Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH
 

Mục lục
Lời nói đầu                                                                                                         
Lời giới thiệu                                                                                                      
1. Di sản văn hóa Mỹ Sơn được xây dựng ở đâu?                                                
2. Đến Mỹ Sơn đi theo con đường nào?                                                                 
3 .Chủ nhân di sản văn hóa Mỹ Sơn là ai?                                                            
4.  Mỹ Sơn được xây dựng trong điều kiện nào?                                                 
5.Vì sao người Chăm lại chọn xây dựng thánh địa ở Mỹ Sơn?                                           6.Tại sao có tên gọi Mỹ Sơn?                                                                              
7. Mỹ Sơn được phát hiện khi nào ?                                                                     
8. Ai là người đầu tiên sáng lập xây dựng ở Mỹ Sơn?                                         
9. Vai trò của Mỹ Sơn tồn tại đến bao giờ?                                                         
10. Mỹ Sơn có bao nhiêu  kiến trúc?                                                                   
11. Mỹ Sơn có các loại hình kiến trúc nào?                                                        
12. Kiến trúc nào được xây dựng sớm nhất ở Mỹ Sơn.?                                      
13. Nhóm Tháp nào có mật độ kiến trúc nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                        
14. Nhóm tháp nào được xây dựng  lâu năm nhất ở Mỹ Sơn?                                   
15. Kiến trúc nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                                                 
16. Tháp nào được chạm khắc đẹp nhất ở Mỹ Sơn?                                           
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                               
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                         
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                 
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                          
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                 
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                              
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                            
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                           
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                
Mục lục                                                                                                             
Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh                 
( tiếp theo)

11.   MỸ SƠN CÓ CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC NÀO?
   Nằm chung trong hệ thống các đền tháp Champa, các đền tháp được xây dựng ở Mỹ Sơn nói riêng và Champa nói chung “ … đều được xây dựng vì mục đích tôn giáo”. Tháp được xây dựng để thờ các vị thần mà cụ thể là các vị thần Ấn Độ giáo, một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ ảnh hưởng đến cư dân và hoàng tộc Champa. Các khu đất chọn dựng đền tháp là các vùng đất thiêng, được coi là vùng đất của thần linh, tạo nên không gian thiêng  và các kiến trúc xây dựng ở đây là của thần, phục vụ các thần. Trong mỗi nhóm kiến trúc, thường có nhiều công trình, tháp chính (được người Chăm gọi là Kalan) được xây dựng thờ thần chủ, thường được xây dựng ở vị trí cao nhất, trung tâm,  các tháp thờ thần khác xây dựng xung quanh như tháp thờ thần Lửa ( Agnhi), các thần phương hướng cùng các công trình kiến trúc khác như tháp Cổng, nhà dài( Mandapa), tháp bia vv…tạo nên một quần thể kiến trúc. Cho đến
 C1-Tháp  thờ chính nhóm C
nay có nhiều nhóm tháp còn lại khá đầy đủ các kiến trúc được dựng xây ( Tháp Bánh Ít - Bình Định ; Ponaga - Khánh Hòa), nhưng cũng có nhiều nhóm tháp chỉ còn lại tháp thờ chính bởi các công trình
 
F1 – Tháp thờ chính nhóm F
phụ trợ liên quan được dựng bằng vật liệu kém bền vững như gỗ lá nay đã đổ nát chỉ còn lại dấu tích. Thung lũng Mỹ Sơn được Hoàng gia Chăm chọn làm nơi thờ thần linh, vùng đất này trở thành vùng đất thiêng và không gian thiêng thuộc về các thần. Với chức năng là nơi thờ tự có tính chất quốc gia của tộc người, nên đã được tập trung tài lực  cao nhất và từ thế kỷ VI, các công trình ở đây đã được xây dựng bằng vật liệu bền vững. Chính vì thế, cho đến ngày nay, đây là vùng đất để lại số lượng kiến trúc nhiều nhất, được khắc tạc đẹp nhất, có giá trị nhất trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa. Hiện nay ở Mỹ Sơn còn 8 nhóm tháp, trong mỗi nhóm có các kiến trúc chính (KaLan), các kiến trúc phụ, thường thờ các vị thờ thần xung quanh, tháp cổng, tháp kho, nhà dài… Về cơ bản  ở Mỹ Sơn có các loại hình kiến trúc sau:
+ Tháp thờ thần chính( thường được gọi là Ka Lan) được xây dựng quy mô lớn nhất, khắc tạc đẹp nhất  là nơi thờ các vị thần chính được xây dựng ở vị trí trung tâm, các kiến trúc khác quần tụ
G1 – Tháp  thờ chính nhóm G
vây quanh làm nên một nhóm tháp gồm nhiều công trình với chức năng khác nhau. Tháp có mặt bằng bình đồ vuông, đế cao, được khắc tạc trang trí, thân  hình khối to khỏe. Cửa tháp thường mở về hướng đông, phía trước ra vào lòng tháp có hệ thống vòm  cửa dẫn nhô ra, các mặt thân có hệ thống cửa giả được khắc tạc trang trí đẹp. Diềm mái nhiều lớp, bộ mái nhiều tầng thu nhỏ dần vươn lên, trong lòng có bệ thờ tượng thờ.  Đây là những kiến trúc được trang trí mỹ thuật đẹp nhất lộng lẫy nhất. Loại hình kiến trúc này ở Mỹ Sơn hiện nay chỉ còn kiến trúc tháp C1 là khá nguyên vẹn, hầu hết các kiến trúc khác bị sụp đổ thành phế tích hoặc chỉ còn hệ thống  móng và đế tháp. Một số nhóm kiến trúc ở Mỹ Sơn do địa hình  các
Đế tháp  B1- Tháp thờ chính nhóm B
kiến trúc được xây dựng hàng dọc thẳng hàng như nhóm tháp E; F thì kiến trúc chính vẫn giữ vị trí quan trọng nhất.Nhưng cửa mở quay về hướng tây. Riêng ở Mỹ Sơn, với vị trí trung tâm tôn giáo quốc gia, ở đây còn được xây dựng một ngôi tháp thờ chính bằng chất liệu đá, một loại vật liệu quý hiếm trong xây dựng của Champa. Đó là tháp B1, cho đến nay, tháp B1 còn lại phần đế cao trên 2m được xây bằng những viên đá tảng được cắt gọt công phu có kích thước lớn xây xếp câu móc với nhau tạo nên, mặt đứng bên ngoài được khắc tạc hoa văn trang trí. Tường tháp dày 1,6m – 1,8m, xây thẳng đứng, có các hốc để đèn; lòng tháp rộng 5,4m x 4,8m chính giữa có đặt bệ thờ. Đây là kiến trúc đá duy nhất trong hệ thống tháp Champa hiện còn.
+ Tháp thờ xung quanh. Ngoài kiến trúc tháp thờ chính, ở Mỹ Sơn xung quanh các tháp này còn có các tháp nhỏ được xây dựng dùng để thờ các vị thần liên quan. Các tháp này có mô hình kiến trúc như
Tháp B3- tháp  thờ xung tháp chính
các tháp chính, mặt bằng kiến trúc hình vuông. Thân có hệ thống vòm cửa dẫn đi vào lòng tháp, các mặt thân trang trí cửa giả. Bộ mái tháp nhiều tầng thu nhỏ vươn lên. Tháp được khắc tạc trang trí đẹp. Có thể thấy các loại hình tháp này như tháp A2 đến A7 quanh tháp A1; tháp B3; B4 quanh tháp B1; C4, C5, C6, C7 quanh tháp C1; E5; E6 của nhóm tháp E vv…
+ Tháp thờ thần Hỏa( Agni) hay còn gọi là tháp Kho.
Đây là dạng  tháp khá đặc biệt kiến trúc Champa. Loại hình này có mặt tại nhiều nơi như Bánh Ít ( Bình Định); PoKllong Garai ( Ninh Thuận) nhưng tập trung nhiều nhất ở Mỹ Sơn với các tháp B5; E7; C3. Về chức năng có ý kiến cho rằng tháp được xây dựng thờ thần Lửa, một vị thần được kính trọng trong hệ thống thần linh Ấn Độ giáo. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là tháp được xây dựng dùng để làm kho chứa tài sản của thần, giữ các đồ cúng tế quý.
Th¸p B5
Kiến trúc này có bình đồ mặt bằng hình chữ nhật, lòng tháp được chia thành hai phòng, thông nhau qua một cánh cửa. Cửa chính tháp quay về hướng tháp chính, vòm cửa nhô ra. Thân tháp hình chữ
Tháp  E7
nhật, trang trí hệ thống cột liên tiếp; hai đầu có hệ thống cửa sổ để thoáng. Bộ mái có hai tầng, phân chia tầng là hệ thống thân thu nhỏ trên cao có trang trí các hệ thống cột thu nhỏ. Mái uốn cong hình yên ngựa, hai mái dốc xuôi. Vòm mái cuốn xây gạch giật cấp thu nhỏ dần lên đỉnh, mang dáng dấp của mái nhà quen thuộc  Dù là chức năng thờ thần Lửa hay làm Kho, nhưng đây là một công trình kiến trúc được khắc tạc trang trí đẹp, dáng trang nhã mang dáng hình khá đặc biệt gây ấn tượng trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa.
 + Tháp  chuẩn bị hành lễ.
Loại hình kiến trúc này  hiện nay còn một kiến trúc duy nhất ở Mỹ Sơn – tháp B6. Kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, lòng không có tường ngăn như tháp Kho,  mái cuốn gạch giật cấp tạo thành. Lòng

Tháp hành lễ B6
tháp  thông thoáng, hai đầu hồi để cửa sổ Cửa  mở vào lòng tháp để quay về hướng tháp chính và đối diện với  cửa tháp Kho, trong lòng tháp có một chậu đá lớn hình bầu dục, đựng nước thiêng. Những kỳ hành lễ tế thần linh, những vật. cúng thần được đưa sang đây rửa, lau chùi trước khi đưa vào tháp thờ cúng tế. Loại kiến trúc này khá phổ biến trong các nhóm kiến trúc tháp Khmer, nhưng ở Chămpa chỉ thấy duy nhất tại Mỹ Sơn còn lại cho đến nay
+ Miếu thờ:
Đây là loại hình kiến trúc nhỏ, được xây dựng xung quanh kiến trúc trung tâm tháp thờ chính. Loại hình này  trong lòng thường được đặt thờ các vật linh như tượng Ganesa, tượng bòNandin vv… kích thước nhỏ. Đây là kiến trúc hình tháp, mặt bằng vuông mở một cửa quay về tháp chính, bộ mái xây gạch giật cấp hình vuông nhiều tầng thu nhỏ dần. Toàn bộ miếu được chạm khắc hoa văn trang trí đẹp.
Miếu thờ Mỹ Sơn B7
+ Tháp Cổng( Gopura)
Tháp  cồng hầu như có mặt trong các nhóm kiến trúc tháp Champa. Loại hình này hiện còn thấy tại các nhóm tháp Bánh Ít; PoKllong Gialai. Riêng ở Mỹ Sơn còn lại ở các nhóm  A; F;  B ; C, G. Tháp  được xây dựng thẳng trục với cửa mở của tháp trung tâm. Với chức năng Cổng, tháp được mở hai cửa đồng trục với cửa tháp chính. Tháp Cổng còn lại khá nguyên  vẹn  ở Mỹ Sơn là tháp C2, tháp có niên đại khá sớm vào cuối thế kỷ IX, mặt bằng tháp hình vuông, hai cửa  được mở thẳng đồng trục với cửa tháp thờ chính C1. Hai đầu hồi được xây nối với hệ thống tường bao vây quanh nhóm tháp. Mái tháp hình khối vuông được khắc tạc trang trí đẹp với tháp góc,  mặt đứng khối vuông khắc tạc hình vòm cửa với vòm cuốn nhọn nhô lên. Các góc mái trang trí đá điểm góc đỡ cho bộ mái thêm phần thanh thoát.

Th¸p Cæng – C2
+ Tháp Bia:
 Đây là loại hình kiến trúc  tháp mở cửa 4 mặt, mặt bằng hình vuông, mái nhiều tầng thu nhỏ dần cao vút lên. Loại hình  kiến trúc
Tháp Bia – Nhóm Bánh ít ( Bình Định)
này  hiện nay chỉ còn thấy nguyên vẹn ở tháp Bánh Ít( Bình Định). Riêng ở Mỹ Sơn các tháp Bia hầu hết bị đổ nát chỉ còn lại phần móng của một tháp Bia tại nhóm tháp D, G. Tại sao có tên gọi tháp Bia, theo các nhà nghiên cứu cho  biết, khi tiếp xúc các tháp thì trong lòng loại hình tháp này được dựng Bia, cho nên được đặt gọi tên theo công năng sử dụng. Thực tế hiện nay chưa thấy tháp nào phía trong dựng bia, nhưng với khoảng lòng hẹp, mở 4 cửa thông thoáng phù hợp với chức năng dựng bia, cho nên có tên gọi này là thích hợp. Kiến trúc này về quy mô thường nhỏ, mặt bằng hình vuông và được khắc tạc, trang trí đẹp. Vị trí tháp được xây dựng cạnh tháp thờ chính.
Mãng th¸p Bia – D4
+ Nhà Dài ( Mandapa)
Nhà dài là tên gọi một loại hình kiến  trúc có quy mô lớn, mặt bằng hình chữ nhật, diện tích lòng sử dụng rộng, được xây ở phía ngoài hệ thống tường bao quanh tháp Trung Tâm. Chức năng của loại hình kiến trúc này là nơi tập hợp tín đồ, nơi chuẩn bị lễ vật dâng cúng lên thần linh , cho nên cần có không gian rộng thoáng. Hiện ở Mỹ Sơn có các nhà dài D1, D2. D6, trong đó có nhà dài D1 – D2 tường còn lại khá nguyên vẹn. Dãy nhà hình chữ nhật này được mở hai cửa chính giữa hai đầu hồi, thẳng trục với tháp cổng và cửa mở vào lòng tháp chính, diện tích rộng 12m x 5,7m, tường cao còn lại phần đầu hồi lên 6,9 m, được phân chia thành các gian, hai bên có mở cửa sổ lấy ánh sáng. Loại hình kiến trúc này được xây dựng như
Nhà Dài- Mỹ Sơn D1
một ngôi nhà dân gian sử dụng, nhưng có diện tích lớn. Với độ dày tường, kích thước lòng nhà dài và rộng, cho nên các nhà nghiên cứu cho rằng, bộ mái nhà dài không thể cuốn gạch được mà phải sử
Nhà Dài – D2
dụng bộ  khung gỗ, phía trên lợp ngói. Cũng như các công trình kiến trúc khácđược xây dựng phục vụ thần linh, nhà dài được xây dựng khá kiên cố bằng chất liệu bền vững: gạch và đá. Vòm cửa của nhà dài  được khắc tạc trang trí đẹp nhiều lớp nhô ra như trang trí vòm cửa tháp. Toàn bộ kiến trúc được khắc tạc trang trí hoàn chỉnh, mang vẻ đẹp lộng lẫy, hòa nhập với tổng thể kiến trúc chung, tôn vẻ trang nghiêm cho nơi thờ thần. Theo quan niệm Ấn Độ giáo, thần linh không tiếp xúc trực tiếp với tín đồ mà thông qua tầng lớp trung gian là các tu sĩ Ba la môn.. Mỗi khi dâng cúng thần linh, các tín đồ đem lễ vật chuẩn bị đến thông qua tầng lớp trung gian dâng lên thần.Nhà Dài là nơi tập họp tín đồ,  nơi chuẩn bị lễ vật dâng cúng thần có  chức năng thực dụng nhưng thực ra đây là nơi giao tiếp giữa tín đồ và thần linh cho nên được người  Chăm xưa rất quan tâm chú trọng trong xây dựng.
Nhà Dài – D2( Bản vẽ phục dựng )
12. KIẾN TRÚC NÀO ĐƯỢC XÂY DỰNG SỚM NHẤT Ở MỸ SƠN.?
Tài liệu bi ký cho biết vào thế kỷ IV – V, khi Mỹ Sơn được chọn làm vùng đất thần linh, trung tâm tôn giáo của vương triều vua Bhađravarman I,  thì nơi đây đã có các công trình kiến trúc tôn giáo, có “  những đền tháp, có nhiều châu báu…”, nhưng những di tích để lại cho đến ngày nay chưa tìm thấy một công trình kiến trúc nào có niên đại tương xứng. Văn bia ở Mỹ sơn (Bia Mỹ Sơn II)  cho biết vào cuối thế kỷ V, dưới triều vua Cri Sambhuvarman I, ngôi đền ở đây bị hỏa hoạn cháy mất, sau này con ông là vua Sambhuvarman cho xây dựng ngôi đền mới bằng gạch, một chất liệu bền vững hơn. Các nhà nghiên cứu suy luận rằng, có lẽ các ngôi đền thờ xây dựng trước bằng vật liệu nhẹ gỗ tre nên bị cháy. Từ những ngôi đền xây gạch đầu tiên này, các kiến trúc đền thờ ở
Cột đền thờ Mỹ Sơn E1
Mỹ Sơn bắt đầu xây bằng gạch bền vững. Cho đến nay các đền tháp còn lại ở Mỹ Sơn được các nhà nghiên cứu thống nhất coi ngôi đền có niên đại sớm nhất là đền Mỹ Sơn E1. Thực ra việc định niên đại
Mặt bằng đền Mỹ Sơn E1
ngôi đền chủ yếu dựa theo chiếc bệ thờ, tấm mi cửa và cột cửa tìm được trong ngôi đền. Đền Mỹ Sơn E1 hiện nay đã bị bom phá hủy chỉ còn lại phần móng và chiếc cột  giữ tại chỗ. Bệ thờ và tấm mi cửa đưa về trưng bày tại Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng).Theo khảo tả của H.Parmentier vào đầu thế kỷ XX khi khảo sát di tích này cho biết “Công trình tháp E1  khác so với các đền tháp thông thường …trên thực tế nó không được phủ trên mái bởi một vòm bằng gạch, các bức tường của nó mỏng…cho thấy khả năng chỉ mang một vòm bằng ngói …Bố cục bao gồm một  phòng với 4 cột ở các góc, vị trí
Mảnh đầu ngói ống tại Mỹ Sơn
của chúng được đánh dấu bởi những viên đá kê. Phần phía tây được mở bởi một cửa có trụ quay hơi nhô ra và chắc chắn trông ra một cổng lớn…hiện giờ chỉ còn một khoảng đất. Điện này là chỗ trú ngụ cho một Linga lớn trên một bệ trang trí đẹp ”. Những ghi chép
Ngói mũi lá trong lòng đất Mỹ Sơn
trên cho thấy, khả năng bộ mái đền Mỹ Sơn được lợp ngói, mặc dù chưa tìm thấy ngói ở đây. Năm 2005, trong cuộc khai quật khảo cổ học tại Mỹ Sơn trước nhóm tháp D, trong những vật liệu tìm được có khá nhiều loại ngói gồm ngói mũi lá và đầu ngói ống. So sánh những đầu ngói ống tìm được tại đây với những đầu ngói ống tìm được tại kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) thì có niên đạivào thế kỷ V – VI. Điều này cho thấy khả năng ở Mỹ Sơn có những công trình kiến trúc đền thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ VI,  lợp ngói là có cơ sở. Nhưng  công trình này cho đến ngày nay chỉ còn dấu tích. Công trình kiến trúc hiện còn hiện nay sớm nhất là tháp Mỹ Sơn C7.
Dấu vết kiến trúc gạch bị đổ vùi trong lòng đất
Tháp này nằm ở vị trí góc tây – bắc nhóm tháp C. Về quy mô kiến trúc này nhỏ, có mặt bằng hình chữ nhật, vòm cửa ra vào dài, cửa giả chỉ là ước lệ. Lòng tháp có 4 hốc để đèn phân bố không cân xứng. Kích thước lòng dài 2,7m; rộng 2,0m, bốn góc để lại 4 phiến đá chân tảng đỡ cột gỗ che tượng trước kia.  Tháp  hình thấp, khối lùn, khối xây thô.Bốn cột góc to thể hiện cột kép với rãnh xẻ giữa chia đôi cột góc. Trên mặt cột có trang trí hoa văn hình móc xoắn nối nhau. Đây là hoạ tiết hoa văn sớm được sử dụng trong trang trí kiến trúc tháp Champa. Tháp xuất hiện vòm cửa giả, vòm cửa giả được cuốn tròn, mũi hai bên cửa  vểnh lên. Trong lòng tháp trước đây khi khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một bình gốm đựng đồ trang sức  dùng trong nghi lễ thờ cúng, được chế tác bằng kim loại quý , trang trí hết sức tinh sảo gồm “ một mũ kiểu Kirita- Mukuta; 3 đôi vòng đeo ở bả vai và cánh tay; vòng đeo cổ chân có bản lề và có chốt hãm; 2 chuỗi hạt tròn;  2 bông hoa đeo tai; 2 cánh hoa có gắn
Tháp Mỹ Sơn C7
hạt đá màu ở giữa cánh; 2 bó nhỏ gồm lá vàng , lá bạc; 2 chiếc Linga nhỏ bằng vàng có dáng thông thường cắm trên một Yony bằng bạc.Những miếng vàng trang sức đều được gắn trên kim loại bạc, đôi khi có hạt đá màu gắn ở giữa với chốt khoá…”.Tháp Mỹ Sơn C7 khác những kiến trúc có trước, bộ mái được xây giật cấp có
Trang sức kim loại tại Mỹ Sơn C7
vòm cuốn bằng chất liệu gạch bền vững. Dựa vào khối kiến trúc, kỹ thuật xây dựng cùng những hiện vật tìm được trong lòng tháp. Sau khi so sánh đối chiếu với các kiến trúc Champa hiện còn, các nhà nghiên cứu đều thống nhất, tháp Mỹ Sơn C7 thuộc phong cách kiến trúc Hòa Lai ( Ninh Thuận) trong tiến trình phát triển của nghệ thuật kiến trúc tháp Champa, có niên đại vào cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX. Đây được coi là công trình kiến trúc cổ nhất, có niên đại sớm nhất trong các kiến trúc hiện còn ở Mỹ Sơn.`
( còn tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét