Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH( tiếp)
  19 Bao nhiêu vị thần được thờ ở Mỹ Sơn?.                                                          
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                           
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                               
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                 
Mục lục                                                                                                             
Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh      
(Tiếp theo)           


19. BAO NHIÊU VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ Ở MỸ SƠN?
Hệ thống thần linh được thờ trong Ấn Độ giáo vô cùng phong phú, mỗi vị thần được thể hiện khác nhau và có những quyền năng riêng. Theo thống kê, người ta cho biết trong Ấn Độ giáo có đến 333.333 vị thần khác nhau. Khi tôn giáo này ảnh hưởng đến các tộc người ở Đông Nam Á thì hệ thống thần linh gốc Ấn Độ khi gia nhập đời sống tinh thần cư dân bản địa  cũng giảm bớt. Từ tầng nền tín ngưỡng bản địa, mỗi tộc người chắt lọc, tiếp thu thờ phụng  những vị thần linh phù hợp. Hệ thống thần linh Ấn Độ khi ảnh hưởng  gia nhập vào văn hóa  Champa  thì cũng được người Chăm xưa chọn lọc thờ phụng. Nếu người Campuchia chọn thần Visnu làm vị thần chính của mình, thì người Chăm lại chọn thần Shiva làm vị thần
Tượng thần Shiva
chính bảo trợ cho dân tộc mình. Nhưng với tinh thần cởi mở, dung hợp ngoài thần Shiva là vị thần chính thì các vị thần khác hay chính cả đạo phật cụng được người Chăm dung nạp thờ phụng khá phổ biến trong mỗi thời kỳ khác nhau. Tại Mỹ Sơn, ngoài thần Shiva còn hàng loạt các vị thần cùng các vật linh được thờ phụng tại thánh địa này.Trước hết nói về  Shiva vị thần được thờ phụng chính, đây là vị thần được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhất. Với chức năng là thần hủy diệt và sáng tạo, phù hợp với chu kỳ tuần hoàn của tự nhiên mà người Chăm nhận thức được. Thần là kẻ hủy diệt để tạo ra cái mới, cái mới phát triển lại hủy diệt đi lại sáng tạo ra cái mới như một chu kỳ vĩ đại của mọi vật và con người. Chính vì thế họ tôn kính Shiva như vị thần bất tử. Vì thế thần Shiva vừa cụ thể vừa trừu tượng họ thể hiện thần Shiva dưới hình thức hình ảnh con người cụ thể, dưới hình thức tượng tròn. Thần được thể hiện đứng hay ngồi đặt trên bệ thờ trang trọng nhất được thờ trung tâm trong lòng tháp. Ở Mỹ Sơn loại hình này được thể hiện không
Thần Shiva- tháp H1
nhiều. Thần Shiva được thể hiện dưới dạng phù điêu được khắc tạc trang trí trên vòm cửa tháp ( Tympan). Thần Shiva thể hiện trên loại hình này khá phong phú. Thần Shiva trong tư thế nhảy múa ( tháp C1), trong tư thế tôn kính( tháp H1), ngồi chơi trên đỉnh núi
.
Linga – Biểu tượng thần Shiva( nhóm tháp A)
 Kailasai đọ sức cùng quỷ chúa Ravana( tháp F3)… Đặc biệt là biểu tượng thần Shiva thể hiện dưới dạng sinh thực khí dưới dạng biểu tượng thì vô cùng phong phú. Có biểu tượng được thể hiện thành một nhóm sinh thực khí xếp thẳng hàng, một cụm gồm nhiều chiếc chen chúc, hay kết hợp với thần Visnu,Bhrama cùng thể hiện trên một Linga kết hợp với phần âm tính của Shiva ( Yony) thành bộ thờ hoàn chỉnh được  đặt trên bệ thờ trang trọng có mặt hầu hết trong các tháp
- Thần Visnu là một trong 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo. Theo truyền thuyết, chức năng chính của thần Visnu là bảo vệ, thần là
Thần Visnu ( Mi cửa tháp E1)
người bảo vệ, duy trì những quy tắc trật tự của hệ thống vũ trụ, gìn giữ  những gì được tạo ra trên thế giới.  Sự ổn định này giúp cho con người, vạn vật bình yên sinh sôi nảy nở. Sự có mặt của thần báo hiệu sự an toàn thanh bình cho cuộc sống. Chính vì thế thần có nhiều lần hóa thân ra để bảo vệ thế giới.
Bản vẽ Thần Visnu ( tháp G1)
Hình ảnh thần Visnu trong nghệ thuật điêu khắc Champa xuất hiện khá sớm, trên mi cửa tháp E1, nhưng có lẽ người Chăm thờ thần Shiva là chính nên hình ảnh thần Visnu ít xuất hiện. Tại Mỹ Sơn hình ảnh thần Visnu xuất hiện nhiều nhất trong các di tích Champa, bởi có lẽ đây là trung tâm tôn giáo của quốc gia. Thần được thể hiện dưới hai dạng tượng tròn và phù điêu.  Mi cửa tháp E1 thể hiện thần Visnu tư thế  nằm, trong thần thoại về Visnu sáng tạo ra thế giới.Tượng Visnu thờ trong tháp G1 thể hiện vị thần ngồi trên thân rắn Sesa cuộn 3 vòng tròn, phía trên là 5 đầu rắn ngóc lên che chở cho thần
Thần Bhrama: là một trong 3 vị thần chính, chức năng của thần là sáng tạo. Thần được coi là người đã sáng tạo ra vũ trụ và có chức năng canh gác bảo vệ thế giới. Hình ảnh thần Bhrama được thể hiện ở Mỹ Sơn
Thần Bhrama – tháp E1
không nhiều, hình ảnh thấy được là trên tấm mi cửa tháp E1, thần Bhrama ngồi trên tòa sen mọc từ rốn thần Visnu, hay tượng thần ngồi trên bệ thờ có ngỗng Hamsa vật cưỡi của thần. Hầu hết thần Bhrama  được thể hiện là biểu tượng gắn liền với hình ảnh thần Visnu và Shiva thông qua hình ảnh biểu tượng Linga có 3 phần: phần trụ tròn phía trên , nơi cao nhất, được trang trí đẹp nhất, thể hiện biểu tượng thần Shiva; phần giữa hình bát giác thể hiện biểu
Thần Bhrama tại Mỹ Sơn
tượng thần Visnu và phần đáy hình vuông thể hiện biểu tượng của thần Bhrama. Hình thức biểu hiện này được biết đến qua thần thoại Ấn Độ kể về cuộc thi tài giữa 3 vị thần mà phần thắng thuộc về thần
Linga – Nhóm  tháp A
Shiva, nên Shiva ở vị trí cao nhất. Biểu tượng chung của 3 vị thần được gọi là “ Tam vị nhất thể”; hay “ Tam vị nhất linh” (Trimurti), ngoài thể hiện năng lực các vị thần thì  biểu tượng Linga còn ẩn chứa nội dung thể hiện sự tuần hoàn của muôn vật trong vũ trụ đó là mọi vật sinh ra, bảo tồn phát triển rồi là mất đi ( hủy diệt) lại tái tạo sinh ra như một chu kỳ mới trong tự nhiên. Sự hợp nhất của 3 vị thần trong văn hóa Champa là cả một quá trình, được thể hiện rõ
Linga – Yony –  tháp F3
trong hệ thống Linga được thờ ở Mỹ Sơn. Vật thờ biểu tượng Linga, ban đầu người ta chỉ tạc hình ảnh của thần Shiva là một hình trụ tròn, có thể là một dãy, có thể là một nhóm. Sau này người ta cho
 
Linga tháp F1
gia nhập biểu tượng thần Visnu vào thể hiện Linga là biểu tượng của thần Shiva( phần trụ tròn)vàVisnu ( phần bát giác)gắn liền với bệ Yony. Phổ biến hơn là biểu tượng chung của 3 vị thần trên một Linga.Phần thể hiện cao nhất là thần Shiva được khắc tạc trang trí cột thiêng, búi thiêng trên trụ tròn. Điều này góp tư liệu khẳng định, Mỹ Sơn là nơi thờ thần Shiva, người Chăm lấy Shiva làm vị thần chính của mình trong tôn giáo của mình Ngoài 3 vị thần chính được thờ tại các tháp chính( Kalan) ở Mỹ Sơn thì ở đây có cả một hệ thống thần linh được thờ phụng trong các tháp liên quan. Có thể kể những vị thần chính như sau:
 Thần Indra: còn gọi là thần sấm sét, hay được coi là thần chủ về phương đông, phương mặt trời mọc mang lại nguồn sinh khí cho muôn loài Thần có vật cưỡi là con voi chiến (Airavata). Tại Mỹ sơn

Tượng thần Indra
hiện nay còn lưu giữ một tượng thần Indra . Nguồn gốc tìm được thờ  tại tháp A2
Thần Surya còn gọi là thần mặt trời, thần được thể hiện cưỡi trên con ngựa đang xoải vó phi, thể hiện sự luân chuyển của thời gian.  Hình ảnh con ngựa còn thể hiện sức mạnh. Đây là vị thần làm chủ cai quản về
Thần Surya( nóc tháp A1)
phương tây. Tại Mỹ Sơn có nhiều tượng  thần Surya, hiện nay còn lại hình ảnh thần được thể hiện trên một khối đá được mọi người cho là đặt trang trí trên nóc tháp A1, hay tượng thần được đưa về bảo quản tại bảo tàng

Thần Surya
Thần Agni, hay còn gọi là thần Lửa, Agni là lửa của mặt trời có sức nóng ghê gớm có thể thiêu đốt tất cả làm sạch tất cả, nhưng cũng có thể đem lại sự sống cho con người, thần cung cấp năng lượng cho người sưởi ấm khi giá rét, nấu chín thức ăn cho con người khỏe mạnh . Thần được thể hiện ngồi trên con Tê giác; đây  là vị thần phương hướng được coi là thần  cai quản hướng đông nam
Thần Agni ( Nhóm tháp A?)
ThÇn  Yama hay còn gọi là thần chết, ẩn chứa nội dung số mệnh của mọi người mọi vật đều không thoát khỏi sự chết chóc, hủy diệt. Thần được coi là chủ thần về hướng nam. Thần được thể hiện ngồi trên  lưng con Trâu, hay thường được coi là Quỷ Trâu( Kali-Dugra), tượng trưng cho sự  chết chóc, hủy diệt.
Thần  Skanda, hay còn gọi là thần chiến tranh. Theo truyền thuyết thần Skanda là con trai của thần Lửa Agni, thần có một vẻ đẹp và  một sức mạnh ghê gớm.Thần được thể hiện  trong tư thế ngồi hay đứng trên con thiên nga. Tại Mỹ Sơn thần Skanda tìm được tại tháp B3 và một tượng tìm được tại nhóm tháp A8.
Thần Skanda
Thần Vayu, hay còn gọi là thần Gió, tượng trưng cho sự hơi thở của tự nhiên.Thần gió có lúc thở nhẹ nhàng, mang lại những làn gió tươi mát êm dịu xóa đi cái nóng bức do thần mặt trời đem lại,  
 
Thần Vayu(nhóm tháp A)
khi giận dữ thở dữ dội tạo nên cuồng phong gây tàn phá cuộc sống
hủy hoại mọi sinh linh. Tính khí thần bất thường, thần không ngừng nghỉ quanh năm, đi chu du khắp thế gian, lúc dịu hiền, lúc dữ dội, khiến cho con người cùng vạn vật luôn cầu mong sự yên lành của thần ban cho mọi người.. Tại Mỹ Sơn tìm được tượng thể hiện thần Vayu, tại nhóm tháp A. Thần được tạc ngồi trên bệ thờ, phía dưới là hình ảnh con Nai, tượng trưng cho sự nhanh nhẹn. Thần được coi là vị chủ trì về hướng tây – nam
Thần Dvarappala, được coi là vị thần canh giữ các đền thờ thần,
chức năng như thần Hộ pháp,bảo vệ điều tốt lành,bảo vệ người tu

 
Thần Dvarappala
hành, tín đồ  đến lễ thần, ngăn mọi điều xác, xấu xa xâm nhập vào
nơi linh thiêng, bảo vệ cho tôn giáo được trường tồn.  Với chức 
năng canh giữ, thần Dvarappala có mặt cùng đền tháp. Khi con
người bắt đầu dựng đền thờ các vị thần là thần có mặt từ kiến trúc
đầu tiên cho đến kiến trúc cuối cùng của người Chăm. Nơi nào càng
quan trọng, sự xuất hiện của thần Dvarappala càng nhiều và vẻ mặt
càng dữ tợn hơn .Tại Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn 01 tượng thần
Dvarappala tại nhóm tháp B, tượng bị mất đầu, trong tay cầm chiếc
chùy thể hiện quyền lực.
Ngoài các vị thần chính được nêu trên, ở Mỹ Sơn còn thờ một hệ thống thần là các con vật linh. Đây là những vật linh gắn liền với các vị thần hoặc là các vị thần có nguồn gốc tự nhiên
- Thần Ganêsa, là vị thần tùy hành của thần Shiva,thần được coi là vị thần may mắn, mang lại hạnh phúc cho mọi người, có quyền ban
Thần Ganêsa ( tháp E5)
mọi điều tốt lành, hiện thân của mọi sự thông minh trí tuệ. Chính vì thế hình ảnh thần Ganêsa được thể hiện khá phổ biến, dưới các hình thức tượng tròn hoặc phù điêu, trong tư thế đứng hay ngồi và có mặt hầu hết trong các nhóm tháp. Tại Mỹ Sơn, tượng thần Ganêsa có mặt sớm tại tháp B5 trong tư thế đứng đặt trên bệ thờ trang trọng, hay khắc tạc trên phù điêu phò tá thần Shiva trên đỉnh núi Kaisala trang trí mi cửa tháp F3.
 Bò thần Nandin, được coi là hiện thân kiếp trước của thần Shiva. Sau này khi Shiva hóa thân thành người thì con bò thành vật cưỡi của thần và trở thành vật linh được tôn thờ. Hình ảnh bò Nandin
Bò Nandin ( trưng bày tại tháp D2)
thường gắn với thần Shiva trên các tác phẩm điêu khắc, nơi thờ phụng Shiva. Tượng bò Nan din thường có thể được đặt trước cửa tháp, hay có thể được xay miêuds thờ riêng trước của tháp thờ Chính ( Ka Lan),.Tại Mỹ Sơn hiện còn 3 tượng bò được thể hiện
Bß Nandin ( nhãm th¸p E)
khá đẹp tại nhóm tháp D và E trong tư thế nằm thư tháI với hình khối tròn, khắc tạc đẹp, tỷ lệ cân đối, được coi là một tác phẩm điêu khắc đá hoàn mỹ.
 Tượng Sư Tử, sư tử là một trong những kiếp hóa thân của thần Visnu, biểu tượng Sư tử được coi là sức mạnh của chính giáo chống tà giáo. Sư tử còn là hình ảnh tượng trưng cho quyền uy sức mạnh. Chính vì thế kinh đô đầu tiên của người Chăm lấy biểu tượng Sư tử mang tên Simhapura. Tại Mỹ Sơn hình ảnh Sư tử được thể hiện khá nhiều khắc tạc trên các tháp ( tháp F1) hay sử dụng trang trí góc tháp G1.
Tượng Sư tử tháp G1
Tượng Voi ; Voi là vật cưỡi của thần Indra( Airavata)  nên được coi là vật thiêng đồng hành cùng thần. Hình tượng Voi được sử dụng khá nhiều trên các điêu khắc Chămpa tại Mỹ Sơn, đó là hình ảnh các vị tu sĩ đứng trên đầu voi được khắc tạc trang trí tại tháp B5; C1, hay tượng thần Inđra ngồi trên tượng voi được khắc tạc dạng phù điêu thờ trong các tháp. Một số nơi tượng voi được khắc tạc dưới dạng tượng tròn được thể hiện riêng biệt
Tượng thần ngồi trên voi
Thần Kala, là vị thần chỉ thời gian, thời gian luôn đi qua và mất, cho nên thần Kala cũng được coi là vị thần chết. Tại Mỹ Sơn hình ảnh thần Kala được thể hiện qua hình ảnh các khuôn mặt bằng đất nung tạo dáng đầy vẻ dữ tợn,  hăm dọa, được gắn trang trí dưới đế tháp G1.Thần Kala cũng được coi là vị thần quản lý cõi âm.
Mặt Kala nhóm tháp G1
Thần điểu Garuđa, là vật cưỡi của thần Visnu, đây là vua của loài chim  được thể hiện dưới dạng mình người đầu chim. Có nhiều truyền thuyết về vai trò của vị thần này, trong đó có sự tích  thần là kẻ thù không đợi trời chung của vua rắn Naga. Tại Mỹ sơn thấy được hình ảnh vị thần Garuđa khắc tạc trên gạch trang trí tháp
Tượng Garuda đất nung
Thần Rắn Naga, chỉ thế giới nước, nguồn gốc của sự sống Rắn thần có nhiều truyền thuyết khác nhau: Rắn thần Sesa cuộn mình nổi trên biển đỡ cho thần Visnu khi sáng tạo vũ trụ; rắn Vasuki dùng thân làm dây kéo quanh cột núi Mêru trong huyền thoại quấy
R¾n  Naga
biển sữa, hay rắn Naga thân cuộn khúc làm bệ cho Phật ngồi tu luyện, đầu làm tán che cho đức  Phật- mà đức phật là một trong những hóa thân của thần Visnu. Chính vì thế hình ảnh của rắn được thể hiện khá nhiều, trên nhiều vị trí khác nhau ở Mỹ Sơn. Rắn thiêng vắt qua mình thần Shiva, thần Dvarappala, hay che tán trên đầu tượng Visnu ở tháp G1, hoặc tạc trên gạch trang trí tháp.
Tiên nữ Apssara, là những nàng tiên trên thiên giới xuống nhảy múa ca hát chào mừng các vị thần. Đây là những thiên tiên được coi là những vị thần về múa hát. Tiên nữ được khắc tạc trực tiếp lên các tháp, ngoài nội dung tôn giáo liên quan đến các thần còn tạo nên cảm giác bay bổng của công trình kiến trúc. Ngoài hình ảnh những vị thần linh còn hiện diện qua các tác phẩm nghệ thuật ở Mỹ Sơn. Trước đây khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu  nhận thấy xung quanh tháp A1 với 6 tháp thờ nhỏ được thờ 6
Tiên nữ tạc trên tháp nhóm A
vị thần chỉ phương hướng như:  tháp  hướng đông thờ thần Indra( thần sấm sét); hướng đông- nam thờ thần Agnhi ( thần Lửa);hướng nam thờ thần Yama( thần chết);hướng tây – nam thờ thần Nairrrta; hướng tây thờ thần Varuna( thần nước); hướng tây – bắc thờ thần Vayu( thần Gió); hướng bắc thờ thần  Kubera ( thần tài lộc);hướng đông –nam thờ thần Isana( đấng tự tại).
.Như vậy, từ hệ thống thần linh vô cùng phức tạp của Ấn Độ giáo, người Chăm đã tiếp thu chọn lọc các vị thần phù hợp với tín ngưỡng của mình, hòa nhập và đưa vào thờ phụng trong đời sống tinh thần của  tộc người. Về cơ bản các vị thần chính trong Ấn Độ giáo đều có mặt được thờ phụng tại Mỹ Sơn, nhưng thực ra đây chỉ là vỏ bọc tôn giáo phản ánh cốt lõi bên trong là tục thờ cúng hiện tượng tự nhiên, thờ cúng âm – dương nguồn gốc của sự sinh sôi nảy nở. Những tín ngưỡng cơ bản chi phối đời sống vật chất và tinh thần của cư dân  làm nông nghiệp. Với hệ thống thần linh vô cùng phong phú, được thể hiện hình thức đa dạng, trong nhiều thời kỳ lịch sử, trên một địa bàn hẹp, có thể nói đây là nơi hội tụ của các thần linh. Chính vì thế có thể gọi Mỹ Sơn là thung lũng thần linh.( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét