Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

GIỚI THIỆU SÁCH
MỸ SƠN THUNG LŨNG THẦN LINH
( tiếp theo)
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                               
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                         
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                 
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                          
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                 
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                              
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                            
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                           
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                
Mục lục      
                                         

17. CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG CUỐI CÙNG Ở MỸ SƠN ?
      Cuối thế kỷ X, năm 998, người Chăm quyết định chuyển kinh đô từ  Indrapura ( Quảng Nam) về ViJaya ( Bình Định). Mặc dù vậy Mỹ Sơn vẫn được các vương triều ViJaya coi đây là trung tâm tôn giáo của vương triều, chính vì thế, mặc dù lịch sử đầy biến nhưng các vương triều vẫn chú trọng xây dựng tu bổ các công trình thờ thần linh tại đây. Các nhóm tháp G;H; K  được xây dựng trong thời kỳ này, khác với các công trình kiến trúc trước ở đây, các nhóm kiến trúc này, theo nhận thức thẩm mỹ và giáo lý của thời đại, địa
Một góc tháp B1
điểm các nhóm đều được chọn xây dựng trên đồi cao trong thung lũng. Những kiến trúc được xây dựng mang những  đặc trưng chung  của phong cách nghệ thuật kiến trúc tháp Bình Định, thế kỷ XII – XIII. Vậy trong các công trình xây dựng thời kỳ này, kiến trúc nào được xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn?. Theo các nhà nghiên cứu và dấu vết kiến trúc để lại, kiến trúc được xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn là tháp B1. Đây là kiến trúc được xây với chức năng đền thờ chính của nhóm B, nằm ở vị trí trung tâm. Xung quanh tháp B1 là các kiến trúcđược xây dựng có niên đại khá sớm. Tháp B4 thuộc phong cách nghệ thuật kiến trúc Đồng Dương- thế kỷ IX;  tháp B3; B5; B6; B7 thuộc phong cách nghệ thuật kiến trúc tháp Mỹ Sơn A1. Như vậy có thể thấy, tại vị trí trung tâm này, trước kia đã có một tháp thờ chính,  sau này được các vương triều ở ViJaya cho xây dựng lại tại địa điểm này.Tháp B1 hiện còn  được xây có phần đế và một phần thân bằng chất liệu đá, khác hẳn về vật liệu xây dựng
Bệ thờ trong lòng tháp B1
truyền thống Champa. Kích thước tháp lớn, tường tháp xây xếp đá khối dày. Hoa văn khắc tạc trang trí khối to thô, họa tiết đơn giản. Tháp có vẻ bền chắc, vững chãi của chất liệu đá, nhưng thiếu sự nồng ấm của chất liệu gạch, sự duyên dáng của khối kiến trúc cùng hoa văn trang trí. Theo  các nhà nghiên cứu, công trình này được xây dựng do ảnh hưởng của kiến trúc Khmer. Điều này được khẳng định, trên văn bia khắc tại phiến đá mi cửa ( Linteau) tháp B1 cho biết năm 1262, vua Jaya Indravarman V cung tiến một số tài  sản  quý dâng lên thần. Đây chính là kiến trúc được xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn. Sau năm 1306 khu thánh địa quan trọng này nằm tiếp giáp  với vùng biên viễn Đại Việt, thì việc xây dựng ở khu di tích này hầu như dừng hẳn và năm 1400 vùng đất sáp nhập vào lãnh thổ chung dân tộc thì Mỹ Sơn mất hẳn vai trò trong đời sống tinh thần của người Chăm trong lịch sử.
18. MỸ SƠN  THỜ VỊ THẦN  NÀO ?
        Đến Mỹ Sơn, ghé thăm  những lòng tháp tối tăm cổ kính,  trong không gian u tịch của thung lũng bốn bề núi vây quanh, nhiều người tự hỏi trong tháp ngày xưa người Chăm thờ  vị thần nào! Mỹ Sơn hôm nay chỉ còn một số kiến trúc tháp nguyên vẹn, vật thờ trong lòng tháp hầu như không còn nguyên như đã từng có trong lịch sử dựng xây. Một số tháp chỉ còn lại một phần bàn thờ xưa cũ, những chiếc Yony nằm chính giữa đơn độc chơ vơ, hay lăn lóc bất
Bệ thờ Linga- Yony Tháp B1
cứ nơi nào quanh phế tích. Số phận các Linga vật thờ cũng vậy, bị tróc lở theo thời gian mưa nắng, bị bỏ lăn lóc bất cứ chỗ nào mà trước kia đã từng bị chiến tranh hay con người làm xáo trộn.Thật khó mà hình dung được người xưa đã thờ phụng thần linh như thế nào trong một không gian tối tăm chật hẹp ẩm mốc ấy. Trước hết phải nói, không gian trong lòng tháp Champa nói chung  rất hẹp, diện tích tối đa không quá 20m2;  vòm kiến trúc tháp cuốn cao thu hẹp lên trên, không trổ lỗ để nhận ánh sáng, nên lòng tháp tối tăm mờ ảo. Được xây dựng để thờ các vị thần Ấn Độ giáo, tháp được coi là ngôi nhà của thần, nên các kiến trúc cũng được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Ấn Độ . Theo giáo lý của  Ấn Độ giáo các vị thần được thờ không trực tiếp tiếp xúc với tín đồ mà thông qua tầng lớp Tu sĩ Balamôn. Không gian hẹp thờ thần chỉ có Tu sĩ Balamôn được tiếp xúc trực tiếp, sự tối tăm góp phần tạo nên sự hư ảo linh thiêng thành kính với thần và khẳng định quyền năng của Tu sĩ.
Tượng thần Shiva -Tháp Mỹ Sơn C1
Vậy vị thần được thờ trong các tháp ở Mỹ Sơn là vị thần nào và quyền năng ra sao? Theo tài liệu bia ký sớm nhất ở Mỹ Sơn ( Bia Mỹ Sơn I) vùng đất thánh địa này được dâng lên cho thần  Bhađrêxvaraxvamin, đây là tên gọi kính trọng của thần Shiva.  Theo sử thi Mahabharata và Ramayana: thần Shiva là một trong 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo, vị thần có nhiều quyền năng nhất trong vũ trụ, thần của các vị thần. Chức năng chính của thần Shiva là thần hủy diệt, ngoài thuộc tính hủy diệt thần còn có quyền năng sáng tạo như thần Brahma, hay bảo vệ như thần Visnu. Chính vì thế thầnShiva được coi là vị thần tối cao.Nguồn gốc thần Shiva có từ tín ngưỡng thờ cúng âm lực của cư dân cổ Ấn Độ, là cư dân nông nghiệp họ coi âm vật của đàn bà là nguồn gốc của sự sống, sự sinh sôi này nở,  sáng tạo, coi âm vật là thần Mẹ ( tính âm). Để làm nên sự sinh sôi này nở bên cạnh thần mẹ có vị thần nam( tính dương).
Linga – Biểu tượng của thần Shiva
Sự hợp nhất âm-dương là nguồn gốc tạo nên sự sinh sôi nảy nở duy trì sự tồn tại phát triển của mọi giống nòi. Nhưng cũng như hiện tượng tự nhiên, mọi giống nòi đều có phát sinh, phát triển, hủy diệt lại phát sinh… tạo nên một chu trình khép kín.Thần Shiva được chuyển tải nội dung của quy luật tự nhiên ấy. Chính vì thế, thần Shiva trong nghệ thuật được thể hiện thông qua hình ảnh con người cụ thể hoặc biểu tượng tôn giáo thể hiện thông qua hình ảnh Linga – Yony. Văn hóa Ấn Độ khi ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, tùy theo tín ngưỡng bản địa mà các tộc người tiếp nhận sự ảnh hưởng của văn hóa này khác nhau, mỗi tộc người lựa chọn thờ một vị thần riêng cho phù hợp; người Chăm đã chọn thần Shiva làm vị thần chính bảo trợ của tộc người mình. Mỹ Sơn được chọn làm địa điểm xây dựng đền tháp thờ tự thần Shiva cho tộc người mình. Thần Shiva được thờ theo xuốt thời gian tồn tại của Mỹ Sơn. Nhiều hiện vật thờ trong lòng tháp tìm được tìm được đều có liên quan đến hình ảnh của thần Shiva. Tất cả nội dung khắc trên văn bia, ở Mỹ Sơn đều liên quan đến vị thần tối cao này dưới các dạng tên gọi kính trọng khác nhau theo thời gian trong lịch sử: Bhadrevarasvami;  Sri Sambhu – Bhadresvara hay Sri Sambhuhadresvara vv... Văn bia cuối cùng viết vào năm 1262 cũng đề cập đến sự “ Tôn kính thần Shiva… thần là người trời, cơ thể thần là không thể nhận thấy được và thần có thể trầm tư mà không cần một hình thể nào”. Thần Shiva được thờ ở Mỹ Sơn được thể hiện trên hai dạng: thông qua hình ảnh như một con người cụ thể và hình ảnh biểu tượng là bộ Linga – Yony. Hình ảnh thần Shiva thể hiện hình khối tượng người có thể thấy ở Mỹ Sơn C1 hay A’1 nhưng hình ảnh thể hiện qua hình thức ngẫu tượng Linga – Yony thì có mặt phổ biến trong lòng các kiến trúc tháp. Dù  thờ tượng người hay biểu tượng đều được đặt trang trọng trên một bệ thờ và được đặt chính giữa lòng tháp. Cho đến nay chỉ tại tháp B1 là còn nguyên vẹn bộ ngẫu tượng Linga – Yony vần giữ nguyên vị trí thờ trong lòng tháp.( còn tiếp)
                                                             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét