NGÓI MŨI
LÁ CHAMPA
Lê Đình Phụng
Ngói là một loại vật liệu xây dựng,
sử dụng dùng lợp bộ mái các công trình kiến trúc, được sản xuất mang đặc trưng
của tộc người chế tác phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường nơi họ cư trú. Chính
vì thế ngói được sử dụng theo suốt chiều dài lịch sử kiến trúc của mỗi tộc người,
đóng góp tạo nên diện mạo nền kiến trúc dân tộc, mang đặc trưng văn hóa riêng. Trong
những vật liệu xây dựng của người Chăm trong lịch sử, ngói được sản xuất khá
nhiều, nhiều loại hình khác nhau, trong đó có ngói mũi lá giữ vai trò quan trọng.
Góp phần tìm hiểu kiến trúc Champa trong lịch sử, việc nghiên cứu ngói Mũi lá được
coi là một con đường tiếp cận khi nghiên cứu
các loại hình đất nung phục vụ kiến trúc.
I. Nguồn tư liệu.
Trước đây khi điều tra, khai quật nghiên cứu di tích văn hóa Champa, các học giả người Pháp đã gặp và chú ý đến loại hiện vật đất
nung có hình dáng lạ tại các tháp: Hòa Lai ( Ninh Thuận); Ponaga ( Khánh Hòa)
và tháp Mỹ Sơn E1. Các học giả đã xác định công năng là ngói lợp các công trình
kiến trúc, họ gọi đó là ngói Chăm(Tuiles Cames). Ngói có thân hình chữ nhật bản
dẹt, dài từ 15cm -18cm, bản rộng 5cm -7cm, dày 1,5cm – 2cm. Mũi ngói hình tam
giác cân, chuôi ngói vuông góc với thân thắt đều ở chính giữa. Ngói có màu vàng
nhạt hay đỏ nhạt, độ nung khá cao, xương cứng. Nhưng có lẽ sự đơn điệu của loại
hình này nên chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm(1).
Ngói Mũi Lá: A – Ponaga; B – Hòa lai
(
nguån: H. Parmentier – 1918)
Sau những phát
hiện của người Pháp, những năm sau này, trong quá trình canh tác, xây dựng tại địa
phương trên các vùng đô cũ của người Chăm, những người dân địa phương tìm được
khá nhiều viên ngói loại hình này, hình thành nên các bộ sưu tập đồ gốm Champa trong đó có ngói Mũi Lá. Cho đến
nay qua các cuộc khai quật vào khảo sát đã tìm thấy loại hình vật liệu này trên
3 vùng đất: Quảng Nam; Khành Hòa và Bình Định.
1. Ngói Mũi lá tại Quảng Nam
Trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam các cuộc khai quật tại Trà Kiệu ( kinh đô cổ Simhappura) từ
những năm 1990 – 2003 trong hàng ngàn hiện vật thu được trong đó có nhiều mảnh
ngói mũi lá. Mặc dù những viên ngói không còn lành lặn nhưng với phần cuối và
phần mũi thu được, các nhà khai quật đã xác định đây là ngói Mũi Lá. Bổ xung
cho hiểu biết, quá trình canh tác tại khu vực, nhân dân địa phương thu được khá
nhiều viên ngói nguyên vẹn cho biết về hình thù viên ngói đã từng được sử dụng.
Ngói thu thập ở đây có khá nhiều, có đến hàng trăm mảnh, nhiều viên còn nguyên
vẹn, cung cấp cho thấy hianhf dáng nguyên vẹn của loại hình này
Ngói Mũi
Lá tìm được tại Trà Kiệu
Tại cuộc
khai quật phế tích Champa An Phú ( hay gọi
làTháp Lạng- Tam Kỳ)
Các nhà khai quật đã làm xuất lộ đầu phía đông
phế tích dải ngói đổ ken dày kéo dài trên 100m, liên quan đến một phế tích kiến
trúc có mặt bằng dài 29,6m, rộng 9,8m. Đây chính là số ngói lợp kiến trúc bị sụp
xuống. Niên đại kiến trúc vào thế kỷ X (2). Niên đại của di tích vào thế kỷ XI.
Hàng ngàn viên ngói Mũi Lá được biết đến với nhiều kích cỡ khác nhau. Có thể thấy
đây là cả bộ mái kiến trúc lợp ngói bị đổ xuống
Phế
tích An Phú và ngói tìm được
Cuộc
khai quật tại Mỹ Sơn ( Duy Xuyên) năm 2004 trong những hiện vật tìm được, ngói
Mũi Lá chiếm một số lượng lớn đó là những mảnh đuôi ngói và mũi ngói, trong đó
có 01 viên còn khá nguyên vẹn hình dáng dài 25,5cm, rộng bản 6,3cm, xương dày
1,4cm, chuôi cao 1,9cm. Mũi ngói ở đây có hai loại, lớn nhỏ khác nhau về kích thước bản rộng, tập
trung tại phế tích nhà dài E3 có niên đại vào thế kỷ XI.
§u«i
ngãi ë Mü S¬n
Các loại
ngói mũi Lá ở Mỹ Sơn
Tống số
ngói thu được ở đây gồm 55 mảnh chuôi
ngói; 90 mảnh thân và 23 mảnh mũi ngói. Theo kích thước số đo cho thấy số đo
của các thành phần một số hiện vật ngói như sau:(3)
sô TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
|
Chuôi
ngói ( cm)
|
Thân
ngói( cm)
|
Mũi
ngói( cm)
|
|||||
rộng
bản
|
cao
chân
|
xương
dày
|
rộng
bản
|
xương
dày
|
Dài mũi
|
rộng đáy
mũi
|
xương
dày
|
|
3,6
5,4
5,7
5,8
5,9
6,1
6,1
6,1
6,2
6,2
6,2
6,2
6,3
6,3
6,3
6,3
6,3
6,4
6,4
6,4
6,4
6,4
6,4
6,4
6,5
6,6
6,6
6,6
6,6
6,6
6,7
6,8
6,8
6,9
6,9
6,9
6,9
7,0
7,0
7,0
7,1
7,1
7,1
7,3
7,4
7,4
7,4
7,8
7,8
7,8
8,2
8,2
11,4
11,5
11,7
|
1,2
1,2
1.0
1,3
1,5
1,7
1,5
1,4
1,7
1,3
1,9
1,7
1,9
1,4
1,6
1,6
1,8
1,8
1,5
1,0
1,3
2,1
0,8
1,5
1,5
2,0
0,9
1,9
1,1
1,8
1,3
2,2
2,2
1,7
1,3
1,8
1,7
2,1
2,0
1,6
1,7
2,6
1,9
1,8
1,7
2,1
1,4
1,2
0,8
1,3
0,7
1,2
1,8
2,0
1,0
|
0,8
0,7
0,7
0,8
1,4
1,7
1,2
1,4
1,4
0,7
1,6
1,4
1,4
1,3
1,2
1,6
1,6
1,6
1,5
1,0
1,7
1,6
1,6
1,2
1,5
1,5
1,7
1,7
1,6
1,4
1,5
1,5
1,4
1,6
1,1
1,7
1,5
1,5
1,7
1,6
1,4
1,5
1,6
1,6
1,5
1,2
1,4
0,7
1,0
0,9
0,7
0,7
1,4
1,3
1,4
|
4
4,0
4,6
4,7
4,8
5,0
5,0
5,2
5,3
5,4
5,5
5,6
5,6
5,9
5,9
6,0
6,0
6,1
6,1
6,1
6,2
6,2
6,2
6,2
6,3
6,3
6,3
6,3
6,4
6,4
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5
6,6
6,6
6,7
6,7
6,7
6,8
6,8
6,8
6,8
6,9
6,9
6,9
6,9
6,9
6,9
7,0
7,0
7,0
7,0
7,0
7,1
7,1
7,2
7,2
7,2
7,2
7,2
7,3
7,3
7,4
7,5
7,6
7,6
7,8
7,8
7,8
8,0
8,1
8,2
8,2
8,5
8,6
8,7
8,8
8,8
9,6
10,6
11,5
11,7
12,2
|
1,3
1,2
1,6
1,2
0,8
1,4
1,4
1,0
1,4
1,3
1,0
1,4
1,3
1,5
1,3
1,2
1,2
0,8
0,8
1,3
1,3
1,5
1,6
1,6
1,4
1,2
1,4
1,5
1,1
1,7
1,6
1,1
1,5
1,5
1,3
1,3
1,6
1,5
1,4
1,3
1,5
1,6
1,4
0,8
1,3
1,4
1,4
1,4
1,6
1,1
1,3
1,4
1,4
1,3
0,8
1,5
1,1
1,4
1,2
1,2
0,7
1,2
1,0
0,9
1,5
0,9
1,6
1,2
1,1
1,7
1,3
1,7
1,6
0,9
0,8
1,3
1,2
1,3
1,5
1,3
0,7
1,2
1,5
1,7
1,2
1,5
1,4
1,4
1,5
1,4
|
2,5
2,6
3,8
6,3
6,4
6,9
7,0
7,1
7,2
7,4
7,4
7,5
7,5
7,6
7,8
7,9
7,9
7,9
7,9
7.9
8,1
8,4
9,4
|
6,9
6,4
5,8
6,4
6,2
5,8
7,0
6,4
6,9
5,8
5,5
6,3
6,3
6,0
6,2
7,3
5,7
6,9
6,7
7,9
5,9
7,1
7,3
|
1,1
1,5
1,4
1,4
1,6
1,4
1,1
1,8
1,7
1,3
1,4
1,6
1,6
1,7
1,3
1,7
1,5
1,1
1,7
1,3
1,8
1,5
1,5
|
2. Ngói Mũi Lá
tại Bình Định.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định vùng đất kinh đô ViJaya cổ, ngói Mũi Lá tìm được khá
nhiều với nhiều kích cỡ chất liệu khác
nhau. Chúng tôi thống kê phân theo chất liệu ngói tìm được.
Trong các cuộc điều tra tại phế tích Thập Tháp; gò
Tháp Mẫm ( An Nhơn) đã tìm được nhiều mảnh ngói mũi lá. Những hiện vật này được
lưu giữ tại Bảo tàng Bình Định. Những viên ngói này là đất nung màu đỏ.
Cuộc khai quật tháp Bánh ít năm 2002, nhiều ngói mũi
lá màu đỏ tìm được tại hố khai quật tháp Cổng. Các viên ngói này thường không
nguyên vẹn. Số lượng thu được khá nhiều. Niên đại nhóm tháp vào thế kỷ XII.
Hố C (Tháp Chính) thu được 51 hiện vật từ ngói vỡ ra,
ngói có bản rộng 8cm -9cm, móc uốn dài 4cm -5cm, xương dày 1cm -1,5cm
Hố B ( Tháp Chính) thu được 908 mảnh mảnh ngói mũi lá
có 225 hiện vật là mảnh thân và chuôi ngói; 2 hiện vật ngói có phủ men xám nhạt
dày bóng thân ngói rộng 7,5cm – 9,2cm day1cm -1,2cm. mũi ngói cạnh dài 7cm -8cm
Hố D( Tháp
Chính) Ngói mũi lá 15 hiện vật, thân rộng 8cm -8,5cm chuôi ngói dài 2,5cm -3cm
Hố A ( Tháp Cổng) ngói Mũi Lá thu được 19 hiện vật,
thân ngói rộng 6,5cm-7cm, chuôi ngói cao 1,5cm -3cm, cạnh mũi dài 10cm, xương
dày 1cm -1,5cm
Hố B (
Tháp cổng) có 4 mảnh ngói Mũi lá rộng thân 6,5cm chuôi cao 2,5cm, xương dày
1,5cm
Hố C( Tháp Cổng)
ngói có 47 hiện vật thân rộng 7,5cm -9cm, chuôi cao 2cm -3cm, xương dày 1,2cm –
1,5cm(4)
Tại cuộc khai quật tháp Dương Long năm 2007, ngói mũi
lá tìm được khá nhiều trong đó có
viên còn nguyên vẹn. Ngói có màu đỏ
xám sậm cứng như sành.Niên đại khu tháp
vào thế kỷ XIII(5).
Chuôi
ngói Mũi Lá tại kho Bảo tàng Bình Định
Loại
ngói này trong quá trình điều tra khảo sát còn tìm thấy trên địa bàn thành Thi Nại ( Tuy Phước), hay
ven đầm Thi Nại
Ngói Mũi Lá tìm được tại Dương Long và Tuy Phước
Trong
những năm 1992-1998 các cuộc khai quật tại khu lò gốm Gò Sành, nhiều viên ngói
Mũi Lá đã tìm được trong lò nung, nhiều sản phẩm còn nung chưa đủ độ chín, nhiều
viên có kích thước lớn, được phủ men gần hết viên ngói với nhiều màu sắc khác
nhau. Trong một lòng lò số I đã thu được 28hiện vật ngói Mũi Lá trong đó có 3
viên còn nguyên vẹn. Ngóicó kích thước lớn dài 31cm, bản rộng 12cm, dày 1,5cm,
chuôi ngói uốn vuông góc với thân ở chính giữa cao 2,0cm, rộng 5,5cm.
Ngói Mũi
Lá tìm được tại Gò Sành ( Bình Định)
Ngoài
các viên ngói tìm được trong các lò nung gốm, phế thải lò nung; các cuộc điều
tra khảo sát các khu lò nung gốm trên địa bàn như Trường Cửu, Gò Cây Me ( An Nhơn)
Gò Hời, Gò Cây Ké ( Tây Sơn) cùng tìm thấy nhiều hiện vật ngói Mũi Lá. Đặc biệt
tại thành Chà Bàn( kinh đô Vijaya ) quá trình khai quật tại đây cùng tìm thấy
nhiều mảnh ngói Mũi Lá, cá biệt khi khảo sát tường thành Chà Bàn, đã tìm thấy mảnh
ngói Mũi Lá được sử dụng chèn kê khi xây xếp gạch đá ong tường thành( 6). Niên đại
các khu lò gốm này vào thế kỷ XIII - XV
3. Ngói Mũi lá tại Khánh Hòa.
Để phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo tháp Ponaga, các
cuộc khai quật tại đây được tiến hành, bên cạnh dấu vết kiến trúc, các loại vật
liệu kiến trúc, tại đây xuất hiện khá nhiều ngói Mũi Lá.( 7)
Nguồn tư liệu trên cho thấy, ngói Mũi lá là loại hình
vật liệu được sử khá phổ biến trong các công trình kiến trúc Champa và có niên đại
khá kéo dài trong lịch sử, có mặt khá rộng trên địa bàn người Chăm cư trú và tập
trung chủ yếu trên địa bàn các vùng kinh đô cũ, các nhóm tháp kiến trúc có quy
mô lớn. Từ những tư liệu tìm được có thể thấy những đặc trưng cơ bản của ngói Mũi
lá Champa.
II. Những loại hình ngói Mũi Lá.
Trước hết nói về hình dáng, như tên gọi ngói Mũi lá có
hình dáng khá thống nhất: mũi ngói hình tam giác cân, nhiều viên mũi nhọn vươn
dài, hai cạnh cân đối, thân ngói hình chữ nhật. Chuôi có móc uốn vuông thước thợ
với thân. Hình dáng ngói hầu như ổn định trong quá trình chế tác và sử dụng
theo suốt chiều dài lịch sử. Với hình mũi nhọn trên chúng tôi đặt tên theo hình
dạng là ngói Mũi Lá.(8).Dựa vào nguồn tư liệu ngói thu được qua khai quật các di tích chúng tôi
chia ngói Mũi Lá theo loại hình và chất liệu
1. Ngói Mũi Lá đất nung
Ngói Mũi lá đất nung thu được tại các địa điểm Trà Kiệu,
Mỹ Sơn, An Phú ( Quảng Nam); Bánh ít, Dương Long ( Bình Định). Đặc trưng chung
của ngói là có kích thước nhỏ, bản hẹp,
thân dài, mũi nhọn hình tam giác cân, đáy hẹp. Móc ngói uốn vuông góc với thân,
rộng bằng thân. Ngói có màu đỏ nhạt hay vàng nhạt. Độ nung khá cao, xương ngói
mịn cứng. Chất lượng ngói tốt.
- Nhóm ngói Mũi Lá
có nhiều loại : loại nhỏ bản rộng từ 4cm – 6cm không nhiều, chủ yếu là
ngói bản rộng từ 6cm -8cm. Số ngói bản rộng
trên 8cm -12cm
Chiếm số lượng đáng kể. Nếu lấy viên ngói còn nguyên với
thân rộng 6cm -8cm, ngói có chiều dài từ 18cm – 22cm, thì ngói có thân rộng 4cm
-6cm se có chiều dài khoảng 16 -18cm. Ngói có bản rộng từ 8cm -12cm sẽ có chiều
dài khoảng 22cm -24cm. Mũi ngói đa phần dài từ 6cm – 9cm, theo chiều rộng của
thân ngói. Tỷ lệ mũi với thân dao động mũi
chiếm 1/3 chiều dài ngói. Xương ngói dày trung bình từ 1,5cm -2cm. Chất liệu xương mịn chứng tỏ nguyên liệu được lọc xử
lý kỹ trước khi chế tác ngói.Ngói có đặc trưng mũi ngói hình tam giác cân dài, đáy
tam giác hẹp rộng bằng thân ngói; thân ngói hình chữ nhật dài. Chuôi ngói rộng
bản bằng thân, uốn cong vuông góc với thân dùng đề móc vào sường mái. Nhóm này
có 2 loại chất liệu. Ngói có độ nung thấp màu vàng nhạt hay đỏ nhạt kích thước
nhỏ. Loại này tìm được chủ yếu tại Trà Kiệu, An Phú, Mỹ Sơn( Quảng Nam). Ngói được nung già cứng như sành có kích thước lớn
hơn dài từ 21cm – 28cm, bản rộng 8cm – 12 cm, dày 1,5cm -2cm, loại này tìm được
tại tháp Bánh ít, Dương Long (Bình Định).
Mũi –
Thân và móc ngói
Ngói
còn có loại bản rộng. Mũi hình tam giác cân rộng, độ nhọn thấp, đáy tam giác rộng
bằng thân. Thân bản rộng hình chữ nhật gần vuông. Móc uốn thu vào chính giữa
thân, chia hai bên cân đối, móc uốn
vuông góc với thân. Loại hình này đa phần chỉ tìm được mảnh với kích thước bản
rộng 12 -14cm, xương
dày 1,5cm -2cm. Như vậy có thể thấy
ngói có nhiều kích thước khác nhau, nghiên cứu cho thấy ngói được sản xuất kỹ
thuật rập khuôn và có nhiều khuôn sản xuất ngói khác nhau. Chất lượng ngói tùy
thuộc vào kỹ thuật nung. Ngói giai đoạn sớm trước thế kỷ X, độ nung ngói không
cao. Ngói giai đoạn sau được nung già cứng như sành cho thấy ngói được nung tại
lò nung hoàn chỉnh. Loại ngói này tìm được chủ yếu tại các di tích ở Bình Định,
nơi có những khu lò nung gốm lớn như Gò Sành; Gò Cây Me; Trường Cửu.
Ngói Mũi
Lá bản rộng( móc ngói thu vào giữa thân)
2. Ngói Mũi Lá có men.
Ngói Mũi
Lá có men được tìm thấy tại các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngói vẫn
giữ hình dáng như các loại ngói Mũi Lá trước nhưng kích thước lớn hơn. Phần
thân rộng bản, phần mũi nhọn nhô dài. Tỷ lệ thân và mũi lá vẫn dao động thân chiếm 2/3
viên ngói, mũi chiếm 1/3. Tại các lò nung gốm Gò Sành còn tìm thấy sản phẩm
ngói có men chưa đủ nhiệt độ nung để lại trên xương ngói màu trắng mốc. Ngói
còn tìm thấy tại các khu lò gốm Trường Cửu, Gò Cây Me, hay trên địa bàn đô cũ
ViJaya ( Đồ Bàn)
Chân ngói
tráng men
Ngói được
sử dụng nhiều màu men khác nhau: màu vàng chanh, màu xanh nhạt, xanh đen nhạt,
hay màu đen. Ngói chỉ được tráng men khoảng
2/3 thân và mũi ngói. Men chỉ phủ lớp mặt
bên trên tiếp xúc với tự nhiên. Khi sử dụng
lợp phần men nhô ra có tác dụng cách nhiệt và màu bộ mái có mỹ thuật đẹp tăng độ
bền cho công trình kiến trúc. Mặt dưới lộ xương gốm màu đỏ xám. Kích thước các
viên ngói đều lớn có thể thấy qua một số hiện vật thu được:
Số TT
|
Dài(
cm)
|
Bản rộng(
cm)
|
Dày xương
( cm)
|
Ghi
chú
|
1
2
3
4
5
6
7
|
33
28
24
23
19
15,5
15
|
12,5
15
9,0
9,0
12,5
9,5
9,0
|
2,0
1,1
1,1
1,0
1,0
1,0
1,0
|
Nguyên
vẹn
vỡ
còn thân
nt
nt
nt
nt
nt
|
Chuôi
ngói thường được thu vào giữa, uốn vuông góc với thân, bản chuôi rộng 3cm -5cm,
cao 2cm -3cm. Ngói được
nung già cứng như sành, lớp men bám chắc vào xương ngói dày bóng. Mũi ngói nhọn
dài(9)
Mũi
ngói tráng men
Với độ
nung già, độ bền cao, ngói có men được chế tác không nhiều, là sản phẩm của các
lò nung gốm, được sản xuất phục vụ cho các kiến trúc cung đình. Chính vì thế chỉ
gặp loại chất liệu này trong các lò sản xuất gốm và kinh thành ViJaya.
III.
Niên đại và mối quan hệ
Ngói Mũi Lá là loại hình vật liệu đất nung được người
Chăm sáng tạo sử dụng trong bộ lợp mái các kiến trúc. Song hành với chế tác sử
dụng ngói âm – dương giai đoạn đầu có nguồn gốc tiếp thu từ nghề sản xuất vật
liệu bên ngoài, thay vì cho loại ngói to dày nặng đòi hỏi bộ khung chịu lực tốt,
người Chăm sáng tạo ra ngói Mũi Lá mỏng nhẹ, dễ sản xuất, chế tác và sử dụng bộ
khung mái nhẹ mà vẫn đảm bảo tính bền vững
của bộ mái. Loại hình này tìm được qua các cuộc khai quật tại Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Tháp Lạng ( Quảng Nam); Dương Long (
Bình Định) và được sử dụng lâu dài theo suốt lịch sử kiến trúc Champa. Dựa vào
hình dáng, kỹ thuật chế tác, ngói Mũi Lá được chia làm hai giai đoạn trước và
sau thế kỷ X. Ngói Mũi Lá trước thế kỷ X thường có kích thước nhỏ dài, màu đỏ
hoặc vàng nhạt, chất liệu đất nung nhiệt độ khá cao. Ngói Mũi Lá sau thế kỷ X
thường có kích thước lớn, thân hình chữ nhật gần vuông, được nung trong lò nhiệt
độ cao và được phủ men dày bóng với nhiều màu men khác nhau.Ngói trước thế kỷ X
được chế tác mũi nhọn hình tam giác cân, thân hình chữ nhật dài, chuôi ngói uốn
cong hình thước thợ với thân tạo nên điểm mấu móc vào bộ sườn mái kiến trúc. Đặc
điểm của loại hình ngói là mỏng nhẹ, kích thước nhỏ, được sử dụng cho các công
trình kiến trúc có bộ sườn mái nhẹ. Ngói Mũi Lá được sử dụng phổ biến trong các
công trình kiến trúc nhà dài( Mandapa)
như Mỹ Sơn E3, D1, D2, hay kiến trúc An
Phú ( Quảng Nam) là một công
trình có mặt bằng hình chữ nhật. Ngói Mũi lá tìm được trên địa bàn không gian từ
Quảng Nam đến Bình Định, thường trên vùng đô cũ, những trung tâm kinh tế cư trú
lâu đời của người Chăm. Mặc dù hình dáng và chất liệu tương đối giống nhau, những
mỗi địa điểm ngói lại có sự khác nhau chi tiết. Ngói Mũi Lá tại Trà Kiệu, đầu
ngói có hình tam giác cân hoàn chỉnh, tại Mỹ Sơn hay An Phú hai bên cạnh đầu
ngói lại có via nhọn nhô lên cân xứng.Chân ngói móc uốn vuông góc với thân, có
hai loại móc có bản rộng bằng thân ngói và móc có phần nhỏ chính giữa thân. Sự
khác biệt chi tiết đó cho thấy, ngói được sản xuất theo vùng và trong mỗi vùng
lại có sự khác nhau giữa các nơi sản xuất. Điều đó cho thấy ngói Mũi lá được chế
tác, sử dụng khá phổ biến trên nhiều vùng, được nhiều nơi chế tác trở thành vật
liệu xây dựng khá phổ biến trong cộng đồng cư dân chăm.
Ngói Mũi lá sau thế kỷ X vẫn được sản xuất kế thừa từ
hình dáng ban đầu nhưng có sự thay đổi về kích thước và chất lượng. Về chất lượng
ngói sau thế kỷ X được nung già cứng như sành. Nhiệt độ nung cao, chất lượng tốt
hơn và được tráng men làm tăng độ bền và vẻ đẹp của vật liệu.Xương ngói cứng chắc.
Có thể nhận thấy ngói sau thế kỷ X có hai nhóm, nhóm được sử dụng men được sản
xuất phục vụ cho các công trình kiến trúc cung đình và nhóm không sử dụng men
dùng cho các công trình liên quan đến kiến trúc tôn giáo ( các tháp). Kích thước
ngói được sản xuất kích thước to hơn về chiều dài và bản rộng, giúp cho việc sử
dụng ngói lợp công trình số lượng ít hơn. Ngói sản xuất sau thế kỷ X có thể nói
là bước tiến bộ vượt bậc trong nghề sản xuất vật liệu xây dựng Champa.
Ngói Mũi Lá là sản phẩm đặc trưng cho loại hình ngói lợp
Champa.Đây là một sáng tạo của người Chăm được sản xuất và sử dụng liên tục
trong mọi thời kỳ lịch sử và có mặt rộng trên địa bàn người Chăm cư trú. Sự tiện
ích của loại hình vật liệu này đã có những ảnh hưởng đến nghề sản xuất ngói
trong khu vực. Bằng những cuộc tiếp xúc với người Chăm trong lịch sử, nghề sản
xuất ngói của người Việt đã tiếp thu những sáng tạo của người Chăm. Các cuộc khai quật tại Hoa Lư( Ninh Bình) kinh đô người
Việt vào thế kỷ X đã tìm được các viên ngói có hình như ngói Mũi Lá Champa.
Ngói Mũi lá tại Hoa Lư có hình dáng giống hệt ngói Mũi Lá Champa với thân hình
chữ nhật, chuôi ngói uốn vuông góc với thân, mũi nhọn. Sự khác biệt thể hiện rõ
ngói Mũi Lá ở Hoa Lư có kích thước lớn hơn, dài khoảng 23cm, dày hơn, xương dày
1,5cm -2cm; hai bên thân ngói có gờ nổi rõ
Ngói Mũi Lá tại Hoa Lư
chạy dọc
theo thân lên mũi, thân ngói phẳng phần giữa bản thấp hơn hai rìa cạnh chạy dọc suốt thân . Thay vì mũi ngói nhọn bằng phẳng, mũi ngói nhọn ở Hoa Lư có hai cạnh gờ nổi, tạo
ra mũi ngói có hình thang cân, không phân biệt rõ hai phần thân và mũi nên mũi
nhọn trông hiền hơn. Xương ngói dày, độ nung cao nên cứng chắc hơn. Đây có thể
là những viên ngói được những người thợ
thủ công Chăm chế tác phục vụ cho xây dựng
kinh đô vào thế kỷ X. Theo tài liệu lịch sử cho biết năm 982 Lê Hoàn đưa quân
vào phương Nam, khi về đã đưa các tù binh, thợ thủ công Chăm, những người đã đưa sản xuất loại hình vật liệu ngói lợp này phục vụ các công trình kiến trúc kinh đô Hoa
Lư. Loại hình ngói này vẫn kéo dài trong các công trình kiến trúc thời gian sau. Tại một số địa phương trong
quá trình khảo sát vẫn gặp loại hình ngói Mũi Lá sử dụng trong các kiến trúc như
Côn Sơn ( Hải Dương), hay có nơi vẫn giữ nguyên hình dáng mũi nhọn( Hiệp Hòa- Bắc Giang) nhưng ngói không có chân
móc như ngói Champa.Phải chăng
Ngói
Mũi Lá ( Hiệp Hòa – Bắc Giang)
|
những loại ngói này do ảnh hưởng
từ ngói Mũi Lá Champa, hay do chính những người Chăm do điều kiện lịch sử ra
cư trú nơi đây vào những thời kỳ lịch sử sau vẫn giữ nguyên thói quen trong sản
xuất vật liệu xây dựng. Dù lý
|
do gì đi
chăng nữa, nhưng sự có mặt của loại hình
ngói này và sự ảnh hưởng của nó đã đóng góp thêm cho dân tộc một loại hình vật
liệu đặc sắc, mang bản sắc riêng của một tộc người trong lịch sử, góp phần làm
phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc./.
(1). H.
Parmentier: Monuments Cams de L’Annam. TomeII. Paris 1918 pp 219
( 2) Hồ
Xuân Tịnh: Phế tích Champa An Phú. T/C Thông tin di sản Quảng Nam số 5-2003 tr
11- 14
(3)Lê Đình
Phụng : Báo cáo khai quật khu tháp F Mỹ Sơn ( Quảng Nam) . Tư liệu Viện KCH và
Trung tâm Bảo tòn Di sản Quảng Nam.
(4) Lê Đình
Phụng: Báo cáo khai quật tháp Bánh ít ( Tuy Phước – Bình Định). Tư liệu Viện
KCH và BT tỉnh Bình Định
(5) Bùi
Chí Hoàng ... : Báo cáo ( sơ bộ) khai quật tháp Dương Long – Bình Định. Năm
2007. Tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Định
Bùi Chí Hoàng- Nguyễn Quốc Mạnh: Khai quật
tháp Dương Long ( Bình Định). T/C KCH số 1 -2009 .tr 62 -84
(6)
Tham khảo thêm:
- Lê Đình
Phụng: Di tích văn hóa Champa ở Bình Định. NXB KHXH. Hà Nội 2002
- Đinh
Bá Hòa: Gốm cổ Champa Bình Định .NXB KHXH. Hà Nội 2008
(7)
Tham khảo thêm:Nguyễn Công Bằng- Tháp Bà Nha Trang..NXB KHXH. Hà Nội 2005
(8) Lê Đình
Phụng – Tống Trung Tín: Ngói Mũi Lá của Champa .NPHMVKCH. Hà Nội 1992 tr 297
-298
(9) Đinh
Bá Hòa: Gốm cổ Champa Bình Định .NXB KHXH. Hà Nội 2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét