Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH
  ( tiếp theo)
13. Nhóm Tháp nào có mật độ kiến trúc nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                        
14. Nhóm tháp nào được xây dựng  lâu năm nhất ở Mỹ Sơn?                                    
15. Kiến trúc nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                                                
16. Tháp nào được chạm khắc đẹp nhất ở Mỹ Sơn?                                           
17.  Công trình kiến trúc xây dựng cuối cùng ở Mỹ Sơn ?                                  
18. Mỹ Sơn thờ vị thần nào?                                                                               
19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                          
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                           
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                               
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                
Mục lục                                                                                                             
Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh                 

13. NHÓM THÁP NÀO CÓ MẬT ĐỘ KIẾN TRÚC NHIỀU NHẤT Ở MỸ SƠN?
Những kiến trúc còn lại ở Mỹ Sơn ngày nay đều tập trung ở 3 nhóm chính ( B – C – D) được xây dựng giữa trung tâm lòng chảo Mỹ Sơn. Mật độ kiến trúc ở đây khá dày đặc, tháp nối tiếp tháp, nhiều kiến trúc chỉ cách nhau một khe hẹp và được coi là trái tim của Di sản văn hóa này. Thực ra nếu khu di tích không bị bom tàn phá thì mật độ kiến trúc ở Mỹ Sơn dày nhất thuộc nhóm tháp A xây dựng trên nền cao ở bờ đông Khe Thẻ. Bờ phía đông Khe Thẻ, nơi có đường mòn dẫn đến  đỉnh núi thiêng Mahaparvata( núi Chủ) là vùng đất được xây dựng nhiều kiến trúc nhất,
Mặt bằng kiến trúc tháp A1( A2 đếnA7)
có mặt sớm nhất trong khu di tích này. Bia Mỹ Sơn I tìm được tại đây, các nhóm tháp E; F, A, A’ đều có mặt trải dài theo sườn núi bờ đông suối Khe Thẻ. Trong các nhóm kiến trúc  ấy, nhóm tháp A được xây dựng tập trung đậm đặc nhất. Đặc biệt là tháp A1 làm trung tâm với 6 tháp nhỏ xây quanh trên một tầng nền chung khu
Th¸p Mü S¬n A1 - ¶nh chôp ®Çu TK XX
đất. Với vị trí trung tâm được xây cao nhất, xung quanh tháp A1 là 6 tháp  kiến trúc nhỏ xây đăng đối hai bên, kí hiệu từ A2 đến A7.  Chính vì thế tháp trung tâm A1 có kiến trúc khá đặc biệt, tháp mở cửa hai hướng đông – tây thông đi qua lòng tháp, chính giữa là bệ thờ Linga - Yony, khác hẳn các kiến trúc thờ khác chỉ mở một cửa duy nhất. Hai cửa mở được xây nhô dài, từ  hai  cửa này có thể đi lại đến các tháp xung quanh trên một tầng nền sân chung lát gạch chạy quanh. Điều đó cho thấy, hệ thống nhóm 7 tháp này được xây cùng thời đại. Cho đến nay, nhóm kiến trúc này chỉ còn lại là một đống gạch vụn đổ nát, sau này dọn dẹp tôn tạo cho thấy tháp A1 chỉ còn  một phần tường tháp và bệ thờ phía trong, hệ thống tháp xung quanh hầu như biến mất, duy tháp ở góc tây – bắc ( A7) còn lại dấu vết của trang trí đế  tháp hình một vòm cửa. Phía dưới là hai cột cửa hình tiện tròn nhiều nấc, có trang trí các vòng bán khuyên; phía trên chính giữa là mặt Kala thể hiện đầy  quyền uy dữ tợn, hai bên là miệng MaKara há rộng. Đứng trong khung cửa là hình ảnh của một tín đồ đứng chắp tay thành kính. Tu sĩ thể hiện nhìn thẳng, đầu đội
Các tháp xây quanh tháp A1 khi mới phát hiện
mũ tròn dẹt, tai đeo đồ trang sức, thân trần, quanh bụng thắt dải dây bản rộng. Phía trước phủ một tà vải vạt chéo. Đây có thể coi như một tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh. Toàn bộ được khắc tạc trên chất liệu gạch màu đỏ, độ nung cao, độ cứng chắc, nétđục chạm sắc sảo, đường nét uốn mềm mại, giàu tính nghệ thuật.Mặt bằng của nhóm tháp A1 ở Mỹ Sơn cho thấy có nhiều nét gần gũi với mặt bằng một số kiến trúc ở Đông Nam Á được xây dựng cùng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc tôn giáo  Ấn Độ. Mặt bằng tháp Borobudua( Indonexia), nhóm tháp tại núi PhNom Bakheng ( Campuchia) cũng được xây dựng theo mô hình này. Đó là một tháp trung tâm có vị trí cao nhất, kiến trúc lớn nhất vươn lên, xung quanh là hệ thống tháp  nhỏ hơn vây quanh làm nền, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, trang nghiêm. Tại Borabudua xung quanh tháp chính có 72 tháp nhỏ vây quanh. Tại Phnom Bakheng có đến 33 tháp vây quanh tháp chính được xây trên vị trí cao nhất. Mặc dù số lượng tháp xung quanh tháp A1 ít và quy mô không lớn như hai di tích trên, nhưng tháp Champamang vẻ đẹp riêng lộng lẫy, khoáng đạt. Tỷ lệ kiến trúc các tháp xung quanh hài hòa, tôn vinh kiến trúc tháp chính. Các tháp được xây bằng chất liệu gạch nung thuần nhất, đỏ sáng lên một màu rực rỡ. Điêu khắc trên tháp đường nét sắc sảo, đề tài phong phú, nét khắc mềm mại tinh mỹ. Toàn bộ tháp phô lên vẻ đẹp huyền diệu, hư ảo, đắm say như một tác phẩm nghệ thuật. Tháp được coi là công trình kiến trúc điêu khắc gạch đẹp nhất trong nghệ thuật điêu khắc gạch Đông Nam Á. Đây được coi là nhóm kiến trúc có mật độ dày đặc nhất ở Mỹ Sơn.
Trang trí tháp A7
14.NHÓM THÁP NÀO ĐƯỢC XÂY DỰNG  LÂU NĂM  NHẤT Ở MỸ SƠN?
      Trên dải đất miền Trung và Tây nguyên hiện nay có 26 địa điểm còn lại có các kiến trúc Champa, trong đó Mỹ Sơn là trung tâm tiêu biểu nhất, tập trung số lượng nhiều nhất. Khi nghiên cứu các nhóm kiến trúc tháp, có nhóm kiến trúc được xây dựng cùng thời điểm như Khương Mỹ , Chiên Đàn ( Quảng Nam); Bánh Ít, Dương Long ( Bình Định); PoKllong Garai ( Ninh Thuận). Nhưng cũng có nhóm các kiến trúc các tháp được xây dựng trong nhiều
Tháp B4
thời kỳ khác nhau, trên cùng một địa điểm như PoNaga ( Khánh Hòa); Hòa Lai ( Ninh Thuận). Mỹ Sơn tồn tại gần 1000 năm trong lịch sử với vai trò là trung tâm tôn giáo tộc người, do vương triều trực tiếp xây dựng và quản lý lại càng được quan tâm hơn, mỗi triều đại đều để lại dấu ấn xây dựng ở đây. Dựa vào tiến trình phát triển của nghệ thuật kiến trúc tháp Champa, các nhà nghiên cứu đã chia lịch sử kiến trúc Champa thành nhiều phong cách nghệ thuật, mỗi phong cách kiến trúc  lại tương ứng với một thời kỳ lịch sử. Dựa vào tiêu chí phân kỳ lịch sử này chúng ta xem xét nhóm kiến trúc nào được xây dựng dài nhất ở Mỹ Sơn trong 8 nhóm kiến trúc hiện biết. Trong các nhóm kiến trúc hiện còn cho thấy nhóm tháp C có công trình kiến trúc sớm nhất thuộc thế kỷ IX, phong cách nghệ thuật Hòa Lai ( tháp C7), công trình muộn nhất thuộc cuối thế kỷ X, phong cách nghệ thuật Mỹ Sơn A1( tháp C3). Như vậy để hoàn thiện nhóm tháp này như hiện thấy, nhóm tháp này được quan tâm,
Nhóm tháp B
tu tạo gần hai thế kỷ. Các tháp còn lại như C1, C2 hay nhà Dài D2 mà công năng phục vụ cho nhóm tháp này đều có niên đại vào cuối thế kỷ IX và X – thuộc phong cách Mỹ Sơn A1. Nhóm tháp B cho thấy, công trình kiến trúc sớm nhất hiện còn là tháp B4, đây là kiến trúc thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương vào cuối thế kỷ IX. Các tháp B3, B5, B6, miếu thờ B7 thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 thế kỷ X. Công trình được xây muộn nhất thuộc phong cách kiến trúc tháp Bình Định – thế kỷ XIII. Tấm bia khắc trên cột cửa tháp cho biết niên đại tuyệt đối vào năm 1262. Như vậy nhóm tháp này được hoàn chỉnh kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII. Đây có thể coi là nhóm tháp được xây dựng hoàn chỉnh kéo dài nhất ở Mỹ Sơn. Thực ra  khái niệm thời gian xây dựng  lâu và dài nhất ở Mỹ Sơn của nhóm tháp B là chỉ dựa vào các công trình kiến trúc hiện còn, chứ ở mỗi nhóm kiến trúc, trên các địa điểm đó được xây dựng lại nhiều lần trong thời gian khác nhau. Nhóm tháp A, nơi đặt bia từ thế kỷ IV – V, thì các kiến trúc  hiện còn có mặt được xây dựng vào thế kỷ X. Nhóm tháp F, tháp F1 có phần chân đế được xây dựng đầu  thế kỷ IX, đến đầu thế kỷ X lại được quan tâm trùng tu tôn tạo lại, cho nên tại một ngôi tháp bộ phận đế và bộ phận thân tháp có niên đại
Tháp A1 bị đổ nát sau trận bom
khác nhau và ở đây có đến 3 bộ Linga- Yony thờ. Với thời gian tồn tại gần 1000 năm, được các triều đại  luôn quan tâm dựng xây tôn tạo, được quan niệm là vùng đất thần linh, cho nên các kiến trúc ở đây luôn có sự thay đổi trên cùng một địa điểm. Từ nguồn gốc xây dựng bằng vật liệu nhẹ kém bền vững trước thế kỷ VII, đến việc sử dụng vật liệu bền vững sau thế kỷ VII ; từ kiến trúc đền có bộ mái lợp, chuyển sang kiến trúc tháp với bộ nóc xây cuốn giật cấp nhiều tầng, với nhiều loại hình kiến trúc phong phú, đáp ứng nhiều chức năng; có thể nói gần 1000 năm tồn tại của Mỹ Sơn là gần 1000  năm dựng xây. Mỗi công trình kiến trúc thể hiện tính thời đại khác nhau qua vật liệu, khối xây, họa tiết trang trí. Đây có coi là một trong những địa điểm tôn giáo có lịch sử lâu đời và tồn tại thời.gian dài nhất trong các địa điểm  tôn giáo có mặt trong nền văn hóa nước ta.( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét