Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Giới thiệu Sách:
MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH
( tiếp theo)


                               
15. Kiến trúc nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                                                 
16. Tháp nào được chạm khắc đẹp nhất ở Mỹ Sơn?                                           
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                               
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                         
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                 
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                          
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                 
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                              
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                            
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                           
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                
Mục lục                                                                                                              
Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh                 



15. KIẾN TRÚC NÀO LỚN NHẤT Ở MỸ SƠN?

      Trong các công trình kiến trúc Champa hiện còn trên dải đất miền Trung, qua điều tra đo vẽ, có thể nói tháp Champa có chiều cao nhất hiện nay là các kiến trúc nhóm tháp Dương Long ( Bình Định). Nhóm tháp này được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi thấp, gồm 3 tháp cao trên dưới 40m, riêng tháp giữa cao trên 42m sừng sững tỏa bóng. Các tháp còn lại có chiều cao chung từ 12m đến 18m. Riêng các kiến trúc ở Mỹ Sơn, được xây dựng trong  địa hình
Toàn cảnh thung lũng Mỹ Sơn
đáy lòng chảo, bốn bề là các dãy núi cao ngất vây quanh,  cho nên các kiến trúc ở đây không được xây cao lắm, nhưng tỷ lệ kích thước khối xây hài hòa, ẩn mình trong màu xanh của rừng núi phù hợp với khung cảnh thiên nhiên, môi trường cảnh quan. Sau hàng thế kỷ bị quên lãng, bị thiên nhiên, bom đạn tàn phá. Kiến trúc ở Mỹ Sơn còn lại hôm nay, cao nhất là tháp C1. Đây là tháp thờ trung tâm của nhóm tháp C. Tháp cao 10,3m. Các công trình kiến trúc khác đều có độ cao không lớn, tháp B3 cao 9,2m, B4 cao 4,4m, tháp B6 cao còn lại 4,9m, tháp C2 cao 5,2m vv..  Đặc biệt kiến trúc tháp B1 có bình đồ mặt băng xây dựng lớn, tường được xây bằng đá khối hiện còn cao trên 2m, nhưng cho đến nay cũng chưa suy luận được chiều cao của tháp. Theo tài liệu các nhà nghiên cứu để lại, khi lần đầu tiếp cận khu di tích Mỹ Sơn, kiến trúc cao nhất ở đây là tháp A1. Tháp cao khoảng 24m nhô lên giữa hệ thống tháp xây xung quanh trên cùng một tầng nền.Với chiều cao này có thể thấy độ cao của tháp cao bằng độ cao của ngôi nhà xây 7 tầng hiện nay Tháp có mặt bằng hình vuông cạnh dài khoảng 12m, mở hai cửa theo trục đông – tây. Trong lòng có bệ thời Linga – Yony. Toàn bộ tháp được xây bằng gạch, đỏ rực lên một màu thuần khiết. Phủ dày trên tháp là các hoa văn trang trí được khắc tạc trực tiếp trên gạch với đường nét tinh mĩ, uốn lượn mềm mại làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghi, sang trọng của công trình kiến trúc này. Đây được coi là công trình kiến trúc có quy mô lớn nhất được xây dựng ở Mỹ Sơn trong lịch sử.
16. THÁP NÀO ĐƯỢC CHẠM KHẮC ĐẸP NHẤT Ở MỸ SƠN?
        Sức cuốn hút của Mỹ Sơn hôm nay, ngoài những giá trị lịch sử, tôn giáo ẩn tàng trong mỗi  công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, thì giá trị mỹ thuật được tộc người Chăm thể hiện trong 1000 năm trong lịch sử cũng làm mê đắm lòng người bởi nghệ thuật điêu khắc trang trí tháp có một không hai trong lịch sử kiến trúc Đông Nam Á được họ thể hiện trên chất liệu gạch. Đứng trước một rừng tháp, mỗi công trình  thể hiện như một tác phẩm nghệ thuật, khiến cho không ít người tự hỏi, tháp nào được xây dựng đẹp nhất! Ấn tượng mạnh nhất khi đến Mỹ Sơn,  ta bắt gặp công trình đầu tiên dẫn vào nhóm tháp C, đó là  tháp C1, công trình còn lại nguyên nhất, cao nhất trong di tích và duy nhất còn giữ nguyên khá hoàn
 
Trang trí vòm cửa giả tháp C1
 chỉnh các tác phẩm được chạm khắc trang trí tháp. Trước hết là hệ thống vòm cửa giả chiếm vị trí trung tâm 3 mặt thân tháp.  Vòm được dựng trên hai cột hình vuông vức, hai đầu cột loe đều đăng đối, phía trên đỡ một vòm cửa uốn cong hình cánh cung, Chính giữa vòm tạc dải hoa văn uốn cong lượn nhẹ tạo nên hình quả chuông treo phía trên. Trong vòm cửa tạc hình một khung cửa với hai cột tiện tròn, trên cột trang trí những hình bán khuyên; đỡ phía trên là vòm cửa hình cung nhọn với những hoa văn xoắn hình ngọn lửa bốc cao, hướng lên hai bên đối xứng. Trong khung hẹp tạc một hình tu sĩ đứng, gương mặt nghiêm nghị, hai tay chắp trước ngực thành kính. Đề tài này được thể hiện hầu như kín trên mặt tường tháp, giới hạn trong các cột vách tường, tạo nên băng trang trí hoàn chỉnh vây
Tượng Tu sĩ tháp C1
quanh tháp. Điều đặc biệt ở đây là những tượng tu sĩ được thể hiện với phần đầu chế tác từ đá Sa thạch màu xám nhạt, gá lắp với thân người được khắc tạc trên gạch tạo nên một đề tài trang trí hoàn
Bộ mái Tháp C1
chỉnh. Điều khác biệt là những tượng Tu sĩ trên tường được thể hiện đứng trên đầu Voi nhìn thẳng. Bộ mái tháp được thể hiện với những  hàng cột được chạm khắc vươn lên đỡ bộ mái  4 cạnh không đều nhau. Đây là tháp có bộ mái khá đặc biệt trong những kiến trúc tháp Champa Phong cách trang trí này, còn gặp lại trên các kiến trúc tháp B3 và đặc biệt là B5 được khắc tạc thành băng dải trên mặt tường, với cột kép chạy sông song, trên mặt khắc hoa văn móc uốn hình sin mềm mại. Các tượng đều đứng trên đầu voi thể hiện khá chi tiết. Thực ra các  công trình kiến trúc khác, cũng đềuđược chạm khắc rất đẹp, thể hiện thẩm mỹ của thời đại sản sinh ra . Có thể thấy được những họa tiết hoa văn trang trí  dải tràng hoa uốn lượn mềm mại sống động trên diềm mái, hay những họa tiết hoa văn hình con
Trang trí tường tháp B5
sâu rậm rạp trên cột tường  tháp B4, thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương, hay họa tiết dải cánh sen kép trang trí quanh tháp, cùng hình tượng nữ thần ngồi trên đầu sư tử trên góc đế tháp F1 thuộc phong cách Khương Mỹ, thì khó  có thể nói là tháp nào được khắc tạc trang trí đẹp nhất. Có thể nói, cảm nhận về vẻ đẹp của các tháp tùy theo sự cảm thụ của mỗi người. Nhưng ở Mỹ Sơn có một công trình kiến trúc được các nhà nghiên cứu trước đây khi tiếp cận đã đánh giá là công trình điêu khắc trên gạch thể hiện đẹp nhất trong các kiến trúc gạch ở Đông Nam Á, đó là tháp Mỹ Sơn A1. Khi nghiên cứu kiến trúc này họ đã coi những người thợ xây dựng Chăm “ là bậc thầy về kiến trúc và điêu khắc trên gạch.”. Cho đến nay, chúng ta không còn tấm hình nào chụp rõ các họa tiết trang trí ở đây, trong đống đổ nát này còn duy nhất một đoạn cột tháp chạm
Bản vẽ trang trí đế tháp F1
họa tiết hoa văn  móc xoắn, uốn nối nhau hình thon tròn với những nét đục khắc tinh tế, nhịp điệu cân bằng, giàu truyền cảm. Để hiểu hơn về giá trị chạm khắc trên chất liệu gạch của công trình kiến trúc này, chúng ta đọc lại một phần khảo tả của các nhà nghiên cứu
Tháp B5
trước đây. “Tháp A1 được xây theo tỷ lệ hùng vĩ, một biểu hiện rõ ràng và được bảo tồn tốt đến mức đáng kinh ngạc tới nỗi có thể nói đền tháp cổ nhất của đền tháp Chàm đây là nơi được bảo tồn tốt nhất . Sự bất thường trong việc định hướng của nó kéo theo một sự thay đổi  trong bố cục. Tháp được mở cửa ra hai hướng tây và đông, nhưng hướng chính là hướng tây nơi có một bậc thềm, trong khi đó hướng đông mở ra chỉ trông ra một khoảng đất không có  liên kết với sân. Dựa trên tình trạng hiện nay của công trình có thể đoán hướng quay mặt của các vị thần được thờ, có lẽ các vị thần quay mặt về hướng tây. Nhưng cái bình đựng nước thánh (bệ Yony)  vòi dẫn của nó lại quay theo hướng thường thấy ở các tháp mở cửa về hướng đông( Somasutra ở vách tường bắc). Bên trong lòng tháp tạo nên một phòng vuông vòm rất cao mà không hề có dấu vết nào của
Các học giả người Pháp đang khảo sát tháp A1.
trần. Các bức tường của nó uốn cong vào phía trong khoảng bốn phần năm chiều cao và vẫn còn trơn nhẵn nghiêng theo hình chóp theo chiều vòng cung tạo nên vòm của công trình. Vòm này kết thúc ở trên cao bởi một ống thông hơi hẹp có lỗ thông ra bên ngoài. Căn phòng được chiếu sáng  bởi sáu hốc sáng, các hốc sáng chiếm vị trí những bệ góc tường mặt đông và tây, mặt giữa nam và bắc. Vòi dẫn nước ( Somasutra) mở ra ở hướng hốc tường bắc sau đó vượt qua xiên chéo chiếc cửa giả bởi một máng nước nhỏ cùng ở mức mỏ Yony và vị trí này cần có chiếc máng di động từ bệ Yony đến máng dẫn nước ( Somasutra). Ở giữa phòng có một cái bệ …nhưng cái bệ không có vẻ cùng thời với ngôi tháp.Theo hướng chính của công trình có hai dãy hành lang với kích thước và hình dáng giống nhau, tương đương với kích thước hai cánh cửa bên ngoài, được mở ra dưới những cổng tam quan. Những hành lang này
Bản vẽ tháp A1( mặt đông)
kéo dài, một phần ở phía dưới bức tường của tháp , một phần ở dưới  phần cấu trúc cao của phòng tiền sảnh. Dưới các bức tường , hành lang được che phủ bởi một vòm uốn cong, độ mở của nó được giữ đúng khoảng cách, để cẩn thận hơn chúng được chống bằng những thanh đá. Một vòm hình chóp ở độ cao lớn hơn đỡ những phần trên của tiền sảnh. Các sườn của nó tỳ lên các bức tường bên và một mặt ở trên vòm trước đó, mặt trên của khung cửa, cả một hệ thống rất vững trãi và được chống đỡ tốt ở phía dưới. Đó cũng là một vị trí chống đỡ khéo léo cho mi cửa ( Linteau). Mặt vòm mang tất cả độ nặng của vòm này được kéo dài theo hình bán chóp và tựa vào cung mở trên những bức tường của cổng chịu bớt lực trên khung cứng của cửa. Những cửa này có những ổ quay. Cấu tạo cổng  được thay đổi bởi tiền sảnh mặt tây nhô ra nhiều hơn so với tiền sảnh mặt
Bản vẽ tháp A1(mặt nam )
đông. Cả hai tiền sảnh tháp đều bị đổ nát một phần, nhưng kết quả các cuộc khai quật có thể đưa ra những chỉ dẫn đầy đủ cho việc trùng tu phần kiến trúc này. Phía vào phíatTây tháp mở ra giữa hai cột gạch; lối vào phía đông chỉ có một bức tường đơn giản. Cả hai cổng đều được tiếp nối bằng những trụ vòm hình tam giác, một cổng vẫn còn nguyên vẹn trong đống đổ nát của cửa phía đông… Cuối cùng một Mi cửa lớn được chạm chổ kỹ càng được tìm thấy ở phía tây nam , nó có nguồn gốc từ tiền sảnh phía Tây. Về trang trí giống như trang trí Mi cửa tháp C1, hay tháp F1. Mặc dù bố cục đền này đơn giản, chỉ được chú trọng phần bên trong, nhưng bên ngoài của nó được trang trí kỹ, tất cả mặt ngoài đều được khắc tạc hoàn
Trang trí vòm cửa tháp A1
hảo. Đó chính là bố cục đã hoặc ít nhất vẫn còn là cổ điển dù đã bị thay đổi tỷ lệ thành kích thước lớn hơn nhưng có sự hoàn thiện hiếm thấy. Tháp này bao gồm một tầng chính được trang trí 5 cột ở mỗi
Tháp Mỹ Sơn A12 ( ảnh chụp đầu TK XX)
mặt, giữa mỗi cột có chạy đường chỉ, hai bên được trang trí những cành lá lượn rất duyên dáng. các cột có mặt chiều rộng lớn  được cắt ở giữa bằng một rãnh phẳng. Nền và gờ đua mái không đồng nhất. Nền thể hiện theo kiểu rãnh nối tròn và gờ đua uốn cong thành bát, kiểu này sau đó sẽ trở thành môtíp cổ điển của những nền thể hiện như gờ đua. Gờ đua được trang trí các vật gắn theo kiểu bố cục ba, nhưng không may hiện nay không còn lại dấu vết gì. Thân thứ nhất được hình thành từ một hốc tường với các cột và những lá nhĩ  khép lại một hình ảnh bằng chất liệu đá. Gờ đua cho thấy đây là
Trang trí tường tháp
một kiểu đặc biệt trong những công trình đầu tiên ở Mỹ Sơn… Gờ đua này nối với các cột  bằng một diềm mũ cột hình tràng hoa treo, kết thúc bằng một gờ chỉ nổi. Hai hình một phần tư đường tròn khối nặng nề nằm đối diện nhau tạo thành điểm khởi đầu cho một hình lòng máng và kết thúc cũng bằng hai hình một phần tư đường tròn nằm đối diện.. Bên trên gờ đua này có một gờ uốn cong thành bát ở mặt chính, gờ thành bát này có các điểm đá nhấn  có chạm khắc được  gia cố giữ ở các góc. Điêù lạ lùng chính là sự phân chia các cột thành hai dải tiếp nối trong diềm mũ cột hình tràng hoa treo; thỉnh thoảng trong hai phần hình một phần tư đường tròn đối diện nhau; trong khi đó hệ thống hình lòng máng và gờ uốn thành bát lại được chia làm ba phần bởi các vết khắc sâu, tạo thành 3 khoảng điêu khắc có hình lá ở bên phải cũng như khoảng giữa các cột. Mặt
Bản vẽ hoa văn trang trí tháp A1
lớn và các đường chỉ đều được trang trí. Khe rãnh giữa các đường chỉ thỉnh thoảng được điểm tô các hình song song rất nhỏ, chỉ hơi lớn hơn một chút so với các hình răng vuông trong trang trí nghệ
Trang trí cột góc tháp A10
thuật cổ điển và cũng tạo được hiệu quả thẩm mỹ khá tốt… Gờ đua ở tháp A1 rắc rối hơn bởi kích thước to lớn của nó và có hai yếu tố trang trí khá thích hợp. Một mặt trong số hai mặt trang trí của diềm mũ cột có hình tràng hoa treo bên trên các cột và mặt chính trên diềm mũ cột này, ở khoảng giữa các cột  đều có một tượng Ápssara bán thân .Mặt chính của gờ đua phía bên phải cột khắc hình Garuđa nổi với đôi cánh mở rộng. Trên mặt này có một mái tường được trang trí liên tục các hốc, trong mỗi hốc có hình ảnh một người ngồi
Trang trí diềm mái  tháp B5
cầu kinh; phía dưới là  gờ dẹt của mái hiên nhỏ xuất phát từ sống của mái tường. các góc diềm đỡ mũ cột được thon dần và đã bị hư hỏng nhiều… Các cửa giả mỗi bên được xử lý như các hình chiếu trên các vách bên của tháp từ mặt trước hẹp của công trình tới đầu hồi nhà.Thành phần của chúng không tương đồng. Cửa giả phía Bắc giống với hệ thống trang trí của các tiền sảnh. Cửa giả phía nam nguyên bản hơn nó dễ ràng hơn cho việc nghiên cứu. Cửa giả phía nam được tạo nên từ hai thân. Thân trên được xử lý theo kiểu thân của tháp có cùng hình dạng với thân chính và có các cột, các đáy với các vật gắn trang trí và các đường gờ đua, tất cả theo kiểu một phần tư đường tròn.Từ các đầu thon dần tới các góc của thân dưới chúng không còn lại gì, sự tồn tại của chúng có thể thấy rõ nét qua các cột đã không được điêu khắc ở các phần mà đầu thon này được dấu đi. Các cột không bị phân chia và cũng được trang trí các hình lá lượn đẹp mắt.Trên tầng gác này có tầng gác phía trên, có hai thân và được xử lý cùng kiểu, ở giữa được trang trí một hốc bố cục đôi, tiếp theo ở mỗi phía có một hốc  nhỏ hơn đăng đối. Không nghi ngờ gì đã có một lá nhĩ được trang trí đã từng tồn tại ở phía trên, nhưng
Cột trang trí tháp A1bị bom đổ
hiện nó không còn. Trước thân này có một  thân khác bố cục đôi giống như một cái cửa. Phía dưới ở vị trí hai cửa giả bị che khuất bởi công trình tháp A5; A6, các cột ở đây tạo thành bố cục thứ nhất chỉ được trang trí ở phần trên. Bố cục sau cao hơn, có thêm một đáy và một gờ đua ra. Các trụ vòm của bố cục trước chỉ có những bệ và những chân đơn giản, tiếp theo trang trí một tràng hoa treo và hướng về một Mi cửa bằng đá. Mỗi bố cục đều trang trí một lá nhĩ. Lá nhĩ phía trước được khắc sâu kiểu nhát chuông, trên ô trán được khắc trang trí. Các gờ đua được tạo thành một đường ốp biên cuốn và đóng trong khung hình những lá lượn bên trong, kết thúc ở phía dưới thể hiện hình ảnh hai kỵ sĩ nhìn nghiêng trong tư thế đang trèo lên Gajasimha. Phần bên trên tháp A1 được bảo tồn tốt hơn thông thường .Phía trên có 3 tầng gác trong tình trạng tốt, đỉnh thì bị khiếm khuyết nhưng vẫn còn vài viên đá phần đáy để cho phép phục hồi chút ít.Cấu tạo của mỗi tầng mái tháp hoàn toàn như cấu tạo của thân chính, nhưng đơn giản hơn bên trên để tạo độ rộng, các cột tầng trên không giữ nguyên là 3 cột nữa. Đáy có khiếm khuyết,
Tháp A13
nhưng hình người cầu kinh bên trong các hốc bên phải cột và khoảng giữa các cột được tạc nhô hẳn ra tách khỏi cột.Lá nhĩ trang trí một hình đầu quỷ, từ đó xuất hiện các hình lá leo chạy tới đầu Makara. Các cửa giả được thay thế bằng các hốc giả, các hốc giả này có tầm quan trọng rất lớn, ở tầng một các hốc giả ít nhất cũng tạo thành hai phần riêng bịêt. Thân sau bố cục đơn giản hơn, có hai cấp, bởi vì bên trên gờ đua của nó có một thân nhỏ hơn kèm theo các đầu thon và được vây bọc bởi một lá nhĩ lượn sang, lá nhĩ này vướt qua gờ đua của tầng gác, nối một cách rất trùng hợp với cấu tạo gác bên kia. Thân trước được chia theo chiều dọc thành 3 phần phía trên trang trí 3 lá nhĩ…Phiến đá kết thúc đỉnh tháp chắc chắn là một hình nón bát giác cong, nó được suy đoán qua một phần phiến đá đáy tìm thấy ở bên dưới chân tháp và qua sự so sánh với phiến đá kết thúc của một tháp tương tự như tháp B3. Các tiền sảnh của tháp được xử lý như những tháp nhỏ…chúng tạo thành như một
Tháp A13
nhưng hình người cầu kinh bên trong các hốc bên phải cột và khoảng giữa các cột được tạc nhô hẳn ra tách khỏi cột.Lá nhĩ trang trí một hình đầu quỷ, từ đó xuất hiện các hình lá leo chạy tới đầu Makara. Các cửa giả được thay thế bằng các hốc giả, các hốc giả này có tầm quan trọng rất lớn, ở tầng một các hốc giả ít nhất cũng tạo thành hai phần riêng bịêt. Thân sau bố cục đơn giản hơn, có hai cấp, bởi vì bên trên gờ đua của nó có một thân nhỏ hơn kèm theo các đầu thon và được vây bọc bởi một lá nhĩ lượn sang, lá nhĩ này vướt qua gờ đua của tầng gác, nối một cách rất trùng hợp với cấu tạo gác bên kia. Thân trước được chia theo chiều dọc thành 3 phần phía trên trang trí 3 lá nhĩ…Phiến đá kết thúc đỉnh tháp chắc chắn là một hình nón bát giác cong, nó được suy đoán qua một phần phiến đá đáy tìm thấy ở bên dưới chân tháp và qua sự so sánh với phiến đá kết thúc của một tháp tương tự như tháp B3. Các tiền sảnh của tháp được xử lý như những tháp nhỏ…chúng tạo thành như một
Cửa tháp D2
hai đầu thon dần ghé sát vào nhau, bên trên có hình lá  nhĩ lượn sang. Thân thứ hai đỡ một lá nhĩ hình cung nhọn. Trang trí thân thứ nhất trong hốc có một người cầu kinh nhỏ, lá nhĩ của nó tạc hình đầu một con quỷ ( Kala?) đang xé nuốt những con rắn có đầu thể hiện như đầu Makara. Dưới chân các cột vào khoảng giữa cột có hình người cầu kinh trong tư thế đứng. Gác của đỉnh hầu như bị hư hại.Vị thần trong tháp A1 không còn, chỉ còn lại cái bệ.Trên bệ Yony ( bình đựng nước thánh tẩy) có một phần tròn nhô lên tạo thành mặt bằng nhỏ, bề mặt được đục chín lỗ bố trí hình nanh sấu, rộng 7 cm và cũng sâu 7cm. Các lỗ này có vẻ gắn khớp với một thứ hình tròn chắc chắn đó là một Linga, nhưng không may không tìm thấy Linga này. Bệ được thể hiện rất đơn giản, phía trong được đục và khoét một cách vụng về. Bệ nằm trên một đáy rộng có các phần nhô ra được trang trí các vật gắn, đồng thời các hốc bên trong có tạc hình người cầu kinh nhỏ…”. Các nhà nghiên cứu đã coi nghệ thuật chạm khắc trên gạch tháp A1 là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gạch không những ở Champa, mà còn ở các tộc người Đông Nam Á. Họ đặt  các kiến trúc được chạm khắc gạch đẹp nhất ở Mỹ Sơn như tháp C1, B3, B5, D1, D2 vv…tên gọi chung  là phong cách nghệ thuật Mỹ Sơn A1 ; lấy tháp Mỹ Sơn A1 là đỉnh cao tiêu biểu của giai đoạn nghệ thuật .Dù không còn được chiêm ngưỡng tận mắt, sờ tận tay, những đường nét chạm khắc trên kiến trúc này, nhưng những gì để lại qua tài liệu, dấu vết đổ nát hôm nay, chúng ta tin rằng: tháp Mỹ Sơn A1 là công trình chạm khắc đẹp nhất không những ở Mỹ Sơn mà còn đẹp nhất, đỉnh cao trong nghệ thuật trang trí kiến trúc tháp Champa.
Chóp tháp ở Mỹ Sơn
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét