Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

 GIỚI THIỆU SÁCH
MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH

Mục lục
Lời nói đầu                                                                                                         
Lời giới thiệu                                                                                                      
1. Di sản văn hóa Mỹ Sơn được xây dựng ở đâu?                                                
2. Đến Mỹ Sơn đi theo con đường nào?                                                                 
3 .Chủ nhân di sản văn hóa Mỹ Sơn là ai?                                                            
4.  Mỹ Sơn được xây dựng trong điều kiện nào?                                                 
5.Vì sao người Chăm lại chọn xây dựng thánh địa ở Mỹ Sơn?                                           6.Tại sao có tên gọi Mỹ Sơn?                                                                              
7. Mỹ Sơn được phát hiện khi nào ?                                                                     
8. Ai là người đầu tiên sáng lập xây dựng ở Mỹ Sơn?                                         
9. Vai trò của Mỹ Sơn tồn tại đến bao giờ?                                                         
10. Mỹ Sơn có bao nhiêu  kiến trúc?                                                                   
11. Mỹ Sơn có các loại hình kiến trúc nào?                                                        
12. Kiến trúc nào được xây dựng sớm nhất ở Mỹ Sơn.?                                      
13. Nhóm Tháp nào có mật độ kiến trúc nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                        
14. Nhóm tháp nào được xây dựng  lâu năm nhất ở Mỹ Sơn?                                   
15. Kiến trúc nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                                                 
16. Tháp nào được chạm khắc đẹp nhất ở Mỹ Sơn?                                           
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                               
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                         
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                 
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                          
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                              
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                            
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                           
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                
Mục lục                                                                                                             

Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh 
( TIẾP THEO)
                 
9. VAI TRÒ CỦA MỸ SƠN TỒN TẠI ĐẾN BAO GIỜ?
          Được xác lập vào thế kỷ IV – V, với vai trò là trung tâm tôn giáo dân tộc, Mỹ Sơn luôn luôn được quan tâm, ủng hộ của các vương triều trong mọi thời đại, trong mọi  thời gian lịch sử. Bất chấp khó khăn kinh tế, hay sự biến động của xã hội, mỗi một triều đại nào khi lên ngôi đều đến đây để kính cáo các vị thần, cầu xin nhờ sự che chở của thần linh cho vương triều mình thịnh vượng. Để tỏ lòng tôn kính, các triều đại đều cho xây dựng các đền tháp, dâng cúng các tặng vật quý báu lên thần. Theo tài liệu lịch sử, vai trò của Mỹ Sơn kéo dài theo suốt lịch sử văn hóa Chăm, tộc người Chăm. Cho đến ngày nay, người Chăm vẫn coi đấy là vùng đất thiêng của tộc người mình. Nhưng theo các di tích, di vật còn lại cho đến ngày nay, di tích kiến trúc muộn nhất được xây dựng vào thế kỷ XIII         ( tháp Mỹ Sơn B1). Đây là một kiến trúc tháp khá độc đáo có quy mô lớn, được xây dựng bằng chất liệu đá khối lớn chiếm vai trò quan trọng. Kỹ thuật xây ghép nối các khối đá câu móc vào nhau với mộng hình chữ I.Mỹ thuật trang trí đơn giản  hình khối nổi, to thô. Niên đại tháp vào nửa cuối thế kỷ XIII, thuộc phong cách nghệ thuật kiến trúc tháp Bình Định. Về tác phẩm điêu khắc, có thể thấy tác phẩm muộn nhất  còn lại khá hoàn chỉnh là tấm lá nhĩ ( Tympan) tìm thấy tại nhóm tháp H. Đây là hiện vật được sử dụng trang trí vòm cửa tháp. Nội dung thể hiện hình ảnh thần Shiva, dựa vào họa tiết trang trí, phong cách thể hiện, các nhà nghiên cứu cho rằng, tấm lá nhĩ này có niên đại vào thế kỷ XII – XIII, thuộc phong
Tháp Mỹ Sơn B1- TK XIII
cách nghệ thuật Tháp Mẫm trong tiến trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc đá Champa.  Về bia ký, dòng chữ khắc trên cột cửa tháp B1 cho biết niên đại khắc tạc vào năm 1262. Đây có thể coi là những di tích và di vật  có niên đại muộn nhất có mặt tại Mỹ Sơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với lịch sử vùng đất trong quá trình hội nhập lãnh thổ dân tộc, bởi sau năm 1306, sau cuộc hôn nhân với công chúa Huyền Trân nhà Trần, vùng đất châu Ô, châu Lý được vua Chăm Chế Mân tình nguyện sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt,làm quà sính lễ  thì quyền quản lý lãnh thổ hành chính của người Việt  kéo dài từ Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên – Huế đến bắc bờ sông Thu Bồn, gồm 55 xã địa bàn các huyện Đại Lộc, Điện Bàn ( Quảng Nam) ngày nay. Khu di tích Mỹ Sơn thời kỳ này nằm sát vùng lãnh thổ Đại Việt quản lý,  lịch sử giai đoạn đó người Chăm đã chuyền đô từ Quảng Nam ( Inđrapura - Đông Dương) vào định đô tại ViJaya ( Bình Định ngày nay),  từ năm 1000, các công trình kiến trúc tôn giáo Champa được tập trung xây dựng chính tại đây
Nhóm tháp H1- TKXIII
vùng trung tâm chính trị, kinh tế mới của người Chăm, cho nên  mặc dù là thánh điạ, nhưng Mỹ Sơn dần mất sự quan tâm của vương triều, không được chú ý xây dựng, chỉ được quan tâm duy trì làm nơi thờ cúng. Một số công trình kiến trúc được xây dựng thời kỳ Vijaya là các nhóm tháp G- H cùng một số kiến trúc xây bổ xung tại các nhóm khác như E4 tại nhóm E, B1 tại nhóm B. Mỹ Sơn hết vai trò trung tâm tôn giáo của người Chăm vào đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ sát nhập cả vùng đất  Quảng Nam- Quảng Ngãi ngày nay, thành lập các châu Thăng- Hoa -Tư -   Nghĩa, nơi đây trở thành vùng đất do người Việt quản lý. Như vậy có thể thấy, vai trò là trung tâm tôn giáo của Mỹ Sơn kéo dài gần một ngàn năm trong lịch sử từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Chính vì thế, khi sát nhập vào nền văn hóa dân tộc, các di tích, di vật văn hóa Chămpa để lại đây vô cùng phong phú, mọi loại hình, chất liệu , kích cỡ, có giá trị nghệ thuật cao, tựu trung tinh hoa của tài năng nghệ thuật Chăm theo suốt chiều dài lịch sử đóng góp làm giàu cho nền văn hóa dân tộc và cho nhân loại hôm nay.
Nhãm G – Mü S¬n- TK XII
10.  Ở  MỸ SƠN CÓ BAO NHIÊU KIẾN TRÚC?
                     Được xây dựng trong vùng thung lũng khá rộng và tương đối bằng phẳng, nhưng địa hình bị chấm phá bởi những quả đồi thấp cùng những  dòng suối chảy quanh co chia cắt, lại nằm chìm dưới tán cây rừng xanh ngắt rậm rạp khó bao quát được toàn bộ thung lũng. Trong lịch sử người Chăm đã xây dựng ở đây bao nhiêu kiến trúc? Câu hỏi đó cho đến nay vẫn là vấn đề quan tâm tìm hiểu. Ngoài những di tích hiện còn, lòng đất Mỹ Sơn còn ẩn chứa bao nhiêu kiến trúc theo thời gian đã bị sụp đổ?.Theo điều tra thống kê ban đầu khi “ tái phát hiện” khu di tích Mỹ sơn, nơi đây còn 68
Sơ đồ các nhóm tháp B- C – D
công trình kiến trúc, được xây dựng thành 8 nhóm chính, lấy các nhóm kiến trúc được xây dựng giữa lòng thung lũng làm trung tâm. Bên cạnh những kiến trúc hiện còn, quá trình khảo sát, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều dấu vết kiến trúc bị sụp đổ hoàn toàn chỉ còn dấu tích, nên họ đưa ra nhận định “ Con số này còn xa mới có thể đại diện cho toàn thể các công trình đã từng hiện diện ở đó”. Các nhóm kiến trúc  lấy nhóm tháp B-C- D  tọa lạc giữa thung lũng làm trung tâm. Đối diện với nhóm tháp B- C- D phía đông suối Khe Thẻ là nhóm tháp A; chếch về phía nam nhóm tháp A là nhóm tháp A’; về phía bắc nhóm A là nhóm tháp G. Phía đông bắc nhóm B – C – D là nhóm tháp E, F, về phía tây là nhóm H. Xa hơn là các nhóm K- L- M. Trong mỗi nhóm tháp này có nhiều công trình kiến trúc, được xây dựng với chức năng sử dụng khác nhau. Thông thường
Hoạt động gia cố  để bảo vệ di tích đầu TK XX
mỗi nhóm có một tháp trung tâm, xung quanh là hệ thống kiến trúc phụ trợ với các chức năng khác nhau. Riêng nhóm tháp B- C – D thì các công trình kiến trúc nhóm tháp D được xây dựng phục vụ cho nhóm tháp B- C. Những kiến trúc thờ chính này thường được xây dựng ở vị trí trung tâm, có quy mô lớn nhất, khắc tạc trang trí đẹp nhất và thường được các nhà nghiên cứu đánh kí hiệu số 1( như Mỹ Sơn A1; B1; C1;E1 vv…). Do được xây dựng trong khoảng thời gian dài khác nhau, điều kiện kinh tế của mỗi thời đại khác nhau,  và đặc biệt là vị trí của các nhóm kiến trúc cho nên số lượng các kiến trúc trong mỗi nhóm cũng khác nhau.Trong các nhóm tháp hiện còn cho thấy 3 nhóm tháp B- C- D có
Tháp C1- kiến trúc nguyên vẹn nhất hiện nay
mật độ kiến trúc nhiều nhất, được xây dựng tập trung giữa lòng thung lũng, được coi là trung tâm của Di sản văn hóa. Thực ra, nếu phân theo công năng sử dụng, 3 nhóm tháp này chỉ có hai nhóm tháp chính là B – C; các kiến trúc nhóm D được xây dựng phục vụ cho kiến trúc chính, các tháp thờ ở các nhóm B – C. Sau khi phát hiện và nghiên cứu, nhận rõ giá trị đặc biệt của khu di tích trong tổng thể các di sản văn hóa Champa để lại, các nhà nghiên cứu đã tìm mọi cách để gìn giữ bảo quản các di sản văn hóa này, các kiến trúc có nguy cơ sụp đổ được gia cố, cây cỏ xâm thực được dọn sạch. Để hạn chế sự can thiệp của dòng chảy suối Khe Thẻ vào nhóm di tích, một con đập được xây dựng trên thượng lưu dòng chảy  ngăn dòng lũ xiết. Mặc dù cố gắng, nhưng sự can thiệp của tự nhiên hàng năm vẫn tác động đến khu di tích này. Đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh đã hủy hoại khá nhiều kiến trúc ở đây. Năm 1947, tàu chiến  của quân viễn chinh Pháp đi dọc sông Thu Bồn đã nã pháo vào khu di tích làm hư hại một số kiến trúc. Năm 1969, máy bay Mỹ lại một
Bảng thống kê số lượng kiến trúc các nhóm
Thứ tự
Tên gọi ( kí hiệu)
Số lượng kiến trúc
Ghi chú
1
Nhóm A
13

2
Nhóm A’
4

3
Nhóm B
14

4
Nhóm C
7

5
Nhóm D
6

6
Nhóm E
9

7
Nhóm F
3

8
Nhóm G
5

9
Nhóm H
4

10
Nhóm K
1

11
Nhóm L
1















lần nữa ném bom hủy hoại. Nhiều  nhóm tháp bị bom phá hủy như nhóm tháp A- B- E –F – G,  các công trình kiến trúc nổi tiếng như tháp Mỹ Sơn A1, A10 hay E4, F1, F3 bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại đống gạch vụn, nhiều tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bị bom hất vương vãi. Hiện trạng khu di tích bị đổ nát hoang tàn Sự hủy hoại tàn bạo đó dẫn tới tình trạng cho đến nay chỉ còn khoảng 20 công trình kiến trúc còn hình hài nguyên vẹn Đây thực sự là một tổn thất nghiêm trọng cho khu di tích. Sau năm 1975, mặc dù có sự nỗ lực trong việc  bảo vệ, gia cố, tôn tạo, bước đầu trùng tu, nhưng có thể nói cho đến nay về cơ bản khu di tích Mỹ Sơn vẫn là một khu phế tích kiến trúc khảo cổ học. Trong những năm gần đây đặc biệt kể từ khu khu di tích Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới việc nghiên cứu, trùng tu tôn tạo di tích được tiến hành có hệ thống, khoa học bài bản hơn. Hy vọng một thời gian không xa, diện mạo các kiến trúc ở Mỹ Sơn từng bước được phục dựng, trả lại giá trị văn hóa, vẻ đẹp vĩnh hằng từng được dựng xây tỏa sáng trong lịch sử.
Tháp A10 còn lại
( còn tiếp...)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét