VÀI NÉT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Phật giáo- một tôn giáo lớn trên thế giới
và có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam á nói chung
và ở nước ta nói riêng có mặt ở Việt Nam khá sớm. Theo một số tài liệu lịch sử,
phật giáo từ Ấn Độ theo đường biển du
nhập vào nước ta, kết hợp với tín ngưỡng dân gian địa phương, ngay từ những thế
kỷ đầu tiên đã hình thành nên một số trung tâm Phật giáo lớn trong đó có Luy Lâu ( Thuận Thành – Bắc Ninh). Theo năm
tháng, vai trò của Phật giáo ngày càng lan tỏa và trở thành tôn giáo giữ vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Việt. Nghiên cứu về lịch sử
Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu xác định Phật giáo ở Việt Nam buổi đầu có nhiều thiền phái khác nhau như :
Vô ngôn thông; Tỳ Ni đa lưu chi…(1) và coi sáng tổ của thiền học Việt Nam là
Khương Tăng Hội. Sự ảnh hưởng của phật giáo trong mỗi thời kỳ lịch sử có khác
nhau và ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong buổi đầu dân tộc ta
giành được độc lập, xây dựng nền tự chủ, vai trò của Phật giáo ngày càng được
khẳng định trong đời sống xã hội và tinh thần. Dưới triều vua Đinh – Lê, Phật
giáo được triều đình công nhận đề cao là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với bộ máy
quản lý nhà nước “ Tăng thống Ngô Chân Lưu được được ban hiệu là Khuông Việt
đại sư, Trương Ma Ni làm tăng lục” (2) . Năm 987 sứ nhà Tống Lý Giác sang; vua
Lê Đại Hành đã sai nhà sư Pháp Thuận ra đón tiếp (3). Nhưng cũng có thời vai
trò của Phật giáo ít được coi trọng. Vua Lê Long Đĩnh “ rúc mớa trờn đầu sư
Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười” (4).
Dưới thời Lý, được sự ủng hộ của Phật giáo, Lý
Công Uẩn lên ngôi đã tạo nên một thời kỳ mới của Phật giáo Việt nam. Năm 1010
“độ dân làm sư” nhiều chùa được xây dựng, đúc chuông, tô tượng là việc làm
thường niên, năm 1016 “độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làng tăng đạo” đó là
chưa kể đến các địa phương. Sư Vạn Hạnh được phong làm Quốc sư, Phật giáo đã chiếm vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội Việt Nam.Từ phật giáo mang tính chất quần chúng, sau
nhiều sự thăng trầm đến giaiđoạn này phật giáo đã
( 1) Tham kh¶o thªm:
-
NguyÔn
Lang: ViÖt Nam PhËt gi¸o sö luËn. NXB L¸ Bèi . Sµi Gßn 1971
-
ViÖn TriÕt häc: LÞch sö phËt gi¸o ViÖt Nam. NXB KHXH . Hµ Néi 1998
(2-3)
§¹i ViÖt sö ký toµn th. NXBKHXH TËp I tr 212-224
(4) §¹i
ViÖt sö ký toµn th. NXBKHXH TËp I tr 236
mang tính chất dân tộc. Sự thắng thế của Phật giáo thời Lý
được thể hiện qua việc Lý Thái Tông được
coi là đệ tử thứ 7 của thiền phái Vô Vôn Thông và hội tụ thăng hoa đỉnh cao là
sự ra đời của Phật giáo cung đình- Thiền phái Thảo Đường. Năm 1069 Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh
Chiêm Thành, trong số những tù binh bắt được đưa về Thăng Long có một nhà sư
Trung Quốc. Là người hâm mộ đạo phật, tiếp thu những giáo lý Phật giáo; Lý
Thánh Tông đã đưa vị sư này về chùa Khai
Quốc, phong làm Quốc sư khai sinh ra
phái Thảo đường và tự mình trở thành thế
hệ đầu của thiền phái này. Ông là vị vua đầu tiên khai sáng ra một thiền phái của phật giáo
Hoàng gia. Thiền phái Thảo đường duy trì được 5 thế hệ trong đó có 3 vị vua
tham gia ( Lý Anh Tông thế hệ thứ ba; Lý
Cao Tông thế hệ thứ năm) cùng nhiều vị quan lại đại thần trong triều như Tham
chính Ngô Ích ( thế hệ thứ hai); Thái phó Đỗ
Anh Vũ(thế hệ thứ ba); thái phó
Đỗ Thường ( thế hệ thứ tư) và Quản giáp Nguyễn Thức ( thế hệ thứ năm). Vị vua áp
chót của vương triều Lý: Lý Huệ Tông cuối đời
hoàn toàn dấn thân vào phật giáo
. Năm 1224 “ Mùa đông tháng 10…vua xuất gia ở chùa Chân Giáo trong Đại Nội ” và cuối đời tự tử cũng hỏa thiêu “ chứa xương
vào tháp chùa Bảo Quang” như một phật tử. Có thể thấy Phật giáo là một trong những nguồn tạo nên vương triều Lý
và cũng là nơi nương náu cuối cùng cho vương triều này. Thiền phái Thảo đường
là thiền phái phật giáo hoàng gia đầu tiên trong các vương triều Việt Nam.
Nhưng thiền phái này chưa có sức lan tỏa, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã
hội tinh thần của cư dân mà chỉ bó hẹp trong hoàng gia và quan lại. Theo thống
kê thiền phái này có gần 20 nhà sư
tu hành khá nổi tiếng trong giới Phật học Việt Nam thời nhà Lý.(1) Đây
là bước chuẩn bị quan trọng để sau này vương triều Trần tiếp thu, hoàn
thiện lập nên thiền phái Trúc Lâm trong
lịch sử phật giáo Việt Nam.
I Nguồn gốc của thiền phái Trúc Lâm.
Thiền phái Trúc Lâm, trước hết về tên
gọi, cũng như thiền phái Thảo Đường có
nguồn gốc tên gọi từ vị sáng lập đầu tiên. Sau hai lần lãnh đạo chống quân xâm
lược Nguyên Mông thắng lợi, đất nước thanh bình : Bốn biển đã quang trần đã
lặng ( Tứ hải dĩ thanh (1) Tham kh¶o thªm: NguyÔn Hµo Hïng: §¹i c¬ng triÕt häc phËt gi¸o ViÖ Nam .
NXBKHXH TËp I tr 104
trần dĩ tĩnh), thế đất nước đã vững
vàng : Non sông ngàn thuở vững âu vàng ( Sơ hà thiên cổ vạn kim âu) Trần Nhân Tông nhường ngôi xuất gia đi tu “
Thượng hoàng xuất gia, tuở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ” (1)..
Theo nhiều nhà nghiên cứu cho biết vị tổ khai sơn môn phái Yên tử là Hiện Quang Thiền
Sư; đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu chùa
Lục Tổ ( Bắc Ninh) thế hệ thứ 12, thuộc
thiền phái Vô Ngôn Thông. Thiền sư Hiện Quang thuộc thế hệ thứ 14( ? – 1221).
Ông là người Thăng Long, họ Lê tên Thuần, xuất gia từ năm 11 tuổi “ chưa đầy 10
năm thông giỏi cả tam giáo”. Sau nhiều
năm vân du thiên hạ, ông “ bèn đến chỗ sâu trong núi Yên Tử kết am tranh mà ở”
“ nương thân Phật đạo trong chốn núi rừng” (2). Ông là người mở đầu cho môn
phái Yên Tử. Những công trình đầu tiên
xây dựng ở Yên Tử là am tranh nhỏ bé và
khiêm tốn nương trong chốn núi rừng, ẩn thân giữa không khí phát triển rầm rộ của đạo phật đang
thăng hoa trong tinh thần dân tộc với các công trình kiến trúc phật giáo xây
dựng đồ sộ quy mô to lớn như Phật Tích( Bắc Ninh), Tường Long( Hải Phòng). Mặc
dù vậy, sự uyên thâm về giáo lý, đức độ về tu thân, từ bi bác ái trong cộng
đồng, đức vọng của ông lan tỏa đến tận kinh đô Thăng Long. Vua Lý Huệ Tông
nhiều lần đưa lễ vật đến mời về kinh, nhưng đều bị chối từ. Đây chính là khởi
nghiệp thuận lợi của môn phái Yên Tử mà sau này được nhà Trần kế thừa và phát
huy. Kế nghiệp Thiền Sư Hiện Quang là Thiền sư Tĩnh Lự hiệu là Phù Vân. Ông
được vua Trần Thái Tông gọi là Trúc Lâm
Đại sa môn, tôn xưng là quốc sư.
Sau này khi xuất gia Trần Nhân tông tự xưng là Trúc Lâm đại sĩ. Do vậy, thiền phái này có tên gọi là Trúc Lâm.
Thiền phái Trúc Lâm lấy cơ sở của môn phái Phật giáo tại núi Yên tử làm trung
tâm, dưới sự bảo trợ của triều Trần dần lan tỏa ảnh hưởng.
II. Sự phát triển của thiền phái Trúc
Lâm
Nhà Trần vốn xuất thân “ đời đời làm
nghề đánh cá” (3) ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường, sau những biến động cuối
triều Lý dần thu tóm quyền lực và thay thế vương triều Lý vào năm 1226. Từ xuất
phát điểm “ Nhà ta vốn là người hạ lưu”
, để giành và củng cố quyền lực quản lý
đất nước, triều Trần ngay từ buổi đầu đã dựa vào Phật giáo, lấy Yên Tử làm cơ
sở của mình. Vị vua đầu tiên Trần Thái Tông có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với
môn phái này. Năm 1237 khi xảy ra mâu thuẫn Hoàng tộc, Thái Tông “ ban
(
1- 3) §¹i ViÖt sö ký toµn th. NXBKHXH TËp II,
tr 92 – 7- 16
(2) ThuyÒn uyÓn tËp anh. NXB V¨n Häc.
Hµ Néi 1990
đêm
ra khỏi kinh thành đến chỗ Quốc Sư Phù Vân trên núi Yên Tử rồi ở lại đó”. Dù
không thực hiện được ý nguyện, nhưng có thể coi đây là lần xuất gia đầu tiên
của một vị vua vương triều Trần. Được sự
chú trọng, quan tâm của Hoàng gia, môn phái Yên Tử ngày càng phát triển, đến
đời Trần Nhân Tông ( Cháu nội Thái Tông) nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo
lớn khai sáng nên một thiền phái Phật học mang đậm tính dân tộc, thiền phái
Trúc Lâm, đứng đầu là vị tổ thứ nhất Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông lên
ngôi năm 1278, nhường ngôi năm 1293 “ ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất
gia 8 năm thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên tử” (1).
Trần
Nhân tông xuất gia năm 1299 mất năm 1308. Trước khi xuất gia ông đã có mối
quan hệ chặt chẽ với thiền phái Yên
tử, năm 1295 từ hành cung Vũ Lâm ông
đã lên Yên tử. Năm 1299 ông cho xây am Ngự Dược trên núi Yên tử và tháng 8
năm 1299 “ Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu
khổ hạnh”. Ông trở thành vị tổ thứ 6 của phái Yên tử và tổ thứ nhất của phái
Trúc Lâm. Dưới sự khuyếch trương của Trúc Lâm Đại sĩ, sự bảo trợ của Hoàng
gia, thiền
|
Tượng
vua Trần Nhân Tông
|
phái Trúc Lâm đã trở thành trung tâm
của Phật giáo thời Trần. Yên Tử trở thành trung tâm của giáo hội mà Trần Nhân
Tông được coi là giáo chủ. Qua nhiều nguồn tư liệu để lại cho đến ngày nay được
biết, thiền phái Trúc Lâm có 3 vị tổ ( Trúc Lâm tam tổ): Trần Nhân Tông – Pháp
Loa – Huyền Quang. Vị tổ thứ 3 Huyền Quang viên tịch năm 1334, sau đó sự ảnh hưởng của thiền phái Trúc
Lâm dần suy giảm, đến thế kỷ XVII thiền sư Chân Nguyên mới khởi đầu phục
hưng dần môn phái Trúc Lâm và duy trì
cho đến ngày nay.
Từ cơ sở ban đầu là nền tảng với trung tâm là Yên Tử, về hệ tư
tưởng nhà Trần tiếp tục xây dựng và phát
triển nên hệ thống tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện qua thiền phái Trúc Lâm.
Trong điều kiện vua là người sáng lập nên thiền phái, do đó số hoàng thân quốc
thích tham gia khá đông đảo. Có thể kể một số vị thuộc Hoàng gia như: Hưng ninh
vương- Tuệ Trung Thượng sĩ; Văn Huệ vương Trần Quang Triều; Tuyên Chân công
chúa, Lệ Bảo công chúa vv.. Tiếp theo là vương công quý tộc, quan lại mà đỉnh
cao là Huyền Quang đã từng đỗ tiến sĩ
làm quan rồi xuất gia đi tu thành vị tổ thứ ba.
Phong trào gia nhập thiền phái
Trúc Lâm phát triển mạnh mẽ. Theo ước tính vào thời kỳ thịnh có đến gần 30.000
tăng sĩ. Sức lan tỏa của Phật giáo Trúc Lâm đến nỗi nho gia Lê Bá Quát viết
“ Trên từ vương công dưới đến thứ nhân,
hễ nói đến việc bố thí cúng dường vào Phật sự thì dù hết tiền của cũng không
tiếc… Hễ chỗ nào có nhà ở thì có chùa Phật…”;
Về cơ sở vật chất Là Phật giáo Hoàng gia, được
sự quan tâm bảo trợ của chính quyền, từ Yên Tử lan tỏa, các cơ sở của Trúc Lâm
có sự bùng nổ mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô. Theo thống kê vào thời Trần
nước ta có khoảng 9.500 ngôi chùa(1). Riêng phái Trúc Lâm với Yên Tử( chùa Hoa
Yên) là trung tâm, cơ sở chính
là các chùa Quỳnh Lâm- Côn Sơn(
Hải Dương)- Vĩnh Nghiêm ( BắcGiang) -
Báo Ân( Bắc Ninh xưa) và hàng trăm chùa
khác hình thành nên tuyến phật giáo chủ đạo từ Thăng Long đến Yên Tử. Tư liệu
lịch sử cho biết, riêng Pháp Loa - đệ tổ thứ hai - cho xây dựng đến 200 chùa đúc hơn 1.300 tượng
phật bằng đồng lớn nhỏ. Chùa Quỳnh Lâm có đến hơn 1.000 mẫu ruộng
Gác
chuông chùa Quỳnh Lâm
|
và hơn 1.000 người để canh tác.Các
chùa Siêu loại; Báo Ân cũng có tình trạng tương tự. Số ruộng đất này đa phần do Hoàng gia nhà
Trần cung tiến (1).Thiền phái Trúc Lâm cực thịnh về nhân lực và tài lực, trở
thành hậu thuẫn cho vương triều và phát triển thành một thiền phái phật giáo
có tính nhà nước, tổ chức chặt chẽ từ
trung ương đến địa phương, có cơ sở vật chất, giáo luật hoàn chỉnh. Cùng với
sự phát triển của Phật giáo, nho giáo cũng
|
được nhà Trần chú trọng, các kỳ thi
tuyển chọn nhân tài nho giáo được tổ chức làm nguồn bổ xung quan lại quản lý xã
hội. Dù nho hay phật vẫn nằm dưới sự quản
lý chung của vương triều. Vương triều điều hòa sự hòa nhập giữa nho và Phật tạo
nên hai nguồn lực cơ bản: quản lý hành chính và quản lý tư tưởng thống nhất tạo
nên sức mạnh chung cho dân tộc. Sự bảo trợ củả Hoàng gia,dưới sự quản lý chung
của vương triều. Vương triều điều hòa sự hòa nhập giữa nho và Phật tạo nên hai
nguồn lực cơ bản: quản lý hành chính và quản lý tư tưởng thống nhất tạo nên sức
mạnh chung cho dân tộc. Sự bảo trợ của Hoàng gia với một thiền phái Phật giáo,
tạo nên sự hưng thịnh nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong . Do được
ưu ái, tạo mọi điều kiện để phát triển,
sự tham gia ào ạt của mọi tầng lớp cư dân, sự bùng nổ số lượng nhân lực
và cơ sở vật chất dẫn đến giáo hội không kiểm soát được. Sau năm 1334
(1) Tham khảo thêm: Việt Nam phật giáo
sử luận . Sdd tr 453
khi tổ thứ 3 của Phái trúc Lâm là
Huyền Quang mất thì Trúc Lâm dần đi vào suy vong. Là tổ chức giáo hội chủ yếu
là tạo nên hệ tư tưởng, duy trì phát triển dưới sự bảo trợ của vương triều, khi
điều kiện ủng hộ kém dần thì vai trò
cũng dần mờ nhạt. Năm 1396 Trần Thuận
Tông “ xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục”. Năm
1399 “ Quý Ly cưỡng bức vua xuất gia thờ
đạo giáo, ra ở quán Ngọc Thanh thôn Đạm Thủy” ( Đông Triều); tự nhận là Thái
thượng Nguyên quân Hoàng Đế. Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi, vương triều Trần kết
thúc thì vai trò của thiền phái Trúc Lâm
cũng dần mờ nhạt trong đời sống cung đình và trong nhân dân.
III. Những đóng góp của thiền phái Trúc
Lâm
Trong quá trình tồn tại, phát triển
của Trúc Lâm đã có nhiều đóng góp vào văn hóa dân tộc. Trước hết thiền phái
Trúc Lâm là thiền phái Phật giáo Hoàng gia, đây chính là điều kiện tiên quyết
để thiền phái này hội tụ và phát triển. Đạo phật nước ta có mặt trong cộng đồng
cư dân khá sớm với nhiều thiền phái khá nhau. Sự ảnh hưởng của các thiền phái
thể hiện khác nhau qua hệ tư tưởng. Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi mang đậm sắc
thái văn hóa của Phật giáo Ấn Độ; thiền phái Vô ngôn thông mang đậm sắc
thái văn hóa Trung Hoa.
Hệ tư tưởng hai thiền phái này đều
không thỏa mãn nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ độc lập tự
chủ của dân tộc. Chính vì thế, khi quản lý đất nước, trước yêu cầu cụ thể cần quản lý đất nước và xây
dựng một hệ tư tưởng độc lập cho nhà
nước Đại Việt, các vua Lý đã góp phần
khai lập nên một thiền phái mới – thiền phái Thảo đường. Đây là thiền phái dung
hợp hai yếu tố nho giáo và Phật giáo. Cùng với việc khuyến học, sử dụng nho giáo vào quản lý đất
nước( năm 1070 lập văn miếu thờ Khổng Tử, cho Hoàng thái Tử đến học; năm 1075 tuyển Minh Kinh bác học và thi nho học
Tam trường, năm 1077 thi viên lại bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật
vv…) thì việc bổ dụng các vị cao tăng cũng đề cao phật giáo, năm 1088 phong nhà
sư Khô đầu làm quốc sư, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử để quản lý ruộng
đất và tài sản nhà chùa. Phật giáo từng bước hòa nhập vào chính quyền, các quan
lại vừa quản lý chính quyền vừa là phật tử, trở thành hậu thuẫn quan trọng cho
vương triều.
Vương triều Trần ( 1226 -1400), mở đầu bằng vị vua sùng đạo Phật ( Trần Thái
Tông), kết thúc bằng vị vua theo Đạo giáo ( Trần Thuận Tông); nổi bật lên là vị
vua Phật giáo ( Trần Nhân Tông) sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm. Nếu lấy mốc
năm 1299, Trần Nhân Tông xuất gia lập nên thiền phái Trúc Lâm đến năm 1400 nhà
Trần mất vai trò lịch sử thì thiền phái này tồn tại khoảng 1 thế kỷ, trong đó có 35 năm phát
triển rậm rộ, có hệ thống tổ chức với 3 vị tổ ( 1299 – 1334). Trong một thế kỷ trị vì của nhà Trần giai đoạn này về
cơ bản là xã hội thanh bình, bên ngoài không có một cuộc chiến tranh xâm lược
a Hoàng gia với một thiền phái Phật
giáo, tạo nên sự hưng thịnh nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong . Do được
ưu ái, tạo mọi điều kiện để phát triển,
sự tham gia ào ạt của mọi tầng lớp cư dân, sự bùng nổ số lượng nhân lực
và cơ sở vật chất dẫn đến giáo hội không kiểm soát được. Sau năm 1334
(1) Tham khảo
thêm: Việt Nam phật giáo sử luận . Sdd tr 453
khi tổ thứ 3 của Phái trúc Lâm là Huyền
Quang mất thì Trúc Lâm dần đi vào suy vong. Là tổ chức giáo hội chủ yếu là tạo
nên hệ tư tưởng, duy trì phát triển dưới sự bảo trợ của vương triều, khi điều
kiện ủng hộ kém dần thì vai trò cũng dần
mờ nhạt. Năm 1396 Trần Thuận Tông “ xuống
chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50
tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục”. Năm 1399 “ Quý Ly cưỡng bức vua xuất gia thờ đạo giáo, ra ở quán Ngọc
Thanh thôn Đạm Thủy” ( Đông Triều); tự nhận là Thái thượng Nguyên quân Hoàng Đế.
Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi, vương triều Trần kết thúc thì vai trò của thiền phái Trúc Lâm cũng dần mờ nhạt trong đời
sống cung đình và trong nhân dân.
III. Những đóng góp của thiền phái
Trúc Lâm
Trong quá trình tồn tại, phát triển
của Trúc Lâm đã có nhiều đóng góp vào văn hóa dân tộc. Trước hết thiền phái
Trúc Lâm là thiền phái Phật giáo Hoàng gia, đây chính là điều kiện tiên quyết
để thiền phái này hội tụ và phát triển. Đạo phật nước ta có mặt trong cộng đồng
cư dân khá sớm với nhiều thiền phái khá nhau. Sự ảnh hưởng của các thiền phái
thể hiện khác nhau qua hệ tư tưởng. Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi mang đậm sắc
thái văn hóa của Phật giáo Ấn Độ; thiền phái Vô ngôn thông mang đậm sắc
thái văn hóa Trung Hoa.
Hệ tư tưởng hai thiền phái này đều
không thỏa mãn nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ độc lập tự
chủ của dân tộc. Chính vì thế, khi quản lý đất nước, trước yêu cầu cụ thể cần quản lý đất nước và xây
dựng một hệ tư tưởng độc lập cho nhà
nước Đại Việt, các vua Lý đã góp phần
khai lập nên một thiền phái mới – thiền phái Thảo đường. Đây là thiền phái dung
hợp hai yếu tố nho giáo và Phật giáo. Cùng với việc khuyến học, sử dụng nho giáo vào quản lý đất
nước( năm 1070 lập văn miếu thờ Khổng Tử, cho Hoàng thái Tử đến học; năm 1075 tuyển Minh Kinh bác học và thi nho học
Tam trường, năm 1077 thi viên lại bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật
vv…) thì việc bổ dụng các vị cao tăng cũng đề cao phật giáo, năm 1088 phong nhà
sư Khô đầu làm quốc sư, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử để quản lý ruộng
đất và tài sản nhà chùa. Phật giáo từng bước hòa nhập vào chính quyền, các quan
lại vừa quản lý chính quyền vừa là phật tử, trở thành hậu thuẫn quan trọng cho
vương triều.
Vương triều Trần ( 1226 -1400), mở đầu bằng vị vua sùng đạo Phật ( Trần Thái
Tông), kết thúc bằng vị vua theo Đạo giáo ( Trần Thuận Tông); nổi bật lên là vị
vua Phật giáo ( Trần Nhân Tông) sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm. Nếu lấy mốc năm
1299, Trần Nhân Tông xuất gia lập nên thiền phái Trúc Lâm đến năm 1400 nhà Trần
mất vai trò lịch sử thì thiền phái này tồn tại
khoảng 1 thế kỷ, trong đó có 35 năm phát triển rậm rộ, có hệ thống tổ chức
với 3 vị tổ ( 1299 – 1334). Trong một thế
kỷ trị vì của nhà Trần giai đoạn này về cơ bản là xã hội thanh bình, bên ngoài
không có một cuộc chiến tranh xâm lược
nào can thiệp. Một thế kỷ của thiền
phái Trúc Lâm gắn với sự thịnh suy của vương triều này. Trúc Lâm ra đời sau thắng
lợi vang dội của 3 cuộc kháng chiến đánh thắng quân Nguyên – Mông, âm hưởng
hào hùng của cuộc chiến gắn với vương triều Trần, nhà Trần đủ uy và lực để
lập nên một thiền phái đạo phật làm ngọn cờ tư tưởng cho dân tộc và vương
triều. Thực tế, tư tưởng của thiền phái này ngoài nâng cao ý thức độc lập dân
tộc thì cũng là hệ tư tưởng bảo vệ quyền lợi của vương triều sáng lập ra. Các
cơ sở của Trúc Lâm thực ra
|
Tượng
chân dung chùa Quỳnh Lâm
|
cũng là một hình thức “điền trang thái
ấp ” nấp dưới vỏ tôn giáo. Khi hình thái kinh tế này bộc lộ những hạn chế của nó
dẫn đến việc cải cách của Hồ Quý Ly, ngoài việc phá vỡ điền trang thái ấp
của vương công quý tộc, thì các cơ sở tôn
giáo này cũng lâm vào tình trạng tương
tự. Sự mất vai trò của quý tộc nhà Trần, dẫn đến sự suy giảm của thiền phái.
Điều khác biệt là khi vương triều này sụp đổ thì hệ tư tưởng ấy vẫn tồn tại mãi
với thời gian, cho đến ngày hôm nay trong đời sống tinh thần của người dân
đương đại.
Từ phật giáo Hoàng gia thời Lý ( phái
Thảo Đường) đến phật giáo Hoàng gia thời
Trần( phái Trúc Lâm) là cả một quá trình xây dựng, củng cố hệ tư tưởng của dân
tộc và triều đại. Hệ tư tưởng ấy phù hợp với nguyện vọng dân tộc, được các
vương triều sử dụng làm nền tảng ý thức
để gìn giữ độc lập dân tộc và gìn giữ quyền lợi vương triều. Chính dựa trên nền tảng tư tưởng ấy nên hai vương triều đó
quản lý xã hội một thời gian dài trong lịch sử mà các vương triều trước đó không
có được. Nhà Lý kéo dài 217 năm ( 1009 – 1226); nhà Trần 174 năm ( 1226 -1400); trong khi đó các triều
đại trước như nhà Ngô 27 năm ( 939 – 965); nhà Đinh 12 năm( 968 -980) và nhà
Tiền Lê 29 năm ( 980 – 1009).
Vậy thiền phái Trúc Lâm mang đặc
trưng gì trong đạo Phật Việt Nam.
-
Thiền phái Trúc Lâm là sự kế thừa, kết tinh của tinh thần phật giáo Việt
Nam, từ thiền phái Vô Ngôn Thông, mà trực tiếp là môn phái Yên Tử. Sự xuất hiện
của môn phái phật giáo Hoàng gia được kế thừa, kết tinh nhiều yếu tố từ phật giáo
Hoàng gia có trước đó là thiền phái Thảo Đường nhà Lý, hoàn thiện, bổ xung thêm ý thức dân
tộc. Thiền phái Trúc Lâm ra đời là sự tiếp nối, nhất thống, chính thức mở đầu
cho sự kết hợp giữa chính quyền và tụn giáo có tổ chức.
- Thiền phái Trúc Lâm là giáo hội do người đứng đầu chính quyền
dựng nên. Lần đầu tiên giáo hội Việt nam có một tổ chức thống nhất từ Trung
ương đến địa phương, có cơ sở vật chất, tăng ni hùng hậu giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống xã hội và tinh thần của dân tộc.
-
Trong quá trình tồn tại và phát triển, thiền phái Trúc Lâm đã xây dựng
nên hệ tư tưởng mang bản sắc riêng của phật giáo Việt Nam, đó là sự kết hợp hài
hòa, giữa các hệ tư tưởng xã hội ( Phật giáo, nho giáo, đạo giáo) mang tinh
thần dân tộc và vì dân tộc. Xây dựng và bồi đắp hệ tư tưởng độc lập của dân tộc
có hệ thống là nền tảng tư tưởng để xây dựng một triều đại phát triển
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa chính
quyền quản lý xã hội với phật giáo đã
đưa phật giáo nhập thế xã hội, tăng cường sự đoàn kết toàn dân tạo nên sức mạnh
cho dân tộc.
Từ tinh thần độc lập dân tộc được
thiền phái Trúc Lâm kế thừa, xây dựng bồi đắp, kết hợp với sự vững mạnh của
chính quyền đã tạo nên cơ sở vật chất và tinh thần cho quân dân Đại Việt sau 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên -
Mông vào thế kỷ XIII. Đây chính là sự đóng góp của thiền phái Trúc Lâm trong
lịch sử Việt Nam.
Do những biến động của xã hội, sau
khi nhà Trần mất vai trò lịch sử, sự ủng hộ của Hoàng Gia dần ít đi là một
trong những nguyên nhân dẫn đến thiền phái Trúc Lâm kém phát triển. Phật giáo
của Hoàng gia, gắn với Hoàng gia, khi Hoàng gia không còn thì sự kém đi là tất
yếu. Mặc dù Hoàng gia nhà Trần dẫu không
còn, thì tư tưởng và những đóng góp của thiền phái Trúc Lâm vẫn tồn tại và sau này
khi có điều kiện lại tiếp tục phục hưng phát triển. Đặc biệt vào thế kỷ XVII –
XVIII khi được sự quan tâm của tầng lớp
quản lý xã hội thời Lê –Trịnh hàng loạt các ngôi chùa “ cứ điểm” của Trúc Lâm
xưa được trùng tu tôn tạo lại quy mô to lớn hơn, khang trang hơn như Quỳnh Lâm,
Côn Sơn, Báo ân, hệ tư tưởng Phật giáo này lại có điều kiện tỏa sáng trong đời
sống tinh thần người dân đương đại, đến nỗi vào thế kỷ XVII, Nguyễn Dữ đã nhận
xét ở Đông Triều chùa “… dựng nhan nhản
khắp nơi, những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa số dân thường…”. Hệ tư
tưởng này còn tiếp tục lan tỏa xuống phía nam theo chân người Việt “ đi mở
cõi”, nhiều dòng Trúc Lâm với các cơ sở Phật giáo được xây dựng tại Quảng Nam,
Bình Định, Lâm Đồng… đã tạo nên sức sống mới cho hệ tư tưởng Phật giáo dân tộc
này. Đó chính là sức sống của Phật giáo nói chung và của thiền phái Trúc Lâm
nói riêng trong đời sống tinh thần người dân Việt./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét