Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

GIỚI THIỆU SÁCH:
 MỸ SƠN - THUNG LŨNG THẦN LINH( tiếp theo)
 20.Tác phẩm điêu khắc nào cổ nhất ở Mỹ Sơn?                                                
 21. Tác phẩm điêu khắc nào có giá trị mỹ thuật ở Mỹ Sơn?                              
22. Tác phẩm điêu khắc đá nào lớn nhất ở Mỹ Sơn?                                           
23. Mỹ Sơn có tượng  thần bằng kim loại quý hay không?                                
24.Mỹ Sơn  có bao nhiêu bia ký?                                                                       
 25. Bia ký ở Mỹ Sơn viết gì?                                                                               
26.Triều đại nào xây dựng nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                              
 27.Vị vua nào đã đóng góp nhiều nhất ở Mỹ Sơn?                                             
 28.Tại sao gọi Mỹ Sơn là thung lũng của thần linh?                                          
29. Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ Sơn đặc sắc như thế nào ?                                     
30 . Mỹ Sơn có vị trí như thế nào trong văn hóa Champa?
31. Mỹ Sơn có giá trị như thế nào trong các di tích vùng Đông Nam Á
32. Mỹ Sơn được hồi sinh như thế nào?                                                               
Thay lời kết luận                                                                                                 
Mục lục                                                                                                             
Tài liệu tham khảo chính      
          

20. TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC NÀO CỔ NHẤT Ở MỸ SƠN?
Những tác phẩm điêu khắc đá  còn lại ở Mỹ Sơn ngày nay không nhiều, ít tác phẩm còn nguyên vẹn bởi khu tích tích này bị quá
Bệ thờ E1( bản vẽ phục dựng)
nhiều thăng trầm của biến động xã hội. Khi tái phát hiện khu di tích, nhiều tác phẩm có giá trị nhất không còn, những tác phẩm còn lại có giá trị nghệ thuật được đưa về bảo quản bảo quản tại các bảo tàng trong và ngoài nước. Theo tài liệu được công bố cho biết, tác phẩm điêu khắc đá có niên đại sớm nhất thuộc vào thế kỷ VII, được các nhà nghiên cứu  gọi là phong cách nghệ thuật cổ điển, hay phong cách Mỹ Sơn E1, bởi những tác phẩm này chủ yếu tìm được tại nhóm tháp E và tập trung tại tháp E1 gồm: bệ thờ, mi cửa và tượng Ganêsa
Múa khăn - Điêu khắc bệ thờ E1
. Bệ thờ Mỹ Sơn E1  được phát hiện trong lòng tháp E1, gồm nhiều phiến đá  gá lắp vào nhau thành một bệ thờ hoàn chỉnh. Đáng chú ý ở đây là phần đế bệ gồm 15 phiến đá ghép lại thành một đế bệ hình
Tu sĩ bệ thờ E1
vuông được trang trí hoàn chỉnh. Kích thước đế bệ 2,73m x 2,73m ; cao 0,5m được khắc tạc trang trí hoàn hảo với nhiều đề tài khác nhau thể hiện, giáo lý, nội dung tôn giáo của những người theo tôn giáo này . Những đề tài thể hiện trên mặt đứng thành bệ  gồm các cảnh liên quan đến cảnh tu luyện của các Tu sĩ Balamôn như: cảnh múa khăn trang trí thành bậc, tu sĩ ngồi giảng kinh, tu sĩ ngồi chơi đàn, thổi sáo, hay đang hành lễ, đọc kinh dưới cây cao bóng cả,
Cảnh tu sĩ giảng kinh
hoặc trong hốc đá thâm u trong không khí tĩnh lặng u tịch miền sơn cước. Bên cạnh đó là những hình ảnh thú vật, hổ, lợn rừng,  chim sóc, vẹt…những con vật gắn bó với người tu hành trong núi. Những hình ảnh khắc tạc với khối nhỏ gọn, chi tiết, họa tiết chau chuốt,
 
Cảnh tu sĩ giảng kinh
mang nội dung sâu sắc, chuyển tải cả quá trình tu luyện của con người khi muốn đến với thần linh. Mi cửa Mỹ Sơn E1 là tác phẩm độc lập, trang trí trên vòm cửa ra vào. Mi cửa có hình cung tù nằm ngang,  dài 2,18m, rộng 1,14m; nội dung điêu khắc thể hiện trọn vẹn một thần thoại Ấn Độ về quá trình tạo dựng nên thế giới của thần Visnu,sự ra đời của thần Bhrama. Tượng Ganeesa tháp E5 cao 0,95m, khối tròn  được khắc tạc tỉ mỉ chi tiết hình tượng thần Ganêsa một vị phúc thần trong tư thế đứng với những họa tiết
Mi cửa tháp E1
trang trí tỉ mỉ, khối gọn, nổi chau chuốt, thể hiện đẹp. Đây được coi là những tác phẩm điêu khắc có niên đại sớm nhất. đẹp nhất tại Mỹ Sơn, có niên đại vào nửa sau thế kỷ VII “ khoảng năm 640 sau Công nguyên” và được coi là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc
Tượng Ganêsa tháp E5
trong giai đoạn nghệ thuật này không những của Champa mà của cả Đông Nam Á. Nếu các tác phẩm đêu khắc trên được định niên đại bằng phong cách nghệ thuật, thì bệ thờ hình khối tròn nhóm tháp E lại được xác định khá rõ ràng bằng tài liệu chữ viết. Dựa vào bi kí cùng dòng chữ viết khắc trên thân bệ cho biết vào thời kỳ vua Vikrantavarman I ( năm 653 – 685) ông đã tôn tạo dâng cúng nhiều hiện vật quý cho Mỹ Sơn. Chiếc bệ thờ còn lại có thể là một trong
Bệ thờ Yony – nhóm tháp E
những vật dâng cúng  của thời kỳ đó. Đây là chiếc bệ thờ tròn khá độc đáo khắc tạc đơn giản mà đẹp với những họa tiết hoa văn cánh sen thể hiện tinh tế trong nghệ thuật điêu khắc Champa. Sau này loại hình bệ thờ khối tròn  tiếp tục được chế tác nhưng thể hiện  hình khối và điêu khắc đơn giản hơn, họa tiết thể hiện đơn giản hơn, khối thô hơn chỉ mang tính biểu tượng tôn giáo mà kém phần mỹ thuật
Bệ thờ Yony – Nhóm B
21.  TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC NÀO CÓ GIÁ TRỊ  MỸ THUẬT Ở MỸ SƠN?
          Trước hết phải nói, mỗi tác phẩm điêu khắc đá ở Mỹ Sơn đều có giá trị nghệ thuật riêng biệt, bởi mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn, hơi thở của thời đại sản sinh ra. Sản phẩm nghệ thuật đó mang ý nghĩa thần thánh, người nghệ nhân đã trút hết tâm tư tình cảm cùng tài hoa của mình để tạo nên, vẻ đẹp đó vừa thực vừa hư gần gũi mà xa vời. Chính vì thế, cho đến nay khi tiếp xúc mỗi tác phẩm ở đây( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét