vạn, Rạch Lá… Là một hệ thống văn hoá phát triển liên tục từ thời đại đá đến thời kỳ kim khí theo một tuyến riêng của hệ thống văn hoá sông Đồng Nai, tạo nên những tiền đề cơ sở hình thành nhà nước Sơ
(1) Tham khảo thêm Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam- Lịch sử và văn hoá. NXB Văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2004
khai. Trên nền tảng của tuyến văn hoá ấy có hình thành nên một nhà nước sơ khai hay không, cho đến nay chúng ta chưa có đủ tư liệu. Nhưng sự phát triển liên tục của các di tích từ thời đại đồ đá đến thời đại kim khí đã tạo nên một bản sắc văn hoá riêng của vùng đất, có thể gọi đó là văn hoá sông Đồng Nai. Từ những tiền đề văn hoá ấy, bước vào thời kỳ lịch sử do sự phát triển văn hoá nội tại cùng với sự ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo  Ấn Độ, cư dân bản địa đã tạo nên một vùng văn hoá riêng. Cũng như các vùng đất khác trên dải đất Việt Nam, vào những thế kỷ đầu công nguyên khi các thương nhân  Ấn Độ giong buồm vào buôn bán, địa điểm đầu tiên họ tiếp cận là các vùng cửa sông, cửa ngõ các vùng đồng bằng để giao lưu trao đổi tìm kiếm bạn hàng. Từ tiếp xúc ban đầu, họ từng bước truyền bá văn hoá tôn giáo vào cư dân địa phương một cách hoà bình. Người dân bản địa bắt gặp một tín ngưỡng, tôn giáo có nét tương đồng và dần dần họ tiếp nhận một cách tự nguyện. Trên cơ sở đó họ xây dựng nên bản sắc văn hoá của riêng mình.  Ảnh hưởng của tôn giáo, văn hoá Ấn Độ đã thành công trong các khối cộng đồng cư dân miền Trung làm nên văn hoá Chăm rực rỡ, trong khối cộng đồng cư dân Nam Bộ tạo nên văn hoá  Óc Eo toả sáng và những cộng đồng cư dân nam Tây Nguyên cũng nằm theo quy luật đó. Điều đáng tiếc cho đến nay,  tài liệu bi ký,  vùng đất này chưa tìm được, những tự dạng khắc trên lá vàng chưa được giải mã, khó có thể biết rằng nơi đây có xã hội có tổ chức hay không? Những tài liệu lịch sử của những dân tộc liên quan lại không ghi chép về vùng đất, nhưng những ghi chép trong sử cũ đều thừa nhận trên vùng đất phía nam trong lịch sử, không phải là một xã hội có tổ chức thống nhất, mà có nhiều tổ chức xã hội nhỏ khác nhau được coi là những “ tiểu quốc”. Dù có những giai đoạn thống nhất trên danh nghĩa, nhưng mỗi vùng đất ấy có sự độc lập nhất định. Vùng đất dọc theo sông Đồng Nai cũng nằm trong bối cảnh lịch sử chung ấy. Với cửa ngõ là hệ thống cửa sông Đồng Nai đổ ra biển, có những bến cảng thuận lợi cho những thuyền buôn  Ấn Độ cập bến trao đổi buôn bán. Với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá khá cao, cư  dân vùng đất từng bước tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo  Ấn Độ, họ xây dựng, tổ chức xã hội theo mô hình  Ấn Độ. Trong tiến trình phát triển ấy, có giai đoạn phát triển độc lập, có giai đoạn phát triển  chung cùng văn hoá  Óc Eo, di tích Cát Tiên được hình thành và phát triển trong giai đoạn này.Vào những thời kỳ lịch sử sau, nguồn tư liệu lịch sử Việt Nam cho biết “ Chân Lạp ở phía nam Chiêm Thành… từ đời Đường về sau đất chia làm hai, nửa về phía bắc có nhiều gò núi gọi là Lục Chân Lạp, tiếp đó là Khuất hạ( nay là Cao Lạp), nửa về phía nam giáp biển gọi là Thuỷ Chân Lạp…” (1). Như vậy điều này đúng với sử liệu Trung Hoa cho biết Thuỷ Chân Lạp bị chia cắt thành nhiều công quốc độc lập, bán độc lập và có một nước Khuất Hạ nằm chuyển tiếp giữa Lục Chân Lạp vùng núi cao và Thuỷ Chân Lạp vùng đồng bằng giáp biển. Thế kỷ XVII khi mở xứ Đồng Nai “ đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần giờ, Xoài Rạp, cửa Đại
(1)Tham khảo thêm Nguyễn Trãi toàn tập- phần Dư địa chí. NXBKHXH 1982
cửa Tiểu, toàn là rựng rậm hàng mấy nghìn dăm”, nhà Nguyễn đã “ xem địa thế đặt luỹ chia dinh, tập hợp dân binh, chia ruộng cho dân lập nghiệp” (1) Vào cuối thế kỷ XIX khi đi khảo sát dọc sông Đồng Nai, các nhà thám hiểm cho biết “ Bộ tộc quan trọng nhất chúng tôi gặp là bộ tộc Châu Mạ. Ngày xưa họ sống trong một vương quốc hùng cường, trải dài từ Nam kỳ đến phía bên kia núi Lang- Biang và từ sông Đồng nai đến dãy núi chạy dọc theo bờ biển miền Trung. Patao- hậu duệ nối dõi vua Mạ- chỉ cầm quyền phía nam này; tuy nhiên ông cũng có một số uy quyền với các bộ tộc người Thượng khác…Người trong các bộ tộc đều sử dụng một ngôn ngữ duy nhất: tiếng Mạ…” (2). Cũng thời gian này đoàn thám hiểm được tiếp xúc với một người tự xưng là vua Vương quốc Mạ, nhưng họ nhận ra       “ Vua Mạ khác những người đồng hành về hình dáng và đường nét, không phải thuộc giòng giống người thượng”. Sau này chưa biết dựa vào nguồn tài liệu nào  có ý kiến cho rằng “ khối Sơ Ma thì từ xưa họ đã là một nước nhỏ  chiếm ở miền rừng núi giữa Bình Thuận là đất Chiêm Thành và Biên Hoà là đất Chân Lạp. Sau khi chúa Nguyễn đã
(1).Tham khảo thêm Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục. NXBKHXH. Hà Nội 1977
(2) Tham khảo thêm:- Paul Nðis: Rapport sur une excursion faite chez les Mois. Excursions et reconnaissances. Sài gòn 1881
- Paul Nðis et Albert Septans: Rapport sur un voyage d’ exploration aux sources du Đông Nai. Excusions et reconnaissances. Sài gòn 1881( dẫn theo Nguyễn Hữu Tranh: Thám hiểm thượng lưu sông Đồng Nai. T/C  Thông tin KH &CN Lâm Đồng số 4- 1998)
chiếm hết nước Chiêm Thành và bắt đầu chiếm đất Biên Hoà Gia Định của Chân Lạp thì nước Sơ Ma không thể tồn tại độc lập được nữa ở ngay trên con đường giao thông của người Việt nam từ Khánh Hoà, Bình Thuận vào Biên Hoà, Gia Định. Thế là nước ấy suy tàn và các bộ lạc phải tản cư lên miền tây Bình Thuận và miền đông nước Cao Miên” (1). Luận điểm này được phát triển dựng lên tiến trình của nhà nước Sơ ma dù còn sơ lược. “   Ở khoảng giữa nước Chiêm thành và Chân Lạp tức giữa đất Trung Việt và Nam Việt ngày nay, xưa có một tiểu quốc Mọi, ấy là nước Che Mạ. Người Che Mạ vốn ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Cửu Long, dưới quyền thống trị của nước Phù Nam, nhưng vì thích tự do và không chịu thần phục bởi những chế độ chính trị của Phù Nam, nên rời bỏ miền này mà tới sinh sống trong miền hoang vu này.  Ấy là một vùng rừng rậm, động cát, những ngọn đồi lẻ tẻ, những thung lũng lầy lội, kéo dài từ bờ biển Bình Thuận cho tới vùng hạ lưu và trung lưu sông Đồng Nai. Miền này thông với Chân Lạp  dễ ràng. Vốn đã bị tiêm nhiễm ít nhiều văn hoá Phù Nam, đến đây họ lập một tiểu quốc, có lẽ cũng không khác gì Thuỷ Xá, Hoả Xá bao nhiêu, phục tùng một vị Pháp sư mà họ coi như vua vậy. Nước Che Mạ gồm nhiều nhánh Churu (hay là Trau) ở vùng giáp giới phía tây Bình Thuận và Nam Việt trên những mũi núi cuối cùng của dãy Trường Sơn và vùng Bà Rịa, nghĩa là gần biển nhất ( Mạ , Cóp, Che Srê, Che Tô, Koho, Lat) và sau khi Chân Lạp thay
(1) Đào Duy Anh:Đất nước Việt Nam qua các đời. NXB Thuận Hoá 1996.
Phù Nam thì họ thần phục Chân Lạp. Thế lực mới Che Mạ lan rộng sang tây nam đến lưu vực sông La Ngà và phía bắc lên đến cao nguyên Di Linh và cao nguyên Lạng Biên. Là một nước nhỏ làm trái độn giữa hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp, nước Che Mạ tồn tại khi hai nước ấy tồn tại. Nhưng đến khi các chúa Nguyễn đã chiếm hết đất Chiêm Thành, tiến vào Chân Lạp thì Che Mạ cũng phải mất..”(1)
Lược qua những dòng tài liệu trên cho thấy sự tương đồng về mặt địa lý giữa không gian văn hoá Cát Tiên với không gian địa lý của  “tiểu quốc” Sơ Ma hay Che Mạ. Vậy Di tích Cát Tiên có thuộc “ tiểu quốc” này hay không? Cho đến nay vấn đề này  vẫn để ngỏ. Một số nhà nghiên cứu dựa vào không gian của di tích, những truyền thuyết,  hiện vật tìm được cho rằng đây là “thánh địa” tôn giáo của người Chăm vùng đất phía Nam Panduranga (2). Một số người cho rằng đây là trung tâm tôn giáo của Thuỷ Chân Lạp (3). Một số ý kiến cho rằng chủ nhân của khu di tích này có thể là của  người Mạ (4) và cho rằng  người Mạ “ sau khi xây dựng cái “vĩ đại” quá sức mình rồi gặp sự can thiệp ngoại lai thì suy thoái là cái chắc”.(5)
(1) Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong. NXB Văn học. Hà Nội 2001
(2) SaKaya:Góp thêm tư liệu về thánh địa Cát Tiên ( Lâm Đồng).T/C KCH số 2- 2004.
(3) Ngô Văn Doanh: Vấn đề niên đạI và chủ nhân của Khu di tích Cát Tiên. Kỷ yếu  hội thảo khoa học..tài liệu đã dẫn
(4) Tham khảo thêm:Nguyễn Tiến Đông: Di tích Cát Tiên với xứ Mạ. T/C NCĐông Nam á số 5- 2000.
(5)Trần Quốc Vượng: Đề dẫn. Kỷ yếu hội thảo khoa học…tài liệu đã dẫn…
Và đa phần cho rằng Cát Tiên là Cát Tiên riêng, có một bình tuyến phát triển riêng “ Cát Tiên không thuộc hệ thống kiến trúc của văn hoá Champa lẫn văn hoá  Óc Eo.”(1)Để tìm về chủ nhân  di tích Cát Tiên, trước hết chúng ta xem xét các khía cạnh trên di tích , di vật tìm được.Đối với văn hoá Champa, sau khi so sánh đối chiếu điều nhận thấy chúng có những nét tương đồng, có sự ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng điều chắc chắn đây là hai nền văn hoá riêng biệt, cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo  Ấn Độ. Đối với văn hoá  Óc Eo, hai nền văn hoá này có nhiều nét tương đồng, sự ảnh hưởng lẫn nhau sâu đậm, nhưng so sánh chi tiết nó cũng không phải là của nhau, mà chỉ là hai nền văn hoá đứng bên nhau.Vậy các di tích, di vật trong di tích Cát Tiên phải là nền văn hoá độc lập  “ Việc xây dựng một cụm công trình lớn như ở Cát Tiên, đương nhiên đòi hỏi những chi phí và nhân lực không nhỏ. Những mảnh vàng và  những vật quý khác nếu có nguồn gốc bên ngoài thì cũng không được mang đến cho tặng mà phải trao đổi bằng vật phẩm của mình bằng lâm sản, đá quý có thể có ở một vùng đất phún xuất. Một công trình như thế, lượng của cải như thế , chắc phải là thành tựu của một quốc gia, một vương triều, một xã hội có tổ chức và có trình độ văn hoá khá phát triển…Nó đã có quan hệ kinh tế, văn hoá và chịu ảnh hưởng khá rõ của tất cả các quốc gia gần kề là Champa; Chân Lạp và Phù Nam, nhưng lại
(1) Lê Đình Phụng: Khu di tích Cát Tiên ( Lâm Đồng). Kỷ yếu khoa học… tài liệu đã dẫn
không lệ thuộc hoặc chịu sự chi phối của một quốc gia nào” (1).
 Như vậy có thể khẳng định các di tích Cát Tiên là một nền văn hoá riêng, văn hoá của những tộc người quản lý vùng đất lấy sông Đồng Nai làm trục trung tâm và lan toả ra xung quanh. Nền văn hoá ấy xuất hiện từ thời đại đá trên vùng đất trung thượng lưu, nở rộ trong thời đại kim khí lan toả xuống hạ lưu,  từ đó tiến trình phát triển liên tục mà đỉnh cao hội tụ  của thời kỳ lịch sử là sự xuất hiện của di tích Cát Tiên. Nền văn hoá ấy lấy văn minh nông nghiệp, săn bắt, khai thác rừng làm chủ đạo, có đời sống tín ngưỡng tinh thần riêng. Từ tín ngưỡng bản địa kết hợp với tôn giáo ảnh hường từ bên ngoài  tạo nên một sắc thái văn hoá vùng đất riêng mang đậm ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo  Ấn Độ. Trong quá trình hình thành và phát triển, nền văn hoá ấy không khép kín, mà luôn mở rộng giao lưu với các vùng đất bên ngoài. Sự ảnh hưởng của văn hoá  Ấn Độ thể hiện qua các di tích, di vật là chủ yếu, thì  ở đây xuất hiện các đồ đồng có nguồn gốc Trung á, gương đồng nguồn gốc Trung Hoa, hay những yếu tố của văn hoá Champa, văn hoá  Óc Eo đã nói lên  tính hội nhập, đa dạng của nền văn hoá này để phát triển trong lịch sử. Từ nhận định trên  bước đầu tìm về chủ nhân của nền văn hoá. Cho đến nay, khi tiếp xúc với cư dân vùng đất này, người ta vẫn coi các tộc người sinh sống trên cao nguyên là những tộc người bản địa trong đó có người Mạ.“Người Châu Mạ cư trú ở những thung lũng đến tận nơi sôngĐồng Nai chảy
(27) Lương Ninh: Cát Tiên – Di tích và lịch sử. Kỷ yếu khoa học… Tài liệu đã dẫn
 về đồng bằng một cách uể oải như dừng lại để nghỉ ngơi sau khi thoát khỏi những mỏn núi gập ghềnh trên thượng nguồn, họ tập trung đông nhất ở các khúc quai rộng bao la.. Họ sống giữa bụi bờ cây leo, cây ké, cây mây; họ phát cây thông đường đi rừng, săn bắn hái lượm, trồng tỉa, đi lại chặt đẽo và cần cù lao động…”(1). Như vậy có thể thấy địa bàn cư trú của người Mạ trước đây bao gồm từ cao nguyên Lang Biang, Di Linh xuống đến hạ lưu sông La Ngà, Đồng Nai, trong đó tập trung đông nhất vùng trung lưu sông Đồng Nai. Người Mạ hiện nay có khoảng 25.059 người, trong đó tập trung chủ yếu trên địa bàn  Lâm Đồng khoảng 20.000. Về nhân chủng người Mạ thuộc loại hình Anhđônêdiên, chiều cao trung bình ở nam giới khoảng 1,57m, trên 1,5m đến 1,56m đối với nữ giới. Màu da ngăm đen hoặc nâu sẫm, mặt tương đối rộng, gò má hơi  dô, mũi bè. Tóc cứng, phần nhiều là tóc thẳng, có người tóc hơi xoăn. Tiếng nói của người Mạ thuộc ngữ hệ Nam á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Hình thái kinh tế, người Mạ canh tác du canh du cư, lấy kinh tế nương rẫy làm chủ đạo, nghề thủ công có nghề rèn, chế tác gốm và dệt vải. Người Mạ cư trú thành từng làng với khu đất đai riêng biệt có đường ranh giới rõ rệt, đó là con sông, con suối, khe đá, thung lũng vv.. Do phương thức canh tác nương rẫy du canh du cư nên quy mô làng của người Mạ thường nhỏ, ít hộ gia đình. Đời sống tinh thần trong cộng đồng người Mạ, những tàn dư tôn giáo nguyên thuỷ còn tồn tại khá đậm nét. Họ
(1)J Bou lbett: Kỹ thuật xứ Mạ…Tài liệu đã dẫn.
quan niệm mọi hành động trong đời sống hàng ngày đều do các lực lượng siêu nhiên chi phối mà họ gọi là Yang. Người Mạ thờ cúng nhiều Yang như Yang Bơnơm( thần núi); Yang Bri ( thần rừng); Yang Koi( thần lúa); Yang Hiu ( thần nhà) vv… trong đó có Yang Ndu là thần tối cao. Người Mạ có kho tàng nghệ thuật dân gian vô cùng phong phú, các loại hình truyện cổ, truyện thần thoại, hò đối đáp, luật tục, âm nhạc mang đậm bản sắc riêng của tộc người. (1)
Di tích cát Tiên được phát hiện trên địa bàn cư trú lâu đời của người Mạ. Người Mạ ở Cát Tiên có nhiều truyền thuyết kể về  vùng đất này, truyền thuyết về núi Chơ reng, truyền thuyết về núi Đá Mài, huyền thoại núi sương đá vv…  cùng những truyền thuyết liên quan đến khu di tích . Truyền thuyết kể rằng trên đỉnh dốc của sông Đồng Nai là chỗ ở của 7 vị thần có tên: Ktiêng, K Mun, Kkoon; K Moon, K Giang… các vị thần này hay tranh giành đánh lẫn nhau, thần K Tiêng dùng sét đánh đổ nhà thần Kmoon, hay nữ thần Ka Giêng chiến thắng quỷ Trâu.  Rồi một ngày bỗng dưng đất trời mù sương lạnh, con người súc vật, bễ thổi lửa, voi, cá sấu đều hoá đá…(2).Truyền thuyết
(1)Tham khảo thêm: Phan Ngọc Chiến – Phan Xuân Biên: Người Mạ- Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng. Sở Văn hoá - Thông tin Lâm Đồng 1983
-          Dân tộc Mạ. NXB Thống Kê
-          Đinh Thị Nga: Tín ngưỡng cư dân Mạ ở Đồng Nai. T/C Thông tin khoa học và công nghệ Lâm Đồng số 1 –1995
(2) Tham khảo thêm- Đinh Thị Nga: Cuộc thám hiểm thánh địa Balamôn của vương quốc Phù Nam. T/C : Cát Tiên 10 năm hình thành và phát triển. Đà Lạt 1996
ở đây phải chăng là ảnh xạ của một thời đã qua của khu di tích. Điều đó cho thấy khu di tích không xa lạ mà cũng không gần gũi trong tâm thức người Mạ ở đây. Họ quy mọi dấu vết, hiện tượng về cho các thần, phù hợp với tín ngưỡng nguyên thuỷ trong đời sống tinh thần của họ. Di tích Cát Tiên là trung tâm tôn giáo mang đậm tính chất  Ấn Độ giáo hoàn toàn xa lạ với người Mạ hiện nay; quy mô kiến trúc to lớn, huy động mọi của cải tài lực mà nền kinh tế của người Mạ khó đáp ứng. Mối quan hệ của di tích này trong lịch sử rộng, hoàn toàn xa lạ với xã hội khép kín của cư dân Mạ. Từ xưa cho đến nay người Mạ vẫn cư trú ổn định trên vùng đất  mà di tích này được coi là trung tâm , nơi tựu trung tinh hoa trí tuệ của cả vùng đất  thế mà bị bỏ chìm hoang vắng, phải chăng nó hoàn toàn xa lạ với đời sống tinh thần của chủ nhân vùng đất. Nếu thực sự tồn tại một “tiểu quốc” Sơ Ma hay Che Mạ mà chủ thể chính là người Mạ như đã nêu thì có lẽ số phận di tích Cát Tiên đã có danh phận rõ ràng trong nền văn hoá dân tộc.
Như vậy chủ nhân di tích Cát Tiên là ai?
“ Một công trình như thế, lượng của cải như thế, chắc phải là thành tựu của một quốc gia, một vương triều, một xã hội có tổ chức và có một trình độ văn hoá khá phát tiển”(1). Di tích Cát Tiên phải là trung tâm tôn giáo của một quốc gia riêng biệt, không phải Champa cũng không phải Phù Nam – Chân Lạp. Lãnh địa  của “vương quốc” này
(1)Lương Ninh: Cát Tiên- Di tích và lịch sử. Tài liệu đã dẫn
nằm giữa Champa và Phù Nam, trước kia có thể là một “ tiểu quốc” ban đầu độc lập, sau dần lệ thuộc vào Phù Nam. Khi Phù Nam tan rã thì “ tiểu quốc” này cũng mất theo. Di tích Cát Tiên ban đầu là trung tâm tôn giáo của tộc người quản lý vùng đất sông Đồng Nai, sau này, khi hội nhập vào Phù Nam, do tính chất riêng biệt, độc lập, tiểu vùng, khu di tích tiếp tục được dựng xây, phát triển, quy mô lớn hơn, vẫn giữ vai trò là trung tâm tôn giáo của cộng đồng cư dân  và sau này khi Phù Nam hết vai trò lịch sử thì khu di tích cũng dần mất vai trò đảm nhận. Chủ nhân tạo dựng di tích  là một tộc người  có mối quan hệ chặt chẽ và cùng tộc người với chủ nhân văn hoá  Óc Eo, họ có chung nguồn gốc. Họ sinh sống dọc theo sông Đồng Nai từ thượng nguồn xuôi dần về biển, quản lý cả vùng đất  đỏ Baran màu mỡ  Đông Nam Bộ bao la và vùng nam Tây Nguyên trù phú, có một bề dày phát triển hàng ngàn năm tiến tới trình độ kinh tế văn hoá khá cao, có mối liên hệ đa chiều với cư dân văn hoá  Óc Eo, có mối quan hệ thương mại rộng. Từ nền kinh tế phát triển với tín ngưỡng ban đầu, khi tiếp thu văn hoá, tôn giáo  Ấn Độ, họ xây dựng nên bản sắc văn hoá riêng của cộng đồng tộc người,  mà Cát Tiên là trung tâm tôn giáo. Trong cộng đồng các dân tộc của tiểu quốc ấy, ngoài ra  tộc người chủ nhân chính còn có người Mạ, Stiêng, K.Ho đóng góp vai trò quan trọng hình thành nên cương vực, văn hoá, tôn giáo của “ tiểu quốc”ấy trong lịch sử… Vào thế kỷ VI – VIII khi vương quốc Phù Nam suy yếu và tan rã, tiểu quốc này có điều kiện phát triển độc lập trong mối quan hệ kinh tế văn hoá đã có từ trước. Họ mở rộng mối quan hệ  với văn hoá Champa, Thủy Chân Lạp sau này và phát triển rực rỡ vào thế kỷ VIII – IX. Thế kỷ IX – X khi nền văn minh  Ăng Ko xuất hiện, phát triển và lan toả, nằm trong vùng ảnh hưởng chung, chịu sức ép của  trung tâm văn hoá lớn từ văn minh  ĂngKo toả ra, lại tồn tại trên địa bàn không gian hẹp, điều kiện môi trường khó phát triển, chủ nhân tạo dựng khu di tích Cát Tiên dần  quay trở lại hoà đồng với các tộc người cùng văn hoá tôn giáo, bỏ lại sau lưng những tộc người ở lại vùng đất này, cùng khu di tích bị lãng quên trong lịch sử. Sau thế kỷ X, chủ nhân còn lại của vùng đất chủ yếu là người Mạ, họ bảo lưu được nhiều yếu tố văn hoá phi vật thể của thời kỳ trước, nhưng yếu tố vật thể thì không được duy trì, tồn tại. Sự cách biệt lâu dài, dần đẩy họ vào tình cảnh cô lập, giữ mãi trình độ kinh tế xã hội và văn hoá từ hơn nghìn năm trước, đắm chìm trong cuộc sống hoang sơ, kinh tế kém phát triển cùng tập tục cổ xưa, họ cũng không nhớ rằng, trên vùng đất họ sinh sống, xưa kia đã từng có một quốc gia có tổ chức, có trình độ kinh tế phát triển, có nền văn hoá riêng và có mối quan hệ giao lưu với bên ngoài. Chính vì thế sau này khi tiếp xúc  nghiên cứu vùng đất này các nhà nghiên cứu đã nói về xứ Mạ “ vốn đã bị ít nhiều tiêm nhiễm văn hoá Phù Nam”, mà chưa đề cập đến chủ nhân đích thực tạo dựng nên nền văn hoá Cát Tiên trong lịch sử.
THAY LỜI KẾT
                 Di tích Cát Tiên cho đến nay vừa tròn hai thập niên phát hiện và nghiên cứu ( 1986 – 2006). Sau 7 lần khai quật cùng nhiều cuộc đào thám sát được thực hiện, diện mạo khu di tích dần xuất lộ, nhưng những gì ẩn chứa trong lòng đất vẫn là điều bí mật.  Cho đến nay trong nhiều cuộc hội thảo, nhiều báo cáo khoa học còn nhiều vấn đề được thảo luận về vị trí, vai trò, chủ nhân của di tích này trong lịch sử. Có vấn đề có tiếng nói chung, có vấn đề tiếp tục tranh luận làm sáng tỏ, nhưng với những giá trị tìm được đã khẳng định di tích Cát tiên là một trung tâm văn hoá tôn giáo quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hoá vùng đất phương nam, góp thêm một mảng sáng vào nền văn hoá dân tộc đa sắc màu trong lịch sử.
Nằm trên địa bàn giữa vùng đất nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Di tích Cát Tiên là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc, được xây dựng tập trung đậm đặc trên một địa bàn. Quy mô các kiến trúc to lớn, có thể coi đây là một trung tâm tôn giáo lớn nhất trên vùng đất phía nam. Nếu các kiến trúc tại Mỹ Sơn thuộc văn hoá Champa, được các nhà nghiên cứu coi như một “ đô thị tôn giáo”, thì với số lượng kiến trúc hiện biết, Cát Tiên  cũng được coi như một      “ đô thị tôn giáo” trên vùng đất phương nam. Phát hiện ra di tích Cát Tiên có giá trị đặc biệt, ý nghĩa, khi mà các công trình kiến trúc trong văn hoá  Óc Eo hầu như còn không đáng kể, thì những kiến trúc ở Cát Tiên là nguồn tư liệu tin cậy, phong phú góp phần vào tìm hiểu bản sắc văn hoá vùng đất phía nam cùng những ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo  Ấn Độ đến vùng đất trong lịch sử. Những kiến trúc, hiện vật tìm được  ở Cát Tiên khẳng định, đây là khu tôn giáo được xây dựng và thờ phụng chịu ảnh hưởng của  Ấn Độ giáo. Tính chất tôn giáo của di tích Cát Tiên, nằm chung trong truyền thống của các nền văn hoá của các tộc người trên dải đất Việt Nam như văn hoá Champa; văn hoá  Óc Eo, các kiến trúc được xây dựng thờ các vị thần  Ấn Độ giáo, đặc biệt nhấn mạnh đến hình thức thờ ngẫu tượng Yony – Linga, biểu tượng của các vị thần.  Việc thờ ngẫu tượng Yony – Linga làm chủ đạo trong các công trình kiến trúc được xây dựng ở Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo  Ấn Độ là một nét độc đáo riêng, phản ánh tâm thức chung của cư dân vùng đất dưới hình thức vỏ bọc  Ấn Độ giáo, nhưng ẩn chứa nội dung thờ thần phồn thực( âm – dương) của cư dân nông nghiệp cầu mong được mùa.  Điều này khác hẳn văn hoá Khmer các công trình kiến trúc chủ yếu là thờ tượng. Đó chính là nét riêng, độc đáo của khu di tích Cát Tiên cùng các nền văn hoá Champa,  Óc Eo trên đất Việt Nam. Với hàng trăm hiện vật là những lá vàng tìm được, có thể nói đây là bộ sưu tập đầy đủ, nguyên vẹn nhất, phong phú nhất  tìm được ở  các di tích ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo,  Ấn Độ trên vùng đất phương nam. Thông qua nội dung phản ảnh được khắc tạc trên các lá vàng đã cho biết về đời sống tinh thần của cư dân vùng đất. Bên cạnh đó các hiện vật còn phản ánh đời sống kinh tế, kỹ thuật sản xuất vật liệu, xây dựng kiến trúc, chế tác kim loại, nhận thức thẩm mỹ  của chủ nhân tạo tác ra chúng. Đặc biệt hơn, các hiện vật còn nói lên không gian mở của vùng đất với  các vùng trên thế giới, những giao lưu thương mại không những với  Ấn Độ mà cả với những vùng Trung  Á xa xôi.  Nếu như ở văn hoá  Óc Eo tìm được sự có mặt của các đồng tiền có nguồn gốc La Mã, thì ở Cát Tiên với sự có mặt của các hiện vật có nguồn gốc Trung Á đã khẳng định mối quan hệ mở đã tạo điều kiện thuận lợi, làm động lực cho vùng đất phát triển. Khi không còn  mối quan hệ đó,  sự phát triển của vùng đất thiếu hẳn sức sống, dẫn đến sự suy tàn của cả một nền văn hoá đã từng toả sáng một thời rực rỡ. Bị chi phối bởi sự thăng trầm của lịch sử, sự can thiệp dãi dầu của nắng mưa, trải qua những tháng năm không bao giờ  trở lại, những đền tháp nguy nga rực rỡ xưa kia bị đổ nát, cho đến hôm nay chỉ còn lại tàn tích của một thời huy hoàng đã qua. Những phát hiện, khám phá mới, đang từng bước đưa Cát Tiên  lại toả rạng hào quang, khẳng định đây là một tài  sản văn hoá vô giá của người xưa gửi lại cho hậu thế. Một thông điệp của quá khứ gửi lại cho hiện tại, cùng chúng ta song hành bước vào thời kỳ mới : xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong  tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Trãi toàn tập phần Dư địa chí. NXB KHXH. Hà Nội  1982
2.Đào Duy Anh: Đất nước Việt nam qua các đời. NXB Thuận Hoá 1996
3. Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong. NXB Văn học . Hà Nội 2001
4. Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục. NXB KHXH. Hà Nội 1977
5.Lương Ninh: - Vương quốc Champa. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội 2004
- Vương quốc Phù nam – Lịch sử và văn hoá. NXB văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2005
6.Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam. NXB Khoa học & Kỹ thuật. Hà Nội 1977
7. G. Maxpero : Vương quốc Chàm. Bản dịch tư liệu viện KCH
8.Lê Xuân Diệm- Đào Linh Côn- Võ Sĩ Khải : Văn hoá  Óc Eo- những khám phá mới. NXB KHXH .Hà Nội 1995
9.  Lê Xuân Diệm – Vũ Kim Lộc: Cổ vật Champa. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1996
10. Nguyễn Tấn Đắc: Văn hoá  Ấn Độ. NXB TPHCM.2000
11.Cao Huy Đỉnh: Tìm hiểu thần thoại  Ấn Độ.NXB Khoa học. Hà Nội 1964.
12.Nguyễn Thừa Hỷ: Tìm hiểu văn hoá  Ấn Độ. NXB Văn hoá. Hà Nội 1986
13. Điêu khắc Chàm. NXBKHXH . Hà Nội 1988
14. Đào Linh Côn: Mộ táng trong văn hoá  Óc Eo. Luận án TS Lịch sử. TPHCM 1995.
15.Nguyễn Thị Hậu: Di tích mộ chum ở miền đông Nam bộ- Những phát hiện mới tại Cần Giờ. Luận án TS Lịch sử. TPHCM 1996.
16.Phạm Hữu Mý: ĐIêu khắc Champa. Luận án TS Lịch sử. TPHCM 1994
17. Lê Thị Liên:Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. Luận án TS Lịch sử. Hà Nội 2003.
18, Nguyễn Tiến Đông: Khu di tích Cát Tiên ( Lâm Đồng). Luận án TS Lịch sử . Hà Nội 2002.
19. Hà Bích Liên :  Quan hệ giữa vương quốc Champa với các quốc gia trong khu vực. Luận án TS Lịch sử. Hà Nội 2000.
20.Lê Đình Phụng: Kiến trúc điêu khắc ở Mỹ Sơn- Di sản văn hoá thế giới. NXBKHXH. Hà Nội 2004.
- Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa. NXB Văn hoá & Thông Tin. Hà Nội 2005
21.Will Durant: Lịch sử văn minh  Ấn Độ. NXB Văn hoá & Thông tin. Hà Nội 2003.
22.J. Boulbet: Phương thức và kỹ thuật xứ Mạ. Bản dịch tư liệu Viện KCH.
- Xứ người Mạ - Lãnh thổ của thần Linh. NXB Đồng Nai 1999
23L Malleres: Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật điêu khắc Phật giáo- Balamôn giáo ở Đông Dương. Bản dịch tư liệu viện KCH
24 Wendy.doniger oflaherty: Thần thoại Ấn Độ.NXB Mỹ Thuật. Hà Nội 2005
25. G Coedes: Lịch sử cổ đại các nước ở Viễn đông chịu ảnh hưởng của nền văn minh  Ấn Độ. Bản dịch tư liệu viện KCH
26.Một số vấn đề khảo cổ học ở miền nam Việt Nam. NXBKHXH. Hà Nội 2004
27. Sở văn hoá thông tin Lâm Đồng: Kỷ yếu hội thảo khoa học di tích khảo cổ học Cát Tiên.2001
28.Báo cáo khoa học về khai quật di tích Cát Tiên lưu trữ tại Viện KCH- Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lâm Đồng
29. Địa chí Lâm Đồng- Phần các di tích Lịch sử. UBNDtỉnh Lâm Đồng 2002
30. Các thông báo NPHMVKCH hàng năm
31. Các bài viết trên các T/C KCH, Nghiên cứu Lịch sử; Nghiên cứu Đông Nam á  hàng năm vv…
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
T/ C: tạp chí
KCH: Khảo cổ học
NXB: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội
NPHMVKCH: Những phát hiện mới về khảo cổ học
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh.
TS: Tiến Sĩ.
KHKT: Khoa học kỹ thuật
MỤC LỤC
Lời tác giả                                                                                     tr 1
Chương I: Vài nét về địa lý cảnh quan – lịch sử vùng đất
1.      Vài nét về địa lý cảnh quan                                     tr 3
2.      Đôi nét về lịch sử vùng đất                                      tr 7
Chương II: Những khám phá di tích Cát Tiên
        I. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu                                        tr 13
              II.Những khám phá qua khai quật khảo cổ học 
             1    Nhóm di tích tại xã Quảng Ngãi                                  tr16
                     a .Gò Số I ( hay còn gọi là đồi Khỉ)                          tr 17
                    b. Gò số II                                                                  tr 78
                             + Gò số IIa                                                        tr 80
                             + gò số IIb                                                        tr121
                             +Gò số IIc                                                       tr 128
                             + Gò số IId                                                       tr132
 c. Gò số III                                                               tr 139
                    d. Gò số IV                                                                tr151
                         e. Gò số V                                                                 tr 156
                    g   Gò số Va                                                             tr 161
                     h Gò số VI( hay còn gọi là Gò Kiểm Lâm)             tr 162
                    p. Gò số VII                                                              tr 168
                    k. các kiến trúc khác trên địa bàn xã Quảng Ngãi   tr 177
 2. Các nhóm di tích khác.
  1. Di tích tại xã Đức Phổ                                                     tr 181
  2. Di tích tại xã Gia Viễn                                                    tr 196
Chương III:  Giá trị  văn hoá- Lịch sử của di tích Cát Tiên
       1. Không gian văn hoá                                                      tr   199
       2. Đặc trưng của di tích                                                       tr 202
      3.Mối quan hệ giữa di tích Cát Tiên với các nền văn hoá khu vực   
                  a.văn hoá Champa                                                     tr 217
                        b.văn hoá óc eo                                                        tr 226
                        c.các nền văn hoá khác                                            tr 232
4. Trình tự xây dựng các di tích                                           tr 235
5. Tìm về cội nguồn lịch sử – văn hoá                                  tr 245
- Thay lời kết                                                                               tr 263
- Tài liệu tham khảo                                                                   tr 266
- Những chữ viết tắt                                                                    tr 268

- Mục lục                                                                                  tr 270

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét