Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

GIỚI THIỆU SÁCH:
MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH
( Bản thảo sách đã viết xong- Nhà xuất bản nào có điều kiện in xin liên hệ cùng tác giả)
Mục lục                                                                                                       
Lời giới thiệu                                                                                                      
1. Di sản văn hóa Mỹ Sơn được xây dựng ở đâu?                                                
2. Đến Mỹ Sơn đi theo con đường nào?                                                                 
3 .Chủ nhân di sản văn hóa Mỹ Sơn là ai?                                                            
4.  Mỹ Sơn được xây dựng trong điều kiện nào?                                                 
5.Vì sao người Chăm lại chọn xây dựng thánh địa ở Mỹ Sơn?           
6.Tại sao có tên gọi Mỹ Sơn?                                                                              
7. Mỹ Sơn được phát hiện khi nào ?                                                                     
8. Ai là người đầu tiên sáng lập xây dựng ở Mỹ Sơn?                                         
9. Vai trò của Mỹ Sơn tồn tại đến bao giờ?                                                         
10. Mỹ Sơn có bao nhiêu  kiến trúc?                                                                   
11. Mỹ Sơn có các loại hình kiến trúc nào?                                                        
12. Kiến trúc nào được xây dựng sớm nhất ở Mỹ Sơn.?                                      
13. Nhóm Tháp nào có mật độ kiến trúc nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                        
14. Nhóm tháp nào được xây dựng  lâu năm nhất ở Mỹ Sơn?                                   
15. Kiến trúc nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                                                 
16. Tháp nào được chạm khắc đẹp nhất ở Mỹ Sơn?                                           
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                                
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                         
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                 
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                          
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                 
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                              
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                            
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                           
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                  
Thay lời kết luận                                                                                                
Mục lục                                                                                                              

Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh                 
LỜI GIỚI THIỆU
    Đúng 15 năm trước đây( 1999) khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO( Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) công nhận, vinh danh là Di sản văn hóa Thế giới. Từ một  di sản  văn hóa dân tộc, Mỹ Sơn đã tỏa sáng trong đời sống văn hóa nhân loại. Là khu di tích điển hình của tộc người Chăm dựng xây trong lịch sử “ một bằng chứng độc đáo về nền văn minh quan trọng của châu Á thuở xa xưa”, “một biểu hiện đặc biệt về sự trao đổi văn hóa”. Mỹ Sơn ngày càng được quan tâm của cộng đồng nhân loại. Trong 10 năm qua, những hoạt động nghiên cứu khoa học về Mỹ Sơn của các học giả trong và ngoài nước được đẩy mạnh, số lượng người đến tham quan Mỹ Sơn mỗi năm ngày càng tăng đã chứng tỏ khu di tích này còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể vô giá ngày càng được mọi người quan tâm khám phá.
Hơn một thế kỷ “tái phát hiện” Mỹ Sơn ( 1898 -2009), cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về Mỹ Sơn của nhiều thế hệ học giả trong và ngoài nước. Nhiều giá trị văn hóa vô giá trong lịch sử ở đây được biết đến, nhưng vẫn còn bao nhiêu thông điệp của quá khứ gửi lại cần khám phá, bởi Mỹ Sơn chính là linh hồn, lịch sử của tộc người Chăm theo suốt dặm dài năm tháng dựng xây. Để giới thiệu với đông đảo bạn đọc, những người đã đến thăm và chưa đến Mỹ Sơn, đúc rút, chắt lọc từ những tài liệu các công trình khoa học đã được công bố, những di sản vật chất còn lại ở Mỹ Sơn hôm nay, cùng  kết quả nghiên cứu của bản thân sau nhiều năm gắn bó với di tích. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày Mỹ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, chúng tôi biên soạn tập sách nhỏ, với lòng mong muốn  góp phần quảng bá giá trị văn hóa của khu di tích đến đông đảo bạn đọc trong cả nước. Tập sách được biên soạn theo dạng hỏi - đáp, giải đáp ngắn gọn những vấn đề cần biết và quan tâm khi đến thăm Di sản văn hóa Mỹ Sơn để bạn đọc hiểu nhanh, cơ bản về các vấn đề khi tiếp cận di tích. Một di sản được tôn vinh là Di sản văn hóa Thế giới, thì những trả lời trong các câu hỏi  chỉ là những khơi gợi về những hiểu biết ở đây. Mặc dù vậy, với lòng yêu mến di sản văn hóa dân tộc, chúng tôi mạnh dạn viết cuốn sách này, trình đến tay bạn đọc gần xa như một món quà kỷ niệm.


1. DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở ĐÂU?
Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng trong một vùng đất khép kín, khá bằng phẳng,  đáy của một thung lũng hẹp hình gần tròn, đường kính từ 1500m đến 1800m, thuộc địa bàn quản lý của thôn Mỹ Sơn; xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Không gian của thung lũng Mỹ Sơn là một vùng khép kín, tách biệt hẳn với khu cư trú của làng Mỹ Sơn, hình thành nên một vùng độc lập, chỉ có một con đường độc đạo duy nhất men theo những sườn núi vòng vèo nối
 
Hòn Đền – núi chủ của Mỹ Sơn
khu di tích với cư dân vùng đất này. Giới hạn của thung lũng này là các dải núi bao quanh đan xen nhau tạo nên  diện tích vùng rộng 1062 km2,  nằm trên vùng trung lưu  của thượng nguồn sông Thu Bồn. Đây là vùng đất trung du chuyển tiếp giữa vùng núi cao Đông Trường Sơn với đỉnh núi Ngọc Linh ( Kom Tum) huyền thoại cao ngất mù sương và đồng bằng sông Thu Bồn màu mỡ, mà con sông Thu Bồn là cầu nối. Vùng đất bán sơn địa này có độ cao trung bình từ 200m tới 600m với những dải núi đồi đan xen nhau chạy quanh chập trùng, bao quanh khu di tích, thấp xuôi về phía đông, xen vào là những ngọn đồi nhỏ chạy dài, nhấp nhô chấm phá. Do kiến tạo địa chất, núi ở đây cơ bản là núi đất lẫn đá, kết hợp với khí hậu á nhiệt đới gió mùa đã tạo nên một thảm rừng thực vật  nhiều tầng, xanh tốt quanh năm. Bao quanh thung lũng Mỹ Sơn là cả một hệ thống núi chập trùng, đan xen giăng dài khép kín. Phía đông là  dãy núi chạy dài hình vòng cung theo hướng bắc nam với  những đỉnh sàn sàn bằng nhau cao gần 400m, có đỉnh nằm chính giữa mang tên gọi  Hòn Rương. Phía nam là dãy núi  cong hình cánh cung chạy
Mỹ Sơn dưới chân đỉnh hòn Đền
theo hướng đông tây với nhiều đỉnh núi cao, thấp đan xen nhau, nổi bật lên cao nhất là đỉnh núi Răng Mèo có độ cao trên 700m, sừng sững tỏa bóng sớm chiều. Đây là ngọn núi  có độ cao nhất của vùng núi trung du Quảng Nam, luôn phủ một màn sương huyền thoại. Núi còn có tên gọi Hòn Đền bởi tương truyền trước kia bên sườn núi có ngôi đền cổ linh thiêng thấm đẫm những truyền thuyết của người dân vùng đất, nay không còn nữa. Mỏm núi phía đông vươn ra, mang hình dáng con chim khổng lồ đang xoải cánh bay ra biển. Phía bắc là dãy núi nằm ngang chạy theo hướng đông – tây với nhiều đỉnh núi sàn sàn bằng nhau nên có tên gọi núi Hòn Ngang. Phía tây là  những dải núi khá cao chạy đan xen nhau theo hướng bắc – nam, nổi bật lên là đỉnh núi có dáng hình chiếc cày nằm ngang nên có tên là núi Mỏ Cày. Xung quanh thung lũng Mỹ Sơn với các đỉnh núi mang tên Văn Chỉ, Đá Bèo, Kỳ Vĩ, Mật Mã nhấp nhô vươn lên. Hệ thống núi trùng điệp vây quanh Mỹ Sơn nằm chìm trong màu xanh rừng già nguyên sinh với muôn vàn thác nước nhỏ rí rách chảy từ sườn núi đổ về vùng thung lũng hợp nên dòng suối Khe Thẻ, uốn lượn quanh co chảy xuôi về phía tây hợp vào sông Thu Bồn đổ ra biển


Nhóm tháp B-C –D nhìn từ không ảnh
2.ĐẾN MỸ SƠN ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀO?
  Được xây dựng trên vùng núi xa xôi khá hiểm trở trên vùng núi thượng nguồn sông Thu Bồn, con đường dẫn đến Mỹ Sơn khá phức tạp bởi sự ngăn trở của sông suối hay núi đèo cùng cây rừng rậm rạp. Trước đây đến Mỹ Sơn chủ yếu đi  đường bộ, theo con đường mòn nhỏ hẹp chạy ngoằn ngèo, rồi len lỏi  men theo các sườn núi  vượt qua suối Khe Thẻ dẫn vào khu di tích, hoặc đường thủy theo dòng sông Thu Bồn vượt ngược lên thượng nguồn rồi theo dòng suối Khe Thẻ dẫn vào trung tâm Mỹ Sơn. Chính vì thế, trước đây ngoài người dân địa phương, các nhà nghiên cứu ít có ai được tiếp xúc trực tiếp với di tích; đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Sau năm 1975  khi nước nhà thống nhất với giá trị văn hóa độc đáo, quy mô to lớn của khu di tích, để khắc phục dần địa thế hiểm trở của Mỹ Sơn, các con đường giao thông đi đến Mỹ Sơn được  nhà nước quan tâm, cải
Sơ đồ đường đến Mỹ Sơn
tạo nâng cấp tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi cho mọi người khi đến thăm. Đến Mỹ Sơn hôm nay có thể bằng hai đường. Đường thủy, từ thành phố Hội An đi thuyền  ngược dòng sông Thu Bồn uốn lượn quanh co lên vùng thượng nguồn đến địa bàn huyện Duy Xuyên rẽ theo nhánh suối Khe Thẻ ngược lên vào Mỹ Sơn. Con đường này chỉ thuận lợi  khi  sông Thu Bồn và suối Khe Thẻ có lượng nước lớn, sau đó phải đi bộ tiếp theo men các sườn núi quanh co mới tiếp cận được di tích. Đây có lẽ là con đường giao thông cổ của người Chăm xưa khi đến khu tôn giáo quan trọng này. Đầu thế kỷ XX, khi khảo sát khu di tích Mỹ Sơn còn trong tình trạng lãng quên, các nhà nghiên cứu đã đi khảo sát theo con đường này và họ nhận thấy “ có rất nhiều lý do để tin rằng con đường cổ đi theo đường đi tự nhiên của dòng suối”. Khi khảo sát lại con đường thủy từ sông Thu Bồn theo suối Khe Thẻ lên Mỹ Sơn vẫn còn gặp con
Linga – Yony tìm được ven Khe thẻ năm 2004
đập ngăn nước xưa của người Chăm xây dựng để lại, cùng những dấu tích kiến trúc đổ nát hai ven suối, trong những kiến trúc ấy đôi khi còn sót lại những bộ ngẫu tượng thờ Linga – Yony chứng tỏ ven con suối dẫn đến Mỹ Sơn, trước kia đã có những kiến trúc tôn giáo dẫn đường từng bước đưa người hành hương tiếp cận đến vùng đất thiêng liêng huyền bí này. Con đường này hiện nay chưa được khai thác, sử dụng bởi  bị bỏ  hoang quên lãng đã lâu. Chắc chắn trong tương lại khi cải tạo sử dụng lại, con đường thủy sẽ là con đường hấp dẫn với du khách khi họ đến thăm khu di tích. Đường bộ  đến khu di tích Mỹ Sơn, đây là con đường chính, sử dụng duy nhất hiện nay từ  thành phố Đà Nẵng đi theo con đường quốc lộ xuyên Việt về phía nam 68 km, rẽ phải theo con đường  nhựa phẳng mang kí hiệu 610  từ  thị trấn Nam Phước đi qua vùng cố đô Trà Kiệu( Simhapura) dẫn đến mỏ than Nông Sơn tới cây số 32km rẽ trái vào khu di tích. Đi theo con đường này sẽ tiếp cận được những di tích nổi tiếng của người Chăm trong lịch sử, có quan hệ mật thiết với Mỹ Sơn trong lịch sử đó là vùng đất kinh đô cũ Trà Kiệu với dấu
Đường đến Mỹ Sơn – Nhìn từ không ảnh
tích những bờ thành cổ, những phế tích của công trình kiến trúc xưa có quy mô to lớn  bị sụp đổ như Triền Tranh, Gò Cấm, Chiêm Sơn… làm nên một hệ thống di tích dẫn đến khu thánh điạ này. Đến thăm những di tích này, dù chỉ còn lại dấu vết, nhưng những gì còn lại ẩn dấu trong lòng đất hé lộ phần nào sẽ giúp bạn  hình dung được sự sầm uất, nguy nga tráng lệ của một nền văn minh đã tắt mà người xưa để lại, trong đó Mỹ Sơn chỉ là một phần quan trọng của nền văn minh đã qua ấy. Con đường  đến Mỹ Sơn hiện nay đã được cải tạo nâng cấp, rộng rãi, trải nhựa phẳng lỳ, len lỏi băng qua những dải đồi thấp đất đỏ lượn sóng, xen lẫn những ruộng lúa xanh rờn hay vườn cây ăn trái tươi tốt sẽ dẫn du khách đến thung lũng thần linh .
Một góc Mỹ Sơn
3. CHỦ NHÂN DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN LÀ AI?
                 Tiếp cận khu di tích Mỹ Sơn hôm nay, đứng trước một rừng tháp lô nhô, cao thấp, nhỏ to, quần tụ giữa lòng thung lũng, đỏ rực một màu dưới ráng chiều trầm buồn trong không gian tĩnh mịch, không ít du khách tự đặt ra muôn vàn câu hỏi mong tự tìm lời giải đáp để hiểu về khu di tích này, trong đó có câu hỏi ai là người xây dựng nên  khu tháp. Điều hiển nhiên ấy, cho đến nay ai cũng biết, chủ nhân xây dựng nên đền tháp ở Mỹ Sơn là người Chăm,
Người Chăm  ở Ninh Thuận này nay
     những người đã tạo nên nền văn minh Champa nổi tiếng tỏa sáng trên vùng đất Đông Nam Á từ trong lịch sử cho đến ngày nay. Bằng sự cần cù, lao động sáng tạo không mệt mỏi của nhiều thế hệ người Chăm theo chiều dài lịch sử, họ đã tạo nên một nền văn minh đặc sắc mang đậm bản sắc tộc người trong đó Mỹ Sơn là nơi hội tụ đỉnh cao của nền văn minh ấy. Ngày nay, người Chăm là một trong 54 tộc người, trong khối cộng đồng các dân tộc anh em ở Việt Nam. Hiện nay người Chăm có khoảng 135.000 người sinh sống tập trung chủ yếu tại địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Họ cư trú quần tụ thành làng, nằm rải rác trên vùng đồng bằng ven biển, hòa

Ng­êi Ch¨m bªn th¸p Cæ
 nhập  hài hòa thân thiện với cuộc sống của cộng đồng cư dân khác xung quanh. Do điều kiện lịch sử, trong quá trình hội nhập dân tộc, nhiều cộng đồng người Chăm còn sống cộng cư cùng người Việt trên địa bàn các tỉnh: Thừa Thiên – Huế; Quảng Nam; Bình
Định; Phú Yên; Khánh Hòa. Xa hơn là các nhóm người Chăm sinh sống trên địa bàn các tỉnh Tây Ninh; Đồng Nai; An Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu còn cho biết trong quá trình phát triển, do biến động xã hội cùng giao lưu văn hóa trong khu vực, người Chăm còn có mặt sinh sống trên các nước Lào; Campuchia; Thái Lan; Malaixia; Indonexia vv…Tài liệu thống kê cho biết  số lượng người  Chăm sinh sống ở các nước Đông Nam Á như sau: Campuchia 317.000 người; Lào: 15.000 người; Malayxia : 10.000 người; Thái Lan 4.000 người vv… Về nhân chủng đa phần ý kiến cho rằng người Chăm thuộc chủng tộc Anhđônêdiên“ người Chăm có tầm vóc trung bình so với những cư dân đa số ở Đông Nam Á( thường thuộc nhóm loại hình Nam Á), nhưng tương đối cao hơn các tộc ít người ở miền núi (thường thuộc nhóm loại hình Anhđônêdiên); kích thước đầu và mặt vừa phải, nhưng hộp sọ hơi rộng ngang khiến dạng đầu khá tròn( ngắn), cánh mũi không rộng lắm, theo chỉ số là dạng mũi trung bình, khe mắt ít xiên, nếp mi góc, phát triển rõ…
Một góc Mỹ Sơn
Xét tổng hợp các tài liệu đã phân tích thì người Chăm có nhiều đặc điểm gần với nhóm loại hình Nam Á,  như tầm người trung bình, dạng hộp sọ ngắn, rộng ngang, dạng mặt ngắn nhưng thiên về phía trung bình, cánh mũi rộng vừa phải, dạng mũi cũng theo chỉ số thuộc dạng trung bình, môi dày, môi trên dô vv..Đồng thời người Chăm lại có một số nét tựa nhóm loại hình Anhđônêdiên: mặt hơi hẹp ngang, da sẫm màu, tần suất tóc uốn tăng…” Người Chăm, trong lịch sử cho đến nay là một dân tộc cần cù, chăm chỉ, sinh sống chủ yếu là làm nông nghiệp cấy trồng lúa, cây ăn quả, khai thác rừng và biển. Họ yêu thiên nhiên, sống hòa đồng cùng thiên nhiên, luôn học hỏi sáng tạo phục vụ cho cuộc sống thanh bình của mình. Từ xa xưa, họ đã biết dệt vải, làm gốm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác kim loại tạo nên cuộc sống vật chất khá phong phú. Họ là những người yêu thi ca nghệ thuật. Khi tôn giáo  Ấn Độ ảnh hưởng đến vùng đất, họ đã tiếp thu, chắt lọc, phục vụ cho đời sống
Trang trí tường tháp
tinh thần ngày càng phát triển. Từ thiên nhiên phong phú, nền tảng kinh tế dồi dào, cùng đời sống tinh thần phong phú cởi mở, người Chăm đã thăng hoa sáng tạo nên nền văn hóa vô cùng phong phú đặc sắc, trong đó có khu di tích Mỹ Sơn là sản phẩm văn hóa độc đáo, nơi tựu trung tinh hoa, tài lực của cả một tộc người theo suốt chiều dài lịch sử. Để có được diện mạo Mỹ Sơn hôm nay, ngoài sự nỗ lực của cả dân tộc Chăm theo chiều dài lịch sử, phải kể đến vai trò của các vương triều, các vua Champa, những người đã quy tụ được ý chí, ước nguyện của cả tộc người tựu trung tại đây. Họ là những người đề xướng, thành lập, xây dựng nên các kiến trúc. Biến nơi đây thành nơi thể hiện nguyện vọng ước muốn của cả tộc người, khát vọng về hòa bình, thịnh vượng ấm no hạnh phúc của tộc người dưới sự bảo trợ của thần linh. Nếu tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến mọi vùng đất, nơi nơi đều dựng đền tháp thờ các vị thần, các vị quan lại, hoàng tộc bỏ tiền của xây dựng tháp thờ thần trên quê hương bản quán của mình, thì các vương triều, vua Champa cũng chọn một địa điểm làm nơi thờ thần linh tiêu biểu cho Hoàng tộc, biến nơi đây không những trở thành của riêng vương triều mà còn đại diện cho cả tộc người, mà họ là người quản lý cao nhất; nơi ấy trở thành địa điểm cầu mong thể hiện ý nguyện của cả cộng đồng trước thần thánh. Họ có đủ điều kiện huy động sức người, sức của,
Lễ hội của người Chăm bên tháp cổ
 tập trung tài hoa trí tuệ của cả dân tộc để dâng hiến lên thần linh. Kể từ khi  chọn được Mỹ  Sơn làm vùng đất dâng lên cho thần, các triều đại vua Champa mỗi khi lên ngôi lại đến đây cầu mong thần linh trước hết bảo trợ cho sự trường tồn cho vương triều, dòng họ cháu con, sau đó mang đến sự hòa bình phồn thịnh cho cả dân tộc. Để  tỏ lòng tôn kính tri ân các vị thần, họ tiến hành xây dựng các đền thờ quy mô to lớn, dâng cúng lễ vật quý hiếm để tỏ lòng thành. Triều đại này nối tiếp triều đại kia, theo dòng chảy lịch sử từ đó hình thành nên diện mạo Mỹ Sơn hôm nay. Những dấu ấn để lại của mỗi vương triều được chép ghi trên các văn bia dựng tại đây vừa để ghi công lao dâng hiến của mình  lên thần linh, vừa để lại cho hậu thế biết ai là người xây dựng Mỹ Sơn trong thời gian nào của lịch sử. Những dòng sử đá còn lại đã cho biết ai là chủ nhân khu di tích Mỹ Sơn trong lịch sử, họ đã đóng góp gì cho Mỹ Sơn mà hôm nay hậu thế được chiêm ngưỡng.
4.  MỸ SƠN ĐƯỢC XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN NÀO ?
         Khu di tích Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo lớn nhất của người Chăm  xây dựng trong lịch sử. Theo nhiều nguồn tài liệu cho biết, người Chăm là chủ nhân khá xa xưa của dải đất miền Trung. Nơi đây đã tồn tại nhiều nhóm người Chăm khác nhau cư trú  trên các bồn địa  đồng bằng ven biển,  kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, tập trung đông nhất trên các đồng bằng Quảng Trị; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận;
Một góc Mỹ Sơn
Bình Thuận. Mỗi đồng bằng này lại ngăn cách nhau bởi những dãy hoành sơn có nguồn gốc từ dãy Trường Sơn tỏa ngang đâm ra biển. Nhiều nhóm người Chăm còn cư trú trên vùng đất Tây Nguyên rộng lớn hay các hải đảo xa xôi. Từ những miền đất họ đã xây dựng nên các trung tâm kinh tế phồn thịnh gắn bó giữa núi rừng, đồng bằng với biển cả và có mối giao lưu quan hệ chặt chẽ với nhau.  Nhiều nhà nghiên cứu  cho rằng, tổ tiên người Chăm là hậu duệ trực tiếp của cư dân Sa Huỳnh, tộc người đã tạo nên nền văn hóa nổi tiếng của thời đại kim khí cách ngày nay trên dưới 3.000 năm. Định cư trên dải đất miền Trung khá giàu có trù phú, tiếp thu truyền thống kinh tế từ người Sa Huỳnh; người Chăm  biết cấy lúa  một năm hai
Mỹ Sơn- nhìn từ trên cao
ba vụ, trồng cây ăn quả chè, cau, chuối, trồng bông, khai thác sản phẩm rừng: gỗ đàn hương, trắc hương, trầm hương, tìm kiếm hương liệu; săn bắt thú quý Voi, Tê giác. Họ khai thác kinh tế biển: đánh cá, chế biến hải sản, tìm kiếm ngọc Trai, khai thác Yến sào. Họ có truyền thống sản xuất nghệ thủ công: làm đồ gốm, dệt vải, rèn đồ sắt, chế tác đồ mỹ nghệ vv… phục vụ cho cuộc sống của mình và giao thương với các cộng đồng cư dân bên ngoài. Đặc biệt là họ khai thác vàng sa khoáng có sẵn trong tự nhiên. Trong quá trình khai thác tự nhiên và sản xuất, người Chăm dần nhận thức về quy luật tự nhiên hình thành nên những tín ngưỡng ban đầu của cư dân nông nghiệp, họ thờ thần rừng, thần biển, thần sông thần núi, thờ các vị thần tự nhiên liên quan đến đời sống của cộng đồng những hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm sét. Khi các thương nhân  Ấn Độ đến đây buôn bán và từng bước truyền bá văn hóa, tôn giáo thì người Chăm tiếp thu, hòa nhập với tín ngưỡng của mình, từng bước tạo nên nền văn hóa tôn giáo Chămpa. Đặc biệt khi người Chăm giành được độc lập khỏi ách thống trị của người Trung Quốc( năm 192) lập nên nhà nước riêng của tộc người mình, thì điều kiện
Mỹ Sơn – ráng chiều
hình thành nên bản sắc văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của nền văn minh  Ấn Độ ngày càng sâu sắc. Nhà nước Champa đầu tiên có tên gọi Lâm Ấp ( LinY) xây thành, định đô ở Trà Kiệu có tên gọi Simhapura nằm ven sông Thu Bồn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay. Đây là vùng đồng bằng được coi là rộng nhất, trù phú nhất của dải đất miền Trung. Giành được độc lập là điều kiện tiên quyết để người Chăm chủ động xây dựng nền văn hóa riêng của tộc người. Tôn giáo  Ấn Độ từ xa xưa đã có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng cư dân Chăm, nay càng có điều kiện thuận lợi để phát triển “ Dân tộc Chăm đồng hoá nhanh với nền văn minh ấy; họ theo tôn giáo và phong tục, chữ viết và tư tưởng; hành chính và pháp luật của nền văn minh ấy”. Cùng với việc xây dựng, tổ chức quản lý xã hội, các vương triều Champa tiến hành xây dựng hệ tư tưởng, tôn giáo chính thống  cho vương triều của mình. Sự phát triển, ảnh hưởng sâu rộng của Ấn Độ giáo trong cộng đồng cư dân đã được các vương triều Champa lựa chọn làm tôn giáo cho vương triều  và dân
Trang trí đầu tháp C2
tộc.Lấy tư tưởng của tôn giáo Ấn Độ  làm chỗ dựa tinh thần quản lý xã hội. Bên cạnh xây dựng một kinh đô, trung tâm chính trị kinh tế của tộc người, các vương triều Champa tiến hành xây dựng một trung tâm tôn giáo của vương triều. Việc lựa chọn địa điểm này phải gần kinh đô, gắn bó chặt chẽ với vương triều và thỏa mãn những điều kiện khắt khe của giáo lý tôn giáo. Sau hơn hai thế kỷ giành độc lập cùng với sự phát triển, ảnh hưởng lan tỏa của  Ấn Độ giáo đến cộng đồng cư dân và vương triều, đến cuối thế kỷ thứ  IV, vương triều Chăm đã lựa chọn vùng núi phía nam kinh đô làm nơi xây dựng trung tâm tôn giáo của dân tộc mình, đó là vùng đất Mỹ Sơn ngày nay....
5. VÌ SAO NGƯỜI CHĂM LẠI CHỌN XÂY DỰNG THÁNH ĐỊA  Ở MỸ SƠN?
Cho đến nay, khi đến tham quan khu di tích Mỹ Sơn, nhiều người đặt ra câu hỏi, vì sao người Chăm lại chọn thung lũng  Mỹ Sơn vừa hiểm trở vừa xa xôi để làm nơi xây dựng trung tâm  tôn giáo của dân tộc mình? Sao không chọn một địa điểm bằng phẳng rộng rãi tại đồng bằng Quảng Nam; hay đồng bằng Bình Đình màu mỡ giàu có như người Khmer chọn AngKo Vát, AngKo Thom xây dựng trên vùng đồng bằng rộng lớn đất nước Campuchia ?
Khai quậtKhảo cổ học  ở Mỹ Sơn đầu TKXX
 Theo tài liệu lịch sử cùng kết quả nghiên cứu khẳng định  khu di tích Mỹ sơn được người Chăm xây dựng làm  trung tâm tôn giáo của dân tộc có tính chất quốc gia. Khu di tích được hình thành và xây dựng do ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo  Ấn Độ. Các kiến trúc ở đây được xây dựng theo mô hình các kiến trúc tôn giáo  Ấn Độ, thờ các vị thần  Ấn Độ giáo và bi ký cũng theo chữ viết Ấn Độ. Tất nhiên trong quá trình tiếp thu, người Chăm có chọn lọc, sáng tạo theo  quan điểm nhận thức tôn giáo tín ngưỡng của tộc người mình và xây dựng tạo tác, điêu khắc theo nhận thức thẩm mỹ của mình qua các giai đoạn lịch sử. Chính vì thế việc lựa chọn địa điểm xây dựng một trung tâm tôn giáo của tộc người cũng theo quan niệm giáo lý tôn giáo mà họ được tiếp thu ảnh hưởng.Từ xa xưa trong lịch sử, văn hoá tôn giáo Ấn Độ đã tiếp xúc và ảnh hưởng đến vùng đất
Bản đồ con đường thương mại từ Ấn Độ sang Đông nam Á
này theo con đường thương mại buôn bán trên biển. Các thương gia người  Ấn  theo  gió mùa hàng năm vượt biển  đến đây mua sắm: vàng sa khoáng, hương liệu, sản phẩm rừng, sản phẩm biển. Trong quá trình thu gom hàng hóa, thời gian đợi gió mùa quay về họ đã tiếp xúc giao lưu  buôn bán với người dân địa phương và từng bước truyền bá văn hóa tôn giáo của họ đến cộng đồng cư dân Chăm. Là cư dân nông nghiệp, gắn bó chặt chẽ với rừng và biển, trong đời sống tinh thần của người Chăm sớm xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thủy, họ thờ thần rừng, thần biển, thần sông, thờ các hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm sét hay thờ các loại cây mà họ coi như vật tổ mà bia ký sau này để lại cho biết, người Chăm có hai thị tộc lớn là thị tộc Cau ( Kramuka Vamsa) và thị tộc Dừa( Narikela Vamsa). Chính vì thế, những vị thần và giáo lý của Ấn Độ giáo với biểu tượng của các vị thần  Ấn Độ giáo thể hiện vũ trụ trời đất như: Trời cha     ( Đyaus) Trời Mẹ ( Aditi); đất mẹ ( Prithivi); thần Biển ( Varuna) đều gần gũi thân thuộc với điều kiện tự nhiên
 Khai quật khảo cổ học ở Mỹ Sơn đầu TK XX
nơi họ sinh sống. Các hiện tượng tự nhiên  biểu hiện thông qua hình ảnh của các thần như :thần mưa, sấm sét( Inđra); thần Mặt Trời ( Surya); thần Lửa ( Agni); thần Gió (Vayu); thần Rượi hay thần Mặt trăng (Soma); hiện tượng Bình minh hay Hoàng hôn ( Asuin) là những hiện tượng chi phối hiển hiện thường nhật  trong đời sống của họ. Bên cạnh đó hình tượng hoá thân của các vị thần như  hoá Cá( Matsya); Rùa ( Kurma); Lợn Rừng ( Varaha); Sư tử ( Narasimha)… không xa lạ gì , có nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng dân gian ở đây nên dễ được người dân bản địa tiếp thu tự nguyện, hòa nhập vào đời sống tinh thần của họ. Vào cuối thế kỷ II ( năm 192), sau khi người Chăm giành được độc lập, nhà nước Chămpa ra đời thì văn hóa tôn giáo  Ấn Độ có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người Chăm  tiếp thu mô hình tổ chức xã hội và tôn giáo theo nền văn minh  Ấn Độ. Trong đời sống tôn giáo đó hình thành nên một trung tâm tôn giáo của vương triều.Theo giáo lý của  Ấn Độ giáo cho rằng không gian thần linh  là không gian thiêng, thần
Một góc Mỹ Sơn
linh không tiếp xúc trực tiếp với tín đồ mà thông qua tầng lớp trung gian tu sĩ Balamôn. Những tu sĩ Balamôn để đạt tới nhận thức về bản ngã (Atman) họ phải  “...từ bỏ những lôi cuốn của thân xác. Rời bỏ gia đình, xa lánh vợ con, tìm nơi cô tịch mà sống, chăm trai giới, giữ gìn lời nói và thực hiện phép thiền định….”, trong không gian 
Cảnh Tu sĩ tu luyện
tĩnh lặng. “ Con đường dẫn đến sự yên tĩnh của tinh thần luôn luôn là mối quan tâm chính của họ. Họ xa rời cuộc đời vào sống trong rừng sâu, ngồi dưới bóng câycổ thụ hoặc trên vách đá, tách biệt khỏi mọi việc đời, tập trung tâm trí suy nghiệm chân lý. Cho nên dòng chính của văn minh Ấn không phải ở đô thị mà ở trong rừng. Đó là nền văn minh của cuộc sống bình lặng trong rừng. Tư tưởng chính của tôn giáo  Ấn là thoát tục (supermindane)”. “Do chịu ảnh
Cảnh tu sĩ tu luyện
hưởng của tư duy tôn giáo Ấn Độ- cả Balamôn giáo và Phật giáo- người Chăm cũng quan niệm đi tu là hành hương là đi vào núi, vào miền núi rừng thâm u”. Không gian của Mỹ Sơn đáp ứng được yêu
Cảnh tu sĩ tu luyện
cầu của những tín đồ Balamôn giáo khi họ tiếp thu tư tưởng của tôn giáo này. Hệ thống núi quanh Mỹ Sơn có nhiều hình dáng, tư thế gần gũi biểu tượng của Balamôn giáo. Trước hết là đỉnh núi Răng Mèo, trong văn bia có tên gọi núi Đại Sơn( Mahaparvata) với mỏm đá nhô ra mang dáng hình chim thần Garuda khổng lồ xoải cánh ra biển. Chim thần Garuđa-  Bhađrêvara là một dạng được tôn sùng của thần Shiva..Ngọn núi đã trở thành biểu tượng thiêng của thung lũng Mỹ Sơn, chính vì thế núi còn được gọi là núi Chúa ( núi chủ). Từ trên sườn núi những dòng suối chảy xuôi tạo nên những thác bạc trắng xoá  đổ xuống thung lũng gợi đến hình ảnh của sông Ganda trên thiên giới đổ xuống sông Hằng tạo nên dòng sông thiêng. Những dòng suối này hoà nhập đổ vào sông Thu Bồn, dòng sông
Cảnh tu sĩ tu luyện trong rừng( Điêu khắc bệ thờ Mỹ Sơn E1)
tạo nên đồng bằng Quảng Nam màu mỡ nuôi sống con người. Ý nghĩa không gian thiêng của thung lũng Mỹ Sơn và núi Đại Sơn có ý kiến cho rằng, núi Đại Sơn được coi là Lingaparavata ( Dương vật thiêng) “…cắm xuống bồn địa Mỹ Sơn được xem là đại Yony ( Âm vật thiêng) với dòng suối chảy ngang bồn địa được xem là kẽ Yony. Đây chính là lý do địalý (Geomantic)- tâm linh – phồn thực khiến người Chăm chọn bồn địa Mỹ Sơn làm thánh địa …”. Vị trí của Mỹ Sơn lại nằm ven, nối thông thủy với sông Thu Bồn, dòng sông chính tạo nên đồng bằng Quảng Nam. Dòng sông này bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh (KomTum- Quảng Nam) cao nhất vùng núi Tây nguyên  quanh năm mây mù bao phủ dễ liên tưởng đến đỉnh Hymalaya nơi trú ngụ của Thần linh theo truyền thuyết của  Ấn Độ giáo. Sông Thu Bồn chảy ngang qua vùng đất Mỹ Sơn, nhận thêm nước từ suối Khe Thẻ  chảy ra nhuốm thêm  màu huyền thoại cho dòng sông Mẹ. Chọn địa điểm Mỹ Sơn lại không xa Trà Kiệu kinh
Tu sĩ tu luyện
đô của  người Chăm; xuôi theo dòng sông từ Mỹ Sơn xuống Trà Kiệu và ngược lại, thuận lợi cho vương triều mỗi khi hành lễ hay đến trung tâm tôn giáo này. Có ý kiến  cho rằng địa hình hiểm trở khép kín của Mỹ Sơn “ Nơi đây còn mang tính chất của một khu
Cảnh tu sĩ tu luyện

vực phòng ngự, được bảo vệ bằng những chiến luỹ thiên nhiên hiểm trở. Chọn Mỹ Sơn làm thánh địa ngoài ý nghĩa tôn giáo ra, hẳn các vua Chàm xưa kia đã có ý định tìm một nơi có thể rút lui vào ẩn náu kín đáo mỗi khi kinh  bị uy hiếp”. Như vậy có thể nói, có nhiều lý do để  các vương triều Champa chọn Mỹ Sơn làm nơi xây dựng trung tâm tôn giáo của dân tộc mình, trong đó lý do địa tâm linh giữ vai trò quan trọng. Chính vì thế Mỹ Sơn đã trở thành trung tâm tôn giáo lớn có vị trí quan trọng- vùng đất thiêng theo suốt chiều dài lịch sử của tộc người Chăm và tồn tại cho đến ngày nay
6. TẠI SAO CÓ TÊN GỌI  MỸ SƠN?
          Cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ XX, khi khảo sát các di tích Champa hiện còn, các học giả người Pháp đã căn cứ vào địa danh mỗi vùng còn lại các kiến trúc mà đặt tên. Các tháp ở Quảng Nam nói riêng hay hệ thống tháp Champa ở Việt Nam nói chung đều
Thung lũng Mỹ Sơn - ảnh chụp đầu thế kỷ XX
được đặt tên theo quy ước này như  các tháp ở Quảng Nam: tháp Chiên Đàn, tháp Khương Mỹ, tháp Bằng An hay các tháp ở Bình Định như: tháp Bình Lâm, tháp Dương Long, tháp Phú Lốc vv… được đặt tên theo đơn vị hành chính. Bên cạnh đó còn có các tháp được đặt tên theo đặc trưng riêng như tháp Cánh Tiên , Bánh Ít ( Bình Định). Nhưng  đặt tên gọi theo các đơn vị hành chính là phổ biến, khu di tích Mỹ Sơn khi được “ tái phát hiện” cũng được đặt theo tên  địa danh hành chính ở đây. Khu di tích Mỹ Sơn khi được biết đến thuộc địa bàn thôn Mỹ Sơn, tổng An Hòa, huyện Duy Xuyên( nay là thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên). Các nhà học giả người Pháp đã  đặt tên cho khu di tích này là : khu di tích Mỹ Sơn. Tên gọi đó tồn tại kể từ khi phát hiện và cho đến ngày nay. Tên gọi đó được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về văn hóa Champa, được công bố rộng rãi trong và ngoài nước hơn một thế kỷ nay và trở thành tên gọi chính thức trong các văn bản nhà nước.Năm  1979 Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định công nhận khu di tích Mỹ Sơn
Một góc Mỹ Sơn
 là Di tích lịch sử – Văn hóa – Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hai mươi năm sau, năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được UNESCO ( tổ chức Giáo dục Khoa học Văn hóa Liên hiệp quốc) công nhận ghi vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Tên gọi Mỹ Sơn theo thời gian đã được chấp nhận và tỏa sáng không những trong nền văn hóa dân tộc mà  còn tỏa sáng trong nền văn hóa nhân loại.Tên gọi Mỹ Sơn hội tụ đủ hai yếu tố chủ quan và khách quan của những người phát hiện ra và đặt tên gọi. Tên gọi khu di tích  này mang tên thuần túy Việt, trong khi đó chủ nhân sáng tạo, xây dựng khu di tích là tộc người Chăm;  vậy khu di tích Mỹ Sơn trong văn hóa  Chămpa có tên gọi nào khác không? Theo các tài liệu bi kí để lại tại Mỹ Sơn Cho biết vua Champa dâng một khu đất làm tài sản vĩnh viễn cho các vị thần  với “ núi Sulaha ở phía đông; Đại Sơn ( Mahaparvata) ở phía nam; Kucaka ở phíatây làm thành địa giới –Bia Mỹ Sơn I dựng thế kỷ IV - V”. Sau này các bia ở Mỹ Sơn cũng cho biết một số tên địa danh như núi Vugran trong lòng thung lũng nơi vua Jaya Harivarman I cho dựng một ngôi đền thờ thần Srisanabhadresvara- Bia Mỹ Sơn số XX dựng thế kỷ XII. Hay một số bia ghi tên một số địa danh liên quan đến khu di tích như sông Simhapura( sông Thu Bồn hiện nay?), các làng ( Palie) như : Gunam, Bhanh, Sukitut vv… Nhưng không để lại dòng nào trên bi ký cho biết tên gọi khu di tích này là gì ! Tên gọi Mỹ Sơn đã trở thành tên gọi chính thức của khu di tích này kể từ khi phát hiện cho đến hôm nay và mãi mãi mai sau....( còn tiếp).
7. MỸ SƠN ĐƯỢC PHÁT HIỆN KHI NÀO ?
Theo tài liệu lịch sử cùng những di tích, di vật để lại cho đến nay, khu di tích  Mỹ Sơn được người Chăm xây dựng khá sớm trong lịch sử, di vật đầu tiên thuộc thế kỷ IV – V ( bia Mỹ Sơn I), di tích được xây dựng muộn nhất thuộc thế kỷ XIII. Đầu thế kỷ XIV ( năm 1306), khi vùng đất châu Ô châu Lý được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt, các di tích ở đây hầu như không được xây dựng, thế kỷ XV ( năm 1472 sát nhập thành một bộ phận của Quảng Nam thừa ty xứ,
Các học giả người Pháp nghiên cứu ở Mỹ Sơn
thì khu di tích mất vai trò của nó trong đời sống tinh thần cộng đồng tộc người Chăm và hầu như bị quên lãng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thẩm thực vật mọc trùm lên bao phủ khu di tích này. Với người Việt chủ nhân mới của vùng đất, khi tiếp xúc một kiến trúc tôn giáo xa lạ, không gia nhập vào đời sống tinh thần của họ nên không được quan tâm. Khu di tích  dần bị bỏ hoang, mặc cây cỏ xâm lấn, tàn phá. Người Việt biết đây là kiến trúc của tộc người Chăm, địa đồ quản lý lãnh thổ vùng đất thời Hồng Đức, trong tập bản đồ: Thiên nam chi lộ đồ thư có ghi chú về khu di tích này với dòng chữ “ Chiêm Thành chi mộ tổ ”. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương vào thế kỷ XIX,  Mỹ Sơn được người Pháp biết đến  lần đầu tiên vào năm 1885 khi một toán lính Pháp đi tảo thanh căn cứ của nghĩa quân  Quảng Nam  thuộc Nghĩa Hội, một tổ chức chống Pháp của các văn thân xứ Quảng xây dựng tại vùng núi hiểm trở này, toán lính Pháp đã bắt gặp một  khu di tích bị bỏ hoang nằm chìm dưới tán rừng rậm nhiệt đới với nhiều đền tháp đổ nát hoang tàn. Nhưng những phát hiện này hầu như không được chú ý. Sau khi hoàn thành cuộc
Khai quật Khảo cổ học tại Mỹ Sơn đầu TK XX
xâm lược Việt Nam, cùng với việc tổ chức khai thác thuộc địa, các di tích văn hóa cũng được các học giả thực dân dần chú ý. Năm 1895, theo hướng dẫn của những người dân địa phương  học giả người Pháp  C. Paris đã tìm đến, bước đầu cho dọn dẹp phát quang bảo vệ khu di tích, năm 1898 -1899 L Pinot và L.DeLajonquiere đến nghiên cứu, kể từ đây việc nghiên cứu khu di tích được quan tâm có hệ thống  dưới sự chủ trì của các học giả Viễn Đông Bác cổ, đứng đầu là L. Pinot. Từ  năm này,  giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Mỹ Sơn dần hé lộ tỏa sáng dưới các thành tựu công bố của các nhà nghiên cứu, Mỹ Sơn không những được các học giả trong nước biết đến mà còn tỏa sáng ra nước ngoài. Chính vì thế, cho đến nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất lấy năm 1898, được coi là năm “ tái phát hiện” ra khu di tích Mỹ Sơn. Thực ra khu di tích Mỹ Sơn được những người dân vùng đất biết đến khá lâu khi họ đến quản lý, định cư ở đây. Trong quá trình sinh sống, lấy gỗ làm nhà, khai thác kinh tế rừng, tìm kiếm lâm sản, săn thú, lấy củi vv… họ đã đến khu di tích này và coi đây là điểm dừng chân, nghỉ ngơi. Nhưng có lẽ  sự hiện diện của các kiến trúc, tôn giáo khá xa lạ với
Khai quật khảo cổ ở Mỹ Sơn đầu TK XX
truyền thống văn hóa của họ nên  người ta ít chú ý. Những kiến trúc ở Mỹ Sơn được người dân ở đây dựa vào hình dáng, mật độ kiến trúc, đặc trưng của môi trường quanh đó, họ đặt các tên gọi khá dân gian, gần gũi với nhận thức của họ. Những kiến trúc được tập trung đậm đặc, xây dựng xúm xít quây quần bên nhau ( nhóm B – C – D) họ gọi là nhóm tháp chợ. Nhóm tháp có hình dáng giống như ngôi chùa cổ được khắc tạc họa tiết cầu kỳ được gọi là tháp Chùa ( nhóm A) hay nhóm tháp  xây dựng xung quanh  thung lũng hẹp có nhiều cây Khế mọc quanh được gọi là nhóm tháp hố Khế ( nhóm tháp E; F), nhóm kiến trúc được xây dựng vuông vức gọi là tháp Bàn Cờ( nhóm tháp H) vv… Sau này, khi nghiên cứu tổng thể khu di tích, để thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, các học giả người Pháp đã đánh số và gọi tên các nhóm tháp theo kí hiệu La Mã như nhóm tháp A, A’; B; C; D; E, F; H; K; L… Mỗi kiến trúc ở mỗi nhóm lại đánh kí hiệu số thứ tự tuần tự 1, 2, 3 vv.. Cách đánh số này chỉ có giá trị ước lệ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu bởi các kiến trúc có mối quan hệ mật thiết với nhau và không phản ánh được nội dung tôn giáo mà mỗi kiến trúc đảm nhận. Nhưng cách đánh kí hiệu này là việc làm khoa học tạo cơ sở tầng nền khi tiếp cận nghiên cứu, tham quan khu di tích này và cho đến nay vẫn được sử dụng.
Sơ đồ các nhóm kiến trúc ở Mỹ Sơn
8. AI  LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN SÁNG LẬP XÂY DỰNG Ở MỸ SƠN?
             Mỹ Sơn được xây dựng từ bao giờ, do ai sáng lập, cho đến nay vẫn là một câu hỏi. Khó có thể trả lời một các chính xác, Mỹ Sơn được xây dựng từ bao giờ. Căn cứ vào tư liệu văn bia cho biết đến cuối thế kỷ IV đầu  thế kỷ IV, Mỹ Sơn đã trở thành vùng đất của thần linh. Theo nội dung văn bia Mỹ Sơn I, tìm được tại nhóm tháp A cho biết “… vì niềm sùng kính dưới chân Bhađrêxvaraxvamin của đại vương Bhađravacman, người thấu hiểu con đường của loài người, bởi sự thông tuệ đầy đủ đã kính dâng Bhađrêxvara một tài sản vĩnh viễn. Núi Suhala ở phía đông; Đại Sơn ( Mahaparvata) ở phía nam; núi Kucaka ở phía tây làm thành địa giới… hãy nhủ lòng thương tôi, chớ phá hoại vật tôi đã cúng thần …” văn bia cũng cho biết trước khi vùng đất được chọn dâng cho thần linh nơi đây đã  “…có những đền tháp, có nhiều châu báu…”.
Bia Hòn Cục( Quảng Nam)
Bia có niên đại vào thế kỷ IV- V, qua văn bia cho thấy  người dựng bia là vua Bhađravarman I, đối chiếu với sử liệu trong thư tịch cổ Việt Nam đó là vua Chăm có tên chép là  Phạm Hồ Đạt( năm 339 – 418). Theo tài liệu lịch sử và bi ký Champa để lại, sau khi giành được độc lập và một thời kỳ đấu tranh nội bộ,  lãnh thổ Champa thống nhất dưới quyền quản lý tập trung của  vua Phạm Phật ( Bhađravarman I ). Ngoài bia Mỹ Sơn , bia Chợ Dinh ( Phú Yên) ; bia Chiêm Sơn, bia Hòn Cục ( Quảng Nam) đã nói về quyền lực của vị vua này trên toàn lãnh thổ Champa từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Bia Chợ Dinh( Tháp Nhạn – Phú Yên) còn gọi ông là Đại Vương ( Maharaja). Vị vua này có đủ điều kiện  về quyền lực và kinh tế kết hợp với sự lan tỏa phát triển tôn giáo này trong cộng đồng cư dân khi đó đã rộng khắp, chín muồi đòi hỏi phải  xây dựng
Bia Mỹ Sơn I( do vua Bhađravarman I dựng)
một trung tâm tôn giáo của cả dân tộc và vương triều. Thế kỷ  IV -V vị trí của Mỹ Sơn đã chính thức được xác lập thành địa điểm tôn giáo Quốc gia và vua Phạm Hồ Đạt (Bhađravarman I) trở thành vị
Bia Chợ Dinh ( Phú Yên)thời vua BhađravarmanI

vua sáng lập ra Mỹ Sơn. Nhưng trước đó ở thung lũng này đã trở thành nơi thờ cúng và có công trình xây dựng  hay không, chúng ta chưa có tư liệu, nhưng có thể nói rằng, chắc chắn trước đây nơi này đã được sử dụng làm nơi thờ thần linh theo tín ngưỡng  của người Chăm. Khi vùng đất được dâng lên cho thần nơi đây cũng có “…những đền tháp, có nhiều châu báu… ”, dâng cúng cho thần linh bản địa có thể là thần rừng, thần núi, thần suối. Chính vì thế, khi xác định, chọn nơi đây làm trung tâm tôn giáo mới nhà vua đã sợ người dân không đồng thuận và phải nói “ xin chớ phá hoại vật tôi đã cúng thần”, nghĩa là sợ những người dân đã từng thờ cúng ở đây không đồng tình  và phá hoại. Như vậy tài liệu bia ký xá định rõ vua  Bhađravarman I( 339 - 418) là người đầu tiên xác lập vị trí, vai trò  vùng đất thiêng của Mỹ Sơn hay chính là người sáng lập ra Mỹ Sơn trong lịch sử.( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét